Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Dinh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara ngày 01/12/2014, lúc còn "cơm lành canh ngọt". |
Trong bài viết mang tựa đề « Putin vẫn chưa nguôi giận dữ trước Thổ Nhĩ Kỳ »,
Le Monde nhận xét xung đột giữa Matxcơva và Ankara đã cản trở việc
thành lập một liên minh rộng rãi chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Căng
thẳng giữa Matxcơva và Ankara do vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay
Sukhoi của Nga hôm 24/11/2015 vẫn tiếp tục, bên lề hội nghị khí hậu quy
mô đang diễn ra tại Paris, cho đến nỗi chận đứng mọi tiến bộ về cuộc
khủng hoảng Syria.
Hy vọng về một sự kết hợp giữa Nga với liên minh chống thánh chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo có nguy cơ rơi vào quên lãng, mặc cho các nỗ lực ngoại giao tuần rồi ở Washington và Matxcơva của Tổng thống Pháp. Những lời kêu gọi hòa dịu từ từ Tổng thống Mỹ Barack Obama gởi đến ông Vladimir Putin, và từ ông François Hollande đến đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, xem ra vẫn chưa đủ.
Ông Putin vẫn nhất quyết từ chối cuộc gặp tay đôi bên lề hội nghị COP21 do ông Erdogan đề nghị. Tổng thống Nga còn nêu ra « lý do kỹ thuật » cho việc ông đến trung tâm hội nghị Bourget trễ hai tiếng đồng hồ, và sự vắng mặt trong tấm hình chụp chung 150 vị nguyên thủ trên thế giới, cũng như trong bữa ăn trưa cùng Tổng thống, Thủ tướng các nước. Vladimir Putin còn tránh cả cái bắt tay xã giao với ông Erdogan, trong khi hai lãnh đạo thù địch là Thủ tướng Israel Benyamin Nétanyahou và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vẫn chìa tay cho nhau.
Trước báo chí, ông Putin một lần nữa lên án Thổ Nhĩ Kỳ thông đồng với quân thánh chiến IS. Ông nói : « Chúng tôi nhận được những thông tin bổ sung, xác nhận dầu lửa của IS được đưa vào đất Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định bắn rơi máy bay là do ý định bảo vệ việc giao hàng này ».
« Dầu lửa của IS là trung tâm gây căng thẳng giữa Matxcơva và Ankara », theo Le Figaro.
Ngay lập tức sau lời tố cáo của Tổng thống Nga, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức ông Putin phải chứng minh. Thậm chí ông Erdogan còn hứa hẹn sẽ « rời chức vụ » nếu quan hệ như thế với quân thánh chiến được chính thức nêu rõ. Le Figaro cho rằng tuyên bố này khá khiêu khích, nếu tính đến các quan hệ kinh tế hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS, với mạng lưới buôn lậu có từ thập niên 90 giữa Thổ, Irak và Syria. Vũ khí, bông vải, lúa mì, dầu khí…rất nhiều món hàng được buôn lậu xuyên biên giới.
Các cuộc không kích của Mỹ chủ yếu nhắm vào các nhà máy lọc dầu, kho trữ và ống dẫn dầu để đánh vào túi tiền của IS ; và sau các vụ khủng bố tại Paris, oanh kích càng mạnh mẽ hơn và đặc biệt đánh vào các xe bồn chở dầu của IS đi sang « chợ dầu lửa » tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joe Dunford hôm qua khẳng định nhờ oanh kích, thu nhập từ dầu lửa của IS đã bị sụt mất 43% trong vòng 30 ngày qua.
« Phản đối trừng phạt, nay điện Kremli lại áp dụng biện pháp này đối với Ankara », thông tín viên Le Monde tại Matxcơva nhận định với ít nhiều mỉa mai.
Từ thứ Hai 30/11, Matxcơva đã đưa ra một loạt các biện pháp trả đũa : cấm các hãng hàng không giá rẻ của Nga bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, tái lập chế độ visa đối với công dân Thổ, cấm tuyển dụng lao động Thổ…cộng thêm cấm nhập rau quả của Ankara.
