1. Diễn biến các mặt trận
Mục này tui chỉ xin nói ngắn gọn một tí thôi, để dành cho các phần sau rất dài. Hôm qua các bác đã dẫn tin mạng xã hội về những kết quả của quân Ukraine ở hữu ngạn sông Dnipro, vùng Kherson. Đến hôm nay thì đã có tin là họ vừa chiếm được Dudchany.
Từ làng này đến Nova Kakhovka còn những 70 ki-lô-mét theo đường cái, vì thế nên việc chiếm được nó có thể chưa có ý nghĩa gì nhiều về chiến lược, nhưng nó vẫn có một số gạch đầu dòng cho chúng ta:
- Thứ nhất, bất chấp sáp nhập với tuyên bố, người Ukraine vẫn “tấn công vào lãnh thổ Nga” đều đặn theo kế hoạch tính trước của… Putox.
- Thứ hai, tiếp tục vây ép buộc người Nga phải tiếp tục dồn quân giữ mặt trận, càng đông quân càng… tốt. Đông quân sẽ gây sức ép về mặt hệ thống điều hành và hậu cần, và khi có cơ hội lại nện một phát, cho đến khi nào vỡ thì thôi.
2. Hôm kia ông Trạng sư Trạm Biến Áp rút ruột cho ra lò một bài hịch đọc hay đáo để, nên hôm nay xin các bác thời lượng để bình loạn cho nó… vui.
Đầu tiên, phải nói rằng ông ta vẫn canh cánh với chuyện Hồng quân Putox phải bỏ chạy, à nhầm, rút lui chiến thuật có tổ chức, lần trước ở Izyum và vừa rồi ở Lyman. Ông ta viết:
• “Nói một cách ngắn gọn là Hồng quân vào năm 1941 và năm 1942 học nghệ thuật rút lui bằng máu của mình – và với một cái giá đắt khủng khiếp (bị mất khoảng 4,4 triệu quân trong nửa cuối năm 1941 và 3,3 triệu quân trong mùa hè 1942).”
Uyển ngữ cỡ này thì lão xe ôm gọi bằng cụ. Cụ Trạm Biến Áp ăn gì cháu cúng. Lại câu chuyện “Hồng quân Putox bỏ chạy trong vinh quang còn quân Ukraine đuổi theo trong nhục nhã.” Hồi năm 1941 và 1942 mặt trận của Hồng quân Liên Xô bị vỡ nhiều mảng lớn, thậm chí tướng Vlasov còn mang Bộ chỉ huy của cả Tập đoàn quân xung kích số 2 ở mặt trận Volkhov.
Do sai lầm của Stalin đã không nghe đề nghị của Zhukov và Vasylevsky rút thật nhanh bộ phận lớn Hồng quân đang cố thủ thắng chủ yếu trên đất Ukraine, về lập một phòng tuyến mới trên tuyến các con sông là Kursk – Volga. Thực tế là Stalin đã nghe lời Timoshenko cố phản công để chiếm lại Kharkiv từ đó còn máu chiếm Kyiv và Hồng quân thảm bại. Kết quả Hồng quân Liên Xô trong chiến cuộc xuân hè 1942 bị mất cỡ 1 triệu bộ đội, riêng số bắt làm tù binh ghép với số có từ năm 1941 lên đến hơn 1 triệu quân.
Mùa hè 1942 của Hồng quân Liên Xô gọi là “mùa hè bi thảm” vì họ không có khả năng chống đỡ ở bất cứ mặt trận nào, thậm chí chỉ có chạy, chạy và chạy. Về sau khi đánh giá về giai đoạn này, người ta cho rằng nếu không có sai lầm của bộ sậu Stalin – Timoshenko thì Liên Xô đã có thể chiến thắng sớm hơn cỡ 1 năm.
• “Trong 3 tuần qua, quân Ukraine đã có một cuộc phản công ngoạn mục ở vùng Kharkov. Trong 3 tuần, họ chiếm lại được 1.400 km2, một diện tích mà quân Nga phải mất cả 1 tháng đánh nhau liên tục mới chiếm được.”
Ông này không biết xem bản đồ. Diện tích đó là 1/4 diện tích tỉnh Kharkiv, mà tỉnh Kharkiv theo Wikipedia diện tích là 31.415 ki-lô-mét vuông. Tui đâm nghi ngờ luôn cả trình độ toán học của ổng, dù ngày xưa ông ta thi khối A. Về thời gian thì ông này chỗ đúng chỗ sai, cho thấy sự bấn loạn trong tư duy. Kupyansk Nga chiếm ngay chỉ sau vài ngày nổ súng, từ cuối tháng Hai. Sau đó để chuẩn bị cho “phase 2” họ cũng phải mất gần 1 tháng để chiếm thành phố Izyum, cái này thì có hơi đúng.
• “Mặc dù 2 cuộc bao vây là 2 chiến thắng ngoạn mục về tinh thần và diện tích được giải phóng cho Ukraine nhưng về khía cạnh quân sự, họ không thực sự bao vây và tiêu diệt được một cụm quân nào của Nga cả.”
Cái này chuẩn luôn. Trong cuộc chiến tranh này ngay cả chúng ta cũng không thấy quân Ukraine bao vây, chia cắt và tiêu diệt – bác nào quen riêng ông Trạng sư Trạm Biến Áp thì nhắn nó như thế hộ cái, đã bình luận chiến sự thì phải viết cho đầy đủ từ ngữ và khái niệm… chiên môn. Viết kiểu chuyên gia nửa mùa người ta cười cho.
