dimanche 23 janvier 2022

Lê Dũng - Sự tha hóa của truyền thông


Truyền hình hay báo giới phương Tây, là tiếng nói của tự do ngôn luận và tự chủ tài chính, nên họ phải triệt để khai thác các cảm xúc nhất thời của người xem, nhằm gia tăng lợi ích.

Chúng ta không thế, chúng ta được bao cấp gần như 100%, nhằm phục vụ cho công tác tuyên giáo của chính quyền. Phần gia tăng lợi ích từ quảng cáo chỉ phục vụ cho mục đích cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên mà thôi. Còn lương cứng như bao ngành khác, nhà nước trả hết.

Việc cải thiện ban đầu chỉ là cải thiện, nghĩa là nó chỉ có chèn quảng cáo vào bóng đá và phim ảnh được kiểm duyệt. Nhưng khi được kích thích bởi lợi ích, thì cơn say không còn dừng ở mức cải thiện nữa, mà trở nên biến thái. Nghĩa là ngoài nói xấu chế độ ra, thì không từ một thứ gì họ không làm. Không có trò gì không chơi. Và không có thứ gì họ không nhồi nhét vào đó.

Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện hổ trong năm cọp


Từ lâu nay, hổ là con vật được gọi là Chúa sơn lâm, vua của rừng xanh. Đặc biệt các dân tộc Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Đại Hàn...xem hổ như là con vật linh thiêng.

Ở con hổ cho thấy sức mạnh, dũng cảm, oai vệ như là một chiến binh của rừng xanh. Bên cạnh đó, hổ còn thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong dáng đi, cách đứng, tướng nằm với một bộ mặt nhìn có vẻ bí hiểm và oai linh. Với tướng mạo và tính chất dũng mãnh cộng với vẻ đẹp của hình thể, hổ được thần thánh hóa với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ.

Con hổ từ xa xưa đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng. Ở nước ta từ Bắc chí Nam, người ta bắt gặp hình ảnh của con hổ trong các đình, miếu. Một con hổ oai vệ đầy đe dọa trên các bình phong ở sân đình, đền miếu là hình ảnh quen thuộc trong dân gian.

Nguyễn Đình Bổn - Cái gốc không làm, cứ chạy theo tỉa ngọn!


Một trong những chuyện ác độc nhứt mà chỉ người Việt nghĩ ra: rải đinh trên các quốc lộ để bẫy người đi xe, chủ yếu xe máy, khi xe họ bị cán đinh xẹp bánh thì "chém đẹp".

Đã không ít lần người đi xe máy cán đinh bị té và chết, còn bị thương không thể kể hết.

Vậy nhưng nạn rải đinh, mà báo chí gọi tào lao là "đinh tặc" vẫn không chấm dứt. Hiện lại đang rộ lên ở các con đường quốc lộ, tỉnh lộ xung quanh Sài Gòn.

Hoàng Linh - Chuyện nhà anh Ba Dũng


Thăng trầm của gia tộc ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là chuyện một gia đình, mà còn ẩn chứa nhiều chuyện thú vị.

Từ chỗ phải "từ quan" lui về ở ẩn theo kiểu "làm người tử tế" chứ không phải chế độ cố vấn hay đại nguyên lão, anh Ba Dũng giữ thái độ của một người chấp hành, sống lặng lẽ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các con anh Ba, đồn đoán là sẽ "bít cửa" chuyện quan trường, và những động thái tiếp theo cũng cho thấy như vậy.

Trần Thị Sánh - Sai sai thế nào ấy ?


- Sáng nay xem tivi nói về quê hương Hà Quảng, Cao Bằng của anh Kim Đồng, rồi phỏng vấn một ông ghi là cháu nội anh Kim Đồng.

Mình học lịch sử thì thấy anh Kim Đồng làm liên lạc cho cách mạng và hy sinh lúc 14 tuổi. Tức là anh ấy mới là nhi đồng, vậy anh ấy đã lấy vợ và có con sao?

- Tivi suốt ngày đưa hình ảnh ca sĩ Hồ Ngọc Hà quảng cáo phở Cung Đình bát to, làm bằng gạo ngon nhất thế giới, thơm lừng ST25. Nhưng khi ăn thì bát không to và cũng không thơm lừng như quảng cáo.