Nhà kinh tế Andrei Movtchan thuộc Quỹ Carnegie ở Matxcơva cho rằng : « Đáng ngạc nhiên là điện Kremli lại sử dụng những biện pháp y như phương Tây. Nga vốn chế giễu sự bất lực của các nước phương Tây trong cuộc xung đột Ukraina, đã không tìm được cách nào hiệu quả hơn là trừng phạt. Cần biết là việc này sẽ làm củng cố vị trí của ông Erdogan, và giảm ảnh hưởng của Nga trên thị trường quốc tế. Doanh số trao đổi với Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất quan trọng, cùng với Trung Quốc ». Nhưng ngược với Bắc Kinh, Matxcơva xuất siêu sang Ankara hầu hết nhờ khí đốt.
Le Monde nhắc lại lời nói của chính ông Putin ở Oufa, Nga hôm 10/07/2015 nhân hội nghị thượng đỉnh BRICS : « Công cụ trừng phạt phải được rút ra khỏi từ vụng kinh tế và thông tin quốc tế, không được sử dụng trong nền kinh tế thế giới, vì gây ra hỗn loạn ». Đến ngày 22/10/2015 tại Sotchi, Tổng thống Nga lại tố cáo : « Trừng phạt được dùng như công cụ để cạnh tranh bất chính ».
Ông Vlatimir Putin không tiếc lời ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ, tuy là thành viên NATO nhưng không tham gia trừng phạt Nga. Ông nói : « Chúng tôi đánh giá rất cao tính độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ ».
Nhưng đó là chuyện cách đây đúng một năm, khi Tổng thống Nga đến tham dự cuộc họp hội đồng hợp tác song phương Nga-Thổ tại Ankara. Được thành lập từ năm 2010, cuộc họp cấp cao lẽ ra sẽ được tổ chức tại Kazan (Nga) vào tháng 12 này với sự hiện diện của ông Erdogan, đã bị hủy bỏ không thương tiếc.
Raqqa, thiên đàng hay địa ngục thánh chiến ?
Về cuộc sống tại Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, đặc phái viên của Libération tại vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria mô tả chi tiết trong bài viết mang tựa đề đặt theo nhận định của một người dân tại chỗ : « Ở Raqqa, họ khủng bố chúng tôi ban ngày và sợ hãi đi tránh bom ban đêm ». Các quy định về cách ăn mặc, trong giáo dục, tư pháp…đều hết sức nghiêm khắc dưới sự cai trị của IS.
Tại Boukamal, thành phố Syria nằm gần biên giới Irak, những người dệt vải và thương gia ở ngôi chợ cổ Al Maqbi cách đây vài tuần đã được triệu tập để huấn luyện về việc may những bộ trang phục « hợp pháp » đối với nam giới. Chiều dài các bộ djellaba không được phủ quá bắp chân, và chiếc áo tunique kiểu Afghanistan phải đủ rộng để che khuất thân hình và không gây trở ngại khi cầu nguyện. Những chiếc abaya màu đen của phụ nữ không được viền đăng-ten hoặc thêu. Nhiều thiếu nữ đã bị đánh đòn hoặc bị bắt giam chỉ vì mang những đôi giày có màu sắc.
IS sử dụng các nhân viên tuân lệnh một cách mù quáng, thường là những người ít học, để kiểm tra việc chấp hành các quy định. Trong vùng đất bị IS cai trị, việc tra tấn, hành quyết là những chuyện xảy ra hàng ngày. Nhưng ban đêm, quân thánh chiến biến mất trên đường phố vì sợ bom oanh tạc của liên minh, và cũng để tránh những cái nhìn thù hận của dân cư.
Đe dọa lớn nhất của các gia đình ở Raqqa là các chiến dịch mộ quân đi chiến đấu mang tính bắt buộc đối với các thiếu niên trên 14 tuổi. Câu châm ngôn của IS trong cuộc chiến chống lại thế giới văn minh nói rõ : « Chúng ta chuyển đổi các vùng của chúng ta thành thiên đàng, nếu không thì tất cả chúng ta đều lên thẳng thiên đàng ».
Công xưởng đồ chơi thế giới nay xuống dốc
Liên quan đến châu Á, bài phóng sự mang tựa đề « Trung Quốc phải san sẻ đồ chơi » của phóng viên Libération tại quận Trừng Hải (Chenghai) thuộc thị trấn Sán Đầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông cho biết tuy vẫn sản xuất ra 80% đồ chơi trẻ em trên thế giới, nhưng sự cạnh tranh của các nước Đông Nam Á và mức cầu giảm đã buộc ngành công nghiệp này phải tổ chức lại.
