Những ngày qua, trên mạng xã hội nói riêng, nền tảng internet nói chung đều liên tục vang lên những tiếng than vãn của bên ủng hộ cuộc chiến vệ quốc chính nghĩa của Ukraine.
Những lời chê bai, mỉa mai của các thế lực đen tối ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa do Nga phát động mỗi khi Hoa Kỳ công bố các gói viện trợ vũ khí cho Ukraine là ít ỏi, là nhỏ bé không thấm tháp vào đâu so với sức mạnh áp đảo của Nga.
Họ chỉ nhìn vào con số từng gói viện trợ riêng rẽ như “700 triệu USD” hay “hơn 1 tỉ USD”… Sự thật có phải như vậy không?
Trước hết, chúng ta cần biết toàn bộ ngân sách quân sự hàng năm của Nga là 60 tỉ đô la. Trong đó bao gồm cả lực lượng hải quân hùng mạnh, vũ khí hạt nhân chiến thuật, hệ thống phòng không chiến lược và các hạng mục ngân sách lớn khác.
Trong khi đó, riêng Hoa Kỳ đang và đã chuyển cho Ukraine chỉ trong vài tháng đã chiếm 25% ngân sách quốc phòng 60 tỉ đô la hàng năm của Nga, cùng với hàng tỉ đô la khác được các quốc gia đối tác tài trợ. Nếu tính tổng mức viện trợ trực tiếp từ tất cả các đối tác thì Ukraine thậm chí có thể gần với mức tương đương thực tế với số lượng lực lượng vũ trang Nga đang nắm giữ. Đồng thời, viện trợ của Mỹ và các đối tác dành cho Ukraine vẫn đang tiếp tục được lên ngân sách rất lớn và dài hạn cho thời gian tiếp theo
Ngay ở đầu cuộc chiến cho đến nay, các hệ thống vũ khí, vật tư, đạn dược và các bộ phận thay thế đang được chuyển giao hàng ngày đến Ukraine với tất cả những thuận lợi. Để Ukraine ngay lập tức đưa vào chiến đấu để ngăn chặn hiệu quả các bước tiến của quân đội Nga và phá vỡ hoàn toàn tham vọng “chiếm đoạt Ukraine trong chớp nhoáng” của Kremlin
Cuộc chiến này sẽ đi đến đâu thì không ai dám chắc chắn. Điều cốt lõi chính là quyết tâm chiến đấu giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Ukraine, thì tất cả các đối tác vẫn sẽ đứng về phía Ukraine và đồng hành cùng dân tộc Ukraine đi đến thắng lợi cuối cùng. Vì lẽ đó, một kế hoạch dài hạn và chu đáo phải được đưa ra và thực hiện bài bản, hiệu quả, hữu ích
Chúng ta nên nhớ, dù là hàng viện trợ, đặc biệt là các hệ thống vũ khí hiện đại, tiên tiến bậc nhất hiện nay đều là tiền thuế của người dân các quốc gia đối tác. Không chỉ vậy, nó còn là tài sản và bí mật quốc phòng vô giá mà các đối thủ của Mỹ và đồng minh thèm khát hơn bất cứ thứ gì bởi hàm lượng chất xám và công nghệ tinh vi của nó. Cho nên, việc vừa đảm bảo sự an toàn của vũ khí, tính hiệu quả của tiền thuế người dân các quốc gia đối tác và đạt được lợi thế trên chiến trường là không hề đơn giản chút nào.
Cách đây không lâu, Hoa Kỳ đã bán hàng tỉ đô la thiết bị quân sự cho một chính phủ yếu kém. Và hậu quả là Hoa Kỳ đã phải chi ra một lượng tiền lớn hơn rất nhiều để phá hủy, vô hiệu hóa nó trước khi đối thủ của Mỹ sở hữu và khai thác nó. Vì vậy, Hoa Kỳ và đối tác sẽ phải thận trọng hơn. Và nguồn vũ khí ban đầu đã giúp Ukraine tồn tại trong nỗi kinh hoàng của những ngày và tuần đầu tiên của cuộc chiến. Đồng thời Ukraine đã phải chứng minh rằng họ xứng đáng với khoản đầu tư, viện trợ đó và họ đã làm được. Khắc nghiệt nhưng đó là sự thật.
Việc đưa ra con số, danh sách vũ khí, khí tài viện trợ rất dễ. Nhưng để làm sao nó đến được chiến trường an toàn nhất; phát huy hiệu quả trên chiến trường là mạnh nhất. Duy trì sự sống sót của vũ khí, khí tài trên chiến trường khốc liệt là lớn nhất, đảm bảo sự chiến đấu liên tục là cao nhấ. Thì cần phải hoạch định và thiết lập một hệ thống hậu cần khoa học, vững chắc và thích ứng linh hoạt nhất
Các tuyến hậu cần phải được lập ra, trước tiên bằng cách thiết lập một trung tâm cung cấp gần biên giới Ukraine (tại Rzeszow, Ba Lan), đưa những nguồn cung cấp đó qua biên giới (theo cách khiến Nga khó có thể đánh chặn), và sau đó phân phối nó cho tiền tuyến trong điều kiện thời chiến. Không có gì về hậu cần là dễ dàng, ngay cả trong điều kiện hòa bình nhất.
