mardi 5 septembre 2023

Mai Quốc Ấn - Đem thóc giống nấu cơm

 

Rừng chính là nơi giữ nước tốt nhất!

Nó cũng giữ yên các kết cấu địa chất bản địa nếu rừng đó trồng đúng cây bản địa.

Phá rừng để xây hồ thủy lợi là một điều tương tự như đem thóc giống nấu cơm.

Sự cố nứt đập thủy lợi Đak N’Ting ở Đak Nông đến mức phải sơ tán dân tránh nguy cơ có lẽ là một lời cảnh tỉnh, nhưng nó không có tác dụng với Bình Thuận.

Lê Nguyễn - Vẫn phải lên tiếng dù đã quá muộn màng

Tin tỉnh Bình Thuận được phép phá hủy hơn 600 hecta rừng để làm hồ thủy lợi là một quả bom tấn có sức công phá dữ dội, trong một xã hội vốn đã có quá nhiều điều bất cập.    

Sự chấn động của nguồn tin có đủ sức mạnh, để những ai đang cố tình quên đi nhiều ký ức bi thương về cuộc sống đã qua cũng phải bật dậy, ôm lấy đầu mình. Sao lại có thể như vậy được nhỉ?

Chúng ta sống trong sự ngột ngạt của một thành phố mà mật độ dân cư lên đến mức cao nhất. Có những buổi tan sở, cầm trong tay một giò lan hay một chậu hồng tỉ muội mua ở ven đường, lòng khấp khởi nỗi vui mừng, mang chút quà tặng của thiên nhiên về để trước balcon, chăm sóc, ngắm nghía mỗi buổi chiều về.

Hoàng Nguyên Vũ - Công ty vỏn vẹn 4 người thẩm định vụ phá 600 hecta rừng : Quá giỏi !

 

Đơn vị thẩm định cho việc tận diệt 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi: là một công ty chỉ có 3 cái bàn làm việc và nhân sự tổng chỉ có 4 người!

Hôm nay, báo chí xuất hiện nhiều bài giải thích về việc bức tử 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi Ka Pét. Vẫn không có gì khá hơn ngoài cái lập luận: Ừ thì nó có tác động đến môi trường, nhưng xét về cái lợi về sau thì thấy cái lợi nổi trội hơn cái hại.

Báo chí cũng chụp minh họa vài nhà dân vào mùa khô và đổ tội rằng, ừ tại vì không có hồ thủy lợi nên nó mới ra nông nỗi như thế.

Hoàng Nguyên Vũ - Quốc hội thông qua vì lý do gì ?

 

Một sáng nghỉ lễ, đọc báo, hốt hoảng khi thấy thông tin 600 hecta rừng nguyên sinh ở Bình Thuận (trong đó có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông) sẽ bị đốn hạ, để làm hồ thủy lợi Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam).

Đây là khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt với nguồn tài nguyên gỗ khủng, rất giàu. Và là một hệ sinh thái thiên nhiên quý báu, với nhiều nguồn gen đang được bảo vệ trong đó.

Lý do vỏn vẹn mà tờ VnExpress đăng, là "để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế", có diễn giải một chút là phát triển nông nghiệp và khu công nghiệp. Chưa có bất cứ điều gì cụ thể.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.09.2023


 

lundi 4 septembre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 04/09/2023

 

1. Tinh thần quân đội Ukraine thế nào? Chúng ta liên tục nghe nói về tình trạng kém cỏi và tinh thần sa sút nghiêm trọng của quân đội Nga mà không có thông tin nào về quân đội Ukraine.

Điều này đã gây nên một tình trạng “mù mờ” thông tin và gần đây, xuất hiện nhiều bài báo – của phương Tây hẳn hoi mô tả tình trạng trốn lính trong các nam giới Ukraine. Những bài báo như vậy thường được các KOL trích dẫn lại, và làm cho người đọc hiểu là tình hình phía Ukraine cũng bi đát không kém người Nga.

Sau đây là một số ý kiến tôi xin của một người Ukraine (đề nghị giấu tên) kể lại đôi chút về tinh thần chung của mọi người trong suốt hơn một năm rưỡi của cuộc chiến.

Lê Xuân Nghĩa - Sai lầm lớn của Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.

Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine

Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ thoát rủi ro suy thoái

 

Tình trạng Trung Quốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều, sau khi chấm dứt các ngăn cấm vì bệnh Covid, người tiêu thụ vẫn chưa muốn tiêu tiền và các xí nghiệp phải hạ thấp giá bán, tình trạng “giảm phát” đang đe dọa kéo cả nền kinh tế suy sụp.

Năm ngoái, hầu như ai cũng tin kinh tế Mỹ suy thoái. Công ty nghiên cứu Bloomberg đoán xác suất là 100 phần trăm. Quỹ Dự Trữ Liên Bang, chi nhánh Philadelphia, cho biết tỉ lệ người tiên đoán kinh tế suy thoái lên cao nhất trong hơn 60 năm, khi phỏng vấn các kinh tế gia.

Nhưng qua năm 2023, kinh tế không suy thoái. Trong quý thứ nhì, Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) tăng thêm 2,1 phần trăm. GDP đo giá trị tổng số sản xuất và dịch vụ cả nước, tính ra đô la. GDP lên vì người tiêu thụ vẫn xài tiền, các công ty tiếp tục đầu tư.

Tạ Duy Anh - Giáo dục và chính trị

 

Trong tự truyện "Du học Mỹ tuổi mười sáu" của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Trịnh Bá Ninh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều:

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

Lê Học Lãnh Vân - Nếu còn đánh trống khai giảng, ai nên đánh ?

