dimanche 24 juillet 2022

Jimmy Nguyen Nguyen - Putin đi Iran

 

Trời ơi ba cái bọn báo đài, cứ nói bác Putin bị bệnh sắp chết. Hôm qua xem  ti vi, thấy bác mạnh khoẻ, phong độ. Bước xuống cầu thang máy bay rất nhanh nhẹn, không như bác Bi nhà ta. Bác  vào xe đón ở sân bay, cởi ngay cái áo vest liền vì nóng quá (xứ Trung Đông mờ). Rất ấn tượng.

Tuy vậy, sân bay vắng vẻ. Dù thấy có thảm đỏ, nhưng không thấy người đứng đầu Iran ra đón theo các thông lệ ngoại giao. Nói chung là "lèo tèo" vài mạng. Nhìn cảnh này, tui đoán nước nhà Iran rầu quá. Nước sôi lửa bỏng như vầy ông lại đến làm chi...

Thật tình cái cuộc chiến mà bác tự gây ra, không được mấy quốc gia ủng hộ. Thà bác chơi hẳn vào căn cứ Mỹ hay NATO thì xứng đáng hơn. Bác mà làm vậy , tui cũng... ủng hộ. Thế mới xứng danh là nước Đại Nga. Đằng này bác uýnh đệ tử cũ. Mà uýnh hoài không thắng nổi. Tự nhiên là bác mất uy tín quá xá. Từ Đại Nga biến thành Nga... ngố.

Lê Xuân Nghĩa - Có phải vì “sợ Nga” nên Hoa Kỳ không giao đạn HIMARS tầm bắn 300 km cho Ukraine?

 

Cuộc chiến ở Ukraine không phải đơn thuần chỉ là cuộc chiến giữa hai quốc gia Nga và Ukraine. Mà bản chất thật của nó là cuộc chiến của cả khu vực, tuy châu Âu, NATO và Mỹ không trực tiếp tham chiến.

Đó là tham vọng của Nga về thống trị, ít nhất là châu Âu. Ở phía ngược lại thì Mỹ và châu Âu lại không cho phép điều đó xảy ra.

Vì vậy, việc dốc sức viện trợ của Mỹ và đồng minh cho Ukraine thắng là điều chắc chắn. Nhưng nó phải nằm trong tổng thể chiến lược bảo vệ châu Âu an toàn, trước khi Nga có thể làm liều nhằm khơi mào chiến tranh thế giới, hoặc dằn mặt vài nước châu Âu khi Nga thất thế ở Ukraine.

Bông Lau - Du đãng chơi với độc tài

 

Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đang công du các nước Phi Châu như Ai Cập, Ethiopia, Uganda, Congo v.v...để tìm bạn mới, sau khi bị các quốc gia tiền tiến văn minh dân chủ pháp quyền hất hủi.

Đừng quên Liên Bang Nga trước khi xâm lăng Crimea của Ukraine năm 2014 đã là khách quý của EU và NATO, và đã từng được chính thức mời tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh "G8".

Sau khi nổi máu du đãng đánh cướp Crimea để xây dựng lại giấc mơ vàng "Liên Bang Xô Viết", Vladimir Putin Đại Đế đã bị tống cổ ra khỏi "G8". Giờ thành G7.

Thọ Nguyễn - Suy ngẫm (2) : Cầm đèn chạy trước ô-tô

 

(Tiếp theo)

Thành ngữ “Cầm đèn chạy trước ô tô” mới xuất hiện trong Việt ngữ hiện đại. Nó tả hành động của những kẻ láu táu, háu đá.

Cầm một cái đèn tay, lạch bạch chạy trước một cái ô tô đèn pha sáng quắc, tốc độ hơn cả chục con ngựa, có tay lái servo, có chỉ đường GPS. Hơn thế nữa, thằng cầm đèn còn cản đường chiếc xe được điều khiển bằng bác tài thông minh sáng suốt.

Không còn có gì ngớ ngẩn hơn.

Trong thực tế, mọi việc lại không như vậy. Những ý kiến trái chiều nhiều khi đi trước thời đại.

Thọ Nguyễn - Suy ngẫm (1) : Sao lại phải giống nhau?