Nghệ thuật chiến dịch của quân đội Xô-viết thời đó là tập trung lực lượng vào những điểm yếu trong hệ thống phòng ngự của địch, mở những đòn tập kích mạnh và sâu và như vậy thì thường những đòn này được tổ chức đánh vào hai bên sườn. Để tiến hành được như vậy, họ bao giờ cũng dùng chiến thuật pháo bắn chuẩn bị mãnh liệt trong thời gian ít nhất nửa giờ đến 1 giờ.
Tui đã nhiều lần báo cáo các bác là mật độ pháo binh của Hồng quân Liên Xô thời đó là đạt 1.000 đến 1.200 khẩu pháo với súng cối trên một ki-lô-mét chính diện, một con số gấp khoảng 6 đến 10 lần của quân đội Nga hiện nay. Sau khi các mũi tấn công gặp nhau ở phía sau cụm quân địch bị bao vây, họ sẽ mở những mũi tấn công xuyên qua để chia cắt cụm quân địch đó làm nhiều phần, sau đó tiêu diệt bằng những trận đánh nhỏ hơn.
Những điều này cho ta thấy đến nay quân đội Ukraine đã đoạn tuyệt với cách thi hành chiến tranh này của quân đội Xô-viết, trong khi đó người Nga thì vẫn trung thành với nó. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở câu chuyện nhà máy thép Azovstal, quân Nga bao vây bằng sức người và tổn thất không biết bao nhiêu mà kể. Trong khi đó người Ukraine lượng sức mình còn yếu nên không làm như vậy. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, lợi dụng vùng đầm lầy “Pinsk Marshes” ở giữa Belarus với Ukraine, bắc Kyiv làm cho người Nga chỉ có thể đến thủ đô Ukraine bằng vài con đường độc đạo, họ đã phá một số đập nước để hạn chế khả năng cơ động của đối thủ.
Về vùng đầm lầy này các bác có thể xem thêm ở đây.
• “Mặc dù có những thiệt hại thực sự do bị phục kích khi luồn sâu, thế nhưng sau khi rút khỏi Kiev và Kharkov, lực lượng của cụm quân phía Bắc này của Nga thể hiện là họ còn rất sung sức và đã chiếm được tương đối dễ dàng chính vùng I-zy-yum (vừa mới được Ukraine giải phóng) và sau đó tiến vòng qua Donbass và hợp vây với cánh quân từ phía Nam lên để chiếm Luhansk và Severodonetsk.”
Sung sức mà mất cả sư đoàn xe tăng Kantemirovskaya với 25.000 quân thôi chứ mấy. Đoạn này ông này sai bét, Izyum vẫn do người Ukraine giữ từ đầu chiến tranh và mãi ngày 15/03 quân Nga mới bắt đầu chiến dịch đánh chiếm thành phố này. Để xem lại xem quân Nga có sung sức hay không, chúng ta cùng đọc lại tin tức của thời điểm sau đó 20 ngày:
“…thành phố Izyum đã được đổi chủ nhiều lần trong khoảng 10 ngày đến 2 tuần qua và mới đây nhất, phần phía bắc của thành phố đã bị quân Nga chiếm nhưng quân Ukraine phá cầu, làm cho họ không sang được phần phía Nam. Trong suốt những ngày vừa qua là cuộc chiến đấu giữa quân Ukraine muốn ngăn cản những cố gắng của công binh Nga, nhiều lần muốn bắc cầu phao qua sông để tấn công.
Quân Nga tham chiến ở khu vực này gồm có lực lượng của hai tập đoàn quân xe tăng 20 và số 1 của Quân khu miền Tây. Chúng ta cùng nhớ lại, Tập đoàn quân xe tăng Số 1 của Quân khu miền Tây đã bị thiệt hại nặng trong những trận chiến ở Sumy (có nguồn tin cho rằng thậm chí có đến cả sư đoàn xe tăng bị mất sức chiến đấu). Bản tin ngày 27/03 của Bộ tổng tham mưu Ukraine cho biết riêng Sư đoàn 47 của Tập đoàn quân xe tăng này đã bị chết 600 quân phải đưa xác về Belarus và Nga.”
Khó có thể nói được Izyum chính thức bị quân Nga chiếm vào ngày nào từ 13 đến 15/04, nhưng dù ngày nào thì họ cũng đã mất 1 tháng để chiếm thành phố và chẳng thể nói là dễ dàng được.
• Ông ta viết tiếp: “Đó là trong khi hai bên vẫn đánh nhau không khoan nhượng thì Nga, bất chấp ưu thế vượt trội của mình về không quân và tên lửa chính xác, đã không hề phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Toàn bộ các nhà máy điện trong vùng Nga chiếm vẫn cung cấp điện cho Ukraine. Các đường ống dẫn khí qua Ukraine không bị cắt. Các cảng, đường sắt, cầu, các tuyến giao thông quan trọng, các cơ sở viễn thông không hề bị phá. Ukraine vẫn được Nga tạo điều kiện cho xuất khẩu lúa mì để thu ngoại tệ về.”
Ai bảo không dùng không quân, riêng máy bay cánh cố định cũng mới rơi có 60 chiếc chứ mấy. Ngày 15/03 vừa bắt đầu đánh Izyum bị rơi luôn 1 cái Su-35 mới cứng vì phải sà xuống bắn tên lửa và ăn ngay quả tên lửa phòng không vác vai vào sau đít. Còn cắt điện hở? – Thử cắt đi xem đường ống khí đốt của các cậu còn tồn tại được không? Cắt đường khí đốt sang châu Âu qua Ukraine hả? Cắt đi xem thằng nào chết đói trước.
