Đó là câu hỏi và lời trách cứ của nhiều người, khi nghe hung tin bé gái bị bạo hành suốt hơn một năm trời và tử vong, giữa chung cư cao cấp ngay tại Sài Gòn.
Tôi đọc thấy nhan nhản những tin ở nước ngoài như việc một con mèo nhà hàng xóm bị chủ đánh đập, lát sau đã thấy cảnh sát đến. Một bé gái đi học và cảnh sát đến nhà tìm ông bố của em, vì cô giáo biết được rằng cha của nó đã tự tay tắm cho con gái và liền báo cho cảnh sát việc ấy. Một ông bố gốc Trung Quốc bị cảnh sát Mỹ bắn chết trên đất Mỹ, vì phản ứng với yêu cầu của họ khi họ đến nhà kiểm tra tin báo bạo hành con…
Vấn đề nằm ở chỗ, ở các nước ấy, hễ a lô là cảnh sát lập tức có mặt. Vì thế mà người dân gọi, và luôn gọi cảnh sát.
Thực ra không phải họ tin cơ quan công lực mà hơn thế, còn coi đó là việc hiển nhiên. Ở Việt Nam, ngay cả với cha mẹ, con cái cũng rất ít khi chia sẻ những vấn đề của chúng, vì chúng không tìm thấy sự quan tâm, sự lắng nghe, tôn trọng.
Ở Việt Nam, người va quẹt nhau trên đường chỉ muốn tự giải quyết với nhau; bị mất cắp nếu không tự tìm được thì im luôn cho rồi... Ở Việt Nam, người ta sợ công an, rất sợ. Sợ vì đủ thứ lý do. Đó có thể tâm lý kỳ quặc nhất trên trái đất này.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Trong một xã hội mà mọi giá trị bị đảo lộn, niềm tin với xung quanh không còn thì dần, con người trở nên ích kỷ, lạnh lùng, vô cảm, chai lì; đèn nhà ai nhà nấy sáng, “người không thương mình trời tru đất diệt” – đó là triết lý thời thượng ở Việt Nam ngày nay.
Khí quyển chính trị, phong hóa xã hội cho đến phẩm cách con người, đó là một mối quan hệ nhân – quả.
"Tất cả chúng ta đều không vô tội". Thói hẹp hòi, vị kỷ, không cao đạo đâu, tôi đã thấy nó trong chính con người mình rồi, ngày càng lớn dần. Sa mạc lớn dần…
THÁIHẠO 28.12.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.