Affichage des articles dont le libellé est Nhà thơ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà thơ. Afficher tous les articles

dimanche 12 février 2023

Mạnh Kim - Vũ Hoàng Chương

 

Theo danh sách được Ủy ban Nobel vừa được công bố sau 50 năm giữ kín do quy định, thi bá Vũ Hoàng Chương là một trong 100 nhân vật được đề cử giải Nobel Văn chương năm 1972. Viện Hàn lâm Thụy Điển ghi rõ rằng Vũ Hoàng Chương là Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam và người giới thiệu là Thanh Lãng.

Kể về những ngày cuối đời của Vũ Hoàng Chương, nhà văn Mai Thảo thuật lại trong bài “Mấy tháng cuối cùng với Vũ Hoàng Chương”:

Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài Gòn là khu Chương Dương, Ông Lãnh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lõm, đụng tới tòa nhà xám bẩn của hãng làm phân bón thì rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

Võ Khánh Tuyên - Bắc kỳ xứ Nam kỳ

 

Viện Hàn lâm Thụy Điển vừa công bố toàn bộ danh sách nhà thơ, nhà văn được đề cử giải Nobel Văn học từ năm 1901 đến 1972. Bất ngờ là thi sĩ Vũ Hoàng Chương có tên trong danh sách đề cử năm 1972.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG (1915-1976) là một nhà thơ. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam ở Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Ngày 13 tháng 4 năm 1976, Vũ Hoàng Chương bị Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt giam tại khám Chí Hòa. Bệnh nặng đưa về nhà được 5 ngày thì ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

jeudi 29 décembre 2022

Trần Trung Đạo - Bài thơ "cuối năm" hay nhất tôi được đọc

 

Khoảng đầu thập niên 1990, căn nhà của vợ chồng tôi ở Dorchester, Massachusetts, trở thành “trụ sở” không phải của một hội văn bút, mà của cả một thế hệ cầm bút lưu vong đang định cư miền Đông Bắc Mỹ.

Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v... Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều người trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.

Họ “mượn” căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.

mercredi 28 décembre 2022

Nguyễn Huy Cường - Nhà thơ thế giới Tống Thu Ngân gọi bà này bằng cụ nội !

 

Tôi kể bạn nghe.

Một lão bà bà ở Tân Sơn Nhất, là cựu Thượng úy Công an Hà Nội nhập ngũ thời trước 1960, trình độ văn hóa chưa qua cấp I nay đã về hưu. Nhờ gom góp có được hai tòa nhà dăm bảy tầng ở quanh sân bay trị giá khoảng trăm tỉ. Vài tòa khác ở Gò Vấp, Nhổn, Phùng ngoài Hà Nội…

Cụ này tiết kiệm lắm, ăn cơm xong, có tô canh hoặc vài con cá kho ăn dở, chai nước ngọt có ga đã cạy nắp, nửa trái táo... đều cho vào tủ lạnh ăn dần sau.

Chu Minh Khôi - Về tác giả hơn 1.000 bài thơ "Mời anh thịt luộc mắm nêm"

 

Cõi mạng Facebook hôm nay người ta xôm tụ bàn về Nữ nhà văn nhân loại Tống Thu Ngân.

Tôi ngạc nhiên khi nhiều người viết, nói rằng chưa từng đọc thơ của Tống Thu Ngân, và cũng lần đầu tiên biết đến tên nữ thi nhân này. Nhưng với tôi, mặc dù tôi chưa một lần được gặp chị, nhưng tên chị với tôi thì đã trở thành quen thuộc từ mấy năm nay.

Ấy là vì, tôi nhiều lần được chọn, biên tập thơ của chị trong các tuyển tập thơ hàng năm của một nhóm thơ mà tôi tham gia. Nhóm thơ không phải do tôi lập nên, mà do một số tác giả yêu thích sáng tác thơ tạo ra. Đã quy tụ được khá đông đảo người sáng tác thơ, nhiều người là hội viên Hội Văn học nghệ thuật của các tỉnh, thành. Mỗi năm nhóm xuất bản một tập thơ, tôi được mời tham gia với vai trò chọn bài, biên tập và xin giấy phép xuất bản. Còn kinh phí in ấn đã có người khác đảm nhiệm.

