jeudi 8 février 2018

Nguyễn Tiến Tường - Ở Việt Nam



Ở Việt Nam, nhắc đến 20 nghìn tiến sĩ, người ta mơ con ốc vít.

Con thiên nga từ đâu tới, ma không biết quỷ không hay. Đến lúc thiên nga bơi thì giáo sư lập thuyết, lãnh đạo tuyên bố quyền năng.

Va quẹt đánh lộn đánh lạo, xung đột thanh toán đâm chém loạn xạ từa lưa hột dưa, ai chạy được chạy, ai chết nằm đó. Lúc này, công an đến!

Lê Hoàng - Chúng ta ác hơn Sở Khanh nhiều



Ảnh báo Thanh Niên

Cả nước, dù có nhiều người chưa đọc truyện Kiều, đều biết đến Sở Khanh, đều lên án và căm thù Sở Khanh. Đến mức chàng trai nào, dù đạo đức ra sao, nếu bị gọi là Sở Khanh thì hoặc giật mình, hoặc gào thét cải chính.

Tội ác của Sở Khanh là vùi dập những bông hoa. Hoa theo nghĩa bóng ở đây là những cô thiếu nữ xinh đẹp. Trừ Thúy Kiều ra, ta chả biết cô nào đẹp tới độ nào, vì nghe đồn hắn xơi luôn cả các cô gái xấu chứ đâu có tha.

Cả thế gian đổ xổ vào mắng mỏ Sở Khanh, thà chết chứ không làm Sở Khanh. 

Nguyễn Anh Huy -Tết vui hay Tết buồn?



Trước khi ba tui qua đời, ông được điều trị bệnh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tui là người đại diện gia đình chăm sóc ông. Nhờ vậy mà tui biết ra một sự việc đau lòng. 

Vào những ngày giáp Tết, bảo vệ luôn túc trực canh giữ các ngã đường lên tầng thượng bệnh viện. Lý do vì năm nào cũng thế, hễ gần Tết là có bệnh nhân lên đó và gieo mình tự tử. 

Lưu Trọng Văn – «Trăng giờ thành miếng cau phơi trước nhà»



Trời Sài Gòn ướm lạnh, bên kênh Tẻ thuyền hoa Tết đã tấp nập. Ngước trên cây xoài trong vườn thấy một ả bướm cánh nửa vàng nửa đen dập dờn rồi lượn xuống chùm bông ngâu Nhật Bản nửa vàng nửa trắng. Bình ả, bình yên. 

Tin, một chàng trai bị tống 14 năm tù vì kêu gọi dân chúng biểu tình chống Formosa gây hoạ Biển Đông. 

mercredi 7 février 2018

Nguyễn Thị Oanh - «Lộc bất tận hưởng» đến cả lúc chết ?



Nghĩa trang trên đồi Olive ở Jerusalem.

Hồi thăm Israel, có lần đi ngang qua một vài nghĩa trang, thấy nhiều ngôi mộ được xếp các cục đá nhỏ vòng quanh hay trên bề mặt. Hỏi ra mới hay đó là tập tục khi đi viếng mộ người đã khuất của các bạn. 

Người Do Thái quan niệm khi qua đời, thân xác chúng ta cũng về lại cùng đất đá. Vì thế, thay vì mang hoa, họ mang đá đến để lên mộ người chết. Những ngôi mộ ở vùng đất này, vốn dĩ trông đã đơn sơ giữa nắng gió sa mạc, lại càng thêm giản dị bởi không có chút sắc màu nào của hoa lá.

«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc

Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển.

Les Echos hôm nay 07/02/2018 có bài phân tích mang tựa đề « Con đường tơ lụa mới : Kế hoạch thực sự của Tập Cận Bình ». Theo tác giả Michel De Grandi, không nên bị choáng ngợp trước kế hoạch đại quy mô này mà quên đi những nguy cơ đang đe dọa, vì ẩn giấu phía sau là tham vọng của Bắc Kinh : nhào nặn một quá trình toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa.
Kế hoạch thật là vĩ đại với ngân sách khoảng 1.000 tỉ đô la, các dự án trải rộng trên tất cả các châu lục, từ vận chuyển trên bộ lẫn trên biển. Về mặt tài chính, có sự tham gia của nhiều quỹ, một ngân hàng phát triển tập hợp khoảng 60 nước : Con đường tơ lụa mới có những con số gây chóng mặt. 

Mạnh Kim - Cái bẫy quá khứ



Ông Bùi Văn Thuyên, được phong Anh hùng LLVT. Ảnh của báo Quân Khu 7.