• “So với Mỹ thì người Nga thành công hơn hẳn về mặt bình định – và với một cái giá về kinh tế thấp hơn rất nhiều. Ở Gruzia, sau cuộc chiến 5 ngày năm 2008 thì Shakhasvilis, vị tổng thống phát động cuộc chiến đối với vùng thân Nga đã trở thành tội phạm và phải lưu vong. Gruzia, trong cuộc chiến Nga-Ukraine cũng rất kiệm lời nếu so sánh với ba nước vùng Baltic, Ba Lan và nữ thủ tướng Phần Lan.”
Đúng rồi, và bây giờ để “bình định” Gruzia, người Nga trốn quân dịch đã kéo sang nhờ họ cưu mang cỡ dăm bảy chục nghìn chứ mấy. Người Mỹ chưa bao giờ thành công về bình định cả, chỉ có thua. Bằng một thứ văn hóa thô thiển, họ đã thâm độc lôi kéo hàng vạn người Nga xếp hàng lũ lượt mua McDonald’s và thanh niên Nga bây giờ thì chạy trời cũng không trốn khỏi kiểu quần mà bên Mỹ chỉ những người chăn bò mới mặc được gọi là Jeans. Kiểu bình định rất thâm độc.
• “Đã qua rồi thời quân đội Nga tấn công theo lối chấp nhận mọi thương vong để đạt được mục đích như thời Liên bang Xô Viết.”
Lại đúng nữa rồi, chỉ có ra mệnh lệnh “không lùi một bước” copy của Stalin thôi, mà Stalin có phải là thời Liên bang Xô-viết hay không thì bây giờ Trạng sư làm loạn ù cả lên, không ai rõ nữa. Vì thế nên Lyman gần 5.000 quân Nga kẹt giữa hai làn đạn của quân Ukraine và Vệ binh quốc gia Nga, xác chất đống như cái gò. Thê thảm. Thế mà cũng ca ngợi, tội khẩu nghiệp của Trạng sư to lắm trạng sư ạ.
• “Thứ hai, họ luôn luôn cố gắng duy trì sự ổn định của nền kinh tế trong nước ở mức cao nhất. Đó chính là bài học xương máu mà Putin và các lãnh đạo Nga đã rút ra được từ cuộc chiến Afghanistan 1979-1989 và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó.”
Cần cung cấp cho ông này danh sách những người Việt Nam buôn bán ở Nga phải về nhất là thời gian cuộc chiến được khoảng 3 tháng cho đến trước lệnh “Động viên một phần” xem cái gọi là “nền kinh tế” nó như thế nào.
• “Thứ ba, họ tiến hành chiến tranh trên mọi phương diện, từ truyền thông tới kinh tế. Và hiểu rất rõ nguồn lực hữu hạn của mình, họ tập trung vào việc giữ được sự ủng hộ của người dân Nga thay vì cạnh tranh với phương Tây trong việc lấy lòng chung chung với thế giới.”
Ối lại quá chuẩn. Giữ được sự ủng hộ của 140 triệu dân còn lại, lũ 300.000 vừa đào thoát khỏi biên giới là lũ phản bội bán nước. Tuy nhiên trước đó ông ta viết Nga có đến 1,2 triệu quân và 3,5 triệu quân dự bị nhưng ở đây ông lại viết “hiểu rất rõ nguồn lực hữu hạn của mình.” Quả này gọi là tự vả vào mồm mình văng cả hàm răng giả.
• “Vào tháng Tư và Năm, khi nhận thấy rằng quân đội Ukraine và phe đối lập không lật đổ được chính phủ và bắt tay với Nga thì việc tấn công hay vây hãm Kiev và Kharkov trở nên vô nghĩa (vào thời điểm và hoản cánh lúc đó). Cuộc tấn công vào 2 thành phố này sẽ rất đẫm máu dân thường.”
Quân đội Ukraine không hề lật đổ Chính phủ của mình mà trái lại họ đánh tan xác Hồng quân của Putox. Cuộc tấn công vào 2 thành phố này sẽ rất đẫm máu dân thường thì đúng, vì lúc đó toàn thể cư dân của hai thành phố sẽ chống trả quân Nga đến cùng. Thằng này tư duy có vấn đề các bác ạ.
• “Cùng với sự tạm yên trên chiến trường, Nga xúc tiến hàng loạt các liên minh với Ấn Độ, Trung Quốc, Iran và các nước thuộc khối BRICS và hợp tác Thượng Hải. Chưa bao giờ hai nhóm quốc gia này lại hoạt động mạnh mẽ như trong 2 tháng vừa qua với việc kết nạp thành viên mới và các thỏa thuận được ký kết.”
Kết nạp thêm ai vào SCO?
“At the summit, Beijing was clear in its support for advancing SCO expansion, signing off on Iran’s admission for membership, endorsing the review of Belarus’ membership application, and adding Bahrain, the Maldives, the United Arab Emirates, Kuwait and Myanmar as dialogue partners. Certainly for China, garnering support for its anti-US narratives and its Taiwan position is critical, but that is only part of the appeal of the SCO.”
Cụ thể như trên đây, mời các bác bình loạn. Thử mời Anh Pháp Mỹ Đức, Nhật Bản Canada, thậm chí Hàn Quốc hay Singapore vào xem họ có gí đít vào không. Trạng sư học hành kiểu gì thế hả bố trẻ?
• “Thái độ chống Nga trên thế giới giảm hẳn căn cứ vào số lượng thành viên Liên Hợp Quốc bỏ phiếu chống Nga suy giảm nhiều trong lần bỏ phiếu nghị quyết mới đây nhất.”
Nhiều là bao nhiêu? Nếu lên Google Search với cụm từ khóa “Nghị quyết của Liên hợp quốc về chiến tranh Nga ở Ukraine” thì sẽ có khoảng 4.260.000 kết quả trong 0,48 giây. Điều đáng nói là 5 tin trên cùng đều là báo nhà ta cả và tin mới nhất từ 25 tháng Ba năm nay.
- Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về cuộc khủng hoảngNga-Ukraine
- Đạihội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Nga lập tức ngừng chiến ở Ukraine
- Đạihội đồng LHQ thông qua Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt hành động quân sự ởUkraine
- Đạihội đồng LHQ thông qua nghị quyết kêu gọi Nga dừng chiến dịch quân sự ở Ukraine
- Đạihội đồng LHQ thông qua nghị quyết phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine
Nếu cố tìm thì chắc chắn sẽ thấy có một nghị quyết nữa nhưng là loại Nga hỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc.
Thôi thì ông cho rằng “thái độ chống Nga giảm hẳn” thì cứ ngồi đó mà tự sướng.
• “Các hoạt động này đã mang lại các lợi ích thực sự cho Nga từ các hợp đồng mua bán khí, dầu lớn của Ấn Độ và Trung Quốc lẫn các thiết bị bay không người lái rất hữu hiệu của Iran cũng như việc Thổ Nhĩ Kỳ lẳng lặng cắt giảm các UAV cung cấp cho Ukraine. Cùng thời gian đó, trong khi nền kinh tế Nga vẫn ổn định và thu ngân sách lại gia tăng thì kinh tế châu Âu rơi vào một cuộc khủng hoảng mà mọi nhà kinh tế học vào hồi tháng 2 đều không thể lường được quy mô.”
Khổ rồi, kỳ này mấy ông Phan Châu Thành với gì gì đó chết đói hết. Thổ Nhĩ Kỳ bố láo, thay vì chuyển UAV cho Ukraine thì cắt và bây giờ chuyển cả nhà máy sang nhà người ta. Lâu nay bọn phản động láo toét cứ bảo là Nga Putox chỉ giỏi tuyên truyền, rõ là luận điệu xuyên tạc. Putox mà tuyên truyền thì bà con phải hiểu là ngân sách thu về đang tăng mà ở lại tiêu tiền, sao lại bỏ chạy khỏi đất nước cả như thế.
Tui bắt đầu chán với ông này rồi, nên xin nhặt cái này ra làm kết:
• “Nếu người dân Nga cho rằng đây là một cuộc chiến ở hải ngoại vì tham vọng ngông cuồng của Putin (giống như cách mà phương Tây đang nói – thậm chí các lãnh đạo G7 còn nói rằng cuộc chiến này là vì Putin muốn thể hiện tính mạnh mẽ của một con đực đầu đàn) thì họ sẽ chống lại và chiến tranh sẽ thất bại. Tuy nhiên, nếu người dân Nga cho rằng đây là một cuộc chiến vì sự sống còn của nước Nga, dân tộc Nga, văn hóa Nga thì có chết hàng triệu người họ vẫn chấp nhận. Lịch sử nước Nga cho thấy rất rõ điều đó.”
Được, “ba mươi chưa phải là Tết” ông ạ. Không đánh nhau thì nước Nga còn sống, đánh nhau cái thì sống dở chết dở. Vấn đề của ông nghiêm trọng ở chỗ, ông bảo ông theo Đạo Thiên chúa nhưng ông không thấm cái tinh thần yêu thương của Thiên chúa, mà ông cổ vũ cho cái sự chết ngu si của hàng triệu người Nga. Trong bài viết này của ông thể hiện rõ điều đó. Vậy để trả lời câu hỏi của ông là “quân chủ lực Nga ở đâu?” thì tôi nói với ông cái này:
Chủ lực Nga ấy, chết và bị bắt rất nhiều cùng mười mấy ông tướng (không nhẽ tướng dân quân tự vệ!) mấy chục ông tá và cả gần nghìn ông cấp úy. Trên chiến trường Lyman vừa rồi chỉ có ít BARS “Leopard” là dân quân tự vệ, có Rosgvardyia không phải chủ lực mà là OMON, là đồ tể bắn vào sau lưng chủ lực đấy. May quá, chủ lực của ông có tài chạy nên thoát gần hết. Chưa cảm ơn nhân đạo của người Ukraine à?
Bình loạn : Chuyện kể rằng ở thủ đô Tây Phi có lão xe ôm vì đứng ở đầu đường HQV là nơi có đến mấy đơn vị quân đội hàng khủng: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Phi-La-tư và khủng nhất là… Học viện Quốc phòng. Do hay chở các sĩ quan ra ga về quê, lão ta hóng được khá nhiều khái niệm quân sự và đem lên mạng… chém. Khổ, học hành lỗ mỗ nên chẳng biết gì nhiều ngoài mấy cái dầu mỡ vớ vẩn, ngoài chuyện vòng bi lão ta chẳng biết gì hết. Chẳng bù cho cũng ở xứ Tây Phi có anh Trạng sư Trạm Biến Áp trình độ “ní nuận quân xự” hàng khủng, cũng tầm chương trích cú như người nhớn.
Tiếc cái là anh trạng sư không nắm được một điều rằng ai thì cũng phải ăn, và Hồng quân Putox thần tượng của anh ta đã từng có lúc chết đói vào làng xin nông dân Ukraine cho ăn. Ngoài ra, trong danh sách những thứ mà học sinh vùng Belgorod được yêu cầu quyên góp cho các chú bộ đội Hồng quân Putox đang chiến đấu có cả “tập giấy ướt đi vệ sinh” – nôm na là Hồng quân Putox không có cả giấy chùi đít. Đi đánh nhau ngoài chiến trường mà đi ị phải dùng que gạt, đảm bảo chưa bắn đã chết vì bẩn.
