Tin tức, bình luận, phóng sự, hậu trường chính trị quốc tế
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, chính phủ Angela Merkel đã thông qua vào phút chót các hợp đồng bán 4 tỉ euro vũ khí cho các khách hàng nước ngoài, chủ yếu là Ai Cập. Việc này đang bị chỉ trích, nhất là trong liên minh cầm quyền mới, khiến tân thủ tướng Olaf Scholz cũng bị ảnh hưởng.
Từ Berlin, thông tín viên Léo Bräuer-Potier tường trình :
« Năm 2021 là một năm kỷ lục về bán vũ khí và thiết bị quân sự của Đức. Tổng cộng Đức đã bán ra 9 tỉ euro vũ khí, trong đó có 4 tỉ được thông qua vội vã trong những ngày cuối cùng của chính quyền Angela Merkel. Cụ thể, đó là việc cấp những giấy phép xuất khẩu mà các doanh nghiệp Đức chờ đợi để giao các chiến hạm và hệ thống phòng không, chủ yếu cho Ai Cập.
Đã có những chỉ trích, vì đương kim thủ tướng Scholz cũng chính là bộ trưởng tài chính trong chính quyền tiền nhiệm đã vội vàng cấp phép xuất khẩu. Tân ngoại trưởng Anna Lena Baerbock nói rằng bà muốn có một luật nghiêm khắc hơn về xuất khẩu vũ khí, nhất là để kiểm soát đích đến thực sự. Điều này cho thấy một số người lo ngại Ai Cập, khách hàng mua vũ khí thứ nhì của Đức, có thể gởi những khí giới mua được sang Libya hay Yemen, những khu vực chiến sự mà Ai Cập có lợi ích nhưng nhân quyền thường xuyên bị vi phạm. »
Đảng Xanh và cánh tả từ lâu vẫn đòi xét lại kỹ lưỡng các hợp đồng vũ khí, trong khi cánh bảo thủ bác bỏ yêu cầu này, nhấn mạnh tất cả đều đúng luật. Một nhân vật đảng CDU tuyên bố việc các nước Trung Đông mua vũ khí sản xuất tại Liên hiệp Châu Âu là điều tốt cho Đức, vì nếu họ quay sang mua của Trung Quốc hay Nga, Đức sẽ không còn ảnh hưởng chính trị trong khu vực.
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.