mardi 26 novembre 2019

Phan Xuân Trung - Thưa với nhóm "trí thức trong nước"


Tôi thấy xôn xao việc ông Thích Nhật Từ tỏ thái độ vui mừng khi Đà Nẵng quyết định không đặt tên đường cho giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Đọc thư kiến nghị của "nhóm trí thức", trong đó họ viện dẫn sách vở nhằm phủ định công lao của vị Giáo sĩ mà tôi buồn cười.

Điểm qua các phần dẫn chứng, tôi thấy Giáo sĩ đã không nhận công lao về mình, mặc dù ông là người tổng hợp tất cả mọi công lao trước đó của những Giáo sĩ đàn anh thành hệ thống, thành sách vở, thành từ điển để phổ biến về sau. Công trình tạo dựng tiếng Việt bằng chữ Latin rõ ràng là công trình tập thể, mà trong đó giáo sĩ Đắc Lộ đóng vai trò hệ thống hóa thành bài bản, chính quy. Ông đủ tầm vóc để đại diện cho những người làm công tác xây dựng chữ viết Việt Nam hiện đại đang được sử dụng cho đến nay.

Trận chiến chống quân Nguyên, ba lần binh đao, bao nhiêu binh lính và tướng quân chết nơi sa trường nhưng sao chỉ còn lưu danh mỗi Trần Hưng Đạo? Trận Điện Biên Phủ có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh nhưng sao chỉ lưu danh một Võ Nguyên Giáp? Thật ra khi vinh danh một cái tên thì không có nghĩa là vinh danh một cá nhân mà là vinh danh cả sự kiện, cả những gì đã xảy ra trong sự kiện ấy. Do vậy, không thể không vinh danh một đại diện nào đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ hiện nay.

Hoàng Hải Vân - Bài bác Alexandre De Rhodes, sao dùng chữ của ông ?


Trước năm 1975, Sài Gòn có hai con đường mang tên Alexandre de Rhodes và Hàn Thuyên, một người là ông tổ chữ quốc ngữ, một người là ông tổ chữ Nôm. Hai con đường này đặt cạnh nhau rất có ý nghĩa.

Nhưng sau năm 1975, người ta đã bỏ tên Alexandre de Rhodes ra khỏi con đường để thay bằng tên của người khác (đường Hàn Thuyên có đổi tên hay không tôi không nhớ). Tôi vẫn còn nhớ báo Tuổi Trẻ hồi đó có đăng một tiểu phẩm, nửa đêm hai ông hiện hồn lên gặp nhau tâm tư về thế sự, đó cũng là tâm tư của người Sài Gòn.

Không chỉ có Alexandre de Rhodes, mà còn rất nhiều các nhân vật lịch sử và văn hóa lớn, trong đó có những người có công khai phá vùng đất Nam Bộ và Sài Gòn như các chúa Nguyễn và các minh quân triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mệnh…) cũng đều bị hạ bỏ tên khỏi các đường phố, nhưng câu chuyện không nằm trong phạm vi đề cập của stt này.

Nguyễn Anh Tuấn - Đồng Tâm hôm qua : Khi niềm tin cạn kiệt


Dân làng giữ xe quân đội.

Hôm qua 25/11 có hai sự việc đáng chú ý đối với Đồng Tâm.

Một là chính quyền mời cụ Lê Đình Kình và một số người dân Đồng Tâm lên UBND huyện Mỹ Đức, nghe thông báo kết quả rà soát của Thanh tra Chính Phủ đối với kết luận trước đó của Thanh tra Hà Nội.

Cụ Kình quyết định không đi, bởi lẽ việc Thanh tra Chính phủ hoàn toàn đồng tình với Thanh tra Hà Nội đã được thông báo suốt ba tháng vừa qua, giờ đi nghe thêm lần nữa có ích gì. Chưa kể, hiện cụ rất ngại rời khỏi làng, khi mà hai năm trước đây cũng một lần nghe lời cán bộ ra đồng kiểm tra mốc giới, cụ đã bị đạp lén gãy chân đau đến tận bây giờ.

Nguyễn Ngọc Chu - Đặc khu không mang tên đặc khu dành cho người Trung Quốc


1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình tivi, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei. Thì trong phòng lạnh Diên Hồng, 404 trên tổng số 446 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển.

“Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).

“Nội dung này đã được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11”.

Bầu cử Hồng Kông, China Cables : Bắc Kinh đồng thời lãnh hai cái tát

Các ứng cử viên dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa rồi tại Hồng Kông tập hợp trước trường đại học Bách Khoa (PolyU) ngày 25/11/2019 đòi hỏi phải tìm ra giải pháp.

Bên cạnh những vấn đề trong nước như việc cải cách chế độ lương hưu và cuộc đình công lớn sắp diễn ra, Trung Quốc là chủ đề lớn được các báo Pháp đề cập đến, nhưng để phơi bày những góc cạnh xấu xí của chế độ. 

Tất cả các báo Paris hôm nay đều nói về cú đòn trời giáng mà cử tri Hồng Kông đã dành cho Bắc Kinh trong cuộc bầu cử cấp quận vừa qua. Riêng Le Monde, chạy tựa trang nhất « Ở trung tâm cỗ máy đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc ». Đây là một trong 17 tờ báo quốc tế cùng đăng tải « China Cables », tiết lộ những chỉ thị mật của Bắc Kinh về cách vận hành những trại cải tạo nhằm tẩy não người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 

Phe dân chủ Hồng Kông hạ nốc ao phe thân chính quyền Bắc Kinh 

Trong bài « Phe dân chủ Hồng Kông tặng một cái tát nổ đom đóm mắt cho Bắc Kinh trong cuộc bầu cử »,Le Figaro nhận định, một « đợt sóng màu vàng » đã ập xuống Hồng Kông tối Chủ nhật 24/11/2019, mang theo làn gió mới tiếp sức cho công cuộc phản kháng chống Trung Quốc. 

lundi 25 novembre 2019

« China Cables » : Lời chứng của một người Duy Ngô Nhĩ sau 11 tháng tù

Bên ngoài một cơ sở mang danh là "trường dạy nghề" nhưng thực chất là trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ tại Đạt Phản Thành (Dabancheng), Tân Cương. Ảnh chụp ngày 04/09/2018.

Trong hồ sơ « China Cables » trên Le Monde hôm nay 25/11/2019, có thuật lại câu chuyện của bà Tursunay Ziavdun, một người Duy Ngô Nhĩ khoảng 40 tuổi, đã trải qua 11 tháng trong một « trung tâm giáo dục và đào tạo » của Trung Quốc ở Kunas, tiếng Hoa là Tân Nguyên (Xinyuan), phía tây Tân Cương.

Tursunay nằm trong số các tù nhân được trả tự do nhờ có thân nhân ở nước ngoài, trong trường hợp của bà là ở Kazakhstan, nơi người chồng (quốc tịch Trung Quốc nhưng thuộc thiểu số Kazakhstan) sinh sống. Những lời kể của bà từ Almaty, được Le Monde ghi lại trong hai cuộn video dài, cho thấy chính sách tống giam đại trà người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan đi kèm với sự tùy tiện, đe dọa, dối trá.
Năm 2016, bà Tursunay cùng với người chồng đã định cư nhiều năm tại Kazakhstan quyết định trở về Trung Quốc, vì bà chưa được nhập tịch Kazakhstan và visa hết hạn. Hai vợ chồng không có chút nghi ngờ gì, tuy nhiên Tursunay có chút ngạc nhiên khi gia đình ở Trung Quốc « dường như không được vui khi tôi quay về ».

dimanche 24 novembre 2019

Hồng Kông : Các ứng cử viên dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử địa phương

Ảnh: SCMP

(Reuters 24/11/2019) Phong trào dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở Hồng Kông hôm Chủ nhật 24/11/2019. Cử tri đã tham gia đông đảo cuộc bỏ phiếu tổ chức sau sáu tháng biểu tình chống chính quyền.

Lần đầu tiên phe dân chủ chiếm được hơn phân nửa trong tổng số 452 ghế ủy viên hội đồng quận. Tổng số người ra ứng cử lần này đạt mức kỷ lục là 1.104 người.

