mercredi 1 septembre 2021

Võ Đắc Danh - Đồng đô la và giọt nước mắt


Anh Võ Cường ở Riverside cho hay đã vận động được một ít tiền cứu trợ, bảo tôi với Trương Công Khả tới nhận. Những người đóng góp đều yêu cầu không nêu tên.

Trong đó có một cô gái gởi anh 200 đô la nhưng toàn giấy một đồng. Nhìn một xấp 200 tờ đô la, có tờ còn mới, có tờ nhàu nát, nhăn nheo, bầm dập.

Những tờ đô la như một ngôn ngữ nhọc nhằn, như thấm đượm mồ hôi của người lao động, và trên hết, nó là thứ ngôn ngữ của tình người, ngôn ngữ của lòng nhân ái cách xa quê hương đến nửa vòng trái đất.

Lê Quý Hiền - Dân cần thủ tướng nổi giận !

 

Chuyện Thủ tướng bất ngờ đến tâm dịch ở Hà Nội là phường Thanh Xuân Trung, hôm qua nhà cháu nói rồi. Mạng xã hội cũng  ngập tràn tin này, không nói thêm.

Hôm qua nhà cháu chỉ hoan hô Thủ tướng chứ chưa hoan nghênh là vì...không thấy Thủ tướng nổi giận.

Có phải Biển Đông và anh hàng xóm côn đồ đâu mà phải bình tĩnh, khéo léo xử lý. Đây là "người trong nhà" bố láo  thì phải trảm lãnh đạo phường và quận ngay trong phút mốt làm gương.

Hà Huy Sơn - Trong cái rủi đã đánh mất cái may

 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra cho người dân và đất nước Việt Nam những tai họa chưa từng gặp phải, đây là cái rủi.

Nhân cơ hội này, Đảng và Nhà nước nên lấy lại lòng tin của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức hãy chứng tỏ sự trung thực; biết lắng nghe người dân.

Sau gần hai năm chống dịch, có không ít những chủ trương biện pháp sai lầm, có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng chưa thấy một lần lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận lỗi và xin lỗi nhân dân trừ Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Lưu Trọng Văn - Ai trong số các lãnh đạo này cần phải cách chức ngay, thưa Thủ tướng?

 

Chiều 31-8, Thủ tướng đã đến kiểm tra thực tế tình hình và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân- nơi "nóng" nhất Hà Nội về dịch Covid với hơn 300 người bị nhiễm).

Tại đây Thủ tướng chứng kiến không có ai là người chỉ huy cao nhất trong phòng, chống dịch, không có ai trực chiến. Phường đã có Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, song lại không có quy chế làm việc.

Có nghĩa là trận địa nóng dịch Thanh Xuân Trung không có chỉ huy không có cả người trực chiến, không có cả quy chế, phương án tác chiến.

Nguyễn Thông - Bộ Chính trị và Gia Cát Lượng

 

Phàm ở trên đời, khen ai chê ai là quyền của mỗi cá nhân. Cái quyền tối thiểu ấy mà không có thì con người ta chẳng có gì sất. Trong lịch sử thể chế này, đã có thời nhà cai trị bắt đám đông phải ngắm trăng tập thể, khi cán bộ bảo trăng đẹp thì mọi người phải khen đẹp, chê trăng mờ thì cũng ngậm ngùi rằng trăng mờ.

Viết vậy để nói rằng, dù chỉ là đứa dân đen nhưng tôi có ý thức tôn trọng quyền cá nhân của người khác. Họ phát ngôn, đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thậm chí chửi mắng, tôi đều tiếp nhận. Giày dép còn có size, kích cỡ khác nhau, nữa là người.

Hôm trước, tôi biên bài “Những chị Dậu thời nay” kể về cảnh khổ của người lao động tha hương chạy trốn dịch và cái đói. Không ít người nhào ra mắng mỏ, chê trách người chạy nạn vi phạm giãn cách, coi thường Chỉ thị 16, xem thường đường lối chống dịch của chính phủ.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 55


Cách đây mấy hôm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu: "Xác định sống chung lâu dài với dịch, không thể khống chế tuyệt đối.

Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên".

Qua ý kiến này, đã cho thấy nhà nước ý thức được việc chống và xóa sạch con virus Vũ Hán là điều không tưởng. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu rằng “Đây như là trận chiến, không thắng không về”, thì ta nên hiểu đó chỉ là thể hiện sự quyết tâm, là lời cổ vũ, động viên chiến sĩ. Bởi cho đến nay, ngay các nước hùng mạnh, giàu có cũng như các nhà khoa học trên thế giới đều khẳng định không thể thắng được con virus này. Người ta chấp nhận sống chung với nó, chỉ tìm cách kềm hãm và giảm lượng người nhiễm bệnh và tử vong.

