mardi 10 septembre 2019

Nghị viện Anh bác đề nghị bầu cử trước thời hạn của thủ tướng Johnson

Người biểu tình chống Brexit trước Nghị viện Anh ngày 09/09/2019.

Các nghị sĩ Anh hôm qua 09/09/2019 đã bác bỏ đề nghị bầu cử trước thời hạn 31/10, ngày mà Anh được cho là sẽ ra khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Thủ tướng Boris Johnson muốn tổ chức bầu cử vào ngày 15/10, trước khi châu Âu họp thượng đỉnh ở Bruxelles, với hy vọng sẽ chiến thắng và giành lại quyền chủ động về Brexit. Nhưng trong phiên họp cuối cùng hôm qua, trước khi tạm ngưng năm tuần theo quyết định của thủ tướng, Nghị viện Anh đã chận đứng ý đồ Brexit « no deal » của ông Johnson. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

« Ông Boris Johnson không phá vỡ nổi sự đoàn kết hiếm hoi của phe đối lập. Với Công Đảng đứng đầu, họ sát cánh cho đến cùng để giáng cho chính phủ thêm một đòn nữa. 

lundi 9 septembre 2019

Nguyễn Quang Dy - Đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019.

(VietStudies 09/09/2019) Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã diễn ra 18 tháng nay, lúc đánh lúc đàm, vẫn đang leo thang chưa có hồi kết, với hệ quả khó lường. Gần đây, khi Trung Quốc đánh thuế lên 75 tỉ USD hàng nhập của Mỹ (23/8/2019), Trump lập tức phản ứng để trả đũa bằng tăng thuế từ 25% lên  30% trên 250 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (từ 1/10/2019). Ông còn muốn tăng thuế trên 300 tỉ USD hàng nhập của Trung Quốc (đến hạn từ 1/10 và 15/12/2019), cấm cửa Huawei và yêu cầu các công ty Mỹ không được làm ăn với Trung Quốc.

Quyết định của Trump làm rung chuyển thị trường chứng khoán. Dow Jones giảm 600 điểm (bằng 2,4%). Nhưng chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong cuộc “chiến tranh lạnh mới” Mỹ-Trung, với những quan điểm khác nhau, thậm chí đầy nghịch lý. Tuy còn hơi sớm, nhưng cần đánh giá giữa kỳ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, để có cái nhìn toàn cảnh. 

Nghịch lý về chiến tranh thương mại

Trong khi chiến tranh thương mại “truyền thống” của Mỹ với EU (xuyên Đại Tây Dương) hoặc với Nhật Bản (xuyên Thái Bình Dương) trong thập niên 1980 (hay sau đó), chủ yếu là vì kinh tế, thì chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện nay chủ yếu là vì địa chính trị (do chiến lược thúc đẩy).

Chu Hảo - Lửa thử vàng


(Bình luận bài “Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?” của Nguyễn Trung)

(VietStudies 09/09/2019) Tôi ngưỡng mộ tác giả Nguyễn Trung vì sự kiên trì không biết mệt viết những Kiến nghị thống thiết gửi lãnh đạo đảng cầm quyền, mà theo ông là lực lượng duy nhất hiện nay có thể xoay chuyển được tình thế, nếu (???) “vượt qua được chính mình”. 
Bài viết này của ông cũng theo mạch đó: rất tâm huyết, rất logic, rất cặn kẽ… Giá như không phải đặt ba dấu chấm hỏi sau chữ “nếu” trên đây thì phúc đức cho Dân tộc biết mấy!
 Ở đây tôi chỉ xin tham gia một vài ý kiến ngắn ngõ hầu làm rõ thêm ý của ông Nguyễn Trung ở câu kết luận: “Toàn bộ những việc cần phải làm này trước hết là hòn đá thử vàng đối với Đại hội XIII tới của ĐCSVN hiện nay”

Cuộc tập trận chung đầu tiên Mỹ-ASEAN


Cuộc tập trận chung Mỹ-ASEAN tháng 9/2019.

(Bruno Philip, Le Monde 07/09/2019) Bắt đầu ở Thái Lan, cuộc tập trận chung vừa kết thúc ở Singapore được coi là ý định của ASEAN làm cân bằng, sau khi đã tập trận với Trung Quốc năm 2018.

