Ông Lại Thanh Đức (William Lai) và bà Thái Anh Văn.
(Reuters) – Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ gặp
« thảm họa » nếu đòi độc lập
Bắc Kinh hôm nay 21/11/2019 cảnh báo Đài
Bắc sẽ đối mặt với « thảm họa », sau khi ông Lại Thanh Đức
(William Lai) người đứng cùng liên danh với bà Thái Anh Văn hôm thứ Hai nói rằng
Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền với tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc,
chưa bao giờ gắn với Trung Quốc.
Cảnh sát bắt sinh viên biểu tình tại trường Đại Học Bách Khoa Hồng
Kông vào tối Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một, 2019. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty
Images)
(Người Việt 19/11/2019)Cảnh sát chống bạo loạn đã vây Đại Học
Bách Khoa Hồng Kông (Polytechnic University) từ ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một,
bắn lựu đạn hơi ngạt, đạn đầu cao su và vòi rồng phun nước tấn công những toán
sinh viên, học sinh tính phá vòng vây thoát ra ngoài. Ai ra trình diện sẽ bị bắt.
Trong đêm tối, mấy sinh viên đã dùng dây
thừng tuột từ trên cầu xuống mặt đường, được người chờ sẵn chở đi bằng xe gắn
máy chạy trốn. Một người bị cảnh sát bắt được. Mấy bạn khác tính chui đường ống
cống ra ngoài, nhưng lính cứu hỏa đã khuyên không nên làm, vì có thể chết ngạt.
Có những em học sinh trung học mới 12, 13 tuổi.
Cảnh sát cho phép một số người vào trong
trường: Thầy giáo và hiệu trưởng mấy trường trung học, người tình nguyện cứu
thương, và các nhân viên sở xã hội. Ngày Thứ Hai, hai nghị viên thành phố đã
vào trong thuyết phục các học sinh và sinh viên. Các sinh viên đã họp riêng bàn
với nhau đề nghị của hai người.
Thật trùng hợp vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, mạng xã hội dậy sóng bởi hai nhà
giáo.
Một nữ hiệu trưởng Hồng Kông dành sự ngưỡng mộ về khí phách lẫm liệt, bảo vệ
học sinh, sinh viên của mình. Bà cáo buộc cảnh sát Hồng Kông đã tràn vào khuôn
viên của trường, sử dụng súng đạn một cách hung hăng. Nhà trường đã thu được
khoảng hơn 2.300 đầu đạn.Bà nói chính cảnh sát là những kẻ khơi mào sự hỗn loạn
và rồi đổ tội cho học sinh của bà cho việc họ chống trả lại.
Một nữ hiệu trưởng khác, tại Việt Nam, bị mạng xã hội lên án vì đã ra một lệnh
miệng cấm sinh viên trao đổi về vấn đề Hồng Kông.
Đẹp ! Một vẻ đẹp của bi kịch. Những con
thiên nga thời đại của Hồng Kông hôn
nhau giữa khói lửa mịt mùng. Những chàng trai tuấn tú, những cô gái xuân thì bắn
những tia mắt kiêu hãnh lên bầu trời xanh, dù trên vai họ là gông cùm, súng và
gậy gộc...
Những người trẻ ra khỏi nhà bằng khao
khát tự do và họ sẵn sàng chết vì điều đó. Chỉ có lý tưởng mới có thể khiến người
ta nằm xuống chỉ để đổi lấy một thông điệp.
Chỉ có sự kiêu hãnh của tuổi trẻ mới giúp
họ sống không cần biết ngày mai ra sao. Tuổi trẻ là như vậy, khao khát, dấn
thân và thậm chí điên rồ. Nhưng quá tuyệt vời khi tất cả năng lượng đó được đặt
trên bệ phóng tri thức.
Khách sạn nằm trong khuôn viên của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin.
Bắc Triều Tiên hiếm khi phải nhờ đến tư pháp, thế
mà chuyện này đã xảy ra. Đại sứ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên hôm 28/02/2018 đã nộp đơn đến tòa án Berlin, đòi kết thúc một hợp
đồng và trục xuất người thuê nhà. Công ty EGI GmbH quản lý City Hostel,
một khách sạn dành cho thanh niên nằm trong khuôn viên tòa đại sứ Bắc
Triều Tiên, sẽ phải thu dọn để trả nhà.
