I.Sau công thư
ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên
Hiệp Quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung
Quốc.
Công hàm của
Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường
Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn
đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Công hàm của
Chính phủ Indonesia nêu rõ hai điểm đinh:
Mấy hôm nay, dư
luận xôn xao với câu chuyện ứng cử viên duy nhất được bầu vào vị trí Phó Bí
thư tỉnh ủy Quảng Trị có đến 45% phiếu chống.
Xôn xao bởi lẽ,
dù cấp trên đã quán triệt sâu sắc nhưng việc bỏ phiếu vẫn cho thấy bầu không
khí dân chủ, khi có đến 18 cán bộ tự quyết định cho lá phiếu của mình.
Dĩ nhiên, kết quả
45% này đã làm Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng không vui. Ông đã dành ra 15
phút để nói lời bức xúc với 18 cán bộ dám chống.
Phóng viên Không biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua
đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn,
bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì
cáo buộc chống Nhà nước.
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi,
ngụ tại Quảng Nam vì « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam » quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên
án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ
bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó
chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di
lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong
danh sách « Anh hùng thông tin » của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng
11/2019.
Sắc lệnh của
tổng thống đặt ra điều kiện chỉ được hưởng quỹ của liên bang nếu lực
lượng an ninh áp dụng các phương cách mới : Cấm dùng biện pháp khóa cổ
nghi can, trừ phi tính mạng của người cảnh sát bị đe dọa.
Số người chết vì virus corona tại Hoa Kỳ đến tối hôm qua 16/06/2020 là
116.850, đã cao hơn số lính Mỹ tử trận trong Đệ nhất Thế chiến (116.500
người). Còn tại châu Mỹ la-tinh, đã có trên 80.000 trường hợp tử vong vì
Covid-19.
Với trên 700 người chết trong 24 giờ qua, nước Mỹ đã vượt ngưỡng đáng
buồn này, sau khi số tử vong vì virus corona hồi cuối tháng Tư đã vượt
quá số lính Mỹ tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, Hoa Kỳ
vẫn đứng đầu về số người chết và số bị nhiễm Covid-19, với 2,13 triệu ca
dương tính.
Châu Mỹ la-tinh và vùng vịnh Caribê cũng đã vượt
ngưỡng 80.000 người chết vì con virus từ Vũ Hán, trong số đó Brazil
chiếm phân nửa. Về số ca dương tính, Brazil có 888.271 trường hợp, cao
hơn cả toàn châu Á gộp lại.
(AFP) – Donald Trump muốn ngăn chận cuốn sách của
John Bolton
Cuốn
hồi ký của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ mang tựa đề « The Room Where It Happened, A White House Memoir » dự
kiến ra mắt ngày 23/06, nhưng hôm qua 16/06/2020 chính quyền Donald Trump đã
kiện lên tư pháp liên bang để ngăn trở cuốn sách chỉ trích tổng thống Mỹ dữ
dội.
Theo
đơn kiện, ông John Bolton đã không đưa duyệt trước bản thảo, và cuốn hồi ký này
« rõ ràng đã vi phạm các thỏa thuận
mà Bolton đã ký, là điều kiện để ông được tuyển dụng và tiếp cận những thông
tin tuyệt mật ». Phía nhà xuất bản nêu ra quyền tự do ngôn luận của
tác giả.
Tác giả mở đầu bài viết hôm nay 15/06/2020 bằng hình ảnh một người
đàn ông 52 tuổi ngồi trên vỉa hè một đại lộ ở ngoại ô Bắc Kinh, chiếc
túi đồ nghề đã phai màu lỉnh kỉnh những đồ nghề xây dựng như búa, bay
thợ hồ…Ông cho biết mỗi ngày từ 5 giờ sáng đã có mặt, nhưng hiếm ai
thuê. Mùa hè năm ngoái, ông rời Hắc Long Giang đến Bắc Kinh thử thời
vận, nghĩ rằng sẽ dễ sống hơn ở quê. Xung quanh ông là nhiều người lao
động nhập cư khác.
Hàng trăm « mingong » (dân công, tức lao động
ngoại tỉnh) tụ tập tại đây từ tờ mờ sáng, chờ chực những người đến tìm
nhân công giá rẻ. Một người lao động từ Hà Bắc thổ lộ : « Tôi đến
chợ này từ bảy năm qua. Hồi trước nhiều việc lắm, có thể dễ dàng được
nhận vào làm ở nhà máy hay công trường xây dựng. Giờ đây các xưởng đóng
cửa hoặc sa thải công nhân. Và vì có nhiều người tìm việc, nên tiền
lương nay thấp hơn trước, tôi vất vả hơn nhiều để kiếm tiền gởi về cho
vợ con ».
1. Giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng là nỗi lo lắng của lãnh đạo Đảng. Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng trong bài viết gần đây đã đề cập đến “suy giảm niềm tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước”:
“ Chỉ tính từ đầu
nhiệm kỳ khóa XII đến nay, gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý
đã bị kỷ luật; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tình trạng chạy chức, chạy
quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy
khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã
được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi”.
“Những khuyết
điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác
cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng,… làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước”.
Bài viết rất dài đăng trên trang
Soha ngày 15.05.2020 nhân đám tang ông trùm tình báo cộng sản Trần Quốc Hương
(Mười Hương). Tuy mang khẩu vị báo nhà nước, nhưng có nhiều chi tiết đáng
chú ý.
1/ Người chỉ huy 4 lưới tình báo của
trung ương và khối điệp báo chủ yếu của miền
Ông
Trần Quốc Hương (Mười Hương) hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, từng bị
thực dân Pháp cầm tù, là cộng sự thân cận gần gũi cụ Hồ, tổng bí thư Trường
Chinh và nhiều nhà lãnh đạo "khai quốc" khác.
Trong
kháng chiến chống Pháp, ông làm Phó giám đốc Nha tình báo trung ương. Năm 1954,
ông được cử vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt cùng với Xứ ủy Nam bộ tổ chức mạng
lưới tình báo nhằm chuẩn bị thi hành hiệp định Geneve thống nhất đất nước.
Tôi
không bênh nghi can Hồ Duy Hải trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.
Kẻ
giết người thì pháp luật phải trừng trị, phải đền tội, dù là Hải hay kẻ nào
chăng nữa. Tuy nhiên, phải điều tra thật chính xác, xét đúng người đúng tội.
Chính vì thế, ta có thể hoàn toàn thất vọng với phát biểu của ông Nguyễn HòaBình trong cuộc họp Quốc hội sáng nay 15.6. Ở cương vị chánh án Tòa án Nhân dân
Tối cao, ông đã nói như một đứa trẻ trâu:
Hôm nay, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chiếm sóng với
phát ngôn bất hủ, đại ý là: Thịt heo đắt thì tìm cái khác mà ăn, cứ gì ăn thịt
heo?
1/ Tư duy bà bán rau
Tôi thấy ông
Cường nói đúng. Đúng quá ấy chứ. Thịt heo đắt quá thì tội gì đi mua, mua cái
khác cho đỡ đắt. Nghĩa là nếu thịt heo đắt thì còn nhiều lựa chọn khác cơ mà,
ai bảo đi mua về rồi còn kêu. Ai khiến mua đâu?
Nhưng, cái đúng
này không phải là cái đúng nếu người phát ngôn là một Bộ trưởng. Càng không
phải là cái đúng, khi ông đứng ngay trước nghị trường mà nói, giữa bá quan văn
võ, trên truyền hình trực tiếp, trước toàn dân như thế,
Trần Quốc Hương,
ông trùm tình báo Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược
Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn
ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để... đối thoại.
Sau cuộc đối
thoại đó, Ngô Đình Nhu còn nhiều cuộc gặp Trần Quốc Hương để lắng nghe tiếng
nói phía đối nghịch. Ông Nhu nói với ông Hương: tôi
đang viết chính đề cho Việt Nam Cộng Hòa, tôi sẽ đưa một số ý kiến của anh vào.
Đó là những gì
Trần Quốc Hương kể cho các nhà văn ở trại viết Đà Lạt, người ghi lại là Nguyễn
Hồng Lam.
Sau phát biểu của
Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC) Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Tòa cấp cao tại
TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các vị ấy
vẫn phát ngôn rất vô chính trị.
Không rõ, hai ông
tòa này có nằm trong số 1.116 thẩm phán mà "ngành đã 'vơ vét', tận dụng...
và bổ nhiệm thêm" từ "các thẩm phán chưa đạt yêu cầu" như Chánh
án TAND TC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.
Một lần ghé một
thẩm phán về hưu ở Thủ Đức. Ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ,
hỏi làm gì thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TAND TC. "Hậu sinh khả
úy" là bình thường, nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử
những vụ án nào, trong khi quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách
"rót rượu" ở những đám giỗ nào ở nhà những người đồng hương quyền
lực.
Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn »,
L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump
đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống
đương nhiệm rất thích xung đột.
Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ».L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».
Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng
Hồ sơ của Courrier International trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ».
Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu
không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả
khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.
Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ?
Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post « Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn », sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.