Nguyễn Thông - Thời mạt

 

Khi một xã hội đã loạn chuẩn, vật chất đi lên, nhân cách đi xuống, thì những chuyện nọ kia trên đời là điều không tránh khỏi.

- Người ta đang chê cười chế nhạo một bà tự xưng là nhà thơ thế giới. Bị chê là phải, thậm chí chê nữa cũng chưa đủ. Cái thói háo danh, không cần biết mình là ai, ở đâu, thế nào. Tuy nhiên, bà thơ này tự xưng tự nhận, như bao kẻ trong đám thường dân háo danh.

Còn có thứ háo danh kinh khủng hơn được nhà nước, chính quyền công khai bảo kê, ví dụ cả một lũ một lĩ tiến sĩ về cầu lông, bóng bàn, về thống kê thực hiện nghị quyết của đảng ở xã phường huyện quận. Cũng có người hướng dẫn, người phản biện, hội đồng chấm luận án cấp trường cấp viện. Tất cả diễn ra công khai, có khác gì nhà thơ thế giới kia đâu, mà bên trọng bên khinh. Đó là chưa nói có những kẻ ăn cắp luận văn nhưng vẫn chễm chệ làm ông nọ bà kia.

mardi 27 décembre 2022

Tôn Nữ Thu Dung - Thật tình...

 

- Thật tình, mình không hề biết gì về nhà thơ thế giới. Mình dù mang tiếng sống trong môi trường… văng nghệ văng gừng văng tứ tung này kia… nhưng mình luôn là người cuối cùng biết mọi sự việc!

- Thật sự, làm thơ dở đâu phải là tội lỗi gì ghê gớm. Tội là do mấy người đã đăng bài, đã viết bài xưng tụng để bệnh nhơn, nói lộn, thi nhơn thêm nặng phần hoang tưởng.

Mình tởm bọn này chứ không tởm những bài thơ bốc mùi mắm nêm mắm ruốc! Mấy bài thơ này quăng vô thùng rác là xong, còn bọn người kia cứ sống hèn mọn dai dẳng như ký sinh trùng ăn bám bọn háo danh bệnh hoạn.

Nguyễn Tấn Cứ - Văn chương hội hè và những con cá chết

 

(Qua scandal của bà “nhà thơ của thế giới“ và một số nhà thơ nhà văn “cò mồi“ của Hội Nhà văn Việt Nam được cùng tiến cử để nhận “giải thưởng văn chương quốc tế“ mới thấy sự “đàn đúm“ vô nghĩa của cái “hội hè“ mồi màng tào lao xịt bọp nầy).

Ở trong một xã hội với một chế độ độc tài toàn trị thì văn chương trở nên một trò chơi cực kỳ nguy hiểm  Giống như một tay xiếc trên dây không có lưới bảo vệ. Không thể lường trước được một điều gì một khi bạn sơ sẩy.

Với những người hoạt động dân chủ thì lá chắn của họ có thể là đồng chí, đồng đội bạn bè, và họ luôn tự hào về sự gắn kết tương thân tương ái vì họ có cùng chung một con đường, chung một mục đích. Nhưng với văn chương thì không, không có một ai ngoài chính mình.

Đặng Sơn Duân - Rất giống...

 

Ban tổ chức lễ vinh danh thi sĩ quốc tế làm ăn lôm côm quá, in thiếu chức danh Chủ tịch châu Á của Liên minh các nhà thơ thế giới rồi.

Đây là dự án do một anh người Ý nào đó tên Silvano Bortolazzi làm đầu trò. Anh lập ra một cái trang web lởm, rồi bổ nhiệm hàng loạt chức vụ tầm cỡ vũ trụ.