Nhiều
cơ quan bộ ở Berlin thở ra nhẹ nhõm : họ nghĩ rằng tất cả các biên bản,
văn bản nhắc nhở rốt cuộc cũng có kết quả, vụ việc đáng chán này sẽ
thuộc về quá khứ.
Bức tường Berlin sụp đổ, Bắc Triều Tiên cho thuê phần lớn sứ quán
Courrier
International trích dịch Süddeutsch Zeitung cho biết, cơn ác mộng bắt
đầu vào mùa thu 2016, ngày mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp lại để
siết chặt trừng phạt lên Bắc Triều Tiên. Cần phải chặn lại luồng tiền
của nhà độc tài Bình Nhưỡng, bị cáo buộc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng
loạt.
Cảnh sát bắt giữ các sinh viên cố thoát ra khỏi trường đại học Bách Khoa (PolyU) đang bị vây hãm, ngày 18/11/2019.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến đại học Bách Khoa (PolyU). Chuyên gia François
Godement nhận xét : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng
đáng kể người biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy
số đang cố thủ ở PolyU, tin rằng trong số đó có những người quyết chiến
nhất ».
Tựa chính các báo Pháp được dành cho vấn đề xã hội như Le Monde với « Tình trạng lão hóa dân số đã làm đảo lộn xã hội chúng ta như thế nào, Les Echos nhận xét « Cải cách hưu bổng vấp phải bức tường thâm hụt ngân sách », La Croix nói về « Câu chuyện của các sinh viên có cuộc sống bấp bênh ». Libération nhìn sang « Irak, một mùa xuân vào tháng 11 ».
Le Figaro nhấn mạnh « Trung Quốc gia tăng áp lực lên Hồng Kông » với
ảnh trang bìa là cảnh sát Hồng Kông đang đàn áp người biểu tình trong
màn khói hơi cay. Ở các trang trong, tất cả các nhật báo Paris hôm nay
đều dành rất nhiều đất cho cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ của người dân
Hồng Kông, với các bài phóng sự và phỏng vấn.
Cho đến thời điểm
này, có thể nói cuộc chiến đòi tự do và dân chủ Hồng Kông gần như không thể thành công. Không-thể-thành-công
là cách nói nhẹ hơn để tránh phải dùng từ “thất bại”.
Chính quyền Hồng Kông, tay sai Bắc Kinh, đã không hề nhân nhượng.
Không mảy may cơ hội nào để họ chấp nhận năm yêu sách của người biểu tình.
Chính quyền thậm chí tận dụng tất cả nguồn lực mạnh nhất để bằng mọi giá trấn áp cuộc
cách mạng đẹp nhất thế kỷ 21 tính đến thời điểm này.
Hồng Kông đã
làm mọi cách có thể. Hoàng Chi Phong và những người bạn của mình đã chòi đạp và
vùng vẫy hết sức có thể. Lá cờ đen “Tự do cho Hương Cảng” đã bay cao hết mức có
thể. Cuộc chiến của họ đang ở giai đoạn cuối cùng.
Sinh viên bị bắt tại đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 18/11/2019.
Máu từ Hồng Kông không được phép lãng quên Tôi chọn tựa bài thơ từ đề tài thời sự Đường đến trường PolyU đã ngập máu sinh viên Dòng máu bất khuất bới tro tàn quá khứ Tro tàn ủ trong cánh
tay tôi mưng mủ
Năm 1978 đi Hồng binh trích máu ăn thề
Tro tàn ngún từ biên giới phía Tây phía Bắc
Kẻ thù từ hai mặt tuốt dao lê
Cổng trường PolyU bi phóng hỏa, cảnh sát bị chận bước, tối 17/11/2019.
(Tổng hợp)Cho đến chiều nay, thứ Hai
18/11/2019 hàng trăm người biểu tình Hồng Kông tại trường đại học Bách Khoa
(PolyU) trên bán đảo Cửu Long vẫn bị cảnh sát vây hãm bên trong.
Nửa đêm hôm
qua, sinh viên sau khi đẩy lùi được một đợt tấn công của cảnh sát, đã phóng hỏa
cổng chính của nhà trường, nhờ đó họ bảo vệ được "trận địa". Giờ đây trong ánh sáng ban ngày, tình hình không hề
được cải thiện, đây là cuộc đối đầu căng thẳng nhất kể từ đầu phong trào hồi
tháng Sáu đến nay.