Theo con số chính thức, có 150.000 người, tức 20% dân số Trừng Hải sống bằng nền công nghiệp nhẹ này, chưa tính đến lao động nhập cư. Nhưng nay nhiều nhà máy đã dịch chuyển sang Việt Nam, Thái Lan, và để tồn tại ngành sản xuất đồ chơi phải quay sang với chất lượng, giá trị tăng thêm trong sản phẩm. Điều này không đơn giản : chỉ có bốn trong số 5.000 công ty sản xuất đồ chơi tại Trừng Hải được niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải.
Những trẻ em « ma » ở Trung Quốc
Cũng về tình hình Hoa lục, phóng sự « Những trẻ em ma của Trung Quốc » do thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh thực hiện nói về 13 triệu trẻ em « bất hợp pháp » vì mang « tội tổ tông » là con thứ hai trong gia đình tại đất nước có chính sách một con, không được chính thức hiện hữu, không được học hành và làm việc vì không có giấy tờ.
Tờ báo dẫn ra trường hợp của Li Xue, một cô gái từ 22 năm qua vẫn phải sống trong bóng tối. Cô chưa bao giờ được đến trường, chưa bao giờ được bước lên xe lửa hay máy bay, bị cấm đoán tại các bệnh viện, nhà thuốc tây, thư viện, không thể gởi đi các bưu kiện. Một chứng bệnh thông thường hay một tai nạn nho nhỏ đủ trở thành một bản án tử vì cô không có quyền được chăm sóc y tế. Cô gái cũng không được ứng tuyển vào công việc nào cả, và trái với những thiếu nữ cùng lứa tuổi, cô không có bạn trai – mà theo cô « Để làm gì khi tôi không có quyền lập gia đình và có con ? ». Tóm lại, còn tệ hại hơn cả những tên tội phạm.
Li Xue phải sống với số phận « trẻ em ma », vì cha mẹ cô với trợ cấp tàn tật ít ỏi 100 nhân dân tệ mỗi tháng, không thể đóng nổi món tiền phạt lên đến 5.000 nhân dân tệ cho đứa con thứ hai. Cô gái phẫn nộ nói : « Số tiền phạt này là bất hợp pháp. Nghị định 11 năm 1991 quy định phạt từ 200 đến nhân dân tệ. Chính quyền đã vi phạm luật pháp khi phạt số tiền cao như thế, và chúng tôi cũng chưa bao giờ nhận được văn bản chính thức nào cho biết cụ thể liên quan đến mức phạt ».
Những người lưu vong mơ tái lập vương quốc Lào
Còn tại Đông Nam Á, trong bài điều tra « Những người lính cuối cùng của nhà vua », Le Monde cho biết vào ngày 02/12/1975, những người cộng sản đã kết thúc sáu thế kỷ chế độ quân chủ tại Lào. Bốn mươi năm sau, vẫn còn một số người lưu vong tin tưởng vào việc tái lập vương triều, dù ngay chính cộng đồng này vẫn đang chia rẽ.
Ngày nay, Lào là một trong những quốc gia cộng sản cuối cùng trên thế giới. Cũng như « ông anh » Việt Nam, đất nước Đông Nam Á này tiến hành chính sách tự do hóa nền kinh tế nhưng không mở cửa chính trị, và kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận. Ông hoàng Mangkra Souvannaphouma hiện sống lưu vong tại Pháp, cay đắng nói : « Chúng tôi không biết đoàn kết. Cách đây bốn mươi năm tại Lào, chúng tôi đã không tìm được tiếng nói chung, vì vậy mà thất bại và đến nay vẫn chưa có khả năng vực dậy ».
Bầu cử địa phương : Tựa chính báo Pháp
Sau hai tuần lễ tràn ngập tin bài về các vụ khủng bố tại Paris và mới đây là hội nghị khí hậu COP21, giờ đây cuộc bầu cử khu vực sắp tới tại Pháp mới được nhiều nhật báo Paris dành cho trang nhất. Le Monde « Cánh hữu và cánh tả đều sững sờ trước sự lên ngôi của Mặt trận Quốc gia ». Le Figaro nói về « Bầu cử khu vực : Trước Mặt trận Quốc gia, sự lựa chọn khó khăn của đảng Xã hội ». Nhật báo kinh tế Les Echos giải thích « Bầu cử khu vực : Vì sao giới chủ lo ngại việc bầu cho Mặt trận Quốc gia ».