3. Không hiểu tại sao lúc này tui lại cho rằng, đã đến lúc chúng ta nghĩ đến sự phản bội của Kadyrov.
Sau khi tui viết ý nghĩ này với tư cách một comment dưới bài bình loạn trước, nhiều bác nhắc nhở: Kadyrov không đủ (thân cận) để đâm dao vào lưng Putox. Điều này rất rất đúng. Nhà chính trị học Nga Stanislav Belkovski nói: “Kadyrov không phải là người đảm bảo cho Putin, nhưng Putin là người đảm bảo cho Kadyrov. Không có Putin tức là không có Kadyrov.”
Thực chất, con rối Kadyrov là do Putox dựng lên, trong bối cảnh một tên phản bội và trở cờ. Hắn phản bội – chính xác là đổi phe và nhờ có sự đổi phe này, dần dần Nga áp đảo được lực lượng của cố tổng thống Chechen Aslan Maskhadov, cuối cùng giết được ông này vào năm 2005.
Câu nói trên của Belkovski là rất chính xác: không có Putox thì không có Kadyrov. Bản thân Kadyrov trong cuộc chiến này thể hiện vai trò hết sức… vô nghĩa, thậm chí cả lực lượng quân sự hắn ta đưa đến chiến trường Ukraine cũng… vô nghĩa nốt. Tuy nhiên những phát biểu của hắn ta thì không vô nghĩa tí nào.
Hắn chỉ trích gần như tất cả các nhân vật quan trọng của chóp bu quân sự Nga, hình như chỉ còn thiếu có Shoigu. Còn lại thì chẳng ai hắn tha cả: V. Gerasimov tổng tham mưu trưởng, Roman Gavrilov (phó tư lệnh Vệ binh quốc gia Nga, thứ trưởng, đã bị bắt từ hồi tháng tư) và gần đây nhất là thượng tướng Aleksandr Lapin tư lệnh Quân khu trung tâm, người chịu trách nhiệm chính trong vụ vỡ mặt trận Lyman.
Có thể nói rằng vai trò của Kadyrov dù vô nghĩa về quân sự, nhưng rất có ý nghĩa trên bàn cờ của Putox về một số phương diện khác, gì thì gì đầu tiên hắn vẫn đang giúp Putox giữ cái phên giậu Chesnia. Nếu góc này có biến, thì góc khác cũng có biến theo. Nhưng với bản tính tráo trở, cùng một cái logic nữa chúng ta cần tính đến là Kadyrov dù có ngu mấy cũng nhận ra số phận của hắn phụ thuộc vào số phận của Putox như thế nào.
Có ít nhất hai bước tiếp cận vấn đề. Bước thứ nhất, hắn sẽ nhất mực trung thành với Putox cho đến khi nào có những bằng chứng rõ ràng là tàu sắp đắm. Trong thời gian đó, hắn sẽ bộc lộ những tham vọng của mình về chức vụ. Đánh giá sơ bộ, Kadyrov như một con tượng trên bàn cờ của Putox, bằng chức năng quét 2 đường chéo của mình, hắn sẽ giúp phòng thủ một góc đất nước cho Putox, chức năng tấn công sẽ thấp hơn nhiều. Nhưng những gì hắn thể hiện ra cho thấy hắn không giấu được tham vọng, và tham vọng chính là cặp bài trùng với tráo trở.
Hiện nay hắn vẫn trung thành, nhưng đang đòi chức vụ cao hơn, ví dụ thay Viktor Zolotov làm tư lệnh Vệ binh quốc gia (Bộ trưởng), thậm chí một chức vụ cao trong Bộ Quốc phòng và từ đó đòi hỏi một kế hoạch quân sự điên rồ hơn. Đầu óc của võ biền đơn giản kiểu du côn lúc này chỉ nghĩ đến giải quyết vấn đề bằng những vũ lực thô sơ. Hắn cũng là thằng đòi sử dụng vũ khí hạt nhân “cho nó nhanh.”
Bước tiếp theo, nếu nhận ra là “tàu sắp đắm” – thì có hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất, là Kadyrov phản Putox bằng cách thu xếp một vị trí nhất định trong chóp bu Nga hậu Putox. Cách này ổn thỏa, vì dù sao một nước Nga hậu Putox vẫn cần ổn định và kẻ thù của nó là chủ nghĩa ly khai. Hắn sẽ tìm cách nói chuyện với các nhân vật quan trọng nào đó trong bộ máy để có thể cấu kết với nhau lật Putox. Con bài “về nhà dựng cờ khởi nghĩa” sẽ luôn là con bài tủ để đem ra nói chuyện với bất cứ ai. Đó là thượng sách.
Cách tiếp cận thứ hai, là khi tình hình tàu còn tệ hơn nữa, không chỉ dọa đắm mà còn cả bốc cháy, thì buộc phải tính đến phương án nói chuyện với các thủ lĩnh Chechen hải ngoại, những kẻ thù của hắn cho đến thời điểm này. Đây là hạ sách cho Kadyrov, nhưng là kết cục rất tệ cho Nga. Dù thế nào thì cũng là cáo chung cho chế độ của Putox.
Cá nhân tui thì không nghi ngờ rằng trong chính giới Nga lúc này phần lớn đã nhận ra tình thế tuyệt vọng của bộ máy Putox, càng dấn sâu vào cuộc chiến sẽ càng thê thảm và hậu quả sẽ càng nghiêm trọng. Những tính toán tương tự của Kadyrov sẽ có trong đầu của người đứng đầu cộng hòa “Republic Saha”, thống đốc các vùng như Novosibirsk, Krasnoyarsk…
4. Kết cục của cuộc chiến đang đến gần.
Đầu chiến tranh, lão xe ôm cứ lải nhải như một thằng tâm thần nào là “Nga sản xuất được bao nhiêu đạn pháo một ngày…” – hâm đến mức lấy số liệu hồi chiến tranh thế giới lần thứ hai rồi ngồi tính toán xem hiện nay họ có thể sản xuất được bao nhiêu. Theo bài chém trên đây thì hôm 15/04 rồi sau đó nữa, lão ta tính toán là nếu cần 1.000.000 quả đạn pháo thì Nga sẽ mất cỡ 3 tháng mới sản xuất được.
