Ursula Gauthier : Pháp "vẫn có thể làm ăn với Bắc Kinh đồng thời cứng rắn giữ vững nguyên tắc" |
Bà Ursula Gauthier, thông tín viên tại Trung Quốc
của tuần báo L’Obs đã bị trục xuất và phải quay về Pháp hôm nay
30/12/2015, sau sáu năm làm việc tại Bắc Kinh, do một bài báo nêu vấn đề
đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Trả lời phỏng vấn RFI, bà chỉ trích thái độ
thiếu cứng rắn của chính quyền Pháp trước sự kiện này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp chỉ viết ngắn gọn : « Chúng
tôi lấy làm tiếc là visa của bà Ursula Gauthier đã không được gia hạn.
Nước Pháp nhắc nhở điều quan trọng là các nhà báo phải được hành nghề
tại khắp nơi trên thế giới ». Thái độ dè dặt này bị nhiều chỉ trích, đặc biệt là ban lãnh đạo tuần báo L’Obs.
Trả lời đài RFI trước khi lên đường, bà Gauthier cho biết : « Tôi thấy thực sự rất đáng tiếc. Tôi cho là chính quyền đã lầm lẫn khi nghĩ rằng không nên làm Trung Quốc phật ý. Chúng ta vẫn có thể làm ăn với Bắc Kinh đồng thời cứng rắn giữ vững các nguyên tắc. Điển hình là bà Angela Markel, bà rất thẳng thắn với Trung Quốc nhưng quan hệ kinh tế lại tốt đẹp nhất ».
Nhà báo Ursula Gauthier nhấn mạnh, tự do ngôn luận của tất cả các thông tín viên ngoại quốc đang bị đe dọa qua việc bà bị trục xuất. Bà nói : « Đây chắc chắn là lời răn đe cho báo chí nước ngoài, rằng kể từ nay, không thể tự do viết về những vấn đề mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm ».
Nhà báo cho biết thêm: « Điều gây sốc là phiên bản bài viết của tôi trên Global Times. Cần phải biết rằng chẳng ai đọc bài báo cả, người ta chỉ dựa trên những từ ngữ của Global Times nói để cho rằng bài viết xúc phạm.
Thực ra chỉ « xúc phạm » theo kiểu mà Global Times trình bày, theo đó tôi chằng nhận ra là bài báo của tôi nữa. Như vậy thực tế vấn đề không phải là nội dung bài viết, mà là việc tranh luận về Tân Cương, về sự đàn áp các tộc người thiểu số - tranh luận một cách tự do.
Đáng chú ý là họ đăng tên tôi bằng mẫu tự la-tinh trong một văn bản tiếng Hoa, điều chưa từng có trên tờ Global Times. Chẳng khác nào xúi cư dân mạng đi tìm tôi để đả kích, khiến người ta nhớ lại các biện pháp thời mao-ít ».
Bộ Ngoại giao Pháp không muốn phát biểu gì thêm với RFI. Tuy vậy, các nguồn tin ngoại giao giải thích đã làm mọi cách để tránh việc thông tín viên tuần báo L’Obs bị trục xuất thô bạo, bằng sự thận trọng thay vì căng thẳng trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cũng tránh gây khó khăn cho các phóng viên khác của Pháp.
Trong bài báo đăng ngày 18/11 trên trang web của L’Obs, nhà báo Ursula Gauthier viết rằng vụ tấn công đẫm máu tại một khu hầm mỏ Tân Cương, đặt dấu hỏi về « không có chút gì giống với các vụ khủng bố ngày 13/11 ở Paris », nhưng đó là « một sự bùng nổ tức giận tại địa phương », đặt dấu hỏi về cuộc chiến được Bắc Kinh gọi là « chống khủng bố » liên quan đến người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Trả lời đài RFI trước khi lên đường, bà Gauthier cho biết : « Tôi thấy thực sự rất đáng tiếc. Tôi cho là chính quyền đã lầm lẫn khi nghĩ rằng không nên làm Trung Quốc phật ý. Chúng ta vẫn có thể làm ăn với Bắc Kinh đồng thời cứng rắn giữ vững các nguyên tắc. Điển hình là bà Angela Markel, bà rất thẳng thắn với Trung Quốc nhưng quan hệ kinh tế lại tốt đẹp nhất ».
Nhà báo Ursula Gauthier nhấn mạnh, tự do ngôn luận của tất cả các thông tín viên ngoại quốc đang bị đe dọa qua việc bà bị trục xuất. Bà nói : « Đây chắc chắn là lời răn đe cho báo chí nước ngoài, rằng kể từ nay, không thể tự do viết về những vấn đề mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm ».
Nhà báo cho biết thêm: « Điều gây sốc là phiên bản bài viết của tôi trên Global Times. Cần phải biết rằng chẳng ai đọc bài báo cả, người ta chỉ dựa trên những từ ngữ của Global Times nói để cho rằng bài viết xúc phạm.
Thực ra chỉ « xúc phạm » theo kiểu mà Global Times trình bày, theo đó tôi chằng nhận ra là bài báo của tôi nữa. Như vậy thực tế vấn đề không phải là nội dung bài viết, mà là việc tranh luận về Tân Cương, về sự đàn áp các tộc người thiểu số - tranh luận một cách tự do.
Đáng chú ý là họ đăng tên tôi bằng mẫu tự la-tinh trong một văn bản tiếng Hoa, điều chưa từng có trên tờ Global Times. Chẳng khác nào xúi cư dân mạng đi tìm tôi để đả kích, khiến người ta nhớ lại các biện pháp thời mao-ít ».
Bộ Ngoại giao Pháp không muốn phát biểu gì thêm với RFI. Tuy vậy, các nguồn tin ngoại giao giải thích đã làm mọi cách để tránh việc thông tín viên tuần báo L’Obs bị trục xuất thô bạo, bằng sự thận trọng thay vì căng thẳng trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cũng tránh gây khó khăn cho các phóng viên khác của Pháp.
Trong bài báo đăng ngày 18/11 trên trang web của L’Obs, nhà báo Ursula Gauthier viết rằng vụ tấn công đẫm máu tại một khu hầm mỏ Tân Cương, đặt dấu hỏi về « không có chút gì giống với các vụ khủng bố ngày 13/11 ở Paris », nhưng đó là « một sự bùng nổ tức giận tại địa phương », đặt dấu hỏi về cuộc chiến được Bắc Kinh gọi là « chống khủng bố » liên quan đến người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.