Trên lãnh vực xã hội, L’Humanité đề cập đến « Tự tử, làm việc quá sức, trầm cảm…những tai nạn xã hội của Air France ». Về kinh tế, La Croix chạy tựa « Ngân hàng Trung ương Châu Âu cứu viện cho tăng trưởng ». Libération nhìn sang Trung Đông, cảnh báo « Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, sự lây nhiễm sang Libya ».
Hy vọng về một sự kết hợp giữa Nga với liên minh chống thánh chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo có nguy cơ rơi vào quên lãng, mặc cho các nỗ lực ngoại giao tuần rồi ở Washington và Matxcơva của Tổng thống Pháp. Những lời kêu gọi hòa dịu từ từ Tổng thống Mỹ Barack Obama gởi đến ông Vladimir Putin, và từ ông François Hollande đến đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, xem ra vẫn chưa đủ.
Ông Putin vẫn nhất quyết từ chối cuộc gặp tay đôi bên lề hội nghị COP21 do ông Erdogan đề nghị. Tổng thống Nga còn nêu ra « lý do kỹ thuật » cho việc ông đến trung tâm hội nghị Bourget trễ hai tiếng đồng hồ, và sự vắng mặt trong tấm hình chụp chung 150 vị nguyên thủ trên thế giới, cũng như trong bữa ăn trưa cùng Tổng thống, Thủ tướng các nước. Vladimir Putin còn tránh cả cái bắt tay xã giao với ông Erdogan, trong khi hai lãnh đạo thù địch là Thủ tướng Israel Benyamin Nétanyahou và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vẫn chìa tay cho nhau.
Trước báo chí, ông Putin một lần nữa lên án Thổ Nhĩ Kỳ thông đồng với quân thánh chiến IS. Ông nói : « Chúng tôi nhận được những thông tin bổ sung, xác nhận dầu lửa của IS được đưa vào đất Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định bắn rơi máy bay là do ý định bảo vệ việc giao hàng này ».
Vladimir Putin tại hội nghị khí hậu COP21 ở Paris, 30/11/2015. |
Ngay lập tức sau lời tố cáo của Tổng thống Nga, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức ông Putin phải chứng minh. Thậm chí ông Erdogan còn hứa hẹn sẽ « rời chức vụ » nếu quan hệ như thế với quân thánh chiến được chính thức nêu rõ. Le Figaro cho rằng tuyên bố này khá khiêu khích, nếu tính đến các quan hệ kinh tế hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS, với mạng lưới buôn lậu có từ thập niên 90 giữa Thổ, Irak và Syria. Vũ khí, bông vải, lúa mì, dầu khí…rất nhiều món hàng được buôn lậu xuyên biên giới.
Các cuộc không kích của Mỹ chủ yếu nhắm vào các nhà máy lọc dầu, kho trữ và ống dẫn dầu để đánh vào túi tiền của IS ; và sau các vụ khủng bố tại Paris, oanh kích càng mạnh mẽ hơn và đặc biệt đánh vào các xe bồn chở dầu của IS đi sang « chợ dầu lửa » tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joe Dunford hôm qua khẳng định nhờ oanh kích, thu nhập từ dầu lửa của IS đã bị sụt mất 43% trong vòng 30 ngày qua.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nga nghe báo cáo liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 02/12/2015. |
Từ thứ Hai 30/11, Matxcơva đã đưa ra một loạt các biện pháp trả đũa : cấm các hãng hàng không giá rẻ của Nga bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, tái lập chế độ visa đối với công dân Thổ, cấm tuyển dụng lao động Thổ…cộng thêm cấm nhập rau quả của Ankara.
Nhà kinh tế Andrei Movtchan thuộc Quỹ Carnegie ở Matxcơva cho rằng : « Đáng ngạc nhiên là điện Kremli lại sử dụng những biện pháp y như phương Tây. Nga vốn chế giễu sự bất lực của các nước phương Tây trong cuộc xung đột Ukraina, đã không tìm được cách nào hiệu quả hơn là trừng phạt. Cần biết là việc này sẽ làm củng cố vị trí của ông Erdogan, và giảm ảnh hưởng của Nga trên thị trường quốc tế. Doanh số trao đổi với Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất quan trọng, cùng với Trung Quốc ». Nhưng ngược với Bắc Kinh, Matxcơva xuất siêu sang Ankara hầu hết nhờ khí đốt.
