vendredi 25 novembre 2022

Bông Lau - Lính Nga nổi loạn

 

Trong một trại huấn luyện ở Kazan (phía nam Liên Bang Nga) có 2.500 binh sĩ Nga đồn trú và sửa soạn đi Ukraine.

Thiếu Tướng Kirill Kulakov vào thanh tra và bất ngờ gặp một sự chống đối - đã trở thành phổ biến của một quân đội từng được coi là hùng mạnh thứ hai trên thế giới.

Những binh sĩ Nga chào đón Thiếu Tướng Kirill Kulakov bằng những tiếng la ó chửi bới tục tằn: “Cút khỏi nơi đây, ông thiệt đáng xấu hổ”. Tiếng nói giễu cợt của một binh sĩ Nga “Đồng chí Thiếu Tướng, ngài đã đến với chúng tôi ư?”. Và tiếng cười rộ lên của đám đông hoàn toàn không có một sự kính trọng nào dành cho đồng chí thủ trưởng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.11.2022


 

Trần Quốc Huy - VTV loại bỏ phần bình luận của dàn hot girl World Cup

 

Như vậy là sau những lời chỉ trích khá nặng nề từ dư luận, thì VTV chính thức loại bỏ phần bình luận của dàn hot girl World Cup 2022.

Có thể nói, việc có mặt của các cô gái trẻ tham gia bình luận World Cup được coi là luồng gió mới cho một chương trình thể thao. Tuy nhiên, với những bình luận ngô nghê, thiếu kiến thức bóng đá của các cô gái này thì nhanh chóng gặp phải phản ứng của dư luận.

Ban đầu thì tôi cũng tập trung theo dõi xem mấy cô gái trẻ này trả lời thế nào, nhưng càng xem càng thấy "nhức cái tai".

Nguyễn Quang Thiều - Bình luận viên World Cup

 

Trong mọi trận đấu bóng đá, bình luận viên là phần vô cùng hấp dẫn và quan trọng. Đặc biệt trong giải đấu lớn nhất hành tinh là World Cup.

Tôi rất cần và rất thích nghe các bình luận viên chuyên nghiệp thấu hiểu bóng đá bình luận trước, trong và sau trận đấu.

Bình luận chuyên nghiệp sẽ làm cho người hâm mộ hiểu thêm về bóng đá, về đấu pháp trận đấu, về những diễn biến trận đấu và những thông tin mới mẻ về huấn luyện viên và cầu thủ.

Dương Quốc Chính - Khả năng Mỹ bỏ rơi Ukraine ?

 

Anh em bò Nga vẫn tin tưởng rằng Mỹ trước sau cũng quay xe, rồi bỏ rơi Ukraine, kiểu như đã làm với Việt Nam Cộng Hòa và Afghanistan. Nhất là khi đảng Cộng Hòa nắm Hạ viện Mỹ. Vậy khả năng đó có thể xảy ra không?

Cuộc chiến Ukraine và Nga rất khác với cuộc chiến Việt Nam hay Afghanistan. Cuộc chiến này phía Ukraine có chính nghĩa còn Nga phi nghĩa. Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ Nga. Vì thế nên các nước đồng minh, viện trợ cho Ukraine cũng không gặp sự chống đối dữ dội từ trong nước.

Xét riêng Mỹ, vẫn có những tiếng nói phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Ukraine. Chuyện đó bình thường, do Mỹ là một nước tự do ngôn luận, mọi người đều có quyền nói lên quan điểm riêng, trái với quan điểm của chính phủ, của tổng thống.

Lưu Trọng Văn - Thêm vài mẩu chuyện về Võ Văn Kiệt

 

Trong buổi kỷ niệm 100 năm ngày sinh thủ tướng Võ Văn Kiệt tại nhà giáo sư Tương Lai, một người quen của giáo sư nhầm gã là giáo sư triết Nguyễn Trọng Văn.

Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Quốc Thái đang chuyện trò với cha Nguyễn Thái Hợp, nhà thơ Hoàng Hưng và gã về linh mục Alexandre De Rhodes mà ông Kiệt yêu cầu giữ lại tên phố ngay Dinh Độc Lập, bèn kể câu chuyện liên quan ông Kiệt và giáo sư Nguyễn Trọng Văn.

