mercredi 14 juillet 2021

Trần Phi Tuấn - Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất

 

Có một chị nhà ở Lê Văn Khương, quận 12 đi mua đồ ăn mãi không được, nên chạy xe qua Hóc Môn, cũng trên đường Lê Văn Khương, hai quận chỉ cách nhau một cây cầu.

Khi qua chốt, không ai hỏi gì, nhưng khi mua đồ xong, tính qua cầu về nhà, thì chốt kiểm soát bảo: Chị quay về Hóc Môn đi.

Cho dù chị này lấy căn cước công dân ra để chứng minh nhà mình ở quận 12, nhưng anh em chốt trực vẫn kiên quyết không cho qua cầu. Thôi đành đứng bên cầu mà hát: Đi về đâu hỡi em, chứ biết mần răng chừ!

Nguyễn Thông - Bạn


Qua cuộc chống dịch Vũ Hán kéo dài, khá nhiều điều lâu nay vốn ẩn kín, mù mờ, sai lệch... đã được phát lộ, thông tỏ. Theo cái cách mà người xưa bảo "cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra".

Nhỏ như cái kim mà còn tòi, huống hồ những thứ vĩ đại.

Báo chí xứ ta những ngày qua liên tục thông tin, những tin vui, việc nước ngoài trợ giúp, tặng, cho, biếu Việt Nam vaccin để chống dịch. Tên tuổi những nhà hảo tâm chẳng phải ai khác mà là Mỹ, Nhật Bản, Úc. Kèm theo vaccin quý giá "một miếng khi đói bằng một gói khi no" là những lời bộc lộ chân thành, đầy tình cảm.

Quang Vĩnh - Ta đang đẩy cộng đồng vào các khu cách ly để lây nhiễm ?


Trong các thông báo của Bộ Y tế về số ca nhiễm ta thường được báo:

- 982 ca ghi nhận trong nước, trong đó 920 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

- 465 ca ghi nhận trong nước, trong đó 416 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Nguyễn Văn Tuấn - Úc biếu 1.5 triệu liều vaccin AZ cho Việt Nam


Đó là tin do Chánh phủ Úc tuyên bố. Xin nhấn mạnh là 'biếu', chớ không có điều kiện gì cả. 'Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới hiểu bạn là ai'.

Úc là một trong những nước có licence sản xuất vaccin AstraZeneca (AZ). Công ty sinh học CSL nổi tiếng của Úc (trị giá hơn 130 tỉ đôla) đã thương lượng với AZ để sản xuất vaccin AZ.

Công ty này cũng đã từng có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất các vaccin khác. Chánh phủ Úc đặt CSL sản xuất 50 triệu liều vaccin AZ. Công ty cho biết dây chuyền sản xuất phải chạy 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và 52 tuần trong năm.

Tạ Duy Anh - Cuba và báo chí Việt Nam


Tìm trên mạng, thấy có vài báo Việt Nam, trong đó có VnExpress, Dân Trí…nhanh chóng đưa tin về cuộc biểu tình rầm rộ của hàng chục nghìn người dân Cuba.

Báo chí Việt có vẻ đã khôn ra nhiều.

Bởi vì, nhờ mạng xã hội, nhờ các tờ báo lớn nước ngoài, trước sau người dân cũng biết chuyện lớn tày trời đang xảy ra ở Cuba. Vậy thì đưa tin trước vừa được tiếng là thông thoáng về ngôn luận, vừa thu hút người đọc, vừa cho thấy Việt Nam còn Ok lắm. (Thực sự thì Việt Nam hơn hẳn Cuba về mặt đời sống kinh tế. Người Cuba đói lắm, lại chỉ mới có Internet, mới được dùng điện thoại di động…).

Nguyễn Thông - Đến cái tên người chết cũng không dám viết


Tôi vừa đọc lướt báo sáng nay, cũng là cách "ăn điểm tâm" trong cơn đại dịch.

