vendredi 31 juillet 2020

Tin vắn 30.07.2020


Trực thăng AH-64 Apache của Đài Loan trong cuộc tập trận Hán Quang chống đổ bộ ngày 16/07/2020.

(TCBC)Dân biểu Mỹ trình dự luật chống xâm lược Đài Loan

Văn phòng dân biểu Ted S.Yoho, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua 29/07/2020 thông báo việc đệ trình Taiwan Invasion Prevention Act (Dự luật chống xâm lăng Đài Loan) nhằm tăng cường cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan trước nguy cơ bị Trung Quốc tấn công vũ trang. 

Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày càng hung hăng đối với Đài Loan, trên Biển Đông, tại biên giới Ấn-Trung cũng như tại Hồng Kông. Dự luật cho phép tổng thống huy động quân đội trong giới hạn để bảo vệ Đài Loan, mở ra các cuộc đối thoại và tập trận với các đối tác, cổ vũ Đài Loan tăng cường quốc phòng, chuẩn bị hiệp định thương mại song phương và đề nghị tổng thống hoặc ngoại trưởng Mỹ gặp bà Thái Anh Văn tại Đài Loan.

mercredi 29 juillet 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đại dịch Covid-19 và lỗ hổng an ninh biên giới



1. MỐI ĐE DỌA AN NINH BIÊN GIỚI 

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid-19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. 

“Đốn củi ba năm đốt một giờ”. Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới.

Phải ý thức xuyên suốt rằng, Việt Nam sẽ không thể an toàn khi dịch bệnh đang tồn tại ở nước khác. Việt Nam không thể mở cửa biên giới cho đến khi có vaccine mới đặc trị dịch bệnh. 

Lưu Trọng Văn - Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand ?



Sẽ là một bước ngoặt lịch sử phát triển ASEAN nếu có Úc và New Zealand cùng tham gia.

Với nền văn minh và kinh tế phát triển của Úc và New Zealand và mối quan hệ gắn bó của hai quốc gia trên với EU, Anh, Mỹ, Canada ; một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một cộng đồng mạnh. Sẽ tác động tốt cho khu vực châu Á-Thái bình dương, tránh được sự mất cân bằng giữa các quyền lực giữ được hòa bình và ổn định.

Một ASEAN bao gồm Úc và New Zealand sẽ là một thực thể buộc Trung Quốc chỉ có một con đường là sống chung hòa bình nếu muốn phát triển.

Hoàng Nguyên Vũ - Con Covid nham hiểm và những kẻ « rước voi »



Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép cùng tài xế và phụ xe bị bắt giữ.
Con Covid quá nham hiểm, chọn đúng lúc đúng nơi để ra tay: Những kẻ rước voi về giày mả tổ có trả voi về lại nơi xuất phát không?

Đà Nẵng không còn bình yên. Đà Nẵng thành ổ dịch lớn của cả nước. Từ Đà Nẵng, người Nam đổ ra, người Bắc đổ vào, trong cái mùa kích cầu du lịch với vô vàn các tour giá rẻ. Người ta đổ về Đà Nẵng để tận hưởng chút trong trẻo sau những ngày dài Covid, và rồi chính họ phải tháo chạy khỏi cái giây phút nhẹ nhàng không trọn vẹn ấy.

Ừ, con Covid nham hiểm thật, phải chọn đúng thời điểm đó, phải chọn đúng địa điểm đó để...ra tay. Đà Nẵng thu mình lại. Các bác sĩ giỏi ra đó tận tâm tận lực để chữa. Nhưng, hai cánh cửa ở hai miền đón người về, từ các sân bay, các ga, các bến xe, sẽ là những ngày dài, hoang mang và mệt mỏi.

Ngọc Vinh - Đội quân ngựa thành Troa phiên bản…Tàu



Theo báo đài chính thống, 13.000 người (chủ yếu là Tàu) đã nhập lậu Việt Nam trong năm nay, tương đương quân số của một sư đoàn.

Những năm trước thì bao nhiêu?

Số người Tàu nhập hợp pháp là bao nhiêu? 

Võ Văn Dũng - Giặc đang ở sau lưng nhà ngươi đó !



Nhìn các dòng quảng cáo trên hãng xe Taxi Mai Linh chúng ta thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về quy định về Luật Quảng cáo năm 2012, vi phạm về quy định chữ viết, tiếng nói được căn cứ tại Điều 52, Nghị định 158/2013/NĐCP. 