Sau “phase 2” The Battle of Donbas, lão ta ngã ngửa khi “tây nó bảo” riêng trong giai đoạn 70 ngày đó, Nga bắn trung bình 60.000 quả đạn các loại gồm pháo binh thông thường, súng cối và pháo phản lực phóng loạt, vị chi họ đốt hết hơn 4.000.000 quả. Trong một giai đoạn nào đó quân Ukraine cũng sử dụng cách đánh này vì họ cùng sử dụng những vũ khí tương tự, nhưng chỉ đạt được mức độ dưới từ 5 đến nhiều nhất là 10% so với Nga ở tùy từng hướng.
Mặc dù cũng hình dung được phần nào tính chất và mức độ ác liệt của pháo binh Nga, nhưng vận dụng những kiến thức nghe lỏm được từ khách đi xe, lão xe ôm khẳng định rằng, Nga không thể thắng được bằng cách đánh đó, vì họ thua trong cách đánh của chính mình, đơn giản là họ không đủ đạn pháo. Một chiến tuyến dài 1.400 ki-lô-mét, thôi 1.000 ki-lô-mét đi, thì 1 ki-lô-mét mặt trận chỉ được “phân phối” có 57 quả đạn trong 1 ngày, mà đó là chưa nói đến chiến tuyến đó sâu bao nhiêu ki-lô-mét. Nếu quân Ukraine đóng trên suốt một chiều sâu 5 – 7 ki-lô-mét thôi thì 1 ki-lô-mét vuông chỉ được có 10 quả. Tiêu chuẩn của quân đội Xô-viết thời chiến tranh Vệ quốc là 5.000 quả các loại trên 2 ki-lô-mét vuông, rộng 1 sâu 2 ki-lô-mét và bắn trong 15 phút. Vây đó – 10 quả so với 2.500 quả - dù ai nói ngả nói nghiêng thì đó vẫn là những con số biết nói.
Cũng căn cứ trên lời kể vu vơ của một ông khách đi xe nào đó đã chứng kiến nhà máy quốc phòng của Nga đắp chiếu 30 năm qua, lão xe ôm mặc dù vẫn tính toán phương án tốt nhất cho họ, vẫn ngờ rằng họ chẳng bao giờ làm được cái việc là TÁI KHỞI ĐỘNG NỀN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG để phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến tranh này.
Và đến hôm qua, Dmitry Sablin – phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Nga – thừa nhận trên đài truyền hình trung ương nước này rằng “Nga cần phải tạm rút và xốc lại đội hình khi mà tất cả mọi thứ đều thiếu và yếu so với Ukraine.” Ngoài ra ông ta cũng thừa nhận: “Chẳng ai giúp Nga được gì nên phải khởi động lại nền công nghiệp quốc phòng để Nga tự cung tự cấp cho lính Nga.”
Also in this clip: Dmitry Sablin claims the West occupied Russia in the 1990s and caused apartment bombings [linked to Putin's rise to power]. You might also be surprised to learn that Belarus is a part of Russia, Belarusian guest was certainly in shock.https://t.co/DJ81ECdTsE
— Julia Davis (@JuliaDavisNews) October 3, 2022
Vậy là hôm nay, ngày 04/10/2022, chúng ta khẳng định với nhau rằng:
Nga không có cửa để thắng hoặc hòa. Để chiến thắng hoặc hòa dù với kịch bản nào, chẳng hạn giữ được Kherson và Zaporizhzhia ở nguyên hiện trạng và chiếm được toàn bộ Donbas theo kế hoạch ban đầu; hòa là rút về giữ được ranh giới trước ngày 24/02 và có thể phải trả lại một phần ở mặt trận phía nam… Làm được như vậy họ cần ít nhất 400.000 quân nữa, 200.000 cho mỗi nơi và đó là quân cầm súng trực tiếp. Để phục vụ cho số đó, theo tiêu chuẩn của chính họ thường là 1/1, tức là cần tối thiểu 400.000 người. Tính cả con số dự phòng thì đúng là họ cần 1 triệu quân thật. Mỗi người lính trong số đó cứ 5 ngày cần một tập giấy ướt chùi đít mà phải loại dai như Huggies chứ không được bở bùng bục. Như thế, cho một chiến dịch kéo dài 2 tháng thôi, Nga sẽ cần 12 triệu tập giấy ướt. Start-up anh em ơi!
Để tiếp tục đánh nhau, chẳng hạn cố tấn công để… “toàn vẹn lãnh thổ” cho Donbas, Nga sẽ cần tối thiểu 5 triệu quả đạn nữa, và như vậy sẽ phải huy động cả nền sản xuất của Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, họ cần ít nhất 1.000 cái xe tăng tốt. Thực tế thì hiện nay họ có thể huy động được luôn 1.500 chiếc xe tăng mới tinh chưa qua sử dụng, nhưng là… T-55.
Đó là còn chưa tính đến cuốc, thuổng… cái gì cũng phải chuẩn bị. Trong một diễn biến mới nhất, ngành hậu cần quân đội Nga vừa phát hiện mất cha nó 1 triệu rưỡi bộ quân phục ấm cho mùa đông. Đang trong kho nay không cánh mà bay – đúng là chó cắn áo rách.