Mấy hôm trước họ đặt hàng rào dây thép gai chắn hết lối ra vào, nhà còn vài gói mì ăn liền nên dùng tạm. Hôm nay hết cảnh "dây thép gai đâm nát trời chiều" xách xe chạy một vòng, bị mấy chú dân phòng chặn lại hỏi đi đâu, mình bảo tao đi mua bánh mì, nó thấy lý do chính đáng nên cho đi. Tất cả những chỗ bán bánh mì đều đóng cửa, cả 5 lò bánh mì mà mình biết cũng đóng lò. Đành về không.

Ở Sài Gòn, không được ăn bánh mì cũng chẳng khác gì bị tước đoạt mất thú ẩm thực hàng đầu. Người ta hay nói "bánh mì và hoa hồng", lúc này có ai cho một nghìn bó hồng cũng không bằng cho ổ bánh mì. Chỉ bánh mì thôi, chứ chưa dám mộng mơ ước mong cơm tấm sườn bì.

Từ Afghanistan đến Sài Gòn, bài học cay đắng sau khi Mỹ rút quân


Đăng ngày:


Taliban như quân Bắc Việt ở cửa ngõ Sài Gòn năm 1975

Taliban sắp tràn vào Kaboul, như quân Bắc Việt ở cửa ngõ Sài Gòn năm 1975 ? Đà tiến của phe này nhanh hơn cả những nhà quan sát bi quan nhất có thể nghĩ. Hơn một ngàn binh lính của quân đội Afghanistan vừa bỏ ngũ, mang theo vũ khí và hành lý chạy sang Tadjikistan. Không còn ưu thế từ không lực Hoa Kỳ, không được tình báo hỗ trợ, họ trở nên yếu thế trước một Taliban đầy kiên quyết.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.07.2021


 

lundi 12 juillet 2021

Hà Phan - Nói phải thì củ cải cũng nghe


Ủy ban Nhân dân TPHCM đã ra văn bản yêu cầu cấp dưới bỏ việc kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 đối với trường hợp đi lại trong thành phố, sau khi hình ảnh những đám đông ùn tắc lạ lùng ở nhiều cửa ngõ lan tràn trên truyền thông.

Giờ đây F1 đã được cho phép cách ly tại nhà với những điều kiện bớt ngặt nghèo hơn. Cách phong tỏa cực đoan dần sẽ được điều chỉnh lại.

F0 không triệu chứng và mạnh khỏe cũng đang được xem xét để tiến tới có thể cho phép ở nhà chứ không cần phải vô bệnh viện dã chiến để nằm chờ âm tính ; hay rảnh quá múa bụng, đá cầu cho hết thời gian.

Đặng Gia – Người bán cá bên đường

 

Cả hai tuần nay trong người chưa được khúc cá tươi. Đi xác minh tình hình cách ly khúc Cầu Lớn - Nhị Xuân về, thấy ven đường có cá tươi nên nhào vô mua.

Hỏi giá cả sao anh ơi? Thì thấy lạ, cả gia đình anh bán cá gồm vợ, chồng và ku con trai chẳng ai kịp trả lời mà cứ nấc nghẹn tu tu khóc

Anh chồng giọng Bắc, quẹt quẹt nước mắt trên đôi mắt đỏ kè nghẹn ngào nói. Xin lỗi anh, cả xe ba gác cá vợ chồng em chẳng lời được bao nhiêu. Đói khổ quá em đánh liều ra chỗ hoang vu bên quốc lộ bán. Họ mới kéo cả bầy tới rồi phạt vợ chồng em 4 triệu.

Nguyễn Đắc Kiên - Năm nhóm việc chống dịch của thành phố

 

Cho đến tận bây giờ thực sự tôi vẫn chưa thể mường tượng một cách rõ ràng kế hoạch chống dịch của TP.HCM, dù suốt những ngày qua tôi hầu như không bỏ sót một tin tức quan trọng nào liên quan đến tình hình dịch bệnh.