Trong Luật quảng cáo quy định rõ kích thước chữ nước ngoài trên các bảng quảng cáo, bảng hiệu ... không được lớn hơn 3/4 kích thước chữ tiếng Việt. Nhưng nhìn cỡ chữ tiếng Trung Quốc dán trên xe Taxi Mai Linh có thể thấy nó lớn gấp 200% so với chữ tiếng Việt, chứng tỏ Tập đoàn Mai Linh đã quá xem thường luật pháp Việt Nam, cố tình vi phạm những điều mà luật pháp đã quy định. 

Điều đáng nói lại có dòng chữ XE TAXI ƯU TIÊN CHỞ NGƯỜI NÓI TIẾNG HOA, điều này gây phản cảm với khách du lịch đến từ các quốc gia khác.

Mai Bá Kiếm - Thương của nào trời trao của nấy !



Ông bà ta có câu “Ghét của nào trời trao của nấy”, nhưng do chủ trương cư xử với khách du lịch “khi trồi khi sụt”, nên mới thành câu “Thương của nào trời cho của nấy”.

Hôm kia, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) mừng như lên đồng, khi hay tin Cục Cảnh sát Giao thông đã chặn bắt 5 khách Trung Quốc trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai nhập cảnh trái phép, định bay vào TPHCM thân thương!

Nhưng trước đó 5 tháng, ngày 7/5/2020, Sở Du lịch TPHCM đã lớn họng dọa dân: « Còn 45 du khách Trung Quốc kẹt lại sau dịch, lưu trú các khách sạn 3-5 sao, chủ khách sạn, nhà hàng, quán ăn, taxi, xe Grab, nhân dân kỳ thị khách Trung Quốc sẽ bị nghiêm trị. »

Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đương đầu với Trung Quốc



Tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) ( ngoài cùng bên trái ), cùng các nhà hoạt động dân chủ đến tòa án Tây Cửu Long (West Kowloon), Hồng Kông, dự phiên xử ngày 13/07/2020 vì tội danh « tụ tập trái phép » tưởng niệm Thiên An Môn. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Trang nhất các báo Pháp hôm nay tập trung cho các vấn đề trong nước. Libération nói về « Bộ trưởng Nội Vụ Darmanin dưới áp lực », Le Monde quan tâm đến « Vấn đề đạo đức trong thụ tinh nhân tạo ở trung tâm tranh luận ». Về kinh tế, Les Echos phân tích « Những hướng để cứu vãn Made in France », La Croix đề cập đến việc chính phủ hạn chế các những trung tâm thương mại lớn. Le Figaro chạy tựa « Để tránh Covid bùng nổ trở lại, các nước châu Âu lại phải đóng cửa ».

Luật an ninh, hồi chuông báo tử cho Nhà nước pháp quyền Hồng Kông

Về châu Á, Le Monde có bài phỏng vấn ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) « Nhà tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đương đầu với Bắc Kinh ». Đại gia này là chủ một tập đoàn báo chí uy tín, công khai chống cộng, từ lâu vẫn nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, và chừng như đang là mục tiêu của luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông ngày 30/06.

lundi 27 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Lỗ hổng ở đâu ư?



Ông Nguyễn Nhân Chinh được cha là bí thư tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Bắc Ninh ngày 22/07/2020.

Trong ban thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh có Nguyễn Công Thắng, con trai Nguyễn Công Ngọ nguyên bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh và Vương Quốc Tuấn, con rể của Trần Văn Túy cũng là nguyên bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh.

Họ bỏ phiếu ủng hộ Nguyễn Nhân Chinh, con đương kim bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến là đương nhiên.

Lỗ hổng cho việc chọn lựa nhân sự của đảng Cộng sản Việt Nam là đâu?

Bùi Chí Vinh – Bản chất của bạo quyền



Bùi Chí Vinh : Con trai Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Đúng là “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” như ngài Nguyễn Phú Trọng đã từng nói. Trước đó, người ta cũng không lấy làm lạ với đám “hồng phúc của dân tộc” nối nghiệp cha như Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Xuân Anh, Lê Phước Hoài Bảo, Lê Trương Hải Hiếu… Danh sách này còn dài dài bất chấp sự cảnh báo của sếp lớn. Phải chăng đó là bản chất của bạo quyền. 

