Affichage des articles dont le libellé est Thọ Nguyễn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thọ Nguyễn. Afficher tous les articles

mardi 8 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, giấc mơ Antonov

 


(Tiếp theo)

Vụ phá hủy chiếc máy bay Atonov AN-225 tại sân bay Gostomel phía Bắc Kiew trong ngày thứ ba của cuộc chiến đã gây chấn động ngành vận tải hàng không toàn cầu. [1]

AN-225, chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới với cái tên Mriya (Giấc mơ) là niềm tự hào của Ukraine. Toàn bộ chiều dài 84 mét của nó được sơn màu xanh vàng, tạo thành lá quốc kỳ Ukraine hùng vĩ trên bầu trời. Mỗi lần nó hạ cánh và cất cánh ở đâu, báo chí đều thông báo trước để dân chúng ra chiêm ngưỡng con chim sắt khổng lồ.

AN-225 được sản xuất tại nhà máy Antonov ở Kiew từ cuối 1988, nhưng cho đến nay chưa máy bay nào phá được kỷ lục 250 tấn hàng hóa và 640 tấn tổng trọng của nó (Hàng hóa + máy bay + nhiên liệu). [2] Máy bay lớn nhất của Airbus là A380 chỉ dài có 73m và chỉ chở được 150 tấn. Ngay cả đứa em nhỏ AN-124 của AN-225 (tên là Ruslan) với 150 tấn hàng hóa cũng đã hơn hẳn 134 tấn của Boeing 747-8F.

dimanche 6 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraina, cuộc chiến của lương tâm


(Tiếp theo)

Cuộc xâm lăng Ukraina  của Putin đã thay đổi thế giới. Mặc dù Putin coi đây là chiến dich quân sự để gìn giữ hòa bình, nhưng sự tàn bạo trong 9 ngày qua cho thấy đây là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xóa bỏ một nhà nước, vẽ lại đường biên giới, chia lại lãnh thổ.

Khác với mọi cuộc chiến tranh vũ khí thông thường (conventional weapons), đây là cuộc chiến tranh công nghệ IT đầu tiên trong lich sử. Hai bên đang tìm cách đánh vào các trung tâm dữ liệu và mạng của nhau. Trong lĩnh vực này Ukraina  không thua kém Nga như tương quan về quân đội và vũ khí nặng.

Đáng sợ nhất là cuộc chiến tranh mang dấu ấn hạt nhân. Không nói đến những lời đe dọa dùng bom hạt nhân của Putin, việc quân Nga chiếm giữ khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và đang tiến đến các nhà máy khác của Ukraina  khiến cả nhân loại lo sợ. Năng lượng hạt nhân chiếm 52% tổng sản lượng điện lực của Ukraina  với 16 lò phản ứng lắp đặt trong 4 nhà máy. Hôm nay nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia đã bị tấn công. Người ta không chỉ lo sợ vì Putin đang hành động như một kẻ mất trí, mà vì kẻ mất trí đó đang kiểm soát một thể chế độc tài, và không ai quanh ông ta dám hé môi khuyên can.

Thọ Nguyễn – Ukraina, tuy xa mà gần

Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại.

Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình.

Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.

samedi 13 novembre 2021

Thọ Nguyễn - Tưởng nhớ De Klerk, một nhà quý tộc

 

Hôm 11.11.2021 vừa qua, một ông già thầm lặng từ giã cõi đời ở Mũi Hảo Vọng (Cape Town). Ít ai biết đến ông. Tôi thì luôn nhớ đến Frederik Willem de Klerk, cựu tổng thống Nam Phi 1989-1994.

Việc chấm dứt chủ nghĩa Apartheid, chuyển sang một chế độ dân chủ ở Nam Phi năm 1994 là cuộc cách mạng duy nhất không có đổ máu ở thế giới thứ ba từ trước đến nay. Tôi đã viết nhiều về Nelson Mandela, người được toàn dân Nam Phi, cả đen lẫn trắng, coi là người cha của dân tộc.

Nhưng nếu không có ông De Klerk thì điều đó đã không xảy ra. Vị tổng thống da trắng đang cầm quyền trước đó đã quyết định trả tự do cho Nelson Mandela, công nhận Đại hội dân tộc Phi ANC của kẻ thù như một chính đảng, chấp nhận bầu cử tự do để dân chủ hóa đất nước.

lundi 5 octobre 2020

Thọ Nguyễn - Lại nói chuyện người tử tế

 


Ngày bức tường Berlin bị phá bỏ 9.11.1989 và cả ngày thống nhất nước Đức 3.10.1990 tôi đang ở Việt Nam. Thiếu thông tin nên tôi có cảm giác lẫn lộn.

Mừng vì đất nước Đức mà tôi đã gắn bó từ năm 1967, nay thống nhất mà không tốn xương máu. Khi còn là cậu thanh niên 16-17 tuổi, tôi đã chứng kiến sự chia ly của các gia đình Đức nên hiểu nỗi đau của họ.

Tuy biết Đức sẽ khác xa Việt Nam sau 1975, nhưng tôi vẫn lo, không biết số phận của thầy cô và bạn bè tôi sẽ ra sao trong tình hình mới.

dimanche 27 septembre 2020

Thọ Nguyễn - Không quan tâm đến chính trị, chỉ thích đá bóng


Chỉ còn vài ngày nữa là nước Đức kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước. Người Đức chọn ngày 3.10.1990 là ngày quốc khánh, vì ngày đó, hai sản phẩm của chiến tranh lạnh, Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDCĐ) và Cộng hòa Liên bang Đức (CHLBĐ) đã tình nguyện sáp nhập vào với nhau. Ngày lập quốc là ngày người Đức đến với nhau mà không ai giết ai.

Trong thực tế, việc thống nhất nước Đức được khởi động từ ngày 18.5.1990, khi hai nhà nước Đức bắt đầu đàm phán về một « Liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội giữa hai miền ». Ngày 1.7.1990, Đông Đức bắt đầu đổi tiền, sử dụng đồng D-Mark của Tây Đức.

Trước đó, ngày 5.5.1990 hội nghị 4+2 về « Thống nhất nước Đức » khai mạc (4 cường quốc = Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp + 2 nhà nước Đức).