Vì thế, nay tôi tóm lược ra đây 5 NHÓM CÔNG VIỆC này vừa để đề xuất một số ý kiến, vừa như một lược đồ để thuận tiện cho việc theo dõi tin tức và kết quả chống dịch của thành phố.

(Thứ tự sắp xếp 5 nhóm không hẳn phản ánh sự cấp thiết hay tính ưu tiên, vì theo tôi cả 5 nhóm công việc này đều cấp thiết và cần được tiến hành đồng thời.)

Điểm cốt yếu để Việt Nam giảm tỉ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong

 

(Zing 10/07/2021)Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, mô hình điều trị tháp 3 tầng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19 và giảm tải áp lực cho hệ thống y tế.

110.

Đó là số lượng bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được Bộ Y tế công bố. Tỉ lệ tử vong tại Việt Nam đạt khoảng 0,4%. Nếu so sánh với hơn 4 triệu ca tử vong do mắc Covid-19 trên toàn thế giới, tỉ lệ là khoảng 2%.

Tuy nhiên, Việt Nam đang bước vào giai đoạn dịch Covid-19 rất phức tạp khi tính riêng từ ngày 27/4, số lượng ca mắc mới đã tăng thêm hơn 21.000 người chỉ sau 2 tháng.

Nguyễn Văn Tuấn -Truyền đạt thông tin về virus Vũ Hán

 

Đại dịch đặt ra vấn đề ít ai bàn đến: đó là cách chuyển tải thông tin đến công chúng. Giới truyền thông hay nhấn mạnh đến những thông tin 'tiêu cực' (số ca nhiễm, tử vong) nhưng không đặt chúng trong bối cảnh, và dễ gây hiểu lầm cũng như phản ứng phi lý trí. Cái note này trình bày một hiệu ứng tâm lý có tên là 'Hiệu ứng Trình bày' (Framing Effect) và nghĩ đến một cách chuyển tải thông tin tích cực hơn.

Thí nghiệm tâm lý Tversky & Kahneman

Nhiều năm trước, hai nhà tâm lý học trứ danh Amos Tversky và Daniel Kahneman (sau này được giải Nobel kinh tế) làm một thí nghiệm để chỉ ra rằng cách truyền đạt thông tin về nguy cơ, rủi ro có thể thay đổi quyết định của người nhận thông tin.

BS Phạm Ngọc Thắng - Tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên


Tôi là bác sĩ quân y Phạm Ngọc Thắng. Trước khi nghỉ hưu để làm công việc khác thì từng là giáo viên của Bộ môn Ngoại dã chiến, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Viện Quân y 103, Học viện quân y; nguyên là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Truyền nhiễm. Xin được hiến kế cùng ông mấy vấn đề.

1- Thay đổi ngay quan điểm về dịch bệnh Coronavirus, về người nhiễm Coronavirus (Sau đây gọi là Covid-19) và cách chống dịch. Cụ thể:

- Thay đổi về Đánh giá mức độ dịch bệnh: Chỉ là dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng không phải dịch bệnh tối nguy hiểm. Lý do:  Số người nhiễm thì từ 94% đến 96,6% là không phát bệnh và chỉ có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý nhẹ, thoáng qua như các báo cáo đăng kèm theo ngày 27/6/2021 và 4/7/2021.

Nguyễn Thông - Cuba


Hồi xưa ở miền Bắc, đám chúng tôi được nhà chức việc khuyên răn (đồng thời cũng là cảnh cáo, kiểu như mày mà không làm theo thì chết với chúng ông), khuyên rằng:

"Nghe đài đọc báo của ta/Đừng nghe đài địch bàn ra tán vào/Tin đài tin báo của ta/Đừng tin đài địch, ba hoa nói xằng".

Nghe phong thanh ở Cuba, nơi canh giữ hòa bình thế giới, thức cho Việt Nam ngủ, đang nhiều biến động dữ dội. Dân chúng hôm qua xuống đường khởi đầu cuộc "đấu tranh này là trận cuối cùng".