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.09.2021

mardi 31 août 2021

BS Quan Thế Dân - Trong bệnh viện 'tầng ba'


(VnExpress 30/08/2021) Bảy giờ sáng, giao ban, không khí căng thẳng. Trưởng khoa nhăn nhó: “Sao ca này để mất, hôm qua đã diễn biến tốt lên rồi mà?”.

Kíp trực mệt mỏi: "Bệnh nhân suy hô hấp nặng lên từ chiều, bọn em cố gắng kéo không được, đến đêm thì ngừng tim".

Không ai nói gì thêm nữa. Căn bệnh quái ác. Chợt có tiếng bộ đàm léo nhéo từ buồng bệnh: "Cấp cứu, bệnh nhân giường số bảy ngừng tim". Tất cả cùng quay phắt nhìn lên màn hình. Qua camera, nhân viên y tế đang hì hục ép tim. Mấy nhân viên đang giao ban đứng vụt dậy, đi mặc đồ bảo hộ để vào hỗ trợ.

Nguyễn Thông - Con số

 

Nói ngay rằng lâu nay tôi luôn hồ nghi, nói thẳng là không tin, những con số do nhà cai trị, nhất là nhà cai trị cộng sản, đưa ra. Nó luôn ẩn chứa trong đó những mưu mẹo, âm mưu, mẹo mực, ý đồ có lợi cho bên này, có hại cho bên kia. Xét theo kiểu các cụ xưa, tin thì chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn.

Nhưng phải nói cứ mỗi chiều tối suốt ba tháng nay, rất choáng khi đọc những con số chính quyền thống kê, được công bố trên báo chí tivi. Chẳng hạn hôm qua 30.8: Cả nước 14.219 ca nhiễm mới, trong đó Sài Gòn 5.889 ca, Bình Dương 6.050 ca; số ca tử vong trong ngày là 315 (nguồn: Báo VnExpress).

Nếu đó là sự thực thì quả thật quá khủng khiếp, rã rời, u ám. Sự khủng khiếp này, người ở những tỉnh thành khác, như Cao Bằng chẳng hạn (tỉnh ni nghe nói tới giờ vẫn chưa có ca mắc nào) sẽ không hình dung ra. Nhưng nếu sống ở Sài Gòn hoặc Bình Dương thì chỉ thấy tương lai xám xịt như bầu trời mây đen vần vũ kia.

Lưu Trọng Văn - Trung Quốc công khai tuyên chiến Luật pháp Quốc tế

 

Dân tộc này không dễ bị bắt nạt.

Bà Kamala Harris, Phó tổng thống  Mỹ ngày 25.8.2021 không phải vô cớ mà tại Hà Nội quyết liệt tuyên bố: "Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đông, và sẽ tiếp tục thách thức sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh."

Bởi vì Chính phủ và Hải quân Mỹ đã biết trước "Luật an toàn giao thông hàng hải" do Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua sẽ thực thi từ ngày 1.9.2021, trong đó thể hiện rõ "sự bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của Bắc Kinh".

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 54


Nhà tôi nằm trên con đường nối Nguyễn Văn Trỗi qua Trần Huy Liệu. Cứ xem đầu đường là Nhà Văn hóa Phú Nhuận, và cuối đường là Phú Nhuận Plaza. Đường đã bị bịt kín hai đầu cả nửa tháng nay mà tôi chẳng biết. Chặn để giữ vùng xanh.

Tôi nằm nhà từ ngày bắt đầu bùng phát dịch ở Sài Gòn. Chỉ một lần vào ngày đầu giãn cách, làm gan cầm máy chạy ra trung tâm chụp mấy tấm ảnh ghi nhớ một thời điểm lịch sử của thành phố. Từ đó đến giờ, tuân thủ "Ai ở đâu, ở yên đó". Cho nên đường nhà mình phong tỏa, lập chốt chận hai đầu mà cũng chẳng hay.

Nằm yên mà khát khao ngày trời yên bể lặn để được rong chơi, để được ăn món mình thích, gặp được những người bạn thân yêu, để được phanh ngực rú ga chạy khắp Sài Gòn, qua những con đường quen thuộc. Thành phố giới nghiêm, ngày dài quá, rảnh rang muốn làm nhiều việc mà chẳng làm được gì ra hồn. Tâm bất tại, lòng dạ lung tung nên không thực hiện được những dự định.

Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc


Đăng ngày:

Tiếp tục mưu đồ bành trướng trên biển, Trung Quốc đặt ra thêm các trở ngại hành chính. Cuối tuần rồi, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

Afghanistan : Hội đồng Bảo an ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn"


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Cuộc họp được cho là nhằm tìm ra giải pháp khẩn cấp để tiếp tục di tản, một khi người Mỹ đã ra đi. Nhưng rốt cuộc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ đưa ra một nghị quyết kêu gọi ‘‘phe Taliban tôn trọng các lời hứa, và để cho những người ngoại quốc cũng như người Afghanistan nào muốn di tản được ra khỏi nước’’.