 

Tôi có thói xấu là hay chửi chính phủ. Bà Merkel luôn bị tôi phê phán là "thân tàu“, là "ngậm miệng ăn tiền“. Ông Schröder, thủ tướng của đảng SPD thuộc cánh tả, thì bị tôi phê là "đồng chí của bọn chủ“.

Chính phủ mới toanh của ông Scholz thì tôi coi là bọn "vừa éo vừa run“. Nói ủng hộ Ukraine nhưng lại sợ Nga nó coi mình là bên tham chiến. Thế là có mấy cái xe tăng mà cứ thậm thà thậm thụt.

Nhưng ở Đức không ai coi những kẻ như tôi là "bất đồng chính kiến“ (Dissident), là "phản động“ (Reaktionär).

Lê Dũng - Hiệu sách tỉnh lẻ


Không thể phủ nhận, trung tâm sách lớn nhất cả nước là Sài Gòn. So với Sài Gòn, Hà Nội có khoảng 60%. Huế, Đà Nẵng khoảng 30%. Hải Phòng, Vinh, Nha Trang có khoảng 15-20%. Còn lại đa phần dưới 10%.

Cá biệt có một số tỉnh trắng về sách, tức có không quá 1% so với Sài Gòn. Đồng bằng có quê tôi, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận và một số tỉnh miền Tây. Tây Nguyên hay Đông Tây Bắc, mật độ còn dày hơn.

Rất xót xa cho người đọc và các con, mỗi lần về quê, sách Fahasha trong Coop mart đa phần là sách rác, hoặc sách cũ, sách lưu cữu. Không tiêu thụ được ở đô thị lớn, dù là bán 1 yến 100 ngàn, hay đại hạ giá trong các đại giấy hội, thì họ đưa về tỉnh lẻ, pha chế thêm vài ba cuốn sặc sỡ, dễ tiêu kiểu sách tướng số, phong thủy hay thiền, tụng kinh hoặc đời thay đổi khi chúng ta thay đồ.

Thích Thanh Thắng - "Phật giáo" và "Giáo hội"

 

Câu nói trước tòa của ông Lê Tùng Vân: “Giáo hội này không xứng đáng để tôi đăng ký” được nhiều người nhắc đến trong mấy ngày nay.

Nhưng tại sao hội đồng xét xử lại hỏi như sau: “Tại sao những người trong Tịnh thất Bồng Lai mặc áo nâu nhưng không đăng ký với giáo hội”.

Câu hỏi này rất kém về chuyên môn nghiệp vụ trước thực tế đời sống tôn giáo tại miền Nam.

Nguyễn Một - Chợt nhớ "Góp Nhặt Cát Đá"

 

Xem báo có phiên tòa xử chuyện “thiền am” có hai chuyện lạ:

1 Một ông cụ bị coi là “giả tu” từng “được” nhiều người và cả báo chí ghép cho ông tội loạn luân, nhưng không ai chứng minh được, kể cả phiên tòa đang diễn ra xử ông. Nhưng ông không hề kiện ai cả, cũng không phàn nàn chuyện người ta đã vu khống cho ông.

2 Một người được coi là “chân tu” có chức sắc đang kiện ông “giả tu” vì gọi bậc “chân tu” là con bò, có hẳn luật sư bào chữa mang cả Chúa ra gán ghép dẫn chứng.

Lưu Trọng Văn - Tiếng nói của nông dân về thực trạng giống nông nghiệp xin chuyển cho thủ tướng

Bắt nguồn từ xã Hòa Lộc, Cái Bè, Tiền Giang nhiều đời nay xoài cát Hòa Lộc được xem là vua của những loại xoài.

Nhưng trớ trêu thay gã lại đọc trên Facebook "Nông dân Hoàng Kim" của bác nông dân thứ thiệt quê Đồng Tháp phản ánh một hiện thực rất buồn:

"Xoài cát Hòa Lộc theo tôi là loại xoài ngon nhất Việt Nam, nhưng năm nay giá chỉ còn 5.000 đồng/Kg. Với giá đó tôi sợ nông dân sẽ chặt bỏ để trồng cây khác thôi.

Nguyên nhân vì sao?"

Tạ Duy Anh - Xét xử quá khứ

 

Tôi rất ít xem tivi, trừ mỗi khi có giải bóng đá khu vực Đông nam Á. Nhưng rồi một dạo tự nhiên không muốn làm bất cứ việc gì, bèn cùng vợ mở Netflix xem phim Hàn Quốc. Thứ phim vẫn bị coi như là nước “sirô” này hóa ra cũng có khối điều để phải suy ngẫm ngày này sang ngày khác.

