Affichage des articles dont le libellé est Nhà sư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà sư. Afficher tous les articles

dimanche 19 mai 2024

Hữu Phú - Anh biết tin ai bây giờ, ngày còn đây người còn đây, cuộc sống nào chờ ?

 

Thú thực, tôi không hề muốn viết bài riêng về hành giả Minh Tuệ. Vì đó là cuộc sống riêng của ông ấy, ông ấy chọn sống như thế nào, lý do gì… thì đó cũng là chuyện riêng tư. Không nên can thiệp quá sâu, cũng chẳng nên bình luận khen chê.

Thế nhưng mấy tuần nay, xã hội ta như phát cuồng về hành giả Thích Minh Tuệ. Mở Facebook ra lướt, cứ đọc 3 bài là hết 2 bài bài nói hoặc đề cập đến người đàn ông này.

Từ những bài bình luận, phân tích đa chiều, đến những hình ảnh tràn ngập không gian mạng. Hết hình ảnh, video clip quay hình người dân sùng bái ông Minh Tuệ, đến cảnh những kẻ đu trend, làm đủ các trò lố. Rồi đến thời trang, âm nhạc, thơ...Rồi đến mức Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ra hẳn công văn gởi các cấp chính quyền, cơ quan truyền thông để minh định  về chuyện này.

Hoàng Quốc Dũng - Ai cho phép mày sống tử tế ?

 

« Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện ? ». Đây là câu nói của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Theo như chúng ta được học, Nam Cao hay một số tác giả khác trong thời “phong kiến, thực dân” viết truyện tố cáo chế độ, để cho chúng ta thấy được bước đường cùng của người dân vào thời đó. (Bước đường cùng cũng là tên một tác phẩm của Nguyễn Công Hoan với nhân vật chính là Anh Pha).

Trước Cách mạng tháng Tám, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói có tính phổ quát trong toàn xã hội. Nghèo đói chủ yếu là do lạc hậu, không có khoa học kỹ thuật nên làm ra không đủ ăn. Do vậy, những gia cảnh như anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo là có thể có thực.

Nguyen Khan - Khắc tinh của Showbiz, Tubiz, Doanhbiz, Quanbiz, Tùbiz

 

Giới Showbiz đang trên đỉnh cao danh vọng, tiếng tăm nổi như cồn… Thì bỗng dưng xuất hiện chị Hằng lò vôi chọc gậy bánh xe làm Showbiz tanh bành té bẹ.

Giới Tubiz cũng đang đạt đỉnh cao sự nghiệp với những chủ trương xuất thần như Cúng dường, Cúng sao giải hạn, trục vong, xá lợi tóc… Thì bỗng dưng xuất hiện anh “ba trợn”, mặc áo rách, mang nồi cơm điện đi bộ khất thực xuyên Việt… Khiến giới Tubiz đứng ngồi không yên.

Giới Doanhbiz cũng đang trên đỉnh cao sự nghiệp, với những chiến lược cấu kết lợi ích nhóm câu tiền xuất sắc như, phân lô bán nền, lùa gà hốt bạc, thông thầu các dự án đục khoét ngân sách, phù phép biến đất công, tài sản công thành tài sản riêng…

Thái Hạo - Lại nói chuyện cái nồi cơm điện

 

Hôm nay xem một số clip trên mạng, thấy có khoảng gần 20 người cạo tóc, đắp y, tay ôm bình bát đi cùng ông Minh Tuệ. Đáng chú ý là những cái "bình bát" này đều giống nhau, là lõi nồi cơm điện.

Hình ảnh ấy vừa có phần gây xúc động nhưng cũng vừa buồn cười. Mắc chi tất cả các vị đều phải nhất thiết ôm nồi cơm điện mà không phải một cái gì khác?

Lại nhắc chuyện một người thọt chân dạy ngựa: Sau khi huấn luyện xong thì mới phát hiện ra rằng cả đàn ngựa ấy đều đi tập tễnh. Vì chúng bắt chước kiểu đi của huấn luyện viên! Ngựa hay mà thành ra hỏng cả.

samedi 18 mai 2024

Hữu Phú - Một xã hội mất niềm tin !

Tôi không tin vị lãnh đạo này có trình độ thực, vì tuy lý lịch của vị ấy có ghi là đã có bằng Tiến sĩ nhưng toàn phát biểu tào lao như một người ít học, chỉ đạo làm những việc lặt vặt. Không có bất cứ thành tựu nào mang tầm cỡ về quốc kế - dân sinh.