Vũ Thị Phương Anh - Status cuối của tôi về Thích Nhất Hạnh


Tôi hiểu rõ và có phần nào đồng tình với những ai yêu mến thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ông tài hoa, viết hay thuyết pháp giỏi, và đã góp phần phát triển Phật giáo và truyền bá pháp môn Làng Mai cho thế giới phương tây - nơi con người sống quá gấp gáp và căng thẳng đến độ đánh mất chính mình. Đáng để tự hào và ngưỡng mộ.

Nhưng tôi cũng rất hiểu và đồng cảm sâu sắc với những ai lên án thiền sư về thái độ đối với quê hương đất nước. Đặc biệt, chính tôi cũng thắc mắc về thái độ chính trị của ông trước và sau năm 75.

Trước đó, ông đau đáu với việc phát triển Phật giáo ở Việt Nam, đồng thời chọn đấu tranh cho hòa bình, đi vận động quốc tế để chấm dứt chiến tranh vì đau đớn trước cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhưng sau này, khi đã nổi tiếng khắp thế giới với vị thế quan trọng như một nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng sâu rộng, tôi có cảm tưởng dường như ông chưa từng bao giờ có một quê hương khốn khổ mang tên Việt Nam.

Nguyễn Thông - Tút duy nhất về sư cụ Thích Nhất Hạnh


Tôi không khen cũng chả chê cá nhân cụ, bởi đơn giản sự hiểu biết về cụ còn mỏng, thậm chí sai lạc do tuyên truyền của nhà cai trị.

Cũng có lúc cứ nghĩ đến cái danh (tên) Thích Nhất Hạnh là nhớ ngay đến bài hát "Bông hồng cài áo" mà lời ca lấy từ thơ của cụ. Sau mới hiểu dần, ngộ được đôi điều.

Phật giáo ở xứ này, cũng giống như ở mọi nơi khác, rất phức tạp, có khi còn phức tạp hơn cõi đời bị coi là trần tục.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.01.2022

samedi 22 janvier 2022

Nguy cơ chiến tranh Ukraina : Trung Quốc theo dõi để áp dụng cho Đài Loan


Đăng ngày:

Bốn chiến dịch của NATO tại ba nước vùng Baltic


Le Figaro
 cho biết tại các nước vùng Baltic lân cận với Nga, quân đội Pháp ở vị trí tiền phương trong chiến dịch răn đe của đồng minh. Bài phóng sự mô tả lực lượng Pháp tham gia cuộc tập trận Bold Dragoon với các xe bọc thép Leclerc. Nhóm tác chiến Anh-Pháp khoảng 1.000 quân tập trận tại Estonia trong khuôn khổ hoạt động NATO. Matxcơva luôn lên án sự hiện diện của quân đội đồng minh tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nhưng chỉ huy trưởng chiến dịch khẳng định các cuộc tập trận thường xuyên đều đã có kế hoạch trước, rất minh bạch.

Bùi Chí Vinh - Chút giai thoại giữa tôi và Thích Nhất Hạnh


Tôi nhận được tin thiền sư Thích Nhất Hạnh qua đời với tâm trạng bồi hồi khó tả. Bồi hồi vì đây là nhân vật khiến tôi phải bị... thất nghiệp khi đang công tác tại Cửa Hàng Tổng Hợp Thương Nghiệp Hợp Tác Xã Thành Phố (tiền thân của hệ thống Coop Mart bây giờ).

Tôi chia tay nghề “phi thương bất phú” năm 1987 vì một lý do lãng nhách. Một hôm trong giờ hành chánh tôi bị giám đốc Cửa hàng là Bảy Định triệu tập lên văn phòng để gặp đồng chí Sáu Khôi, Trưởng Phòng Bảo Vệ An Ninh Văn Hóa (tức PA 25) của Sở Công An Thành Phố.

Anh Sáu Khôi thì tôi chẳng xa lạ gì, cũng từ gốc Thành Đoàn như tôi, thuộc thế hệ đàn anh và chuyển qua ngành công an từ rất sớm. Anh làm việc với tôi bằng khuôn mặt khá trầm trọng. Đại khái anh cho tôi biết thơ tôi được đăng trên báo chí hải ngoại hơi bị nhiều, và “công an văn hóa” phát hiện tôi vừa lãnh một thùng quà thuốc Tây của nước ngoài nhằm mục đích “trả công” cho những bài thơ đã đăng.

