mercredi 15 janvier 2025

Tiger Chung - Thử làm một bài toán về giao thông

Giả sử ở ngã tư, đèn xanh 60 giây và đèn đỏ 60 giây. Có đồng hồ đếm ngược và được quẹo phải.

Số lượng người sau 60 giây đèn đỏ sẽ được giải phóng hết sau 60 giây đèn xanh. Ta có một ngã tư thông thoáng, không kẹt xe.

Rồi một ngày, có quy định cấm rẽ phải. Giả sử lượng rẽ phải chiếm 10 % số người đi qua ngã tư. Vậy là sau một lần đèn xanh, sẽ có 10 % số lượng người tham gia giao thông sẽ kẹt lại sau chờ đèn đỏ thứ hai.

Và sau 11 lần đèn xanh ta sẽ có 10 % lượng người kẹt lại chờ đèn đỏ thứ ba. Và sau 21 lần đèn xanh thì ta có người tham gia giao thông phải chờ đèn đỏ lần thứ tư. Theo định nghĩa thì đó gọi là kẹt xe.

Như vậy, vào giờ cao điểm, chỉ 40 phút sau là ngã tư đã có kẹt xe.

Cũng lúc ấy, đồng hồ đếm ngược ngừng hiển thị. Với dòng xe qua ngã tư khi đèn xanh, thì 50 % lái xe chạy bình thường không để ý đến khả năng đèn vàng sẽ bật lên. Nhưng 50 % còn lại bắt đầu có nhận thức khả năng hết xanh chuyển sang vàng, và bắt đầu chậm lại.

Cứ coi tốc độ của dòng động giảm đi 10 %, ta sẽ có 5 % người lưu thông ứ lại sau đèn xanh thứ nhất. Và sau 20 lần đèn xanh thì bát đầu số lượng dồn ứ phải chờ đến 3 đèn đỏ. Và sau 40 lượt đèn xanh thì đã có người phải chờ đến đèn đỏ thứ tư.

Như vậy vào giờ cao điểm chỉ cần 80 phút là đã kẹt xe.

Nếu cộng cả hai hiệu ứng, thì chỉ sau 30 phút là ngã tư bình thường không kẹt xe thì đã xuất hiện kẹt xe.

Đây chính là Hiệu ứng cánh bướm trong giao thông, chỉ những thay đổi rất nhỏ trong điều kiện ban đầu đã gây ra sự hỗn loạn lớn. Anh Ngô Mạnh Hùng đã say sưa chứng minh Butterfly Effect như vậy đó…

TIGER CHUNG 15.01.2025 (Tựa bài do Thụy My đặt)

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.