Tôi không tin nhà sư này là sư thực, vì đi tu gì mà ngài ấy cứ thích có tiền thật nhiều, ở chùa thật to, đi xe thật xịn, đeo đồng hồ sang trọng. Mở miệng thuyết giảng một hồi rồi cũng quy về việc làm sao để Phật tử cúng dường thật nhiều tiền cho chùa, bất chấp hù dọa chúng sanh, rao bán kiếp sau, khuyến khích, dụ hoặc mê tín dị đoan.

Tôi không tin bạn là người tốt, làm ăn chính đáng, trong sạch, vì bạn là người giàu, có nhiều tiền.

Dương Quốc Chính - Nói đi cũng phải nói lại

Mình cho là sư Minh Tuệ đi quốc lộ xuyên đô thị thế này làm giảm đi cái giá trị khổ hạnh rất nhiều.

Bởi vì đi tu lại có đoàn người bảo vệ, cơm bưng nước rót hầu hạ, quét đường, dọn chỗ ngủ nghỉ, tuy không sang chảnh, nhưng cũng coi như có kẻ hầu người hạ sư đâu từ chối được.

Lẽ ra ông ấy nên đi đường liên huyện thôi, thậm chí đi đường xuyên rừng, xuyên cánh đồng, qua làng bản, thôn xóm, có những đoạn đường làng chỉ đi được 1-2 hàng người. Giống đi trekking ấy. Như thế tự khắc nhóm đi theo sẽ rơi rụng bớt, đỡ quấy nhiễu, còn đám lai trim có khi mất sóng, hết pin, thì cũng lượn luôn, vì vất vả quá.

Chu Mộng Long - Dự báo các kiếp nạn cho Thích Minh Tuệ

Tu hạnh đầu đà là đã tự giác nhận kiếp nạn về mình.

Gốc tu này không phải "phát minh" của Phật giáo mà ở nhiều tôn giáo.

Phương Tây và Trung Đông từng có sự thực hành chủ nghĩa khắc kỷ của giới tăng lữ mà người đời phong là Thánh. Ngay tại Ấn Độ, trước khi Đức Phật Thích Ca xuất gia, đã từng có vô số nhà tu thực hành lối sống khắc khổ, ăn ngày một bữa chay hoặc thậm chí nhịn ăn nhiều ngày, mặc y rách rưới hoặc ở trần, không tắm rửa. Tại Ấn Độ hiện nay vẫn còn gặp nhiều nhà sư như vậy.

Nguyễn Đình Bổn - Cần một lời xin lỗi


Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nên thu hồi văn bản, xin lỗi sư Minh Tuệ, Phật tử và đại chúng. Vì đây là văn bản trái với tinh thần nhà Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam!

- Trái với tinh thần nhà Phật: Phật dạy sử dụng chánh ngữ, hòa ái. Văn bản này, nhân danh giáo hội Phật giáo nhưng lời lẽ thô thiển, hằn học, bới móc.

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam:

Nguyễn Thông - Đường lớn


Thật tình, tôi không bị cuốn vào sự kiện thầy Thích Minh Tuệ đang được rất, rất nhiều người chú ý, quan tâm suốt nửa tháng nay.

Lý do đơn giản là tôi đang rất bận, vả lại kiến thức, hiểu biết của tôi về đạo Phật, phật pháp, tu hành... mỏng lắm. Mình nói ra, dù chỉ một chữ một nhời không đúng, dễ làm tổn hại người khác.

Nhưng sau khi đọc cái thông báo giọng chỉ thị của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì vừa buồn vừa giận. Danh nghĩa là tổ chức cao nhất của nhà Phật ở xứ này, vậy mà kiến thức không bằng đứa trẻ con vô đạo. Hình như họ nhiễm phải cái thói độc quyền của nhà cai trị. Cũng phải thôi, giáo hội quốc doanh với chùa to tượng lớn đặt nhan nhản thùng công đức thì làm sao thấu Phật được.

vendredi 17 mai 2024

Mạnh Kim - Hiện tượng Minh Tuệ và sự khác biệt giữa hai xã hội

Hiện tượng thầy Minh Tuệ không phải là một hiện tượng tôn giáo. Đó là một hiện tượng xã hội, được mạng xã hội đẩy lên thành sự kiện “chưa từng có”.

Tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, trước 1975 cũng như bây giờ, hình ảnh tu sĩ khất thực quen thuộc đến mức chưa bao giờ trở thành “cơn gió mát”. Bước chân tu sĩ khất thực cũng chưa bao giờ được đánh giá là hành động có thể dẫn Phật tử đến với (con đường) Đạo. Người ta đảnh lễ cúi chào một tu sĩ khất thực để tỏ lòng tôn kính chứ không phải xem ông như Phật sống.

Những gương mặt quỳ lạy thầy Minh Tuệ, hoặc thậm chí một người mới đây dâng cho thầy Minh Tuệ cái bát “bằng vàng 24k”, đều trông “rất quen”. Có thể chúng ta đã “gặp” những gương mặt ấy.

Thái Đức Phương - Suy nghĩ về 7 cái sai trong pháp tu của ông Minh Tuệ


Cổ nhân có câu: "Có thực mới vực được đạo.”

Nhiều người cho rằng chữ “thực” trong câu trên có nghĩa là “ăn uống”. Hiểu đơn giản là bao tử có đầy thì đầu óc người ta mới nghĩ đến những điều thiêng liêng, tâm trí mới hướng đến những thứ cao siêu huyền nhiệm (chẳng hạn như kiếp sau ở một tầng trời nào đó).

Bởi vậy, lấy lý do “vực” đạo Phật, rất nhiều sư thầy đã kêu gọi Phật tử cúng dường tài vật cho họ để họ hoằng dương đạo pháp: Xây lên những chùa to phật lớn, thành lập ban truyền thông để gây dựng tiếng tăm, sức ảnh hưởng.

Tạ Duy Anh - Tu thân có phải xin phép ?

Đang ốm, mệt lơ lửng, thế mà đọc cái công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bỗng không nhịn được, cứ cười như bị ma ám.

Tại sao cứ phải là thành viên của hội nào đó, nhân sự của chùa nào đó mới được tu thân?

Từ lâu tôi quyết không đi chùa, khi một lần, vài lần, rất nhiều lần tận mắt thấy những người đi tu có thẻ hội viên thị phạm cho tôi ngộ ra rằng, nhà mình hóa ra thanh sạch hơn nhiều. Bạn bè mình, những người chưa một lần đọc bất cứ quyển kinh Phật nào, không tự nhận là tín đồ, cứ tràn trề Phật tính hơn nhiều!

Dương Quốc Chính - Bắt đầu vào việc rồi

Hôm nay, bên Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đã có ý kiến về sư Minh Tuệ. Cơ bản nội dung đúng như mấy status trước mình viết.

Bên Giáo hội Phật giáo có chi tiết rất hớ, đó là cho rằng ông Tú (Minh Tuệ) không phải là sư. Lẽ ra cần viết là không phải sư hay tu sĩ Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là được.

Công văn của Giáo hội có gửi cho cả A02 (An ninh nội địa), tức là đã “báo công an” rồi. Điều này càng gây phản cảm với dư luận.

Thành Nguyễn – Về « hiện tượng Minh Tuệ »

Các tổ chức báo chí trong nước đã bắt đầu vào cuộc đưa tin về “hiện tượng Minh Tuệ” từ hôm qua đến nay, chậm hơn truyền thông mạng xã hội hàng chục ngày kể từ khi sư Minh Tuệ được cộng đồng mạng chú ý.

Trong số các trang báo, có lẽ bài trên VnExpress là chất lượng nhất vì cách tiếp cận vấn đề, phỏng vấn nhân vật đều thể hiện tính chuyên nghiệp hơn. Còn hầu hết các trang còn lại vẫn mang hơi hướng tuyên truyền, không thể hiện đúng tinh thần khách quan của người làm báo cho lắm.

Có thể nói “Sư Minh Tuệ” là một hiện tượng xã hội và văn hóa nổi bật của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, dựa trên sự ảnh hưởng đến xã hội và tác động đến nhận thức của nhiều người. Do vậy, hiện tượng này có rất nhiều khía cạnh có thể khai thác qua lăng kính xã hội và văn hóa để làm giàu thêm vốn tri thức chung của cộng đồng.