Vì vậy, lúc bắt đầu, việc đưa Javelin, súng trường, mũ bảo hiểm và Stinger ra tiền tuyến là một thử thách đủ lớn, đừng quên cố gắng di chuyển thiết bị và vũ khí nặng hàng tấn. Tất cả những điều đó đã phải được thực hiện trả dài trên một phạm vi địa lý rộng lớn. Và chỉ trong ba tháng, họ đã làm được. Tất nhiên đó mới chỉ là những vũ khí, khí tài hạng nhẹ thôi nhé
Và chúng ta thử dành một chút để suy nghĩ sẽ ra sao nếu ở đầu cuộc chiến mà Ukraine được viện trợ hệ thống HIMARS? Một phép tính đơn giản sẽ khiến chúng ta bừng tỉnh:
- Một xe phóng của hệ thống HIMARS nặng 18 tấn và hoàn toàn lạ lẫm với tất cả quân đội Ukraine. Nó chẳng khác gì giao một chiếc máy bay cho một người không hề biết gì về nó
- Đạn của HIMARS mới là vấn đề kinh khủng thật sự. Một quả đạn MLRS / HIMARS nặng 2,5 tấn. Mỗi xe phóng mang 6 - 12 quả. Và chỉ sau 5-15 giây, tất cả đã được phóng hết và còn lại mỗi xe phóng.
- Vận chuyển: Trong khi đó, mỗi xe tải có thể chở bốn thùng, tám thùng nếu có rơ-moóc. Vì vậy, chúng ta đang nói đến 10-20 tấn quả tên lửa trên một chiếc xe tải hoặc đủ cho khoảng một giờ thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực với thời gian nạp lại của HIMAR là 5 phút.
Một máy bay chở hàng C-5 có thể chở 140 tấn hàng hoặc 56 quả tên lửa — chỉ vài giờ thực hiện nhiệm vụ khai hỏa cho một bệ phóng duy nhất. Việc giữ cho các bệ phóng đó hoạt động là một thách thức nghiêm trọng về hậu cần, hầu như không thể duy trì mà không ảnh hưởng đến việc cung cấp các thiết bị và vật tư cần thiết khác.
Và đó chỉ là đưa nó đến Ba Lan. Những quả này sau đó phải đi 1.200 km (745 dặm) từ Rzeszow, Ba Lan, đến rìa Donbas và sau đó được giao cho đơn vị khai thác HIMARS. Đó mới chỉ là cung cấp đạn thôi. Vậy còn phải đảm bảo rằng mọi người trong trung đội khai thác HIMARS cần phải ăn uống, y tế, nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng… cũng phải đảm bảo
Giữ các bệ phóng được nạp đầy tên lửa? Đó là thách thức thực sự. Và trong trò chơi chiến tranh thì chúng ta lại đưa ra các phán xét trong thời bình, thật khó để khởi động nhiều hơn một vài nhiệm vụ hỏa lực mỗi ngày. MLRS / HIMARS là hệ thống vũ khí thách thức nhất về mặt hậu cần trong kho vũ khí của Hoa Kỳ
Mới chỉ một ví dụ cho việc duy trì khả năng chiến đấu liên tục của chỉ một hệ thống HIMARS mà đã phức tạp đến như vậy. Vậy cùng lúc hàng chục hệ thống HIMARS, hàng chục hệ thống phòng không IRIS-T… sẽ thế nào nếu có mặt ở đầu cuộc chiến? Không có cách nào họ có thể xử lý HIMARS trong những ngày đầu của cuộc chiến. Thật khó để có được đạn cho quân đội (và đặc biệt là pháo của họ).
Thời chiến khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, vì không có chỗ nào là an toàn. Không thể lường trước các sự phục kích, không kích từ đối phương. Và đặc biệt nguy hiểm khi một đội quân đang hoảng loạn, chưa được huấn luyện khai thác vũ khí hạng nặng mới sẽ làm bất cứ điều gì cần làm để đưa những loại vũ khí đó ra mặt trận nhanh hơn với hy vọng giành lợi thế sớm.
Nhưng đó là giai đoạn trước. Còn bây giờ, Ukraine đã dành ba tháng để xây dựng, tinh chỉnh và tối ưu hóa các đường cung cấp của họ. Và họ đã được đào tạo, huấn luyện cơ bản để có thể vận hành và khai thác các hệ thống vũ khí hạng nặng đó.
Vì vậy, không, lô hàng này không phải là quá muộn, và sẽ không quá muộn khi cuối cùng nó cũng có mặt trên chiến trường sau khoảng một tháng nữa. Không thể nào có chuyện này được giao sớm hơn, không phải là không ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp đang rất cần khác đang chảy vào Ukraine. Nó không giống như thể tất cả mọi người đang ngồi túm tụm trong phòng lạnh để đưa ra quyết định.
Từ đó, chúng ta đã có thể tự trả lời được câu hỏi rồi chứ!
LÊ XUÂN NGHĨA 18.06.2022
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.