Trần Trung Đạo - Nhân dân Cuba đứng lên vì tự do

 

Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ cộng sản vì tự do. Những khẩu hiệu  “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.

Cuba là một trong năm nước cộng sản còn sót lại của thời Chiến Tranh Lạnh, và chịu đựng dưới chế độ độc tài suốt 62 năm từ khi Fidel Castro và Che Guevara chiếm Cubavào tháng Giêng, 1959. Các nước cộng sản tàn dư khác là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn.

Nhắc lại lịch sử. Phong trào nổi dậy chống chế độ tham nhũng Fulgencio Batista đầu tiên là Phong Trào 26 Tháng Bảy (Movimiento 26 de Julio) 1953. 

Huy Đức - Giá của máu xương

 

Trong trận đánh mở đầu chiến dịch mang mật danh MB84, nhằm lấy lại các điểm cao gần cửa khẩu Thanh Thủy từ tay quân xâm lược Trung Quốc, gần 600 bộ đội Việt Nam đã hy sinh chỉ trong một ngày, ngày 12-7-1984.

Trong khoảng thời gian từ 1984 -1987, bộ đội ta chưa bao giờ để cho quân Trung Quốc vào sâu quá 5 km nhưng cũng phải trả giá vô cùng to lớn. Hàng ngàn người lính đã hy sinh.

Trong Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên có 1.797 ngôi mộ với gần 300 ngôi mộ “chưa biết tên”. Tại hang Sập, bình độ 400, xã Thanh Thủy, còn có một ngôi mộ tập thể nữa… Nhưng, còn khoảng một nửa số liệt sĩ chưa thể quy tập. Xương cốt của các anh giờ đây vẫn hòa vào trong đá của những cao điểm hai bên bờ sông Lô đoạn chảy qua Vị Xuyên.

Nguyễn Thông - Dịch bệnh đẩy báo in tới bờ huyệt

 

Khi dịch bệnh căng thẳng, nhà cầm quyền nào cũng vậy đều phải thực thi những biện pháp chống dịch chặn dịch (chứ không phải tấn công, tấn thế quái nào được kẻ thù vô hình có "mặt" ở khắp mọi nơi). Một trong những cách ấy là tiến hành phong tỏa, cấm đoán sự đi lại, hạn chế tối đa những hoạt động bị coi là không bức thiết.

Báo chí, nhất là báo chí mậu dịch, đang bị đẩy vào chân tường, nói chính xác là bờ huyệt. Chỉ cần hẩy nhẹ một phát là lăn tòm xuống đáy. Báo điện tử thì còn đỡ, chứ báo in, nếu tình trạng phong tỏa ngăn chặn cấm đoán đi lại - lockdown này kéo dài, gia hạn thêm vài đợt nữa thì vô phương cứu chữa, có đổ thuốc thánh đền bia cũng chịu.

Tôi từng có gần hai chục năm làm báo in, biết rất rõ hệ thống phát hành của nó. Không có đại lý, sạp báo, người bán báo dạo, nhân viên phát hành đi lại thì báo in chỉ còn giá trị ve chai. Thời điểm này là vậy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.07.2021


 

dimanche 11 juillet 2021

Ấn Độ-Thái Bình Dương trong chiến tranh lạnh thế kỷ 21 với Trung Quốc


Đăng ngày:


Nếu Đại Tây Dương từng là trung tâm của thế kỷ 20 và hai cuộc đại chiến thế giới, thì Ấn Độ-Thái Bình Dương đóng vai trò hàng đầu trong thế kỷ 21. Khái niệm này không mang tính địa lý – có nhiều định nghĩa khác nhau về phạm vi khu vực từ Ấn Độ đến Djibouti – nhưng về địa chính trị.

Ấn Độ-Thái Bình Dương, thành trì đối phó Trung Quốc