Ngay từ đầu tôi đã không tin rằng gia đình bà Trương Mỹ Lan sở hữu khối tài sản này, nên tôi đã làm một cuộc tìm hiểu nho nhỏ.
Và tôi đi đến kết luận rằng công ty Vạn Thịnh Phát chỉ là một pháp nhân (local entity) thuộc một tập đoàn ở Hồng Kông, mà bà Trương Mỹ Lan chỉ là người đứng tên đại diện. Bà Trương Mỹ Lan có thể có sở hữu một phần, nhưng chỉ là phần nhỏ.
Mô hình này cũng giống như mô hình mà các tập đoàn đa quốc gia áp dụng. Họ lập pháp nhân địa phương và thuê người địa phương đứng ra đại diện cho mình.
Người này cho dù mang chức danh gì (chủ tịch, tổng giám đốc...) thì cũng chỉ là chức danh đối ngoại (chủ yếu là quan hệ với chính quyền). Toàn bộ những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, từ tài chính đến kinh doanh, quản lý sản xuất ... đều do người họ cử qua, hoặc ngồi ở một nước khác quản lý điều hành.
Tôi cũng chú ý thấy trong số các cổ đông của công ty mẹ bên Hồng Kông, có một pháp nhân được đăng ký ở một quốc gia nơi thông tin người đăng ký được bảo mật (British Virgin Islands), nên không thể biết pháp nhân sở hữu này là chính phủ hay tổ chức, cá nhân nào.
Tôi đã từng thuê văn phòng trong tòa nhà của Vạn Thịnh Phát, tiếp xúc với bộ máy nhân sự và nhìn cách họ tổ chức, đến chiến lược kinh doanh ... thì tôi càng tin chắc rằng thông tin trên là đúng sự thật.
Một điều nữa là đã có lần tôi đọc được thông tin báo Hồng Kông đưa tin công ty mẹ bên Hồng Kông rao bán một tòa nhà ở TPHCM mà mọi người bên mình thường gọi là thuộc sở hữu của Vạn Thịnh Phát.
Dẫu sao thì ca này là một ca cực kỳ phức tạp, nó có thể không chỉ đơn thuần là kinh doanh.
Bởi không ai kinh doanh mà đi gom bất động sản rồi để đó chẳng làm gì cả. Và cũng không có doanh nghiệp gia đình nào đủ tự tin rằng mình gom nhiều bất động sản thế, toàn các vị trí đắc địa, vị trí trung tâm ... mà chẳng sợ ai dòm ngó, thắc mắc gì mình, nhất là ở Việt Nam.
ĐỖ HÒA 20.10.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.