Ngoài chủ tịch châu Á thì còn có chủ tịch châu Phi Denis Okafor, tự nhận là Quốc vương của cái vương quốc Ohazaeze nào đó ở châu Phi.

lundi 4 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Việc quái gì nghi kỵ nhau ?

 

Sáng Chủ nhật, Sài Gòn nỏ nắng, nỏ mưa, gã nhong nhong. Cà phê vỉa hè với hai chú cấp tá an ninh, cà khịa trên giời, dưới bể... chuyện.

Chú cấp tá mê hát boléro kể: Năm 1989 em là trung úy, đóng giả thợ hồ sửa nhà giúp anh, hề hề để "bảo vệ" anh.

Gã bật hỏi:

dimanche 3 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Những vết thương rách nát

 

Năm 1972 tại Sài Gòn, chàng trai 24 tuổi Phan Ni Tấn viết bài thơ "Bài hát Học trò" mà mỗi chữ, mỗi câu tứa ra từ bi kịch thời đại: Chiến tranh - Thân phận người Việt.

Hãy đọc thật chậm và lắng ngân:

"Kính thưa thầy đây bài chính tả của con

bài chính tả viết về nước Mỹ

con viết hai lần sai chữ America

con viết hai lần sai chữ Communist

mardi 1 mars 2022

Nguyễn Đình Bổn - Di họa của tuyên truyền bằng văn nghệ!


Nếu tôi che tên, hẳn những người yêu hòa bình sẽ không tin đây là thơ Xuân Diệu.

Một nhà thơ mệnh danh vị chúa của thơ tình đôi lứa, một nhà thơ nổi tiếng hàng đầu của thi ca Việt Nam  trước 1945.

Nhưng sau đó ông đã "quay xe" để phục vụ chính trị, và viết ra những vần thơ đầy thù hận, kêu gọi giết chóc, phản nhân bản. Như bài thơ kèm theo đây, được chụp lại từ Tuyển Tập Xuân Diệu.

mercredi 23 février 2022

Bùi Chí Vinh - Vài lời với « Sa hoàng đỏ » Putin


Khi gõ vào Google tên “nhà thơ Rasul Gamzatov” bn s thy tiu s ông trên Wikipedia tiếng Vit

S thy tôi và Putin cùng phát biu v ông

S thy Tng Thng Nga tng mi ông đến chơi Sochi thành ph bin

S thy tôi nhn xét v ông mt cách rt Sài Gòn

mercredi 5 janvier 2022

Lưu Trọng Văn - Bài thơ « Tiếng thu » trong một nền giáo dục nhân bản


Năm 1975 vào Nam, gã ngạc nhiên khi hầu hết người có đến trường ở miền Nam đều biết tên tuổi cha gã. Nhiều chủ quán cơm còn không chịu lấy tiền khi biết gã là con trai tác giả Tiếng thu.

Hóa ra trong sách giáo khoa văn của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có in bài Tiếng thu, một nhà thơ sống ở chế độ đối nghịch.

Thậm chí Tiếng thu đã là bài thi tốt nghiệp trung học của nền giáo dục Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng ấy.

dimanche 21 novembre 2021

Lê Dũng - Biên giới của văn chương


Kể từ thời Hai Bà Trưng đến nay, chúng ta có gần hai ngàn năm hận thù với người Hán.

Kể từ 1858 đến nay, chúng ta có 163 năm căm ghét thực dân Pháp xâm lược.

Và kể từ 1955 đến nay, chúng ta có 66 năm lên án gót giày đế quốc Mỹ giày xéo quê hương.

mardi 20 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Thương tiếc Hàn Mặc Tử bệnh phong, Lê Thánh Thư cúm Vũ Hán


Cách đây vài ngày, giới văn nghệ bàng hoàng khi nhận hung tin nhà thơ, họa sĩ Lê Thánh Thư đột ngột qua đời do Covid-19 vào sáng 16/7, chỉ hai ngày sau khi có kết quả dương tính với Covid vào ngày 14/7.