Đầu tiên, nói thẳng ra, kể cả chưa có gì ghê gớm, nhưng nếu không có TỰ DO, nếu luôn theo định hướng chính trị, thì không bao giờ làm được như vậy.

Những bộ phim tôi xem, được dựng thời gian gần đây, ngoài sự quen thuộc là đội ngũ diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, hình như giới trí thức, văn nghệ sĩ nói chung và các nhà làm phim Hàn Quốc nói riêng đang mở hẳn một chiến dịch “xét xử quá khứ”, nhằm xé tan màn đen tối của những trang sử ngụy tạo, được thao túng bởi tiền bạc và quyền lực bị tha hóa.

Mạc Văn Trang - Ngành Y khủng hoảng trầm trọng

 

Ngành y tế và ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn từ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã gặp những khủng hoảng trầm trọng.

Đáng lẽ Việt Nam phải nghiên cứu học tập xem tại sao các nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary …khi chuyển từ chế độ xã hội chủ nghĩa bao cấp sang chế độ dân chủ, tư bản mà y tế và giáo dục mau chóng ổn định và phát triển tốt hơn thời trước đó, thì lại thả lỏng cho trôi nổi phát sinh tiêu cực tràn lan.

Mọi thứ đều đổ tại “mặt trái của kinh tế thị trường” và “cơ chế”!

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.07.2022


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 150, 23-07-2022

 

1. Hôm qua, 22-07-2022, Ukraina và Nga đã ký xong thỏa thuận giải tỏa 3 cảng của Ukraina, trong đó có cảng Odessa, để Ukraina có thể xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thứ ba, dưới sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Phía Nga sẽ đảm bảo một hành lang an toàn để các tàu chở ngũ cốc có thể di chuyển, phía Ukraina cam kết không vận chuyển vũ khí hay các hàng hóa khác,  còn Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra đảm bảo thỏa thuận được thực thi.

Theo dự kiến, từ 3 cảng này có thể xuất đi tới 3 triệu tấn ngũ cốc trong một tháng, đủ để đầy lùi nguy cơ nạn đói ở một số quốc gia, chủ yếu là ở châu Phi.

samedi 23 juillet 2022

Ukraina, một cuộc chiến khác trên những tuyến đường xe lửa


Đăng ngày:

 

Đã vào mùa hè, bài vở trên các tuần báo Pháp chủ yếu mang tính nhẹ nhàng, tươi mát. Hồ sơ của Le Point tập trung hướng dẫn cách ăn uổng có lợi cho sức khỏe. Courrier International gộp ba kỳ làm một, số báo cuối trước khi nghỉ hè đưa người đọc đi thăm những khu vườn trên thế giới. Trước nạn hạn hán tại Pháp, L’Obs cho rằng « Cuộc chiến tranh về nguồn nước đã được tuyên bố ». Trên lãnh vực văn hóa, L’Express mổ xẻ những vấn đề của Viện Hàn lâm Pháp với tựa lớn « Bão tố dưới mái vòm ». Tuy chú trọng đến giải trí, nhưng tình hình Ukraina vẫn là chủ đề không thể bỏ qua.

Nguyễn Văn Mỹ - Chuyện sách giáo khoa xưa và nay

 


Không biết lần thứ mấy, sách giáo khoa lại thay đổi, tăng giá; gây bức xúc dư luận xã hội. Toàn giáo sư – tiến sĩ biên soạn, thẩm định đúng quy trình mà cuốn nào cũng có sai sót.

Chẳng lẽ, phải đề nghị kiểm tra thực chất các văn bằng của từng tác giả? Rồi năm nào cũng thay mới sách giáo khoa. Thay đổi, đương nhiên, cũng phần nào thôi. Sao không in kiểu phụ lục các thay đổi để tiết kiệm và vẫn dùng sách cũ?

Cách giải thích của tư lệnh ngành PGS – TS Nguyễn Kim Sơn “Giá tăng vì giấy tốt hơn và khổ sách lớn hơn” khó mà chấp nhận. Nói kiểu đó thì sách giao khoa còn “tăng, tăng mãi” vì giá xăng dầu tăng, kéo theo đủ thứ tăng. Lâu nay, sách giáo khoa độc quyền, cả biên soạn, in ấn, lẫn phát hành. Cơ chế đó, giá không tăng, sách không đổi mới lạ.

