Affichage des articles dont le libellé est Lê Trung Tĩnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lê Trung Tĩnh. Afficher tous les articles

mercredi 30 décembre 2020

Lê Trung Tĩnh - Vài suy nghĩ cuối năm


Nghe một người bạn hát bài Somewhere my love, nên tôi tìm lại phim Dr Zhivago xem. Không sao quên được ánh mắt của những diễn viên trong phim, từ của người vợ nhu mì Tonya đến của anh thanh niên quyết liệt và u mê vì lý tưởng cách mạng. Và đặc biệt của đôi giai nhân tài tử Lara và Dr Zhivago.

Yêu nhau quên cả người thân, đừng nói chi cuộc đời hay thu đi đông tới. Nhất là cảnh họ chia tay nhau trước lâu đài băng giá, Lara nhìn lại Zhivago lần cuối, anh bác sĩ vội chạy lên lầu lấy…xà beng đục bể tấm kính đầy băng để được nhìn thấy nàng xa dần trong màn tuyết trắng đầy trời. Dường như cả một cuộc đời, một giai đoạn lịch sử hay một thiên diễm tình có thể thu vào trong ánh mắt của hai người trong cuộc, làm xúc động đặc biệt trong những ngày cuối năm này.

Năm 2020 trôi qua như một giấc mơ. Với nhân loại đối phó với dịch bệnh từ đầu năm và vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng vào cuối năm càng làm cho những tâm hồn tích cực nhất cũng phải ngập ngừng đôi chút khi nhìn lại.

dimanche 1 novembre 2020

TS Lê Trung Tĩnh - Lắng nghe nước Mỹ và thường dân


Dầu kết quả bầu cử sắp tới thế nào, thì có hai điều chúng ta có thể đọc được từ nhiệm kỳ của ông Trump cũng như sự trỗi dậy của ông ấy. Đó là thế giới cần hiểu nước Mỹ, và cần lắng nghe nhau nhiều hơn.

Trong thời gian đi học ở Pháp gần 20 năm trước, tôi ở Ký túc xá sinh viên quốc tế ở phía Nam Paris và sinh hoạt sâu sát với những du học sinh từ nhiều nước Nam Mỹ như Colombia, Venezuela hay Bắc Phi như Algeria, Tunisia. Một trong những đề tài hằng ngày của du học sinh ở đây là chỉ trích đế quốc Mỹ xâm lược, sen đầm, can thiệp, làm rối loạn, hành hạ thế giới.

Các trao đổi này rất hòa nhịp với môn thể thao tinh thần thường trực của báo đài từ Pháp đến Tây Ban Nha, những bài xã luận, những đoản văn trí thức mạt sát nước Mỹ và các vị Tổng thống Mỹ, đặc biệt là các Tổng thống Cộng Hòa: Bush là tên học dốt nhờ danh tiếng ông cha mà được vào Yale và lên làm Tổng thống Mỹ, Trump thì khỏi phải nói thất học, lỗ mãng, trọc phú.

jeudi 29 octobre 2020

TS Lê Trung Tĩnh - « No to Trump » sẽ mang lại kết quả ?


Có hai cách tiến hành một cuộc vận động bầu cử hay một vận động chính trị, đó là bằng nỗi sợ (chống lại một ai đó, No to someone) hay bằng niềm tin (hãy thay đổi với chúng tôi, Yes to us).

Ví dụ kinh điển nhất của cách thức vận động bằng niềm tin là chương trình của ông Barack Obama với slogan tự tin và dễ nhớ “Yes We Can”. Thông điệp chiến thắng này đã góp phần thay đổi nước Mỹ và thế giới, sau nhiều năm mắc kẹt trong cách phân chia thế giới thành hai phía thiện ác dưới thời Tổng thống Bush, khi nạn khủng bố đang hoành hành. Ngay cả chính ông John McCain cũng đã thừa nhận Tổng thống Obama đã là một đại diện tốt hơn của niềm tin trong diễn văn ngay sau kết quả bầu cử năm 2008, một bài diễn văn dũng cảm và hàn gắn.

dimanche 25 octobre 2020

TS Lê Trung Tĩnh - Nền dân chủ Mỹ có đang chết?

Tôi đọc How Democracies Die với một sự quan tâm đặc biệt vì như tiêu đề, quyển sách đặt vấn đề về sự sống còn của nền dân chủ Mỹ. Một đề tài càng nóng hơn những ngày này với cuộc bầu cử tổng thống (TT) Mỹ, mà trọng tâm chú ý không ai khác là đương kim TT Donald Trump, một người phá vỡ hệ thống, và có thể phá vỡ cả nền dân chủ Mỹ (?).

Quyển sách rất công phu, đầy dữ liệu, thông tin về các vấn đề về cách thức tổ chức bầu cử ở Mỹ, về quá trình đi đến thể chế độc đoán ở nhiều nước. Trân trọng cảm ơn các tác giả Steven Levitsky, Daniel Ziblatt, là hai nhà nghiên cứu chính trị tại Harvard.

Sau đây là một số bình luận về quyển sách.

vendredi 23 octobre 2020

TS Lê Trung Tĩnh - Lịch sử sẽ đánh giá công bằng hơn cho ông Trump


Lịch sử sẽ đánh giá ông Trump công bằng và tích cực hơn vì những việc ông đã làm. Thậm chí đối với việc ông đối phó với đại dịch Covid 19, việc mà nhiều người chỉ trích ông nhiều nhất, đặc biệt trong giai đoạn bầu cử nước rút này.

Tôi là một người liên tục chỉ trích ông Trump và các lãnh đạo phương Tây trong việc không thận trọng và lắng nghe khoa học đủ. Ở nơi mình đang sống, tôi cũng đã vận động để mọi người ký tên thư của các nhà khoa học yêu cầu Thủ tướng Boris Johnson của Anh phải công bố mô hình dự đoán bệnh, và góp phần (rất nhỏ) vào việc nước Anh từ bỏ suy nghĩ herd immunity ngay từ những ngày đầu dịch bùng phát vào tháng 3.

Tuy nhiên ngoài các lãnh đạo, tôi nghĩ giới khoa học cũng nhận phần lớn trách nhiệm trong đại dịch lần này. Xin ghi lại các quan sát từ Châu Âu.

lundi 19 octobre 2020

Lê Trung Tĩnh - Ông Trump có bịt miệng người dân ?


Tôi đọc báo cáo Nieman về việc báo chí cần đưa tin về Trump như một lãnh đạo độc tài với sự quan tâm đặc biệt, vì tôi cũng đang viết về chủ đề truyền thông và ông Trump.

Có nhiều điều tôi thấy thú vị, nhất là danh sách các tiêu chí của một nhà độc tài ngôn luận, thật ra là lấy từ quyền How Democracies die cũng của Harvard.

Tuy nhiên điều lớn nhất tôi không chia sẻ, đó là dầu ông Trump tick gần hết các tiêu chí (theo báo cáo) của một người có khuynh hướng độc tài trong các phát biểu của mình. Báo cáo đã không chỉ ra rằng trong suốt gần 4 năm cầm quyền, ông Trump đã không có sự thiết lập hệ thống của mình đủ để thực thi sự độc tài, hay có thể gây nên thảm họa.