Những người già, những cha mẹ sinh viên, thanh niên
Hồng Kông, vào ban ngày, đã biểu tình và trưng những tấm biển như: Đừng đánh những đứa trẻ của chúng ta; đừng bắn vào những
đứa trẻ của chúng ta.
Những người trẻ thì viết dòng chữ: Giết tôi hoặc tự do
cho tôi. Người khác thì tuyên bố: Tôi đã sẵn sàng chết cho đêm nay.
Và bây giờ thì quân đội Trung Quốc đang bao vây và càn
quét những người đang đấu tranh cho tự do của Hồng Kông.
Lịch sử Trung
Quốc cho thấy họ tàn bạo từ cổ đại đến giờ. Dân tộc Hán là loại dân tộc muốn
biến các dân tộc còn lại thành nô dịch cho họ, và sẽ tàn sát không tiếc tay để
đạt được mục đích.
Lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại những cuộc tắm máu tranh giành quyền lực, thủ
đoạn âm mưu để giữ quyền lợi, thủ đoạn từ đám đàn bà trong hậu cung đến các thế
lực triều chính.
Từ Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho, giết người không ghê tay để xây được Vạn
lý Trường thành.
Hồng Kông, đang ở
thời khắc có lẽ đen tối nhất lịch sử của mình. Người Hồng Kông đang tranh đấu cho những giá trị sống cơ bản
nhất về quyền làm người. Và mọi chuyện chỉ thực sự tồi tệ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc.
Nếu tìm hiểu sâu
về những địa danh như Tây Tạng, Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ khi rơi vào tay chính quyền Trung Quốc sẽ thấy những hiện thực tàn khốc. Lại
tiếp tục tìm hiểu về cách chính quyền Trung Quốc tạo ra “đại nhảy vọt”, cải
cách văn hoá”, Thiên An Môn và nhất là ứng xử với người tập Pháp Luân Công sẽ
thấy sự khốc hại “thành nếp”.
Hãy nhớ cảnh sát Hồng
Kông tuân thủ luật pháp thế nào trước
khi họ bị “đồng hóa” bằng sự tàn ác của “mẫu quốc”. Thật thảm thương, trăm năm
dân chủ Hồng Kông gần như bị xóa sạch,
sau chừng hai thập kỷ khi đất Hương Cảng trao về tay chính quyền Trung Quốc.
Harmony New Village ở Hòa Điền, Tân Cương, nơi giam giữ khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ.
(La Croix 18/11/2019)Nhật báo Mỹ The New York Times có được trên 400 trang tài liệu mật chứng minh
từ năm 2014 đã có kế hoạch đàn áp
và tiêu diệt « không nương
tay » người Duy Ngô Nhĩ và những sắc tộc thiểu số khác theo đạo Hồi ở
Tân Cương, Trung Quốc. Trên một triệu người đã bị nhốt vào các trại cải tạo lao
động.
Đối với những ai vẫn còn hoài nghi về tiến trình thanh lọc
chủng tộc đang diễn ra tại Tân Cương từ nhiều năm qua, các bằng chứng chính
thức đã xuất hiện.
Ngay cả đội ngũ nhân viên y tế muốn rời khỏi khuôn viên ĐHBK cũng bị bắt!
Cảnh sát bao
vây trường đại học Bách Khoa Hồng Kông tối nay Chủ nhật 17/11/2019, với AR15.
Mọi người đang lo sợ một Thiên An Môn 2019. Tình hình sẽ được cập nhật thường
xuyên.
AFP: Cảnh sát
Hồng Kông đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 18/11/2019 cảnh cáo có thể sử dụng “đạn
thật” nếu phải đối phó với người biểu tình dùng “vũ khí sát thương”. Đây là
cảnh báo đầu tiên loại này kể từ đầu phong trào phản kháng cách đây 6 tháng,
trong một video phát trực tiếp trên Facebook.
Một cảnh sát
hôm Chủ nhật bị thương vì trúng một mũi tên bắn đi từ một trường đại học đã trở
thành hậu cứ chính của người biểu tình đòi dân chủ.
