jeudi 20 août 2020

Belarus : Khế ước xã hội tan vỡ, phụ nữ dẫn đầu phong trào phản kháng

Đông đảo người dân biểu tình tại Minsk ngày 16/08/2020 phản đối kết quả bầu cử tổng thống Belarus, đòi ông Loukachenko từ chức và trả tự do cho tù chính trị. © REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Belarus : Công nhân phải hy sinh nhiều khi đình công

Thông tín viên của La Croix tại Minsk nói về các khó khăn của công nhân Belarus khi đình công. Uy tín của tổng thống Alexandre Loukachenko đã bị sụp đổ trong giới công nhân vốn được chế độ ưu đãi, tuy nhiên lời kêu gọi đình công chỉ được hưởng ứng một cách chừng mực.

Ông Loukachenko sẽ phải nhớ mãi vụ bị bẽ mặt ở nhà máy chuyên sản xuất máy cày MZKT, bài diễn văn của ông bị cắt ngang bởi những tiếng hô « Cút đi ! ». Loukachenko yêu cầu các cận vệ và những người xung quanh tắt điện thoại di động, nhưng đã trễ, cảnh này được lan truyền rộng rãi trên Nexta, tờ báo đấu tranh trên mạng. Người đứng đầu một nghiệp đoàn độc lập nhận xét, điều duy nhất mà chính quyền lo sợ là công nhân nhà máy, vì họ có tổ chức tập thể.

mercredi 19 août 2020

Hoàng Tuấn Công - Ông Trần Bình Minh có biết chuyện này không ?



Việc VTV ví những người bán hàng rong là sống "ký sinh" và "ký sinh trùng" trên các con phố là sai sót rất nghiêm trọng.

Cộng đồng mạng phẫn nộ và chia sẻ thông tin này suốt từ sáng tới giờ. 

Vậy mà nhà đài vẫn giữ nguyên lời dẫn bản tin ngày 15/8/2020, với lời bình luận "những gánh hàng rong vốn được xem là SỐNG KÝ SINH trên các con phố này".

Trịnh Hồng Thọ - Đề nghị phạt nặng VTV vụ ký sinh trùng



Lỗi VTV lúc đầu chỉ là lỗi nhẹ, nhưng vì không chịu cầu thị, giải quyết sớm nên có thể nói tới giờ phút này, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tóm tắt vụ việc: Trong bản tin Tài chính-Kinh doanh phát trên VTV1 lúc 7h ngày 17.8.2020, biên tập viên Anh Quang đọc lời dẫn như sau: "Dịch COVID-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng LÊN TRÊN những con phố này sẽ tồn tại ra sao?". 

Sau đó là cảnh quay khoảng 2 phút những gánh hàng rong, các con đường vắng vẻ, vì Covid...

Tạ Duy Anh - Ai xin lỗi, xin lỗi ai ?



Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân.

-Trong vòng hai năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải bốn lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên (Ở Việt Nam gọi chung là Thằng đánh máy) chuẩn bị.

-Hầu như đời Tổng thống Hàn Quốc nào cũng vài lần tay ấp lên ngực, đầu cúi gập, xin lỗi người dân Hàn, đôi khi chỉ là tiến cử sai một quan chức vào chính phủ. Mới đây nhất ông Tổng thống đã phải xin lỗi vì cấp phát khẩu trang chậm chễ trong chống dịch Covid Tầu.

-Năm 2018, tổng thống Pháp lên truyền hình xin lỗi người dân Pháp vì để xảy ra tình trạng lộn xộn (biểu tình của những người áo vàng).

mardi 18 août 2020

Sự chín chắn và lằn ranh đỏ của cách mạng Belarus

Biểu tình tại Minsk ngày 17/08/2020 phản đối kết quả bầu cử tổng thống Belarus. REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Sự thách thức của nhà độc tài

« Belarus : Công nhân đình công, biểu tình không ngừng nghỉ », đặc phái viên của Libération tóm tắt. Các hoạt động phản kháng liên tiếp diễn ra, một tuần sau khi nhà độc tài Alexandre Loukachenko tiếp tục nhiệm kỳ thứ sáu, và tỏ ra khiêu khích hơn bao giờ hết.

« Chúng ta đã bầu cử xong rồi. Trừ phi các vị giết tôi, thì không có cuộc bầu cử nào khác ! ». Để đưa thông điệp này đến các công nhân đình công, ông Loukachenko dùng trực thăng bay đến nhà máy MZKT. Ông tuyên bố : « Nếu các bạn khiêu khích, tôi sẽ xử lý một cách thô bạo ». Trước một công chúng liên tục hô to « Hãy ra đi ! » dù đã được an ninh chọn lọc kỹ càng, ông thách thức « Cứ tha hồ hô đi ».