Như vậy, Lê Thánh Thư là nhà thơ đầu tiên mất vì cúm Vũ Hán rất đột ngột, nên không đủ trải nghiệm những đau đớn của bệnh nhân F0 và đưa nó vào thơ như Hàn Mặc Tử - nhà thơ đầu tiên mắc bệnh phong (cùi).

Lê Thánh Thư mất sau Hàn Mắc Tử đúng 81 năm, trong dịch bệnh có nhiều điểm tương đồng.

samedi 8 mai 2021

Tăng Quốc Kiệt - Ocean Vuong, một nhà thơ lớn gốc Việt


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không. Vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở Việt Nam. Quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

dimanche 18 avril 2021

Nguyễn Đình Bổn - Lưu Quang Vũ SỈ NHỤC và CĂM GIẬN ai ?


Nhiều người trên Facebook lại chia sẻ bài thơ của Lưu Quang Vũ, cố tình cho rằng đây là "thơ ngăn kéo", ông viết trước khi mất, phản ảnh chế độ cộng sản.

Thực ra không hề như vậy. Lưu Quang Vũ, cũng như tuyệt đại đa số văn nghệ sĩ sống ở miền Bắc, đều phải viết theo chỉ đạo, phải lên án, bôi xấu chế độ Việt Nam Cộng Hòa là "gái điếm nhiều nhất thế giới", nền văn minh chạy theo dục vọng, dân đói rách lầm than, bla bla....

Nói chung sống trong sự ngột ngạt của đàn áp tư tưởng, mù mờ về thông tin, ông Vũ cũng phải tin việc "mỹ ngụy ăn... gan người", miền Nam luôn đói nghèo, không cơm ăn, áo mặc, nhà ở..

dimanche 11 avril 2021

Lưu Nhi Dũ - Sao có thể "mị thơ" được !


Mấy ngày qua mạng xã hội ầm ĩ chuyện thi thơ của Tuần báo Văn Nghệ. Tuyệt đại đa số đều chê mấy bài thơ đoạt giải, nhất là thơ của "thi sĩ" Tòng Văn Hân (dân tộc Thái, Điện Biên) - bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm".

Tui cũng ráng đọc xem nó hay như thế nào mà đoạt giải B (không có giải A) nhưng không thấy nó hay chỗ nào cả. Tôi hoang mang, hay là mình hổng biết thơ hay? Trong khi những người trong ban tổ chức cuộc thi này đều khen, từ nhà thơ Hữu Thỉnh, đến nhà văn Khuất Quang Thụy.

Đặc biệt trên Facebook của nhà thơ Trần Đăng Khoa, mới tức thì, ông ấy khen đó là bài thơ hay, nhưng chưa toàn bích, đại khái người dân tộc thật thà, chất phác,, cách viết mộc... như cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc.

jeudi 8 avril 2021

Tạ Duy Anh - “Xử lý" Phạm Xuân Trường

 


(Rút từ sổ tay biên tập)

Khi lần đầu gặp Phạm Xuân Trường, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì, chỉ qua vài câu chuyện, qua mấy bài thơ đọc lướt, qua cặp mắt, khóe miệng, tiếng cười đều toát lên sự mạnh mẽ của đấng trượng phu, tôi tin ngay rằng đã gặp được người cũng luôn cả nghĩ, nghĩ liên miên, giống mình.

Nhưng cũng thấy lo, vì qua bạn bè đồng nghiệp, cả thiện ý và ác ý, kể về ông thi sĩ đầu bạc hơi bị nhiều những chuyện rất đáng ngại !

Bỏ qua chuyện khen chê vì cái giống nhà văn nhà thơ vốn thờ thần đố kỵ, ý kiến “chủ đạo” về Phạm Xuân Trường là một gã ngang tàng, khí khái, khá kiêu bạc với đời và lão ta cứ còn khổ mãi vì những cái “nết” đó. Nghe đã thấy ngại. Động đến chữ nghĩa của lão, không khéo mà ăn đòn.