Lê Xuân Nghĩa - Một văn bản cực kỳ vô lý và lạm quyền của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

1. Trước hết tôi khẳng định là tôi không biết hay am hiểu gì về giáo lý của Phật giáo. Nhưng tôi chắc chắn rằng bất cứ ai không làm gì trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và pháp luật thì chắc chắn đó không phải người xấu.

2. Ông Thích Minh Tuệ, cho đến lúc này chưa hề có bất cứ biểu hiện, hành vi, phát ngôn nào ảnh hưởng đến Phật giáo, đến đạo đức, đến thuần phong mỹ tục và pháp luật. Bản thân ông Minh Tuệ luôn khẳng định không phải, không liên quan gì đến sư, tăng hay Phật giáo.

3. Ông ấy đã phải cố tình không dùng bình bát đựng đồ khất thực, không còn mặc áo vàng của nhà sư. Thay vào đó là bưng nồi cơm điện và mặc áo vá từ nhiều mảnh vải khác màu ráp lại để không giống, không đụng, không gây hiểu lầm ông ấy là nhà sư. Ngay cách xưng hô ông ấy cũng không xưng thầy hay nhà chùa, mà toàn chỉ xưng con với người khác.

Mai Quang Hiền - Đúng quá !

Ráo Hội nói đúng đấy, tôi chỉ cần nhìn qua đã biết ông Thích Minh Tuệ không phải là sư của hội.

- Sư gì mà chả biết vận động người ta cúng dường?

- Sư gì mà chả biết giải oan gia trái chủ kiếm tiền tỉ?

- Sư gì mà chả biết tổ chức cúng dâng sao giải hạn để hốt bạc?

Chu Mộng Long - Nồng mùi thuốc súng nhân ngày Phát Đạn

Mừng đại lễ Phật Đản, nhưng trên trang Phật giáo và Đời sống, Lý Mã Diện tưởng là ngày Phát Đạn, nên đã viết một bài nồng mùi thuốc súng bắn vào hành giả Thích Minh Tuệ.

Mã Diện sử dụng ngôn ngữ của công tố viên Viện Kiểm sát, gọi Thích Minh Tuệ là "y", xem Thích Minh Tuệ là loại tội phạm nguy hiểm.

1) Y tự ý thành lập tăng đoàn và "tăng đoàn" của y không được nhà nước thừa nhận và bảo hộ, tức hoạt động bất hợp pháp.

Hoàng Mạnh Hà - Số dư của thượng tọa Thích Đức Thiện bị rò rỉ


Số dư chỗ thì là 5 tỉ, chỗ thì là 2 tỉ đồng.

Nhiều Facebooker đã nhanh chóng tìm ra bảng kê số dư của Hoà thượng Thích Đức Thiện, người vừa ký công văn minh định ông Tuệ Minh không phải là tu sĩ Phật giáo.

Mình cũng thử tự tay dò tìm trên mạng xem có thật là số dư khủng như thế không.

Hoàng Nguyên Vũ - Mũ cao áo dài mà đi sân si với một người màn trời chiếu đất


Ối giời ôi cái nết mấy ông sư!

Cứ ngỡ đi tu rồi thì bớt sân si lại, hoặc nếu có sân si thì cũng kín đáo một chút. Đằng này lại chơi luôn một quả văn bản bêu rếu thầy Minh Tuệ, một người không làm gì các ông sư giáo hội, lại càng chưa bao giờ nhận là sư hay cư sĩ

Đáng tiếc, vụ nhảy đông đổng lên của các sư đã rơi vào việt vị. Thầy Tuệ không đứng chung hàng, không cá mè một lứa với các sư. Trên đầu thầy ấy chỉ có Phật. Thầy sống khiêm nhường, chậm rãi và không vì bất cứ điều gì mà bận tâm từng bước hạnh nguyện.

jeudi 16 mai 2024

Trần Thanh Cảnh - Đem xăng chữa lửa

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã rất kịp thời, mau mắn và chính xác khi ra văn bản xác nhận, sư Thích Minh Tuệ hoàn toàn không liên quan đến hệ thống Phật giáo Quốc doanh của các ông ấy.

Hoàn toàn không liên quan!

Sư Thích Minh Tuệ đi tu, thực hành 13 Hạnh đầu đà theo nguyên lý Phật giáo nguyên thủy, căn bản là do sư giác ngộ, và tự mình quyết tâm thực hiện.