Những sự kiện liên quan cuộc chiến Việt Nam luôn được hệ thống tuyên truyền lặp đi lặp lại. Như cách họ giải thích, việc này nhằm muốn thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ và đừng bao giờ quên những mất mát và hy sinh cho ngày thống nhất. 

Tuy nhiên, hầu hết câu chuyện “lịch sử” của họ không bao giờ thành thực, không chỉ khi nói về phe “thua trận” mà cả khi nói về những thất bại của chính họ. Ngoài ra còn có rất nhiều câu chuyện ngụy tạo ngớ ngẩn và buồn cười về những cá nhân anh hùng. Các nhân vật, “chị Năm” hoặc “anh Tư”, đều có mẫu số chung: “Bản tính hiền lành; lớn lên trên quê hương có truyền thống yêu nước, được giáo dục trong một gia đình có ý thức giác ngộ cách mạng; có lòng căm thù Mỹ-Ngụy sâu sắc…”. Và họ rất dũng cảm, một cách “phi thường”.

Đào Hiếu - Chó phản biện



Chó Hachiko, suốt 9 năm trời ra ga đón chủ, được tạc tượng và nhồi rơm trưng bày trong bảo tàng.

Khi giận ai, hoặc để tỏ lòng khinh bỉ, quý vị thường chửi: “Đồ chó!” hoặc văn vẻ hơn thì nói: “Tư cách anh ta không hơn một con chó”. Tội nghiệp, loài khuyển chúng tôi cứ bị đem gán cho những gì xấu xa, hạ tiện, suốt cả ngàn năm nay mà không có cơ hội “phản biện”.

Thời xưa, không có Facebook đã đành. Thời nay mạng Internet phủ sóng toàn cầu, thế mà chúng tôi vẫn không làm gì được, vẫn phải im lặng.

Có lẽ vì loài khuyển không có tiền mua laptop, nếu không, ít ra chúng tôi cũng phải gửi cho quý vị vài cái comment chẳng hạn như: “Tại sao cái gì xấu cũng đổ cho chó?” Sao không ai nói: “Đồ con mèo!” hay: “Đồ con gà!”. 

mardi 6 février 2018

Susan Nguyen - Ngày giỗ Ba



 
Hôm nay ngày giỗ Ba! Mới đó mà cũng gần 50 năm rồi. Mỗi lần giỗ Ba, nhang khói ngập trời cả thành phố Huế. 

Gần 6.000 anh linh, nạn nhân của một cuộc tàn sát đẫm máu, vất vưởng đâu đây trên những bãi cát vùng Diên Đại, Xuân Ổ, Xuân Đại, Phú Thứ. Những oan hồn lẩn khuất quanh sân trường Gia Hội, Kiểu Mẫu. Những người vô tội bị xử tử ngay tại nhà, trước mặt người thân. Những vị bác sĩ từ tâm người Đức bị sát hại sau chùa Từ Đàm, và hàng ngàn người dân vô tội ở vùng Phủ Cam bị lùa xuống khe Đá Mài. 

Huế, Tôi và Mậu Thân – Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 TQLC



(Nguyễn Văn Phán) Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.

Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Ký ức Trịnh Công Sơn - Huế hôm nay



Một cửa sổ của căn phòng bẩn thỉu nơi tôi đang sống đã nhìn ra phía ngoài một góc thành phố đông đúc. Trong một buổi chiều, tôi nằm dài yên lặng trên ghế bố, nhìn ra ngoài cửa và tôi nhớ Huế.

Từ cửa sổ ngó ra, Huế, là hai cây bông bụt đỏ ối, những làn mưa nghiêng nghiêng trong một bầu trời ảm đạm.

Mỗi năm vào tháng này, tôi đi Huế. Đi ở đây, có nghĩa là trở về với những cái gì tầm thường như quý giá: một căn nhà chật hẹp, một tô bún bò gạo giã, bạn bè tại những quán cà phê nhỏ Mệ Tồn và giữ Huế trong tay suốt mùa hạ. 

Chế Lan Viên - Ai? Tôi!



Mậu Thân hai ngàn người xuống đồng bằng 
Chỉ một đêm, còn sống có ba mươi
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? 
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ 
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong

Mậu Thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa



(DânLàm Báo 01/10/2012) - Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân.

Như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung. Thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại Việt Nam không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng CSVN, và bè lũ khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh...

Mạnh Kim - Không có nén nhang nào cho Mậu Thân!



Một vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện. Hơn 400 đầu tư liệu “50 năm - một mùa xuân lịch sử” được ra mắt. Một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử” mang tên "Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968" được thực hiện.

Một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” được tổ chức (có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ Trâm…)… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với cái gọi là giao lưu nghệ thuật "Đường chúng ta đi”)...

Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc cấp hàng cho Gạc Ma




Hai tàu vận tải quân sự Trung Quốc neo ngoài bãi đá Gạc Ma, đang cấp hàng hóa cho lực lượng đồn trú. Phía sau là các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh Mai Thanh Hải

(Thanh Niên 05/02/2018) Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc 961 mới xuống hoạt động tại khu vực Trường Sa khoảng nửa tháng nay...

Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Mùa này Huy Gơ, Gạc Ma vẫn nóng




Tàu cá Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ. Ảnh Mai Thanh Hải
Đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, là nơi diễn ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Sau khi sát hại 64 chiến sĩ Việt Nam, Trung Cộng đã chiếm đóng từ đó đến nay. Gạc Ma, phần đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt trong tay giặc hiện nay ra sao ? Xin giới thiệu bài viết mới nhất trên báo Thanh Niên.
           
(Thanh Niên 05/02/2018) Trong toàn quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), cụm đảo Sinh Tồn là 'tuyến đầu nóng bỏng,' bởi có hai bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng từ đầu năm 1988, và hiện đã xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo, đặt căn cứ liên hợp.

Đó là hai bãi Gạc Ma và Huy Gơ, chỉ cách điểm đóng quân của bộ đội Lữ đoàn 146 trên dưới 10 km đường chim bay.

Tống tiền doanh nghiệp, bệnh trầm kha một số báo lề phải?



Bài viết này đăng trên trang Facebook Diễn đàn nhà báo trẻ, vô hình trung đã bộc lộ một tệ nạn gần như đã trở thành phổ biến tại một số tờ báo ở Việt Nam hiện nay : dọa dẫm doanh nghiệp để lấy quảng cáo. Bài được nhiều người chia sẻ, không phải để ủng hộ người viết, mà nhằm bày tỏ bức xúc trước tình trạng thản nhiên làm « săng-ta », bất chấp đạo đức nghề nghiệp. 

(Dương Quỳnh Trang) Câu chuyện không vui trong nghề báo, đối với người làm báo. Em vẫn mong muốn không phải nói ra những điều này, về cơ quan mà mình từng công tác. Nhưng thú thực, em không còn cách nào khác. Kính mong các anh chị chia sẻ.

Năm 2016, thời điểm em còn là phóng viên ở báo Đời sống & Pháp luật (ĐS&PL) - báo Người Đưa Tin (NĐT). Em có viết bài báo, được đăng trên báo Người Đưa Tin. Sau khi đăng 5 phút, phía công ty (em xin giấu tên là Công ty A) trực tiếp gọi điện cho em xin được gỡ bài. 

Lưu Trọng Văn - Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng



Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên tưởng niệm đồng đội.

Ngài hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỉ, trong khi tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc xây nghĩa địa đó lúc này là thiếu sáng suốt.

Và đặc biệt nếu ngài, một tiến sĩ ngành xây dựng, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, đương phó chủ tịch Hội Xây dựng có chút tri thức thì có chơi Facebook, đọc thế giới mạng Dân. Ngài hẳn biết Dân chửi thế nào cái việc đem 1.400 tỉ của Dân xây nghĩa địa cho quan, trong đó có ngài.

Mạc Văn Trang – Nên chuyển thành nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Quốc



Đoàn quân trên đường đi chiến đấu chống giặc Trung Quốc xâm lược.
KIẾN NGHỊ CHUYỂN NGHĨA TRANG CHO CÁN BỘ CAO CẤP THÀNH NGHĨA TRANG LIỆT SĨ 17/2/1979

Kính thưa các vị Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ,

Đúng dịp Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng CSVN thì báo chí đưa tin “Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội”...

“Chính phủ chi 1.400 tỉ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp”, tức là bằng tiền thuế của Dân...

LS Fushihara – Vụ bé Nhật Linh : Ký hay không ký, đó không phải là vấn đề



Cha của bé Nhật Linh xin chữ ký của người đi đường tại Nhật.
1- Việc làm của bố mẹ cháu Linh 

Liên quan đến việc bố mẹ cháu Linh đang xin ký tên của mọi người dân ủng hộ để thể hiện mong muốn mức án hình phạt cao nhất đối với phạm nhân đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhất là những ngày gần đây, Sau khi bố cháu Linh bắt đầu đứng ở ga tàu điện, xin chữ ký ủng hộ của người dân Nhật Bản. 

Đối với hoạt động xin chữ ký của bố mẹ cháu Linh, có những ý kiến một cách phê bình, cho rằng đây một việc làm không tôn trọng hệ thống pháp luật của Nhật Bản. Hoặc việc làm này can thiệp vào thủ tục tố tụng hình sự, vi pham nguyên tắc suy đoán vô tội v.v…