Vũ Thị Phương Anh - Nghĩ vụn nhân nghe tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhân vật có tầm cỡ thế giới, nhưng trong nước người ta đã và đang tranh cãi về việc ông có đóng góp được gì cho đất nước hay chăng.

Sự tranh cãi này hoàn toàn hiểu được, vì những tiêu chuẩn để đo lường sự đóng góp này ở hai bên vĩ tuyến 17 (thực tế và trong lòng mỗi người) thì khác nhau.

Nhưng có một điều có lẽ không ai có thể tranh cãi. Đó là chỉ ở trong một thể chế tự do thì người ta mới có thể phát triển tài năng ngang tầm thế giới như Thích Nhất Hạnh.

Song Chi - Xã hội tha hóa vì triết lý sống sai lệch trong thể chế độc tài


Mô hình thể chế chính trị độc tài toàn trị, không có một cơ chế tam quyền phân lập để kiểm soát và cân bằng quyền lực.

Không có đảng đối lập, không có báo chí tự do, không có các tổ chức dân sự xã hội có thể hoạt động độc lập với chính quyền. Và cuối cùng là người dân không có quyền “mở miệng” cũng như có quyền bỏ phiếu tự chọn hay bãi nhiệm một cá nhân hay đảng cầm quyền v.v…

Đó là nguyên nhân vì sao tham nhũng càng chống càng nhiều, vì sao tội ác các loại, những biểu hiện vô liêm sỉ, thiếu tự trọng…các kiểu (như “gạ tình đổi điểm”, chạy bằng chạy chức, “đạo” văn, “ “đạo” luận văn v.v…) diễn ra nhan nhản khắp nơi ở Việt Nam.

Nguyễn Chương - Bài học Triều Tiên : Không vì ý thức hệ mà nhượng lãnh thổ

Nơi biên giới vùng Bạch Đầu Sơn.

Triều Tiên trước áp lực của Bắc Kinh: KHÔNG VÌ "ĐỒNG THUẬN Ý THỨC HỆ" MÀ NHƯỢNG LÃNH THỔ

Hàn Quốc - Triều Tiên: QUYỀN LỢI DÂN TỘC ĐƯỢC ĐẶT CAO HƠN SỰ ĐỐI NGHỊCH CHIẾN TUYẾN

1

Bình Nhưỡng nhận sự chi viện dồi dào của Bắc Kinh trong cuộc chiến hai miền Bắc Nam 1950-1953. Ồ, ai ai cũng từng được nghe tuyên truyền rằng Bắc Kinh có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng".

Nguyễn Đình Bổn - Hãy nhìn qua Ba Lan mà học!


Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nói trên tờ Thanh Tra rằng ông Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi: "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?"

Câu hỏi này phần nào thừa nhận sự thất bại trong việc... đốt lò!

Thất bại là đương nhiên, giả sử cá nhân ông Trọng hoàn toàn liêm khiết thì ông cũng không thể chống lại cả hệ thống.

Nguyễn Văn Mỹ - Tạ lỗi với các anh

T Đá Đông, tàu nh neo thng hướng Phan Vinh,

Ngang qua Châu Viên, mt mùng đêm ti.

Bin lng l, vài ánh sao le lói,

Trăng h tun nhòe l bun đau.

Tôi cúi đu đng trước mũi tàu,

          Tưởng nh các anh linh lit sĩ.

Nguyễn Ngọc Chu - Chuyển đổi số trong giáo dục : Thách thức và kỳ vọng năm 2022


Kỹ thuật số đã mang đến những thay đổi kỳ diệu cho đời sống loài người. Nhưng sự ra đời của kỹ thuật số khởi nguồn từ các nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản quyết định mọi tiến bộ vượt trội quan trọng của công nghệ mà kỹ thuật số chỉ là một ví dụ.