Một số ứng cử viên đắc cử nói rằng họ coi kết quả cuộc bỏ phiếu tại đặc khu là dấu hiệu ủng hộ phong trào phản kháng, đồng thời gây áp lực lên trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga thân Bắc Kinh.

Mạnh Kim - « Hương Cảng Nhân » - Những người hùng trong năm !


Một số tờ báo lớn bắt đầu lấy ý kiến thăm dò độc giả để chọn nhân vật trong năm theo thông lệ. Chưa gương mặt nào được công bố, nhưng ai, ngoài người Hồng Kông, xứng đáng hơn để được chọn đứng đầu trong danh sách bình chọn này.

Vượt qua mọi nguyên thủ, mọi nhân vật chính trị sừng sỏ và mọi lãnh đạo của bất kỳ tổ chức quốc tế nào, “Hương Cảng Nhân” đã làm chấn động thế giới bằng tinh thần phản kháng chống lại một thế lực độc tài hung hăng nhất nhì hành tinh, mà sự tuân phục trong khiếp sợ trước nó đang xảy ra không chỉ đối với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn khổng lồ mà cả với không ít quốc gia.

Khi đến Bắc Kinh vào tháng 6-2019, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã hết lời ca ngợi “con đường tơ lụa” mới nối châu Á với châu Âu. Dù luôn cổ xúy những giá trị Hồi giáo ở một quốc gia theo đạo Hồi như Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Erdogan đã im tịt trước chính sách tàn bạo của Trung Quốc đối với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Năm 2018, Trung Quốc đã đồng ý cho Thổ vay 3,6 tỉ USD trong các dự án năng lượng và giao thông.

Lưu Trọng Văn - Thòng lọng đang siết cổ


Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đang mở chiến dịch ủng hộ Trung Quốc cho vay 100.000 tỉ đồng làm đường sắt cao tốc, cùng khổ với đường sắt của Trung Quốc nối Hà Khẩu Trung Quốc với Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Với tuyến đường sắt cao tốc cùng khổ với đường sắt Trung Quốc, do chính Trung Quốc tư vấn thiết kế và cho vay tiền, Bắc Kinh muốn mở đường tốt nhất ồ ạt vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam, và đường ra biển cho Vân Nam để xuất khẩu gần nhất. Đồng thời tiếp tục thực hiện kết nối Trung Quốc với Vân Đồn - không xa Hải Phòng, theo âm mưu "Vành đai và con đường" bị toàn Dân Việt Nam ngăn chặn khi chống lại Luật Ba đặc khu.

Chuyện gì đây?

Thêm một cái bẫy đang giăng, đồng thời thêm một cái thòng lọng đang siết cổ...???

Nguyễn Quang Duy - Nhạc vàng, kho tàng âm nhạc Việt Nam


Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.

Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Từ ngữ nhạc vàng xuất phát từ miền Bắc đã nhanh chóng được người miền Nam chấp nhận để phân biệt với nhạc đỏ là loại nhạc cộng sản. Trong tâm tư người miền Nam màu vàng là màu da, màu dân tộc, màu mai vàng phương Nam, màu tươi trẻ, màu của kim loại quý hiếm vào bậc nhất. Bởi thế cờ vàng và nhạc vàng nhanh chóng được xem là báu vật của Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc hội Bolivia nhất trí cho bầu cử lại, không có Morales

Các thượng nghị sĩ thông qua dự luật bầu cử ngày 23/11/2019 tại La Paz, Bolivia.

Bolivia đang dần ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề từ hơn một tháng qua. Hôm qua 23/11/2019, Quốc hội nước này đã nhất trí thông qua một dự luật cho phép tổ chức các cuộc bầu cử mới, sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình hình.

Từ La Paz, thông tín viên Alice Campaignolle cho biết thêm chi tiết :

« Chế độ đặc biệt và chuyển tiếp để thực hiện tổng tuyển cử » : đó là tên của dự luật vừa được lưỡng viện Quốc hội Bolivia thông qua hôm qua. Dự luật được nhất trí ủng hộ, tất cả các đại biểu dù theo khuynh hướng chính trị nào đều bỏ phiếu cho văn bản sẽ giúp ra khỏi khủng hoảng.

samedi 23 novembre 2019

Bầu cử Hồng Kông mang màu sắc trưng cầu dân ý



Áp-phích tranh cử của ứng cử viên dân chủ Susan Law, 23/11/2019.