Covid-19 : Các nhà khoa học Nam Phi theo dõi một biến thể lạ


Đăng ngày:

Biến thể này được biết dưới tên C.1.2., do Chương trình tìm kiếm, sáng tạo và giải mã của Kwazulu Natal (KRISP) cảnh báo vào tuần trước, trong một nghiên cứu chưa được công bố.

Trong khi đa số trường hợp lây nhiễm Covid-19 tại Nam Phi hiện do biến thể Delta gây ra, C.1.2. khiến các nhà khoa học chú ý vì virus này có tỉ lệ đột biến cao gần gấp đôi so với các biến thể khác.

Bão Ida gây thiệt hại nặng cho Louisiana, 16 năm sau Katrina


Đăng ngày:

Mười sáu năm sau trận bão Katrina, chính quyền đã chuẩn bị tốt hơn và dân chúng được sơ tán hàng loạt, tuy nhiên thiệt hại vẫn nặng nề. Từ Houston, thông tín viên RFI tại khu vực, Thomas Harms cho biết thêm chi tiết :

« Louisiana mất cả một ngày để thống kê những vết thương, trước khi băng bó lại. Hàng trăm gốc cây bị bật rễ, những mái nhà bị sụp đổ hoặc bị thổi bay đi, những chiếc xe hơi bị nước cuốn trôi…

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.08.2021

lundi 30 août 2021

Nguyễn Tập - « Siết » từ thiện, một quy định thất nhân tâm !

 

Sau bốn, năm ngày sốt ruột tìm đủ mọi cách để có giấy phép đi đường trong hai tuần “ai ở đâu ở yên đó”. Tối ngày 26.8, các tổ chức thiện nguyện cung cấp suất ăn và bình oxy bị dội một gáo nước lạnh, khi thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM tuyên bố: “Không cấp giấy đi đường cho các tổ chức thiện nguyện tự phát”.

1️/ Theo ông Hà, “Các tổ chức này chỉ mang tính nhỏ lẻ...”

🛑Điều này liên quan đến sinh mạng con người, ông Phó trưởng phòng Tham mưu, Công An TP.HCM cần ghi nhận, nhận thức cho đúng thực tế trong tham mưu chính sách, để các quy định chống dịch của thành phố không trở nên thiển cận, máy móc và thất nhân tâm.

Biden, đại cường Mỹ và những kẻ khủng bố


Đăng ngày:

 

Cụ già lãnh đạo đại cường trước khủng bố quốc tế

Le Figaro số cuối tuần kịp cập nhật thời sự, trong bài « Ông già và bọn khủng bố », đã gay gắt chỉ trích, khi ra lệnh cuốn lá cờ sao trên căn cứ quan trọng Bagram, ra đi không kèn không trống vào đầu tháng Bảy mà chẳng buồn báo cho chỉ huy trưởng quân đội Afghanistan, Joe Biden đã khởi đầu một vòng xoáy bi thảm. Biden « nhận trách nhiệm những sự kiện vừa qua », vì cái chết của cả trăm người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ trong vụ khủng bố ở phi trường Kabul là do những sai lầm của ông.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Sống chung với virus, không phải với dịch

 

Cuối cùng thì những gì tôi phát biểu trước đây (số ca dương tính là vô nghĩa và sống chung với virus) thì nay cũng đang dần dần thành sự thật. Hôm nay đọc tin thấy ông thủ tướng nói rằng 'Xác định sống chung lâu dài với dịch' [1]. Những người chỉ trích tôi giờ có dám chỉ trích ông thủ tướng?

1. Tại sao sống chung với con virus?

Con virus này là một trong những con thuộc 'gia đình' corona mà chúng ta đã sống chung rất lâu. Chúng ta cũng đã sống chung với HIV và hàng chục con khác trong thời gian gần đây. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ sống chung với những con khác trong tương lai. Không có cách gì tiêu diệt chúng, vì sức mạnh của tiến hóa virus làm cho tất cả các can thiệp đều vô hiệu hóa trong việc tiêu diệt chúng. Do đó, chúng ta phải sống chung với con virus này.

Võ Xuân Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh vẫn mang chất Sài Gòn

 

Thành phố Hồ Chí Minh, dù mang tên đó 46 năm rồi, nhưng nó vẫn mang đầy chất Sài Gòn.

Đâu có thể coi nó giống như những khu dân cư kiểu mẫu, như những khu phố văn hóa, thôn xóm đạt chuẩn nông thôn mới theo những tiêu chuẩn chung chung cho mọi vùng miền...

Người Sài Gòn có tính tương thân tương ái cao lắm. Họ không chịu ngồi im nhìn đồng bào mình thọ nạn mà không cứu giúp. Người được giúp lúc này lại trở thành nhà hảo tâm lúc khác.