1. Những dấu mốc đá tảng của chuyển đổi số

Vài năm gần đây, ở Việt Nam nói nhiều về chuyển đổi số như là “một liệu thuốc thần kỳ toàn năng cho mọi căn bệnh”. Giữa nói và thực hành ở Việt Nam còn có một khoảng cách rất lớn. Với thế giới, chuyển đổi số được các nước tiên tiến thực hành đã nhiều chục năm, bắt đầu thừ thập niên 1950 và về sau, mỗi ngày một vũ bão hơn.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (12)

 


30.7

Trang thông tin điện tử của Trường chính trị tỉnh Bến Tre có bài rút tít cỡ chữ rõ to ở mục tiêu điểm: “Vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong phòng chống dịch”.

Lại nhớ trước đó, ngày 19.5, nhân kỷ niệm ngày sinh cụ Hồ vĩ đại, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cũng đăng bài phông “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19”. Nghe rất khiếp.

Ông em tôi cười bảo, thế giới người ta chống dịch bằng khoa học, chuyên môn y tế, vaccin, và lòng nhân từ. Còn xứ ta có tiềm năng, thế mạnh, có thứ không đâu có, là lý luận, tư tưởng, học thuyết, và các biện pháp cưỡng bức. Cứ một mình một kiểu, chả giống ai, được tôn thành bản sắc, riêng biệt, sáng tạo, độc đáo. Nhưng lại tích cực đi xin vaccin. Chống bằng mấy thứ kia, chết như ngả rạ là phải.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (11)

 


24.8

Nhiều báo đài lẫn dư luận trên mạng xã hội lên tiếng về chuyện “bom hàng”. Chả là chính phủ, cụ thể Bộ Quốc phòng, điều động rất nhiều binh lính vào Sài Gòn làm nhiệm vụ… chống dịch. Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh lên phây búc úp mở rằng ngoài giúp thành phố dập dịch còn có những trọng trách khác nữa không tiện nói ra.

Bộ đội được giao đủ mọi việc, tham gia trực chốt, canh gác, vận chuyển người chết, giao hài cốt, giữ an ninh trật tự… Ngoài ra, rất nhiều chú bộ đội đi chợ, mua hàng về giao cho dân đang bị nhốt trong khu cách ly.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (10)

 


Ngày 9.7

Ông Phan Văn Mãi, bí thư Bến Tre được trung ương điều về thành phố Hồ Chí Minh làm Phó bí thư thường trực. Dư luận chắc như đinh đóng cột nói sắp thay Nguyễn Thành Phong. Còn Phong sẽ làm gì thì chưa biết, không chừng bị kỷ luật bởi chống dịch rất quẩn quanh vớ vẩn, càng chống dịch càng nặng. 

Người ta còn bảo nhau tới lúc này mà mới có ý định thay tay Phong là quá muộn. Cũng hạng xôi thịt cũng chả khác gì Lê Hoàng Quân tiền nhiệm, mà rõ nhất là vụ phá đám việc dọn dẹp vỉa hè-lòng lề đường khi Đoàn Ngọc Hải đang làm rất hiệu quả. Cả vụ cẩu lư hương của Đức Thánh Trần nữa.

Nhiều người chốt lại không có cặp nào vô tích sự, tai hại, ngáng đường, kìm hãm sự phát triển của Sài Gòn bằng cặp Nguyễn Thiện Nhân - Nguyễn Thành Phong. Phong mà mất chức, dân Sài Gòn đốt pháo bông ăn mừng.

Nguyễn Thông - Thời sự dịch 2021 (9)

 


- Ngày 5.9:

Nhà báo Tâm Chánh (cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị) nhận xét về việc cấm đoán đi lại ở Sài Gòn, mà dân chúng gọi là lockdown, thiết quân luật. Ông viết: Sau rất nhiều bài học, người ta (chính quyền) vẫn chưa hiểu nổi thế nào là thành thị, hay vẫn ngu muội tin rằng quyền lực nhà nước là vô biên. Không có nhiều lựa chọn lắm đâu.

- Ngày 8.9:

Báo Nikkei Asia của Nhật xếp hạng Việt Nam đội sổ trong 121 nước chống dịch Covid-19, mà nhiều người gọi là dịch Vũ Hán, dịch Tàu. Đứng thứ 121 trong bảng xếp hạng.