Demosisto: Cảnh sát
Hồng Kông hoàn toàn dối trá. Họ nói người đấu tranh có thể rời đại học Bách
Khoa, nhưng ngay sau đó họ cố tình bắn hơi cay ở lối ra, còng tay tất cả đội
ngũ cấp cứu đang rời khỏi khuôn viên trường.
1. Chuyện Trần
Long Ẩn đang chạy chọt giải thưởng Hồ Chí Minh, cũng nghe râm ran trong giới.
Nay trong cuộc họp giao ban quý III/2019 của Hội
đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhạc sĩ Trần Long
Ẩn phát biểu: “Chúng tôi đề xuất phải hết
sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm
lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn
của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa”.
2. Biết anh nổi
danh trong giới vì nghệ thuật chuyên đi dưới gầm bàn, nên khá bất ngờ vì công
khai phát ngôn phi logic. Nếu trước đây vài chục năm, anh Ẩn phát ngôn thời Lê
Duẩn thì phù hợp. Bất kỳ phát ngôn nào cũng phải phù hợp với ngữ cảnh, với điều
kiện kinh tế xã hội. Mà anh lại phát ngôn ngay trước Bí thư thành ủy Nguyễn
Thiện Nhân chớ.
3. “Gừng già gừng
càng cay” nhưng đó là gừng và anh không phải gừng. Với con người, tuổi tác càng
cao, sức khỏe càng thấp và tư duy càng phân liệt. Năm nay, anh đã trên 75 hay
77 gì đó, bởi anh nhiều giấy khai sinh. Nhưng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”,
anh đã qua thất thập rồi.
Thời còn chiến
tranh, nhà em có cái đài Xiongmao. Khi ko có ai, nhà em ghé sát tai vào đài,
vặn thật nhỏ, dò tìm đài "địch", chỉ để nghe các bài hát "nhạc
vàng".
Dò khó lắm, rất
ít khi tóm được đài địch, lại còn sợ bị mắng khi bị bắt quả tớm ấy chứ. Khổ, có
nghe được rõ đâu? Sóng kém, nghe cứ lẹt xẹt suốt mà vẫn cố.
Hồi đó cứ nghe
mãi kiểu nhạc khúc quân hành, nghe nhạc vàng nó làm tâm hồn mình mềm lại, xao
xuyến lắm. Cùng là chiến tranh, một bên cứ phải lên gân lên cốt, còn một bên
thì cứ da diết, buồn thương.
Giàn ná khổng lồ bằng gỗ, những phi tiễn đỏ rực
được bắn đi bằng cung, bom xăng tự tạo, bàn chông bằng tre chắn đường…Để
đối phó với cảnh sát, người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông phối hợp
giữa các chiến thuật thời hiện đại và thời Trung Cổ.
Từ
đầu tuần, rất nhiều đường phố, ngã tư và đại lộ ở trung tâm tài chính
nổi tiếng này đã bị phong tỏa bằng nhiều bàn chông tre và những rào chắn
thô sơ, theo kiểu đã dùng trong những cuộc chiến cách đây nhiều thế kỷ.
Các
trường đại học trở thành tâm chấn của phong trào, và trong những ngày
qua, một số trường đã thành bãi chiến trường thật sự. Những vụ đụng độ
giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trong nhiều tiếng đồng hồ
ngay trong khuôn viên nhà trường.
Sài Gòn trước 30-4-1975 có một phong trào
“Hát cho đồng bào tôi nghe”. Những nhạc phẩm của phong trào này được viết bởi
những nhạc sĩ trẻ có lòng yêu nước rất ngây ngô, khờ dại.
Trong giảng đường đại học, trong sân trụ
sở Tổng hội Sinh viên ở số 4 Duy Tân Sài Gòn, dọc hành lang cư xá sinh viên
Minh Mạng, tiếng hát của ước mơ “hòa bình thống nhất độc lập tự do” vang lên.
Phần lớn không biết chiếc bánh “hòa bình thống nhất độc lập tự do” sẽ là màu gì
hay tròn méo ra sao.
Bên cạnh các nhạc sĩ có căn bản nhạc lý vững
vàng như La Hữu Vang với “Tổ quốc ơi ta đã nghe” cũng có những người
đang tập kẻ những khung nhạc lần đầu như Trần Long Ẩn với “Người mẹ Bàn Cờ”.