“Sau 30.04.1975, ông Kiệt khi là bí thư thành ủy TPHCM đã gặp các trí thức của Sài Gòn. Thấy nhiều trí thức vượt biên, ông Kiệt chân thành khuyên: “Đừng có vượt biên, nguy hiểm đến tính mạng, hãy chờ cho chúng tôi ba năm, nếu không tốt lên thì lúc đó các anh muốn đi đâu cứ đi.”

Lưu Trọng Văn - Chẳng qua vì ông thực sự thương dân

 

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu 103 tuổi kể: vừa rồi Hội Sử học Việt Nam tổ chức sinh nhật tôi và cụ Nguyễn Đình Tư, tôi bảo tên của tôi do ông bố mê hát cô đầu mà đặt tên là Đầu. Tôi cũng ngại cái tên ấy lắm, cho đến khi kết với nhà sử học Nguyễn Đình Tư thành “Đầu Tư”mới thấy êm.

Ông Võ Văn Kiệt do luôn suy nghĩ đầu tư cho trí thức nên kết với tôi. Hội nghị trí thức nào, tôi biết phận mình nên ngồi hàng dưới, thấy tôi, ông ngồi cùng không câu nệ gì. 

Một lần ông ghé tai tôi nói đến Hội thảo nhà Nguyễn ở Thanh Hóa, ông bảo TP Hồ Chí Minh nên đứng ra tổ chức hội thảo này, vì đất phương Nam trong đó có Sài Gòn có được hôm nay là nhờ công lao nhà Nguyễn.

Dương Quốc Chính - Vận mệnh tương đồng

 

Ukraine và Việt Nam có hoàn cảnh địa chính trị giống hệt nhau khi bị kẹp nách bên cạnh một thằng đế quốc to. Dân Ukraine cũng có hoàn cảnh khá giống Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc cũng từng là một nước tới 1.000 năm lẻ. Hai nước cũng dùng chung một chữ viết tới gần hai ngàn năm, và ngôn ngữ của người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với người Việt bên Tàu.

Việt Nam có cái may mắn hơn Ukraine là có mấy thời điểm có thể thoát hẳn Trung Quốc dựa vào người Pháp, Mỹ và Liên Xô. Còn Ukraine chỉ có  vài năm thoát khỏi cái bóng của người Nga khi Đức Quốc xã xâm lược. Nhưng cũng chỉ có một bộ phận phía Tây Ukraine hào hứng với chuyện đó.

Nguyễn Ngọc Chu - Độ trễ lịch sử

 

Đã hơn 14 năm kể từ ngày cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tạ thế (11/06/2008). Trái với lẽ thường, càng cách xa ngày mất, không phải thêm nhạt đi, mà tầm vóc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dường như lại càng hiện ra lớn hơn.

Trong con người của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tích hợp nhiều tính cách quý tạo nên tầm vóc to lớn của Ông. Có thể quan sát cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ nhiều phương diện. Dưới đây chỉ là một góc nhìn.

1. TẦM NHÌN SÁNG SUỐT

Nguyễn Thông - Nhìn người để biết ta

 

Thưa các ông bà đang cai trị xứ này, hãy học ngay các "bạn" Phi Luật Tân (Philippines) ấy, đừng học đâu xa. Mà cũng đừng cố bảo thủ, cãi chày cãi cối bảo rằng ta có bản sắc riêng, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, đón tiếp trọng thị khi khách tới nhà...

Nói thẳng, chả là gì sất, mà chỉ là thói hoang phí. Thích hình thức bày vẽ, chuộng màu mè, cờ quạt băng rôn, cờ đèn kèn trống, rửng mỡ, coi tiền dân như rác. Rởm đời. Từ ông cao nhất trở xuống.

Ông chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ đang sang thăm Philippines, hai bên hội đàm, cuộc hội đàm này được báo mậu dịch khen rất thành công. Hãy nhìn tấm ảnh mà xem, họ chẳng cần bàn ghế, hoa hoét, không một chút màu mè rực rỡ giả tạo, người ta chỉ cần thực chất.

Lưu Trọng Văn - Một lũ lai căng...

Phố cổ Hà Nội với những tên phố Việt: Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Chả Cá, Hàng Rươi… một thời là các khách sạn, cửa hàng, các hãng, tên hầu như đều thuần Việt.