Để đảm bảo cho một chiến dịch 1 triệu quân, Nga cần 100.000 cái xe tải – theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ là gấp đôi, như thế lãng phí và xa xỉ quá. Để chuẩn bị được số xe tải trên, người Nga cần khoảng 5 triệu cái vòng bi loại tốt. Cứ nôm na vậy thôi.
Nhưng, không hổ danh là những “người Nga nhân hậu”, quân đội Nga vẫn lend-lease cho quân Ukraine:
Trong một diễn biến khác, nhiều khả năng quân đội Ukraine sẽ xây dựng thêm 2 lữ đoàn xe tăng mới trên cơ sở số xe tăng được quân đội Nga trao tặng sau giải việt dã Kharkiv đầu tháng Chín.
Trên một diễn đàn online, đâu như “trái tim” trái đắng gì đó mà có người bạn gửi cho tui một đoạn chụp màn hình, có đôi thành viên ở bển chửi: tui uốn éo từng câu chữ, dẫn dắt người đọc, đọc tui viết cảm tưởng như Ukraine ăn tươi nuốt sống Nga đến nơi. Cái giống người Việt Nam mình lạ thế đấy, như cậu đó là đang ở trạng thái cực kỳ sân hận. Chưa đọc người ta viết như thế nào nhưng rất dễ phát biểu xanh rờn.
Tui không bao giờ nói là người Ukraine thắng và thắng như chẻ tre, thắng một cách dễ dàng… Nhưng tui bao giờ cũng khẳng định: Nga sẽ thua, và thua một cách thảm hại không xứng đáng là “quân đội thứ hai thế giới”. Từ “phase 1,” chưa có hỗ trợ của bên ngoài đâu như mấy chục khẩu súng máy, nhưng tui đã cho rằng quân Ukraine sẽ tránh đối đầu trực tiếp mà quại vào hậu cần, đánh vào hệ thống của quân Nga. Điều đó đúng và dẫn tới sự rút chạy thê thảm của quân Nga ở Kyiv. Nhẽ ra phải chịu thua rồi.
Sự có mặt, hỗ trợ của HIMARS và các loại khác, chỉ thúc đẩy làm cho cuộc chiến nhanh đến kết cục, chứ nếu không có thì người Ukraine vẫn sẽ chiến đấu và vì quá rõ cùng một cái ổ Xô-viết ngày xưa, họ vẫn sẽ thi hành đúng cái cách họ đã chiến thắng ở “phase 1”, và trường kỳ kháng chiến sẽ lấy mất của họ một, hai năm hòa bình.
Bây giờ chúng ta sẽ nhắc lại bài tập làm văn của Trạng sư Trạm Biến Áp trình bày chiến sự với kiến thức của học sinh cấp hai. Anh ta nhắc đi nhắc lại lần này là lần thứ hai, về chiến cuộc năm 1942. Lần trước là việc Hồng quân Liên Xô thua ở Kharkiv, nhất là cú bị vây ở Izyum. Lần này, anh ta nhắc tiếp nhân sự kiện Hồng quân Putox sau khi chạy ở Izyum lại chạy tiếp ở Lyman. Mục đích của anh ta là vẫn muốn dẫn dụ câu chuyện rằng sau đó, Hồng quân Liên Xô có trận Stalingrad, rồi Kursk và lại quay lại với… Kharkiv.
Tốt rồi, chú thích thì anh chiều. Như vậy bọn “tân phát-xít” sẽ buộc phải truy kích “Hồng quân Putox” đến tận sông Volga, ý chú là như vậy phải không? Dã tâm của chú đừng tưởng anh không nhận ra nhé. Chú nhắc đến việc sáp nhập 4 tỉnh, sao không nhắc đến việc ngay hôm sau, sau khi đã “trở về đất mẹ” rồi, “mẹ Nga” của chú, à của Putox vẫn ăn vả tơi bời (bằng dép cao su!) vào mặt?
Nhân chú nhắc chiến cuộc 1942, để anh kể cho chú nghe một chuyện nhé: cố nguyên soái không quân Liên Xô, ba lần anh hùng Liên bang Xô-viết Alesksandr Pokryskin vào mùa hè năm đó sau trận không chiến, máy bay bị bắn trọng thương và bản thân ông – khi đó là trung úy bị thương nhẹ vào mắt. Buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một vùng cách sân bay mấy chục ki-lô-mét, ông tìm cách về đơn vị và tìm đến một đơn vị bộ binh trong vùng gần đó. Đó là sở chỉ huy của một… Tập đoàn quân, và trung úy gặp một vị tướng tư lệnh. Trung úy hỏi và vị tướng trả lời… lăng nhăng, không nắm được bất cứ điều gì rõ ràng. Tình hình rối ren đến nỗi mà chỉ cần vào một làng hỏi, dân chúng trả lời là quân ta đang giữ làng, thì chỉ lúc sau đã thấy quân Đức rồi. Nửa ngày sau, phi công nghe tin trung tướng đã tự sát, tự bắn vào đầu trong khi toàn bộ Bộ tư lệnh và ban tham mưu của Tập đoàn quân không biết có vượt vòng vây được không.
Tình thế của quân Nga ở cả Donbas lẫn Kherson, và đầu tháng trước ở Kharkiv, cũng y như thế. Lapin, tư lệnh Quân khu trung tâm chịu trách nhiệm mặt trận phía tây của Nga, ngồi tận thành phố Luhansk cách Lyman 165 ki-lô-mét đường bộ, cách 112 ki-lô-mét đường chim bay. Người ta kể rằng hắn ta ra những lệnh trên trời, cho tiểu đoàn này ứng cứu tiểu đoàn kia nhưng hắn không biết được rằng lúc đó mỗi tiểu đoàn chỉ còn vài trung đội.