BN CHT CA BO QUYN 

Mi th bt đu t thm đnh ca vua
Thăng quan ti
ến chc ưu tiên theo lut l:
“Nh
t hu du, nhì quan h, ba tin t, bn trí tu
B
máy quan tham c thế vn hành 

Huyền thoại ‘Cuốn theo chiều gió’ Olivia de Havilland và tình yêu Paris

Đăng ngày:


Sinh tại Nhật năm 1916 và mang quốc tịch Anh, trong thời kỳ Đệ nhất Thế chiến, Olivia de Havilland nhập tịch Mỹ năm 1941 vào thời Đệ nhị Thế chiến. Bà theo mẹ đến sống ở California lúc mới hai tuổi, khi người cha luật sư và người mẹ là diễn viên kịch ly dị.

Yêu thích kịch nghệ, Olivia được đạo diễn Áo Max Reinhardt phát hiện, mời diễn một vai trong vở « Giấc mộng đêm hè » của Shakespeare. Nữ diễn viên trẻ đóng tiếp vai này trong bộ phim cùng tên năm 1935 do Reinhardt và Warner đồng sản xuất.

Covid-19 : Việt Nam giải tỏa 80.000 khách và phong tỏa một phần Đà Nẵng

Du khách chờ check-in ở phi trường Đà Nẵng. Ảnh ngày 26/07/2020. REUTERS/Stringer
Đăng ngày:

Trước tình trạng virus corona lại khởi phát ở Đà Nẵng, ngành hàng không và đường sắt Việt Nam đang nỗ lực giải tỏa 80.000 người, hầu hết là khách du lịch nội địa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng phong tỏa một phần kể từ chiều nay, 27/07/2020. 

Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng đang khai thác 11 đường bay nội địa đến Đà Nẵng được tăng chuyến để giải tỏa số lượng 80.000 hành khách đang kẹt lại ở thành phố này, dự kiến phải mất bốn ngày. Do số lượng khách cao kỷ lục, nhà ga quốc tế Đà Nẵng cũng được sử dụng cho các chuyến bay nội địa.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng tăng thêm hai chuyến tàu đến Đà Nẵng, miễn phí đổi hoặc trả vé cho đến ngày 12/08. Do bệnh nhân số 419 đã đi tàu từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi ngày 21/07, những hành khách đi cùng chuyến đã được thông tin, và toàn bộ các toa xe được khử khuẩn.

Biểu tình ở Manila phản đối tổng thống Duterte


Biểu tình phản đối tổng thống Duterte tại Manila, Philippines, ngày 27/07/2020. REUTERS/Eloisa Lopez
Đăng ngày:


Các cuộc tụ họp trên 10 người bị cấm vì dịch virus corona, nhưng người biểu tình tố cáo chính quyền dùng cớ này để dập tắt mọi phản đối. Người dân bất bình trước việc ông Duterte ký ban hành đạo luật mới về chống khủng bố vào đầu tháng, bị nghi ngờ nhằm đàn áp đối lập và các nhà đấu tranh nhân quyền. Hơn một chục kiến nghị đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên bố luật này là vi hiến.

Người biểu tình cũng lên án việc đóng cửa kênh truyền hình lớn nhất Philippines là ABS-CBN, sau khi một ủy ban Hạ viện do các đồng minh của ông Duterte kiểm soát bỏ phiếu không tiếp tục cấp phép hoạt động. Ông Duterte đã nhiều lần đe dọa đài này vì cho rằng ABS-CBN ủng hộ ứng cử viên đối lập.

Covid-19: Nhân viên y tế kiện tổng thống Brazil vì tội ác chống nhân loại


Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh chụp ngày 24/07/2020. REUTERS - Adriano Machado
Đăng ngày:


Thông tín viên Sarah Cozzolino cho biết thêm chi tiết :

« Ông Jair Bolsonaro tiếp tục chối bỏ sự trầm trọng của đại dịch », đó là điều mà một mạng lưới nghiệp đoàn y tế đã tố cáo trước Tòa án Hình sự Quốc tế. 

Virus corona: Tây Ban Nha tìm cách trấn an du khách các nước


Quầy check-in tại phi trường Josep Tarradellas Barcelona-El Prat ở Barcelona (Tây Ban Nha) ngày 26/07/2020. REUTERS/Albert Gea
Đăng ngày:


Thông tín viên Diane Cambon tường trình từ Madrid:

 « Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez không ngừng nhấn mạnh: Tây Ban Nha là một nước an toàn, tuy cũng có những ổ dịch như tất cả các nước châu Âu khác. Một thông điệp trấn an nhằm cứu vãn một mùa hè đang chật vật, khó có thể khởi sắc.