Nhưng…

Bây giờ “em ơi Hà Nội phố” đi một đẫn lại vấp phải khách sạn tên nước ngoài. Hàng trăm khách sạn mới mọc lên thì hầu như cả trăm tên nước ngoài, chữ nước ngoài. Hanoi Graceful Hotel, Mayflower Hotel, Le Grand, Luxury Backpackers Hotel, Hilton Garden, vv và vv…

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.11.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.11.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.11.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.11.2022


 

lundi 21 novembre 2022

Nguyễn Quang Thiều - Qatar là đội bóng đẻ non

 

Thú thật, đêm qua tôi cầu cho tuyển Qatar có được tỉ số hòa với Ecuador, giống như một món quà dành cho nước chủ nhà đã làm tất cả những gì có thể cho World Cup 2022. Tôi nghĩ như thế cũng không ảnh hưởng gì đến toàn cục của World Cup.

Nhưng hiện thực thi đấu trên sân cho thấy rõ ràng là tuyển Qatar chưa phải là đội bóng đủ sức tham gia sân đấu lớn này.

Tôi nghĩ, Qatar tìm mọi cách để trở thành nước tổ chức World Cup không phải mục đích duy nhất là phát triển bóng đá, mà để quảng bá hình ảnh đất nước và thiết lập các quan hệ mang tính kinh tế và chính trị. Họ có thừa nguồn lực vật chất, nhưng bề dày của bóng đá Qatar lại chưa đủ để đồng hành cùng sức mạnh tài chính của đất nước họ.

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả

 

Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều : Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá.

Equator, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha.

Lâm Bình Duy Nhiên - Gianni Infantino, FIFA và Qatar 2022

 

Gianni Infantino là Chủ tịch của FIFA, liên đoàn bóng đá thế giới đầy quyền lực. Những ai từng nắm giữ chức vụ này thường được ví von như một nguyên thủ quốc gia.

Đi đâu cũng được tiếp đón một cách trọng thị. Từ Robert Guérin đến João Havelange hay  Sepp Blatter, tất cả đều để lại những ảnh hưởng nhất định, tốt hay xấu, trong lịch sử bóng đá thế giới.

Với thời buổi toàn cầu hóa, trái bóng tròn càng trở nên quyến rũ và trở thành “món hàng” để kinh doanh, để gây tiếng vang, để mang lại “quyền lực mềm” và cả ảnh hưởng địa chính trị trên thế giới.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy học (2)

 

Trong suốt gần hai chục năm trời, Trường dự bị đại học TP.HCM nổi tiếng là trung tâm luyện thi uy tín, mỗi năm thu hút hàng nghìn học sinh khắp cả miền Nam.

Có những năm, vào thời điểm hoàng kim luyện thi, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Năm phải ra lệnh hạn chế nhận thí sinh vào trường mặc dù nhận vào là có tiền, bởi không đủ chỗ học, ngoài ra giáo viên dồn giờ dạy cho luyện thi nhiều quá nên chểnh mảng nhiệm vụ chính.

Đồng tiền kiếm từ luyện thi giúp cho đời sống giáo viên khá hơn nhưng hầu như chả mấy ai nghĩ rằng chính họ đã góp phần làm hư hỏng hệ đại học. Tôi có người bạn là giảng viên Trường đại học Tổng hợp, bên ấy cũng căng ra luyện thi, anh kể có ngày dạy luyện thi tới 10 tiết, sáng 4, chiều 4, tối 2, chỉ kịp nhét miếng cơm vào mồm rồi cuống cuồng lên lớp. Lúc nào cũng thèm ngủ.

Nguyễn Thông - Chuyện dạy học (1)

 

Xứ mình nhiều ngày lễ, trong đó có lễ riêng của nhà giáo, những người làm nghề dạy học. Cứ tới tháng 11 tây hằng năm, không chỉ thầy lẫn trò mà dư luận xã hội cũng lao xao chộn rộn về ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thú thực, chả bao giờ tôi nghĩ mình sẽ theo nghề dạy học, còn gọi là sư phạm, thế mà lại đứng bục giảng những 16 năm trời. Hồi nhỏ tôi rắn mày rắn mặt, chỉ thích đi bộ đội hoặc làm lính biên phòng, chứ không thích làm thầy giáo. Người định một đằng, trời quyết một nẻo, chả thể nào tính được.

Tôi học khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp tháng 12.1976. Khóa tôi là khóa bản lề chiến tranh và hòa bình. Nhập trường khi kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ra trường khi đất nước vừa chấm dứt chiến tranh.