Le Monde nhắc lại lời nói của chính ông Putin ở Oufa, Nga hôm 10/07/2015 nhân hội nghị thượng đỉnh BRICS : « Công cụ trừng phạt phải được rút ra khỏi từ vụng kinh tế và thông tin quốc tế, không được sử dụng trong nền kinh tế thế giới, vì gây ra hỗn loạn ». Đến ngày 22/10/2015 tại Sotchi, Tổng thống Nga lại tố cáo : « Trừng phạt được dùng như công cụ để cạnh tranh bất chính ».
Ông Vlatimir Putin không tiếc lời ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ, tuy là thành viên NATO nhưng không tham gia trừng phạt Nga. Ông nói : « Chúng tôi đánh giá rất cao tính độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ ».
Nhưng đó là chuyện cách đây đúng một năm, khi Tổng thống Nga đến tham dự cuộc họp hội đồng hợp tác song phương Nga-Thổ tại Ankara. Được thành lập từ năm 2010, cuộc họp cấp cao lẽ ra sẽ được tổ chức tại Kazan (Nga) vào tháng 12 này với sự hiện diện của ông Erdogan, đã bị hủy bỏ không thương tiếc.
Cư dân Alep, Syria dùng các xe buýt che chắn tránh bị bắn tỉa. |
Về cuộc sống tại Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, đặc phái viên của Libération tại vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria mô tả chi tiết trong bài viết mang tựa đề đặt theo nhận định của một người dân tại chỗ : « Ở Raqqa, họ khủng bố chúng tôi ban ngày và sợ hãi đi tránh bom ban đêm ». Các quy định về cách ăn mặc, trong giáo dục, tư pháp…đều hết sức nghiêm khắc dưới sự cai trị của IS.
Tại Boukamal, thành phố Syria nằm gần biên giới Irak, những người dệt vải và thương gia ở ngôi chợ cổ Al Maqbi cách đây vài tuần đã được triệu tập để huấn luyện về việc may những bộ trang phục « hợp pháp » đối với nam giới. Chiều dài các bộ djellaba không được phủ quá bắp chân, và chiếc áo tunique kiểu Afghanistan phải đủ rộng để che khuất thân hình và không gây trở ngại khi cầu nguyện. Những chiếc abaya màu đen của phụ nữ không được viền đăng-ten hoặc thêu. Nhiều thiếu nữ đã bị đánh đòn hoặc bị bắt giam chỉ vì mang những đôi giày có màu sắc.
IS sử dụng các nhân viên tuân lệnh một cách mù quáng, thường là những người ít học, để kiểm tra việc chấp hành các quy định. Trong vùng đất bị IS cai trị, việc tra tấn, hành quyết là những chuyện xảy ra hàng ngày. Nhưng ban đêm, quân thánh chiến biến mất trên đường phố vì sợ bom oanh tạc của liên minh, và cũng để tránh những cái nhìn thù hận của dân cư.
Đe dọa lớn nhất của các gia đình ở Raqqa là các chiến dịch mộ quân đi chiến đấu mang tính bắt buộc đối với các thiếu niên trên 14 tuổi. Câu châm ngôn của IS trong cuộc chiến chống lại thế giới văn minh nói rõ : « Chúng ta chuyển đổi các vùng của chúng ta thành thiên đàng, nếu không thì tất cả chúng ta đều lên thẳng thiên đàng ».
Đồ chơi trẻ em bày bán tại Hồng Kông, 30/11/2015. |
Liên quan đến châu Á, bài phóng sự mang tựa đề « Trung Quốc phải san sẻ đồ chơi » của phóng viên Libération tại quận Trừng Hải (Chenghai) thuộc thị trấn Sán Đầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông cho biết tuy vẫn sản xuất ra 80% đồ chơi trẻ em trên thế giới, nhưng sự cạnh tranh của các nước Đông Nam Á và mức cầu giảm đã buộc ngành công nghiệp này phải tổ chức lại.
Theo con số chính thức, có 150.000 người, tức 20% dân số Trừng Hải sống bằng nền công nghiệp nhẹ này, chưa tính đến lao động nhập cư. Nhưng nay nhiều nhà máy đã dịch chuyển sang Việt Nam, Thái Lan, và để tồn tại ngành sản xuất đồ chơi phải quay sang với chất lượng, giá trị tăng thêm trong sản phẩm. Điều này không đơn giản : chỉ có bốn trong số 5.000 công ty sản xuất đồ chơi tại Trừng Hải được niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải.