Cù Mai Công - « Dân Ông Tạ nổi tiếng hai thứ : du đãng và…nhà văn »



Dân Sài Gòn nhắc đến Ông Tạ là nói đến thịt chó, tiệm vàng, chợ lá dong…, còn nhà thơ Đỗ Trung Quân lại nói như vậy đó coi có được không?

Nhà thơ ngông nghênh một cách duyên dáng, đáng yêu nhất Sài Gòn này kể vài tên: du đãng thì có anh em ông Sơn Đảo… Nhà văn thì có nhiều như Hoàng Hải Thủy, và sau này là ông Nguyễn Thanh Trịnh, tức Đoàn Thạch Biền, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nhạc sĩ Nguyên Vũ của “Bài thánh ca đó còn nhớ không em…”, MC Nguyễn Ngọc Ngạn…

Anh không kể anh vì có lẽ anh cũng không rõ mình là nhà thơ nhà văn, họa sĩ hay… giang hồ (!)

lundi 17 août 2020

Đoàn Bảo Châu - Ai là ký sinh trùng?



Tôi thì không nghĩ biên tập viên và cậu nhóc này khi lên sóng lại có tư tưởng coi mấy người gánh hàng rong là ký sinh trùng. Chắc chỉ là do các cô các cậu ngu quá nên dùng từ sai một cách nghiêm trọng thôi. 

Tôi sẽ không tốn công dạy mấy cô cậu, bởi chắc giờ này thì các cô các cậu đã giở từ điển ra đọc kỹ lắm rồi khi mà mạng xã hội ngã ngửa bởi cách dùng từ quái dị này. 

Tuy nhiên, nhân đây thì cũng nên chỉ rõ trong xã hội ta những thành phần nào là ký sinh trùng. 

Đỗ Cao Cường - Ai mới là ký sinh trùng?



Anh thợ vẹt nhìn hình đọc chữ của VTV xin lỗi việc anh ta nói những người bán hàng rong sống ký sinh trùng trên phố là do đọc nhịu. Xin lỗi kiểu gì mà vừa đăng đã thấy xóa.

Trong một bản tin khác, một ông thợ khác của VTV gọi những người bán hàng rong là... sống ký sinh, theo đúng ý ông thứ nhất, không có chữ trùng.

Trong sinh học và sinh thái học, ký sinh là để chỉ mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài. Nhân viên VTV nói những người bán hàng rong sống ký sinh nhưng đố dám bảo quan chức, kể cả những quan chức đã “ngã ngựa” là sống ký sinh?

Biển Đông : Tuần duyên Malaysia bắn chết một ngư dân Việt Nam

Đăng ngày:


Sự kiện này xảy ra tại vùng biển Malaysia, nơi ngư dân than phiền các tàu cá Việt Nam làm hư hại lưới của họ. Chỉ huy tuần duyên Zubil Mat Som nói với hãng tin Pháp là hai tàu đánh cá Việt Nam đi vào vùng biển của Malaysia, cách Tok Bali ở phía đông bắc ngoài khơi bang Kelantan tối Chủ nhật 16/08.

Theo ông Zubil, thì tuần duyên Malaysia đã bắn chỉ thiên, nhưng sau khi bị ném bom xăng và vỏ xe đã bắn thẳng vào tàu Việt Nam. Một ngư dân Việt bị trúng đạn, và khi đưa vào bờ thì đã tử vong. Tàu tuần duyên Malaysia bị hư hại do tàu đánh cá Việt Nam đâm vào. Ông ta nói rằng sự cố chết người này là đáng buồn, nhưng tuần duyên Malaysia phải bảo vệ mạng sống của họ và chủ quyền quốc gia.

Belarus : Tổng thống Loukachenko tuyên bố có thể chia sẻ quyền lực

Biểu tình phản đối tổng thống Loukachenko tại Minsk, Belarus ngày 16/08/2020. REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Tuyên bố trên đây của ông Loukachenko được đưa ra sau khi trên 100.000 người hôm qua 16/08/2020 đã xuống đường tại Minsk, đòi hỏi tổng thống phải ra đi. Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Belarus.

Đáp lại lời kêu gọi của bà Svetlana Tikhanovskaia, đối thủ của ông Loukachenko, người dân Belarus xuống đường không chỉ tại thủ đô Minsk mà còn tại nhiều thành phố khác.Theo trang tin độc lập Tut.by, đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ khi Belarus độc lập năm 1991. Mặc trang phục màu trắng, người biểu tình giơ cao hàng ngàn lá cờ hai màu trắng và đỏ của đối lập, hô vang các khẩu hiệu đòi tổng thống phải từ chức.