Tin vắn 27.07.2020


(Taiwan News)Phi cơ thám sát Mỹ bay sát bờ biển Trung Quốc

Một máy bay thám sát P-8A cùng với một chiếc EP-3E của Hải quân Mỹ chiều qua 26/07/2020 đã tiếp cận các tỉnh duyên hải Chiết Giang và Phúc Kiến của Trung Quốc.

Theo tài khoản Twitter của Viện nghiên cứu hải dương thuộc trường đại học Bắc Kinh, chiếc máy bay P-8A từ Nhật đã đi vào vùng nhận diện phòng không Biển Hoa Đông vào giữa trưa hôm Chủ nhật, sau đó bay về phía tây nam dọc theo bờ biển Chiết Giang rồi mới quay lại Nhật. Có lúc phi cơ thám sát Mỹ chỉ cách lãnh hải Trung Quốc 41,3 hải lý, đây là lần tiếp cận gần nhất từ trước đến nay.

Trần Trung Đạo - Đảo nhân tạo của Trung Cộng trong cuộc chiến Thái Bình Dương



Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9, 2015, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa.”
 
Trong lúc Tập mặt dày nói dối trước thế giới, các mục tiêu quân sự hóa Biển Đông gần hoàn tất. 

Từ 2013, Trung Cộng lợi dụng chính sách đối ngoại hòa hoãn của tổng thống Barack Obama đã tiến hành xây dựng bảy đảo nhân tạo tại các bãi đá họ chiếm được trên Biển Đông, với ý định biến các nơi này thành các căn cứ quân sự. 

dimanche 26 juillet 2020

Lê Học Lãnh Vân - Có không ý đồ gây chia rẽ ?



Cho tới hôm nay tôi vẫn chưa hiểu hết lý do của việc đại sứ quán Trung Quốc cho dịch sang tiếng Việt và đăng bài viết “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” của ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo, trên trang Facebook của chính đại sứ quán.

Trước xu hướng thắt chặt và nâng cấp ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, chủ đề của “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” là:

Thứ nhất: nhắc Việt Nam nhớ Hoa Kỳ từng “ném hàng nghìn hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam”. Khuyên Việt Nam chớ làm “con cờ”, “khẩu súng” của Mỹ, đừng để Mỹ “lợi dụng” để “chèn ép Trung Quốc”.

Nguyễn Phú Yên - Thương tiếc nhà văn Túy Hồng


Đám cưới hai nhà văn Thanh Nam-Túy Hồng tại nhà hàng Văn Cảnh Saigon. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ở hàng ngồi ngoài cùng bên trái, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền hàng đứng ngoài cùng bên phải.

Theo tin từ gia đình chị Túy Nga (chị ruột của Túy Hồng) hiện ở Phan Thiết cho biết, nhà văn Túy Hồng đã qua đời tại Mỹ vào sáng ngày 19-7-2020 (giờ Mỹ), hưởng thọ 82 tuổi. Xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị Túy Nga và anh Nguyễn Thành Hổ.

Nhà văn Túy Hồng tên thật Nguyễn Thị Túy Hồng, sinh năm 1938 tại Chí Long, Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, giáo sư Trường trung học Hàm Nghi, Huế. Đoạt giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa năm 1970. 

Chị là vợ của nhà văn Thanh Nam, di cư vào Nam từ năm 1953, khi 22 tuổi đã là tổng thư ký báo Thẩm Mỹ. Năm 1975 gia đình sang Mỹ định cư ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Năm 1985, Thanh Nam qua đời vì bệnh ung thư thanh quản, lúc 54 tuổi. 

Nguyễn Chính - Viết về nhà văn nữ Túy Hồng và xứ Huế



Năm 2016 tôi có viết một bài về Túy Hồng, một trong năm “nữ hổ tướng” của nền văn học Miền Nam, bên cạnh các nhà văn Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng và Trùng Dương. Bài viết này có nhan đề “Những mối tình của nhà văn nữ Túy Hồng” khi bà còn sinh thời. 

Chỉ mới đây thôi, ngày 19/7/2020, bà đã qua đời tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi. Nhà văn nữ Túy Hồng đã bỏ lại sau lưng tất cả: một gia tài văn học với hàng loạt những truyện ngắn sáng tác tại Việt Nam và Hoa Kỳ để theo chân người chồng là nhà văn Thanh Nam, qua đời năm 1985 tại Mỹ.

Túy Hồng có 9 tác phẩm đã xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước 1975, và 5 tác phẩm xuất bản ở hải ngoại. Bà cũng là nhà văn nữ đầu tiên trong “năm nữ hổ tướng của văn học Miền Nam” đã lìa đời.