Trần Trung Dân - Báo chí đưa như vậy, biết tin ai?

 

Những năm gần đây, internet bùng nổ với tốc độ chóng mặt và lượng thông tin khủng khiếp, làm đảo lộn trật tự truyền thông thế giới. Bất cứ việc gì xảy ra, chưa đầy 60 giây, cả thế giới đều biết. Lượng thông tin khổng lồ, nhiều khi thiếu kiểm chứng nên độ tin cậy chưa cao, nhất là các trang mạng cá nhân vì không có người biên tập lại.

Báo chí chính thống thì khác, có biên tập viên, trưởng phòng, phó tổng biên tập phụ trách nội dung, tổng biên tập rồ Sở Truyền thông và Bộ chủ quản. Hệ thống chặt như vậy nhưng có những thông tin, đọc xong là choáng hoặc lùng bùng lỗ tai.

NHỮNG THÔNG TIN RẤT KHÓ HIỂU

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.07.2022


 

vendredi 22 juillet 2022

Phúc Lai - Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 147 và 148 của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine (21/07/2022)

 

Chào các bác.

Thật ra trong những ngày qua, tin chiến sự không có gì đáng chú ý vì quân Nga gần như là dừng lại, chỉ có những hoạt động chiến đấu mang tính trinh sát ở một số hướng. Vì vậy nếu cứ cố mà bình luận thì sẽ đi vào cái sự cùn về lý lẽ, các bác cũng sẽ thấy nhàm chán.

Vậy hôm nay các bác cho phép, chúng ta chuyển sang một số chuyện khác cũng liên quan đến cuộc chiến này.

1. Có bác bảo là tui đưa ra các dự báo ngắn hạn – có đúng vậy không?

Bông Lau - Servant of the people (СЛУГА НАРОДУ)

 

Mỗi buổi chiều đi làm về, sau khi coi tin tức trên ti vi và ăn tối qua loa, là chúi đầu theo dõi tập phim “episode” có tựa đề “Đầy Tớ Nhân Dân”, trình chiếu từ 2015 - 2019. Phim này có thể thuê trên mạng Netflix. Phim nói tiếng Ukraine và phụ chú Anh ngữ.

Mới đầu chỉ muốn coi thử vài đoạn để coi diễn viên chính là Volodymyr Zelensky “hề” như thế nào, theo như sự phê bình cay nghiệt của cộng đồng “red bull”. Tuy nhiên mới chỉ coi lần đầu thôi mà đã bị cuốn hút vào truyện phim và không thể từ chối coi tập kế tiếp.

Cái hấp dẫn của truyện phim không phải là diễn viên Volodymyr Zelensky, bởi vì tôi không có thói quen phản dân chủ là suy tôn lãnh tụ.

Nguyễn Hồng Giang - Chuyện xăng xe

 

Hồi mình chuẩn bị từ Warzawa quay về Kyiv, cũng chuẩn bị sẵn tư tưởng đói ăn, thiếu mặc, bom đạn uỳnh oàng trên đầu. Chuẩn bị sẵn tinh thần khắc phục khó khăn, hỏi han các bạn vẫn còn trụ lại Kyiv xem có phải đem gì về để dự trữ vì Kyiv thiếu thốn không, nghe phong thanh như...muối chẳng hạn !

Các bạn bè anh chị đang ở Kyiv chỉ khuyên, đổ xăng cho đầy bak, mua dự trữ thêm vài can vì tình hình xăng dầu ở Ukraina  đang căng thẳng. Chứ muối miếc thì có mà đầy cửa hàng, đừng tin lời đồn thổi làm gì. Ô kê con gà đen.

Gì chứ vụ thiếu xăng thì mình có  trải nghiệm hồi chạy sang Ba Lan cùng đoàn anh chị Tuấn Lan và các bạn Hạnh Hoài rồi. Hồi ấy tháng Ba, trời lạnh lẽo và bắt đầu xẩm tối, đèn đóm xóm làng tắt hết - chiến tranh mà, đến cả thủ đô Kiev còn tối om -  thì một xe kêu, phải mua xăng, xe này sắp cạn xăng rồi làm ai cũng tái mặt.