Các phụ huynh có con một bị chết biểu tình tại Bắc Kinh đòi Nhà nước hỗ trợ, 01/12/2015 |
Cũng về tình hình Hoa lục, phóng sự « Những trẻ em ma của Trung Quốc » do thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh thực hiện nói về 13 triệu trẻ em « bất hợp pháp » vì mang « tội tổ tông » là con thứ hai trong gia đình tại đất nước có chính sách một con, không được chính thức hiện hữu, không được học hành và làm việc vì không có giấy tờ.
Tờ báo dẫn ra trường hợp của Li Xue, một cô gái từ 22 năm qua vẫn phải sống trong bóng tối. Cô chưa bao giờ được đến trường, chưa bao giờ được bước lên xe lửa hay máy bay, bị cấm đoán tại các bệnh viện, nhà thuốc tây, thư viện, không thể gởi đi các bưu kiện. Một chứng bệnh thông thường hay một tai nạn nho nhỏ đủ trở thành một bản án tử vì cô không có quyền được chăm sóc y tế. Cô gái cũng không được ứng tuyển vào công việc nào cả, và trái với những thiếu nữ cùng lứa tuổi, cô không có bạn trai – mà theo cô « Để làm gì khi tôi không có quyền lập gia đình và có con ? ». Tóm lại, còn tệ hại hơn cả những tên tội phạm.
Li Xue phải sống với số phận « trẻ em ma », vì cha mẹ cô với trợ cấp tàn tật ít ỏi 100 nhân dân tệ mỗi tháng, không thể đóng nổi món tiền phạt lên đến 5.000 nhân dân tệ cho đứa con thứ hai. Cô gái phẫn nộ nói : « Số tiền phạt này là bất hợp pháp. Nghị định 11 năm 1991 quy định phạt từ 200 đến nhân dân tệ. Chính quyền đã vi phạm luật pháp khi phạt số tiền cao như thế, và chúng tôi cũng chưa bao giờ nhận được văn bản chính thức nào cho biết cụ thể liên quan đến mức phạt ».
Một công trình ở Luang Prabang. |
Còn tại Đông Nam Á, trong bài điều tra « Những người lính cuối cùng của nhà vua », Le Monde cho biết vào ngày 02/12/1975, những người cộng sản đã kết thúc sáu thế kỷ chế độ quân chủ tại Lào. Bốn mươi năm sau, vẫn còn một số người lưu vong tin tưởng vào việc tái lập vương triều, dù ngay chính cộng đồng này vẫn đang chia rẽ.
Ngày nay, Lào là một trong những quốc gia cộng sản cuối cùng trên thế giới. Cũng như « ông anh » Việt Nam, đất nước Đông Nam Á này tiến hành chính sách tự do hóa nền kinh tế nhưng không mở cửa chính trị, và kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận. Ông hoàng Mangkra Souvannaphouma hiện sống lưu vong tại Pháp, cay đắng nói : « Chúng tôi không biết đoàn kết. Cách đây bốn mươi năm tại Lào, chúng tôi đã không tìm được tiếng nói chung, vì vậy mà thất bại và đến nay vẫn chưa có khả năng vực dậy ».
Người ủng hộ đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) bán nón và các vật kỷ niệm trước mít-tinh tại Toulon, 01/12/2015. |
Sau hai tuần lễ tràn ngập tin bài về các vụ khủng bố tại Paris và mới đây là hội nghị khí hậu COP21, giờ đây cuộc bầu cử khu vực sắp tới tại Pháp mới được nhiều nhật báo Paris dành cho trang nhất. Le Monde « Cánh hữu và cánh tả đều sững sờ trước sự lên ngôi của Mặt trận Quốc gia ». Le Figaro nói về « Bầu cử khu vực : Trước Mặt trận Quốc gia, sự lựa chọn khó khăn của đảng Xã hội ». Nhật báo kinh tế Les Echos giải thích « Bầu cử khu vực : Vì sao giới chủ lo ngại việc bầu cho Mặt trận Quốc gia ».
Trên lãnh vực xã hội, L’Humanité đề cập đến « Tự tử, làm việc quá sức, trầm cảm…những tai nạn xã hội của Air France ». Về kinh tế, La Croix chạy tựa « Ngân hàng Trung ương Châu Âu cứu viện cho tăng trưởng ». Libération nhìn sang Trung Đông, cảnh báo « Tổ chức Nhà nước Hồi giáo, sự lây nhiễm sang Libya ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.