Đài Loan ngăn gián điệp Trung Quốc trà trộn vào người Hồng Kông di trú

Khai trương Văn phòng Dịch vụ và Giao lưu Đài Loan-Hồng Kông tại Đài Bắc, để giúp đỡ người Hồng Kông sang di trú. Ảnh chụp ngày 01/07/2020. AP/Chiang Ying-ying
Đăng ngày:


Đài Loan đã đề nghị đón nhận những người Hồng Kông muốn sang cư trú, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới tại đặc khu. Một văn phòng đã được mở ra từ tháng Bảy để tư vấn cho người Hồng Kông. Tuy nhiên các quan chức Đài Loan vẫn lo ngại nạn gián điệp Trung Quốc trà trộn.

Hội đồng sự vụ Hoa lục cho biết các biện pháp mới nhằm « củng cố việc quản lý » những người Hoa lục sống tại Hồng Kông và Macao muốn di trú ở Đài Loan, nhằm tránh các hoạt động xâm nhập, gây rối, làm gián điệp, phục vụ cho Mặt trận Thống nhất. « Mặt trận » này là cơ quan của đảng Cộng Sản Trung Quốc, có nhiệm vụ tập hợp Hoa kiều ở hải ngoại.

Covid-19 : Trên 50.000 người chết ở Ấn Độ vì virus

Đội ngũ y tế chuẩn bị xét nghiệm cho dân tại Mumbai, Ấn Độ, 15/08/2020.
Đăng ngày:


Kể từ đầu đại dịch, đã có 50.921 người thiệt mạng vì Covid-19 tại Ấn Độ. Tuần trước, Ấn Độ đã vượt qua Anh, trở thành quốc gia có số người tử vong vì virus corona đứng thứ tư trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Brazil và Mêhicô. Với 2,6 triệu ca dương tính theo số liệu chính thức, đất nước 1,3 tỉ người này đứng thứ ba thế giới về số người bị lây nhiễm, sau Hoa Kỳ và Brazil.

Do tỉ lệ xét nghiệm thấp, các chuyên gia cho rằng con số trên đây ít hơn so với thực tế. Tuy vậy, bộ Y tế Ấn Độ nhấn mạnh tỉ lệ tử vong dưới 2% là « một trong những tỉ lệ thấp nhất thế giới ».

Tin vắn 17.08.2020



(AppleInsider)Apple tạm hoãn việc lắp ráp iPhone tại Việt Nam do điều kiện sống của người lao động

Các đại diện của tập đoàn Apple đã thăm Việt Nam vào mùa hè để kiểm tra địa điểm lắp ráp iPhone ở khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. 

Theo ông Tăng Duệ Bằng, giám đốc đối ngoại Luxshare, Apple đánh giá cao tiềm năng của nhà máy và lực lượng lao động. Luxshare đã đầu tư vào Bắc Giang 270 triệu đô la, với 28.000 công nhân, và sẽ tăng lên 50-60.000 công nhân nếu được giao sản xuất iPhone. Tuy nhiên Apple chưa hài lòng vì ký túc xá công nhân chưa đáp ứng yêu cầu, đây dường như là trở ngại chính. 

Trần Thạch Linh - Vì sao… « Mầu tím hoa sim »

Nhiều thế hệ nối tiếp nhau sau kháng chiến chống Pháp đều biết đến ba bài thơ nổi tiếng thời đó là : “Núi Đôi” của Vũ Cao, “Quê Hương” của Giang Nam, và “Mầu tím hoa sim” của Hữu Loan. 

Cả ba bài thơ này cùng khai thác một tứ (thơ) là : Chiến tranh đã không giết chết người lính ngoài chiến địa, mà chết người con gái ở hậu phương. 

Thế nhưng chỉ có hai bài thơ: “Núi Đôi” của Vũ Cao, “Quê Hương” của Giang Nam là được đánh giá cao ở Miền Bắc, được đưa vào sách giáo khoa, các loại tuyển tập, được tuyên truyền, giáo dục rộng rãi. Còn bài thơ “Mầu Tím Hoa Sim” của Hữu Loan thì trái lại, bị cấm đoán, rồi lưu lạc và nổi tiếng ở Miền Nam. Cho đến sau năm 1975, thế hệ trẻ Miền Bắc mới thật sự biết tới bài thơ này cùng ca khúc phổ nhạc đậm chất tiền chiến. 

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.

Lưu Trọng Văn - Hai đại học « top đầu » Việt Nam



Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trong bảng xếp hạng đại học châu Á do THE công bố ngày 3/6, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 201-250, Đại học Bách khoa Hà Nội ở nhóm 251-300 và Đại học Quốc gia TP HCM ở nhóm 400+ trong số gần 500 trường đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.