Xin thưa, các nhân vật phù hợp với tiêu chuẩn về Đạo đức Học đường, Phương pháp Sư phạm, Tấm lòng với Giáo dục.

Hồi trống nổi lên từ các nhân vật như vậy sẽ mang những giá trị cao đẹp làm rung động tâm hồn thầy cô, học sinh và lan xa trong cộng đồng.

Một thầy giáo mà cuộc đời cho thấy tấm lòng sâu sắc với phát triển học đường, trao truyền kiến thức. Một cô giáo suốt đời tận tụy và sắp về hưu. Một bạn học sinh học giỏi cùng với lòng hiếu thảo hay thiết tha với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, cộng đồng… là những người nên nổi trống!

Lê Thanh Phong - Lãnh đạo đến trễ trường cứ bắt đầu làm lễ

Báo Lao Động ngày 02.09 đăng bài "Thầy hiệu trưởng đánh trống khai trường là ý nghĩa nhất".

Hôm nay báo chí đưa tin, có nhiều địa phương chỉ đạo cụ thể, lãnh đạo đến tham dự lễ khai giảng ở các trường, không đánh trống khai trường, không phát biểu chỉ đạo.

Đây là một sự hưởng ứng tích cực, hãy trả không gian nhà trường lại cho thầy cô, học sinh, những chủ thể của ngày khai trường.

Nguyễn Đình Bổn - Ông quan!

 

Mi năm hoa phượng tàn

Li thy nhiu ông quan

Ngi xe hơi bóng ln

Đến sân trường nghênh ngang

Mai Bá Kiếm - Dân chơi sao sợ dùi rơi ?

Sáng nay đọc Phụ Nữ thấy tựa "Lãnh đạo không đánh trống, không phát biểu chỉ đạo ở lễ khai giảng". Tôi mắc cười cái tật thích "hồ hởi sảng và hốt hoảng nhanh" của nhiều lãnh đạo, nói nôm na là "có tật giật mình".

Hồi nhận bao thư đi đánh trống thì "hồ hởi sảng" đánh hay như Khắc Triệu dạo trống cho Cẩm Vân hát. Nhưng khi biết có 6 lãnh đạo đánh trống bị bắt thì "hốt hoảng nhanh" thề xin từ! Lãnh đạo thấy dùi như chim thấy ná!

Lẽ ra, bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phải chỉ đạo hiệu trưởng các cấp trên toàn quốc nộp danh sách các lãnh đạo đã tham gia đánh trống, rồi chuyển cho Bộ Công an rà soát có bao nhiêu lãnh đạo ở tù để nắm tỉ lệ chính xác. Nếu tỉ lệ chỉ 1/10.000 thì lãnh đạo cứ đánh trống thoải mái.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.09.2023


 

dimanche 3 septembre 2023

Cao Huy Thọ - Từ con tàu 100 triệu động cơ đến chiếc đò nhỏ của người chích cá

 

Dịp Quốc khánh năm nay,  đồng loạt nhiều báo làm đề tài xoay quanh con số 100 triệu dân. Cơ bản đều giống nhau, đó là nói về việc 100 triệu dân mà đồng lòng chung sức thì đất nước ắt hùng cường.

Trong số các bài viết, tôi “ ấn tượng” nhất là bài có cái tít “Tuần dương hạm với 100 triệu động cơ”! Nghĩ cũng vui, sao không tiến ra biển bằng tàu buôn mà cứ phải là tàu đánh nhau? Rồi chưa kể 100 triệu động cơ mà mỗi động cơ dùng để chạy một chân vịt thì con tàu này vui lắm nhỉ, chắc nó xoay mòng mòng?

Tóm lại, ai cũng nói về khát khao hùng cường bằng dân số vàng, nhưng chả ai nói về giải pháp làm sao để đội ngũ chạy Grab đừng ngày càng trẻ hóa. Để những chàng trai cô gái hừng hực sức trẻ đừng bán rẻ sức lao động bằng những việc mang lại giá trị vật chất thấp lè tè như xuất khẩu lao động làm việc chân tay, gác tàu, soát vé phà, giữ xe…

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.09.2023


 

samedi 2 septembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Gina Raimondo đem hy vọng tới Bắc Kinh

Một quyết định như trên chứng tỏ giới lãnh đạo tài chánh ở Bắc Kinh sống trong thế giới trừu tượng của họ, hoàn toàn xa cách thực tại thị trường.

Khi đại diện của hai nước nói chuyện với nhau, bên nào than phiền, đòi hỏi nhiều điều hơn là bên đó ở thế mạnh. Bà Gina Raimondo, bộ trưởng Thương mại Mỹ gặp các ông Hà Lập Phương, phó thủ tướng và Lý Cường, thủ tướng Trung Quốc, bà đưa ra một danh sách những điều than phiền.

Các công ty Mỹ nói với bà rằng không thể đầu tư vào Trung Quốc được nữa vì nhiều rủi ro quá; đạo luật chống gián điệp mới của Bắc Kinh; trụ sở các công ty bị lục soát; những món tiền phạt quá cao không có lý do; mối lo lắng bị ăn trộm các bản quyền, vân vân.

Kim Văn Chính - Báo với chả chí : Quốc ca Việt Nam hùng tráng nhất thế giới ?

 

Tiền Phong ơi là Tiền Phong !

1. Báo Tiền Phong (hình như còn nhiều báo khác ăn theo, nhất là báo mạng và báo địa phương đăng theo) đưa tin: « Quốcca, quốc thiều Việt Nam được bình chọn là hùng tráng nhất thế giới ».

Và báo viết cả một bài dài theo phong cách "tự hào hai tiếng Việt Nam".

Nguồn họ đưa nói là trang web nổi tiếng ở Mỹ Cracked.com.