Khá
nhiều người trẻ từ vài năm qua cho rằng việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm
sát hàng năm chỉ là thủ tục, không mang lại tác động hữu ích cho công
cuộc đấu tranh dân chủ. Nhưng năm nay các nhà hoạt động đã gác sang một
bên những bất đồng trước mối đe dọa mới : luật an ninh quốc gia. Nhiều
người lo sợ cuộc tưởng niệm quy mô vẫn diễn ra suốt 30 năm qua trên một
vùng đất thuộc Trung Quốc sẽ trở thành bất hợp pháp.
Trong cuốn « Thời đại của loài thú ăn thịt », chuyên gia
François Heisbourg của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) và Quỹ
Nghiên cứu Chiến lược (FRS) phân tích sức mạnh tăng lên của Trung Quốc
về thương mại, kỹ nghệ, tài chính và cả chính trị. Sau khủng hoảng virus
corona, ông dự báo Trung Quốc sẽ bành trướng trong khu vực và trên thế
giới. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tác giả François Heisbourg
trên báo Le Figaro.
Ông coi Trung Quốc là « siêu
cường ». Cho dù là người chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, liệu Bắc
Kinh có thể ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng ?
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm qua 09/06/2020 cùng với một phái
đoàn đã đổ bộ lên đảo Thị Tứ, chủ trì lễ khánh thành một bến tàu trị giá
5 triệu đô la. Đồng thời loan báo sẽ chi 26 triệu đô la xây dựng cơ sở
hạ tầng quân sự trên đảo này, trong đó có việc hoàn chỉnh một phi đạo.
Bộ trưởng Delfin Lorenzana tuyên bố, âu tàu mới này sẽ giúp hải quân
Philippines có thể tiếp tế dễ dàng ngay trong mùa bão, thay vì phải
chuyển hàng từ các tàu nhỏ. Ông loan báo chính quyền dành 26 triệu đô la
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ, trong đó có việc
bê-tông hóa một phi đạo. Đây là phi đạo đầu tiên tại Trường Sa được xây
vào cuối thập niên 70, dài khoảng 1,3 km.
Tuy dùng cho mục đích
quân sự, nhưng ông Lorenzana khẳng định chỉ nhằm tạo điều kiện sinh hoạt
trên đảo, và cho rằng các cơ sở hạ tầng mới sẽ không dẫn đến các xung
đột.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 15/05/2020.AFP - STR
Đăng ngày:
Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán ngay từ
tháng 8/2019. Một nghiên cứu của trường đại học Boston và Harvard được
AFP trích dẫn hôm nay 10/06/2020 đã kết luận như trên, dựa vào sự tăng
vọt các vụ khám bệnh ở các bệnh viện và những tìm kiếm trên internet về
triệu chứng Covid-19.
Một nhóm do chuyên gia Elaine Nsoesie của trường đại học Boston lãnh
đạo, đã phân tích 111 ảnh vệ tinh ở Vũ Hán từ tháng 1/2018 đến tháng
4/2020, cũng như các triệu chứng bệnh thường xuyên được tìm kiếm trên
trang Baidu (Bách Độ) của Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy
số lượng xe cộ tại bãi gởi xe bệnh viện Vũ Hán tăng rất cao kể từ tháng
9/2019, và đạt đến đỉnh điểm vào tháng 12/2019.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot gởi về bài phóng sự :
« Nụ
cười tinh nghịch và ánh nhìn rạng rỡ, Lidia tỏ ra thú vị với cuộc đi
dạo dưới trời nắng đẹp cùng với một bà bạn. Người phụ nữ về hưu ở
Matxcơva hầu như không ra khỏi nhà trong những tuần lễ vừa qua. Đối với
bà, được giải tỏa là một ngạc nhiên tuyệt vời. Điều tiếc nuối duy nhất
là các nhà hát vẫn đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.
Vụ George Floyd và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cùng với âm vang tại Pháp tiếp tục là đề tài chính trên các báo Paris hôm nay. La Croix chạy tựa « Hoa Kỳ : Sự phẫn nộ liên bang ». Le Monde nhận định « Ông Trump đối mặt với phản kháng đa sắc tộc ». Tương tự, Le Figaro cho rằng « Hoa Kỳ : Rạn nứt chủng tộc là trung tâm cuộc bầu cử tổng thống ». Liên hệ với nước Pháp, Libération ghi nhận « Kỳ thị chủng tộc, bạo lực cảnh sát : Bộ trưởng Casta đã lên tiếng ».
Đài Loan : Cử tri trừng phạt đối thủ thân Bắc Kinh của nữ tổng thống
Liên quan đến châu Á, Le Monde cho biết « Tại Đài Loan, cử tri trừng phạt địch thủ thân Trung Quốc của tổng thống ». Người dân Cao Hùng hôm thứ Bảy 06/06/2020 đã dùng lá phiếu để cách chức thị trưởng Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), có biệt danh « Trump của Đài Loan », đối thủ của bà Thái Anh Văn trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua.