jeudi 20 janvier 2022

Nguyễn Đình Bổn - Sự dốt nát của những kẻ nhân danh văn hóa!


Về vụ Minh béo, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, trưởng ban tổ chức Liên hoan kịch nói toàn quốc phía Nam - lên giọng dạy đời nhân danh đạo đức và cả văn hóa dân tộc.

Ông ta nói như sau: "Còn xét về mặt truyền thống đạo đức thì người Việt có truyền thống lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại, luôn mở lối cho những người từng lầm đường lạc lối.

Phạm Gia Hiền – Nếu thực sự ăn năn, chúng sẽ im lặng và sám hối!

Một số loại tội ác trên đời này xã hội có thể tha thứ sau khi kẻ thủ ác đã trả giá. Nhưng tội ác với trẻ em thì không. Tấn công gây tổn hại trẻ em về tinh thần hay thể xác, đều không thể chuộc lỗi.

Kẻ ấu dâm đã bị kết án, mà rồi được trao tặng giải thưởng nghệ thuật, đấy là sự ẩu tả của Hội đồng nghệ thuật, Ban tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc và đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Thật nực cười khi các ngài lập luận đóng kịch tốt thì trao giải. Hàng triệu người vẫn phải khai sơ yếu lý lịch chi tiết đến đời ông bà, và rất nhiều người mất cơ hội làm việc hay học tập vì một "vết đen" từ đời trước cơ mà? Đó là nói về sự công bằng của hệ thống.

Nguyễn Quang Dy - Lý giải các vụ bê bối trước thềm năm Nhâm Dần


Năm Tân Sửu sắp qua, năm Nhâm Dần đang đến gần. Những vụ bê bối điển hình từ cuối năm cũ thường cho ta chỉ dấu về những gì sẽ diễn ra trong năm mới.

Đó là một bước ngoặt quan trọng khi Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Hoặc đổi mới thể chế, để tiếp tục phát triển, hoặc duy trì nguyên trạng, để tiếp tục tụt hậu. Trong khi các chuyên gia tổng kết năm cũ và dự báo về năm mới, cần lý giải các vụ bê bối điển hình để dự báo xu hướng.

Thao túng chính sách và lũng đoạn nhà nước

48 năm ngày mất Hoàng Sa, và những lời tâm huyết của GS Trần Văn Thọ


Nguyễn Khắc Nhượng : Hôm nay 19/1/2022, đúng 48 năm ngày Hoàng Sa của ta bị mất vào tay quân xâm lược Trung Quốc. Tôi xin post lại bài viết của Gs Trần Văn Thọ (Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo) đăng trên báo Thanh Niên một năm trước đây với tựa đề:

47năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thếnào?

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Nguyễn Phú Yên - Nhân 48 năm Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa (19-1-1974 – 19-1-2022)


Hôm nay, nhớ lại ngày tháng cũ, chúng ta không quên được các tử sĩ Việt Nam hy sinh chống lại sự xâm chiếm Hoàng Sa của Tàu Cộng.

Các năm về trước, cứ đến ngày này người dân Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác lại xuống đường phản đối Tàu Cộng với khí thế sục sôi, uất hận. Trong khi toàn dân một lòng đoàn kết chống xâm lăng như thế, vẫn lạc lõng những bạn trẻ mặc áo xanh ra ngăn chặn đoàn người biểu tình. Sau đây là tâm trạng của một cô gái sau khi làm nhiệm vụ đó, và một bài thơ của Đặng Tiến.

EM ĐI CHẶN BIỂU TÌNH

Mai Bá Kiếm - Đời đời ghi ơn 75 tử sĩ Hoàng Sa (19/1/1974)!


Ngày 19/1/2016, tôi theo Nhịp Cầu Hoàng Sa đến quận Bình Tân, mừng lễ tân gia của bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - do Nhịp cầu quyên góp và tài trợ xây cất.

Nhờ vậy, tôi được dịp kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ cố Hải quân thiếu tá Nguyễn Thành Trí - Hạm phó Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10.

Bà quả phụ Ngụy Văn Thà (cố Hải quân trung tá Hạm trưởng HQ-10) và bà quả phụ Nguyễn Thành Trí (ngồi hàng đầu từ tính phải sang) đều thủ tiết thờ chồng, nuôi con dại.

Hoàng Nguyên Vũ - Vinh danh Minh Béo, tại sao lại có thể làm như vậy???

“Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại” là một cách ứng xử đẹp đẽ và nhân văn với những người từng lầm lỗi biết quay đầu (nên nhấn mạnh “biết quay đầu”). Điều đó góp phần tạo điều kiện cho những cuộc đời được làm lại. Thậm chí, được thay đổi.

Điều này không đồng nghĩa với trường hợp của Minh Béo, người vừa được Bộ Văn hóa trao giải thưởng, cũng là một người từng phải ngồi tù vì tội ấu dâm tại Mỹ.

Sau khi mãn hạn, về nước, Minh Béo gặp phải một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đa phần là không và không muốn tha thứ, không và không muốn thấy Minh Béo xuất hiện trong môi trường nghệ thuật nữa.

Lê Dũng - Ấu dâm và tàn tích

 

Năm 2016, nhân sự kiện Mỹ bổ nhiệm Bob Kerrey làm chủ tịch Đại học Fullbright Việt Nam, có hai luồng quan điểm chính.

1. Ủng hộ: Đại diện tiêu biểu là ông Đinh La Thăng, lúc đó là ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Sài Gòn.

2. Phản đối: Đại diện tiêu biểu là bà Tôn Nữ Thị Ninh. Bà nói đại ý là ông muốn làm chủ tịch đâu thì làm, nhưng không được làm ở Việt Nam. Rằng tội ác của ông đã gây ra là khó dung thứ, việc ông có mặt chỉ khoét sâu thêm nỗi đau vân vân. Và bà viết hẳn một thư ngỏ.

Phạm Bắc - Tội ác không thể tưởng tượng


Theo các bạn, kẻ đóng đinh vào đầu em bé nên bị tội gì? Bốn lần cố ý sát hại bé.

Hôm nay, tôi ngồi viết bài về việc em bé 3 tuổi bị “người tình của mẹ” đóng đinh vào đầu, mà rất dằn vặt, và khó khăn mới dám mô tả chi tiết.

Nhưng ông bố bà mẹ chúng ta, hãy thử hình dung xem, con chúng ta chẳng may xây sát cơ thể đã đau xót đến chừng nào vậy mà em bé đã bị kẻ thủ ác ra tay bốn lần, nhằm cướp đi sinh mạng của bé.

Lưu Trọng Văn - Trống trơn mà…hoan hô


Ở các quốc gia thực sự Dân chủ, các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, trên bục phát biểu của họ không có hoa.

Giản đơn, vì những người có văn hóa đều thấy hoa hoè hoa sói ấy tốn tiền công quỹ và chỉ là hình thức vớ vẩn.

Ở Việt Nam, một đất nước nghèo, thì hầu hết trên bục phát biểu của lãnh đạo đều tràn ngập...hoa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.01.2022

mercredi 19 janvier 2022

Bùi Chí Vinh - Để cho dòng tin không bị quên lãng giữa dòng đời


Bùi Chí Vinh : Đã 48 năm Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa qua trận hải chiến quá chênh lệch với Việt Nam Cộng Hòa ngày 19-1-1974. Mối thù này không đội trời chung.

Đối với thi sĩ và nhân dân chỉ có một thái độ duy nhất: Không để chuyện mất đất mất đảo biến thành một dòng tin bị quên lãng giữa dòng đời. Hai bài thơ sau đây một bài đầy ngậm ngùi, một bài đầy hy vọng về tiền đồ đất nước.

ĐỂ CHO DÒNG TIN KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG GIỮA DÒNG ĐỜI

“Đã 48 năm Ngy Văn Thà, Hm Trưởng chiến hm Nht To t trn Hoàng Sa”

Dòng tin lt thm gia tin, tình, tù, ti

Cuc hi chiến mi ngày nào còn nóng hi

Gi ngui dn đi trước s h hng người đi

Đỗ Trung Quân - Khi biển đảo chưa thu về, người Việt Nam chân chính không bao giờ quên !


Đêm cuối cùng chỉ còn vài tiếng nữa là ông và gia đình ra sân bay rời khỏi Việt Nam. Maquette bản thảo tập thơ “Cỏ hoa cần gặp“ của tôi còn trên bàn montage, ông bảo tôi chọn một ngày sinh ghi vào phần tiểu sử ngắn.

“Có ngày sinh cho vui với người ta chứ !“ - ông cười.

Tôi ghi ngày sinh 19-1-1955.

Thái Bá Tân - Sang năm tới Hoàng Sa !


Gn hai nghìn năm trước,

Năm 70 Công Nguyên,

Quân đế quc La Mã

Xóa s Israen.

 

Toàn b dân Do Thái

B trôi dt khp nơi,

B truy bc, khinh b,

Không được xem là người.

Lê Đức Dục - Trung Quốc chọn ngày xâm lược Việt Nam như thế nào ?


Tròn 48 năm Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Tàu !

Nhìn lại những mốc xâm lược của nó và cách nó ứng xử vào những dịp này các bạn sẽ hiểu thêm vì sao ta nói "Thâm như Tàu".

Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa  ???

Tiểu Vũ - Đừng quên !


Ngày 19.1.1974 - 19.1.2022, Gần nửa thế kỷ Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng.

« Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ...

Chiều ngày 20.1.1974, khi những chiếc tàu cuối cùng từ Hoàng Sa trở về thì tôi mới được báo tin là anh Thà đã tử trận ngay trên buồng chỉ huy.

WHO: Covid nếu không còn là đại dịch vẫn rất nguy hiểm


Đăng ngày:

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :

« Dịch bệnh cục bộ là một loại bệnh diễn ra thường xuyên tại một khu vực. Định nghĩa của tự điển Larousse có vẻ phù hợp với kịch bản được nhiều nước mong muốn, chủ yếu ở châu Âu. Đó là Covid lây lan thường xuyên trong cư dân nhưng không gây xáo trộn lớn cho xã hội và các bệnh viện, nhờ vào miễn dịch tập thể sau làn sóng Omicron. Nhưng theo giám đốc phụ trách các hoạt động khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, vấn đề không chỉ là ngữ nghĩa.

Quốc hội Mỹ thúc giục Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo Tân Cương trước Olympic Bắc Kinh


Đăng ngày:

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.

Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn. Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».