THE là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở ở London, Anh. Tạp chí nổi tiếng nhờ công bố bảng xếp hạng đại học thế giới hàng năm.

Trong bảng xếp hạng của THE không có Đại học Tôn Đức Thắng, trong khi đó Đại học Tôn Đức Thắng có mặt trong bảng xếp hạng 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới do ARWU thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc công bố ngày 15/8.

Dương Quốc Chính - Ải Nam Quan và thác Bản Giốc



Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì vào thời nhà Nguyễn, lãnh thổ nước ta đến giáp Trấn Nam Quan. Trấn Nam Quan là công trình thuộc về đất nhà Thanh, nhưng đó chính là cửa khẩu. Ngày nay, Hữu Nghị quan, tức cửa khẩu, đã lùi vào đất Việt Nam vài trăm mét.

Tương tự vậy, thác Bản Giốc vào thời nhà Nguyễn thì thuộc về nước ta, nhưng bây giờ thuộc về Trung Quốc một nửa. 

Việc phân chia này không phải hoàn toàn do nhà nước cộng sản Việt Nam để mất cho Trung Quốc. Thực ra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và các nước lân bang, gồm cả Lào, Cam, Trung Quốc đều dựa trên phân chia vào thời Pháp thuộc, chứ không dựa vào biên giới trước đó. 

« Xinomics », chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu mới của Tập Cận Bình

Ảnh minh họa : Màn hình lớn chiếu tin tức thời sự với cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phát biểu, tại một khu mua sắm ở Bắc Kinh, 31/07/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Liban, Trung Quốc là hai đề tài chính được các tuần báo Pháp bàn bạc nhiều. L’Obs đặt câu hỏi « Ai là những kẻ đã sát hại Liban ? ». Courrier International đặt vấn đề « Có thể cứu được Liban hay không ? » Các vụ nổ đã tàn phá Beyrouth cho thấy sự phá sản của Nhà nước Liban. Là con tin của các cường quốc khu vực, đất nước này dễ tổn thương hơn bao giờ hết.

Ảnh bìa The Economist tuần này dùng hai màu đen, đỏ, với hình vẽ một con gấu trúc, chạy tựa « Chính sách kinh tế mới của Tập : Đừng đánh giá thấp ». Le Point đặt câu hỏi « Phải chăng Hồi giáo đã chiến thắng ? » nhân dịp sắp đến phiên xử vụ khủng bố tháng Giêng năm 2015. L’Express dành hồ sơ để vạch ra « Những chiêu lừa đảo về liệu pháp thay thế ».

samedi 15 août 2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ lại tập trận ở Biển Đông

Ảnh: US Navy

Theo Reuters hôm nay 15/08/2020, một hàng không mẫu hạm Mỹ đã tiến hành tập trận ở Biển Đông, chủ yếu là các hoạt động bảo vệ không phận trên vùng biển.

Trong thông cáo báo chí, Hải quân Hoa Kỳ cho biết hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng với các chiến hạm CVW 5, CG 54, DDG 89, DDG 115 đã tiến vào Biển Đông hôm thứ Sáu 14/08 để tập trận, nhằm hỗ trợ cho Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là về thương mại, đại dịch virus corona và luật an ninh quốc gia mới áp đặt lên Hồng Kông. 

(Cập nhật...)

vendredi 14 août 2020

Bông Lau - Thổ tả giỡn mặt thổ hữu


Hôm thứ Năm biển động gió to sóng lớn mưa lâm râm. Đi tắm biển tính bơi ra xa xíu nhưng bị sóng đánh bật vào lại đầu dọng uống cát, mũi miệng mắt đầy cát. Hì hục một chặp dưới nước khi thì bị sóng kéo ra khi thì bị đẩy vào dập tơi tả. Nên chán bỏ về nhà tắm rửa thay đồ, đi ra bến tàu cách mười mấy cây số hóng mát.

Đến bến tàu ở một ngôi làng nhỏ tên Hatteras, thấy quốc kỳ Mỹ bay phấp phới khắp nơi mới biết đây là vùng cấm địa của Donald Trump. Ở đây loàn là dân da trắng và rất thân thiện. Mấy anh Mỹ làm nghề cá râu tóc bờm xờm đi qua thấy cầm máy chụp hình tưởng mấy chả khó chịu nhưng một anh lên tiếng “Chà cái máy bự quá hén”.

Lân la xuống bến tán dóc với một anh đánh cá Mỹ trẻ tuổi tóc đỏ da cũng ửng đỏ cháy nắng. Anh ta hết sức thân thiện nói hết bí mật nghề nghiệp như người trong nhà.