Chúng ta cũng không cần mong chờ những đợt tấn công tiếp theo của quân Ukraine để duy trì nhịp điệu, chắc chắn người ta có những phương pháp sáng tạo để thi hành chiến tranh. Rồi chúng ta sẽ lại thấy người ta tiếp tục phá hệ thống, để ông tiếp tục hỗn loạn và vỡ trận.
Đến đây tui xin khẳng định là các bác trong khi để lại chức vụ xe ôm cho tui, nhưng cách chức ông tham mưu trưởng là đúng chuẩn. Giờ này còn lải nhải: Nga còn nhiều đồ chơi. Còn cái gì cũng không khắc phục được những điều như thế này: để chỉ huy 1 triệu quân, ít nhất ông cần 25.000 sĩ quan cấp úy, 5.000 sĩ quan cấp tá và 100 sĩ quan cấp tướng, mà phải chất lượng đàng hoàng. Đừng có nói đồ chơi, mang những cái đó ra có khách gì Hitler hy vọng vào Cọp với Báo đâu. Nói chuyện với cái bọn mù dở về xe tải rất khổ các bác ạ.
Hôm trước có bác hỏi tui là: sau Lyman sẽ là gì? Tui trả lời: tui chịu, toàn đi sau nói vuốt đuôi, chứ có đoán trước cái gì. Cơ mà sau Lyman thì người ta phát triển tiếp chiến quả đến Kreminna là bình thường, nhưng chắc chắn sẽ có một kế hoạch “đánh phá hệ thống” của khu vực Lysychansk-Severodonetsk rồi mới quại tiếp. Theo tin chưa kiểm chứng thì quân Nga ở Lysychansk đã bắt đầu rục rịch rút, sang Severodonetsk chăng?
Tất nhiên ở hướng Donbas thì cứ nên suy nghĩ như vậy là logic, nhưng cũng không nên quên hướng Kherson. Phụ thuộc vào tốc độ trang bị một số vũ khí mới mà người Ukraine sẽ lại làm nên chuyện gì đó ở mặt trận hướng Nam. Mất Kherson, việc giữ được bán đảo Crimea sẽ rất khó khăn và khá vô nghĩa, vì nó lại bị ảnh hưởng nguồn nước ngọt. Cư dân theo Nga sẽ lại té về Nga hết. Ukraine họ chẳng quên hướng này đâu, chẳng qua là chưa đến lúc thôi.
Thậm chí hướng Tokmak cũng là một hướng rất tiềm năng vì trong những ngày qua các bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rất đều việc phá các trung tâm tập trung nhân lực hậu cần của Nga trên hướng này. Nếu phát triển hướng này, cũng có nghĩa là tiếp cận biển Azov và cắt đứt hành lang của Nga đã thiết lập được.
Một trong những điều mà chúng ta mong mỏi, bản thân trạng sư cũng lờ tịt đi là Nga sẽ làm gì sau khi bị tẩn vào “lãnh thổ thiêng liêng” của mình. Hôm trước khi sáp nhập anh em chú cháu dư luận viên nhà chú Lee Shimuo đã hoắng hết cả lên, “chết rồi, gấu sáp nhập 4 tỉnh rồi!” “kỳ này gấu nó vả cho chết…” Ấy thế mà đã 5 ngày, chưa thấy gấu vả mà chỉ thấy gấu ăn vả.
Như tui đã viết, việc bị tấn công vào lãnh thổ thì ít nhất cũng phải đáp trả một cách tương xứng: đòn quân sự, đòn chính trị… Về chính trị, hiện nay ngoài câm tịt về vụ tuyên chiến, hình như Putox cho người đòi… nhóm họp Hội đồng Bảo an. Lúc thì ông ngồi xổm vào Hội đồng, lúc bị đánh phù mỏ thì lại yêu cầu người ta họp. Phường chèo với nhà anh đấy hẳn?
Nhìn chung, nếu tuyên chiến thì Nga hiện nay đang rất yếu với tất cả các hướng phòng thủ chiến lược đều rỗng, đặc biệt kém về phòng không và lá chắn tên lửa. Các thành phố lớn của Nga mà bị tấn công thì có mà loạn to. Chúng ta cần hình dung điểm gần nhất của Ukraine là huyện Seredyno-Budskyi của tình Sumy của Ukraine chỉ cách Mátxcơva có 450 ki-lô-mét đường chim bay! Không có cái thứ 300 ki-lô-mét của Mỹ biết đâu họ còn cái gì của Liên Xô cũ đem ra nâng cấp thì sao!
Cuối cùng, xin trả lời câu hỏi của một bạn Facebook sáng nay nhắn: Quân Ukraine chiếm các thị trấn như thế liệu có giữ được không? Câu hỏi đúng, hợp lý: Chiếm phải nghĩ đến chuyện giữ. Trước đây hồi Nga tấn công chiếm chỗ nọ, chỗ kia… chúng ta hay động viên nhau: chiếm xong có giữ được không. Câu chuyện nó đúng với một nước đi xâm lược và bên mất đất chắc chắn sẽ chiến đấu để đòi.
Bây giờ thì Nga liệu có đòi không? Có thể, ai mà chẳng muốn. Tuy vậy có đòi được hay không thì còn xét, có mà giữ được cái chỗ vừa chạy về không phải chạy tiếp còn khó, nói gì đến chuyện phản công. Lý do xin lên đọc lại phần tính số lượng đạn pháo, xe tải và vòng bi.
PHÚC LAI 04.10.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.