(Libération 23/11/2019) Thóa mạ, đe dọa, không khí căng thẳng : đối với các ứng cử viên cuộc bầu cử cấp quận ngày mai tại Hồng Kông, chiến dịch tranh cử là gay go. Nhưng các kết quả rất được chờ đợi, và có giá trị như một cuộc « trưng cầu dân ý » tại một thành phố đang bị chia rẽ qua năm tháng trời biểu tình.

Các phòng phiếu sẽ mở cửa sáng Chủ nhật 24/11/2019 tại khu tự trị có 7,5 triệu dân. Cuộc bầu cử chỉ mang tính địa phương ở cấp thấp, nhưng trong bối cảnh phong trào đòi dân chủ, sẽ được theo dõi kỹ lưỡng.

Ngô Nhân Dụng - Đàn hạch sẽ đi tới đâu?




Ông Gordon Sondland, người được ông Trump cử làm đại sứ tại Âu Châu, đã khẳng định có sự trao đổi, quid pro quo, trong cuộc điều trần ở Hạ Viện hôm 20 Tháng Mười Một, 2019. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

(Người Việt 22/11/2019) Các vị thầy bói bao giờ cũng đoán trúng. Bất cứ chuyện gì, nếu chúng ta hỏi ý kiến các chiêm tinh gia, thế nào cũng có hai, ba, bốn ý kiến khác nhau, có thể trái ngược nhau. Sau cùng, một trong số các ý kiến đó đã đoán trúng chuyện gì xảy ra! Thế mới tài!

Cho nên, thắc mắc điều gì cũng nên hỏi ý kiến các thầy bói.

Đầu năm 2019, nhật báo South China Morning Post (SCMP) ở Hồng Kông đã đăng những lời tiên đoán về vận mệnh Tổng Thống Donald Trump trong năm Đinh Hợi, của các chiêm tinh gia Hương Cảng và Đài Loan (số báo ngày 5 Tháng Hai, 2019).

Nguyễn Tráng - Cái lý của mấy con bò



Trong lúc cả thế giới và nhiều nghệ sĩ Việt hướng về Hồng Kông với niềm thương xót vì người biểu tình đòi dân chủ tại thành phố này bị cảnh sát đánh đập, thì nhà cầm quyền dùng đám bò đỏ để định hướng dư luận như thằng Sin, Tác Chiến Không Gian Mạng, hotgirl cafe 15k...

Tựu chung lại, bọn nó nhận định về Hồng Kông  như sau:

- Chúng bảo thương xót Hồng Kông thì sang đó biểu tình. Theo kiểu lập luận này thì "Hướng về Miền Trung" thì phải ra Hà Tĩnh, "Cầu nguyện cho Nhà thờ Đức Bà" thì phải sang Paris, "Cầu nguyện vụ cháy rừng Amazon" thì phải sang Nam Mỹ.

HRW chỉ trích việc bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015 (RFI/Capdevielle)

Hôm nay 22/11/2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố việc bắt giữ nhà báo tự do Phạm Chí Dũng chứng tỏ Việt Nam « trấn áp không dung thứ tất cả những tiếng nói đối lập ».
Hôm qua 21/11 báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin một nhà báo ở Sài Gòn đã bị bắt giam vì các hoạt động « chống Nhà nước ». Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, 53 tuổi, cựu sĩ quan quân đội, cựu cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy, bị khởi tố vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

Phế truất TT Mỹ: Trump « tệ hơn Nixon », nhưng đảng Cộng Hòa vẫn ủng hộ mạnh mẽ

David Holmes, một nhân viên sứ quán Mỹ tại Kiev, trong phiên điều trần tại Hạ viện diễn ra trong hai ngày 20 - 21/11/2019, trong khuôn khổ thủ tục phế truất TT Donald Trump.

Hai tuần lễ điều trần công khai tại Hạ viện Mỹ kết thúc hôm nay 22/11/2019. Hơn một chục nhân chứng đã lần lượt kể lại các nỗ lực của ông Rudolf Giuliani, luật sư riêng của tổng thống Donald Trump, để đòi chính quyền Ukraina mở cuộc điều tra có thể có lợi cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump.

Dân biểu Adam Schiff, người phụ trách tiến trình truất phế cho rằng vụ này còn « tệ hại » hơn vụ Watergate của cựu tổng thống Richard Nixon. Tuy bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng ông Trump vẫn được sự ủng hộ vô điều kiện của phe Cộng Hòa. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :

« Các nhân chứng lần lượt tấn công vào lý lẽ bào chữa của Donald Trump, nhưng lãnh địa của ông không hề suy suyển : tất cả các nhân vật đảng Cộng Hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống. 

Động đất chính trị ở Israel : Thủ tướng bị đặt trong vòng điều tra

Tập hợp ủng hộ thủ tướng Benyamin Netanyahu ngay sau thông báo đặt ông vào vòng điều tra ngày 21/11/2019.

Tối 21/11/2019, ông Benyamin Netanyahu đã trở thành thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Israel bị điều tra vì tham nhũng lúc đương chức. Thủ tướng Netanyahu tố cáo đây là một vụ « đảo chính », hứa hẹn sẽ không bỏ cuộc.

Thông tín viên tại Jerusalem, Michel Paul cho biết thêm chi tiết :

« Ông Benjamin Netanyahu chuyển sang thế phản công. Ông tuyên bố : Chúng ta đang chứng kiến một mưu toan đảo chính và chỉ trích Viện Kiểm sát Israel mà ông cho là mù quáng. 

Tin vắn 22.11.2019



(AFP) – Cựu giám đốc phản gián đả kích Trung Quốc muốn kiểm soát chính trường Úc

Nguyên giám đốc cơ quan phản gián của Úc (ASIO), ông Duncan Lewis, đã từ chức hồi tháng Chín, hôm nay 22/11/2019 tố cáo Bắc Kinh « tìm cách kiểm soát » chính giới Úc qua một chiến dịch « gián điệp và xâm nhập ». 

Ông Lewis, vốn là cựu đại sức Úc ở Bỉ và NATO, nêu ra nhiều trường hợp người Trung Quốc tài trợ những món tiền lớn cho các chính đảng của Úc. Ông cảnh báo : « Một ngày nào đó chúng ta thức dậy và thấy rằng các quyết định được đưa ra tại Úc không có lợi cho đất nước », không chỉ về chính trị, mà còn về kinh tế.

jeudi 21 novembre 2019

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt vì « chống Nhà nước »

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng.

Theo báo chí trong nước, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị bắt hôm nay 21/11/2019 và bị khởi tổ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

Thông cáo của Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ quan An ninh Điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966, ngụ tại Tân Bình. 

Cũng theo thông cáo này, ông Phạm Chí Dũng đã « có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố ».

Hồng Kông chuẩn bị bầu cử địa phương trong bối cảnh vẫn căng thẳng

Tố cáo bạo lực của cảnh sát trên một bức tường Đại học Bách Khoa Hồng Kông. Ảnh 21/11/2019.

Tại trường đại học Bách Khoa, « tâm chấn » cuộc đụng độ từ mấy ngày qua, sau khi nhiều sinh viên đã tẩu thoát được hoặc ra đầu hàng, AFP nhận thấy hôm nay 21/11/2019 sự hiện diện của cảnh sát đã giảm nhiều. Về phía người biểu tình chỉ còn vài chục người cố thủ so với khoảng 1.000 người lúc ban đầu. Trong bối cảnh vẫn căng thẳng, cuộc bầu cử địa phương sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật 24/11 tới.

Từ Bắc Kinh, đặc phái viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Người dân Hồng Kông sẽ đi bầu Chủ nhật này, đó là điều mà Bắc Kinh và chính quyền đặc khu mong muốn, nếu không có những vụ bạo động mới gây trở ngại cho cuộc bầu cử. Những người ủng hộ chính quyền cũng như phe dân chủ đều có lợi khi cuộc bỏ phiếu không bị dời lại. Tuy chỉ là bầu cử hội đồng quận, nhưng đây là một trong những dịp hiếm hoi người Hồng Kông có thể bày tỏ quan điểm không phải bằng việc xuống đường.