 

Chính là mối quan tâm thăng bằng chiến lược đã thúc đẩy 10 nước ASEAN tổ chức cuộc tập chung đầu tiên với Hoa Kỳ.

 

Gần một năm sau cuộc tập trận tương tự tổ chức với Trung Quốc và ASEAN, một số nhà phân tích coi sự kiện diễn ra ngoài khơi Thái Lan – bắt đầu từ đầu tuần qua và kết thúc tại Singapore thứ Bảy 7/9 – là một kiểu « ăn miếng trả miếng ». ASEAN dùng Hoa Kỳ để gởi một thông điệp độc lập cho Bắc Kinh, nhân tố khu vực không thể không tính đến về kinh tế và thương mại.

dimanche 8 septembre 2019

Nguyễn Trung - Trung Quốc là kẻ thù hay là bạn của ta?


(Viet-Studies 09/09/2019)  Câu hỏi ngàn xưa này hiện đang nóng lên. Song trong bối cảnh đối kháng thế kỷ Mỹ - Trung hiện nay, những sự kiện trên Biển Đông từ đầu tháng Bẩy 2019 khiến cho mỗi chúng ta có cảm giác như đang nắm cục lửa trong tay!

           Có hàng trăm lý do để nói ngay: Trung Quốc là thù!  Nhiều lắm, lịch sử chẳng quên bất cứ cái gì, không thể kể hết được!

           …Ví dụ, việc đánh ta trong chiến tranh 17-02-1979 với bao nhiêu tội ác tày trời, ta có thể coi đấy là quốc hận.

           Việc đánh chiếm các đảo và vùng biển của ta phải gọi là xâm lược.

Chu Hảo - Cây ngay không sợ chết đứng



         1.    Tôi hoàn toàn tán thành những ý kiến rất xác đáng , thẳng thắn và có tính thuyết phục của tác giả Vũ Ngọc Hoàng ("Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông"). Đã đến lúc chúng ta cần có rất nhiều những bài viết như thế này được công bố công khai, rộng rãi. 

Đây cũng có thể là bước đầu tiên như kiến nghị tha thiết của ông Nguyễn Trung ("Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thứcnghiêm trọng!"): ĐCSVN phải vượt qua chính mình và toàn dân phải có trách nhiệm, để cứu nguy dân tộc. Hãy lên tiếng, đừng sợ, để góp ý cho  đảng cầm quyền "vượt qua chính mình" bằng cách nào? Và hướng dẫn quần chúng thể hiện trách nhiệm của mỗi người bằng cách nào?

2.    Ba nút thắt liên quan đến vấn đề Biển Đông Nam Á (Biển ĐNÁ) hiện nay, như được vạch ra trong bài của ông Vũ Ngọc Hoàng là: Kiện Trung Quốc ra tòa án Luật pháp quốc tế, Ký Hơp tác chiến lược (thực lòng, thực chất) với Hoa Kỳ - nước duy nhất "bênh" Việt Nam trên Biển ĐNÁ, và Hóa giải "chính sách ba không" hoàn toàn bất lợi trong tình hình mới

Vũ Ngọc Hoàng - Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông



1.
Âm mưu của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm Biển Đông của Việt Nam đã có từ lâu. Âm mưu đó có nguồn gốc từ bản chất Đại Hán của đế chế Phương Bắc này. Sau một thời gian tích cực chuẩn bị, đến nay cảm thấy đủ điều kiện nên họ đang quyết tâm thực hiện một bước nhảy vọt đáng kể để thực hiện âm mưu.
Việc tàu Trung Quốc vào ra vùng biển chủ quyền của VN vài tháng nay không phải là một cuộc “dạo chơi” mà là một bước leo thang ngoạn mục. Thế mà phía VN ta cũng có ý kiến cho rằng “nó vào rồi nó ra chứ đã làm được gì đâu”. Nghĩ vậy thật đơn giản và thơ ngây quá!
Nó vào rồi nó ra, nó ra rồi nó lại vào. Nó muốn vào thì vào, muốn ra thì ra, vào nhà người ta mà cứ nhà của nó. Một đất nước có chủ quyền mà sao có thể chịu vậy. Kiểu này thì có ngày nó bảo “hai nhà là một”, nhập chung thôi, rồi lấy tiếng Trung làm tiếng phổ thông vì đại đa số dân chúng đang nói thứ tiếng này. Thế là nó hoàn thành âm mưu thôn tính và đồng hóa, đạt mục đích mà hơn 4.000 năm nay họ chưa làm được. Thật nhẹ nhàng, ít tốn công tốn sức.

Nguyễn Tường Thụy - Sống chung với thủy ngân



Ảnh: Chung cư 54 đêm 1/9/2019 lốm đốm ánh đèn hắt ra từ vài căn hộ.

Sáng sớm ngày 6 tháng 9, chúng tôi sang chào gia đình ông bà hàng xóm duy nhất cùng tầng còn ở lại thì bà bảo, ông bà đi trước, rồi chúng tôi cũng phải đi. Vậy là 8 gia đình tầng tôi ở sẽ không còn ai ở lại.

Bấm thang máy, chẳng phải đợi lâu như mọi lần và chẳng có ai đi chung. Xuống tới sân chung cư, một cảnh đìu hiu đến đắng lòng. Nhìn lên căn hộ mình ở lần cuối, nghĩ không biết bao giờ mới có thể quay trở lại. Sân khu chung cư, không một bóng trẻ em. Tôi không phải để ý tránh những trái bóng của các em đá ra từ đủ mọi hướng, hoặc nhỡ một em nào đó mải chạy va vào.

Thực ra, tôi chỉ quyết định đi vào lúc ấy khi sáng nay vợ tôi ôm ngực và nôn ọe bảo không thể chịu được nữa, còn tôi thì tức ngực và khó thở. Chúng tôi, cặp vợ chồng già là tốp cuối cùng rời căn hộ. Nhà tôi có hai trẻ sơ sinh, các cháu đã được sơ tán từ ngay sau hôm 28/8. Trẻ em phải được quan tâm tốt nhất, ai dám mang các cháu ra để thử phản ứng của thủy ngân.

samedi 7 septembre 2019

Vũ Thư Hiên - Gặp gỡ ở lưng đèo



1

Thời gian trôi, chớp mắt đã quá nửa thế kỷ. Không thể níu kéo nó, không thể bắt nó dừng. Nó đi rồi là hết, may chăng còn rớt lại cái bóng.

Tôi có giữ lại một cái bóng có thể bổ sung cho tiểu sử một con người đáng nhớ. Người ấy có thể là người quen của bạn, người ấy có thể không xa lạ với bạn, biết đâu đấy.

Chuyện là thế này.

Cuộc kháng chiến đã vào năm thứ tư. Con đường hàng tỉnh từ Tuyên Quang đi Thái Nguyên vốn hẹp không có ô tô qua lại còn trở nên hẹp hơn nữa. Những bụi cây lúp xúp tràn ra mặt đường. Cỏ gà, cỏ mần trầu mọc thành bụi ở những ổ gà. Ở đôi chỗ hoa lau lòa xòa quệt vào mặt khách bộ hành.

Ba lô trên vai, tôi cắm cúi đi.

Ngô Nhân Dụng - Boris Johnson thua Quốc Hội Anh một bàn


Thủ Tướng Anh Boris Johnson bị chế nhạo hôm 28 Tháng Tám, 2019. (Hình: Daniel Leal-Olivas/AFP/Getty Images)

(NgườiViệt 06/09/2019) Ngày Thứ Sáu, 6 Tháng Chín, 2019, Thượng Viện Anh Quốc (vẫn gọi tên là Viện Quý Tộc) đã chấp thuận bản dự luật do Hạ Viện (Viện Thứ Dân) chuyển lên. Dự luật này không cho phép Thủ Tướng Boris Johnson được rút Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU) nếu không ký một thỏa ước.

Thủ Tướng Boris Johnson thua Quốc Hội Anh một keo. Điều này chứng tỏ một người lãnh đạo chính quyền không thể lạm dụng các thủ tục dân chủ để lấn áp các định chế dân chủ. Đây là một bài học cho những quốc gia đang chuẩn bị xây dựng thể chế dân chủ tự do, như nước Việt Nam chúng ta.

Chế độ dân chủ bao gồm những thủ tục cho biết ai có quyền bảo ban, ra lệnh, người khác phải làm theo. Những thủ tục đó bắt đầu từ những việc như bỏ phiếu chọn những người đại diện cho dân, cho đến những các tương quan và việc điều hành của nhà nước, của Quốc Hội, hoặc tòa án, vân vân. Nhưng các thủ tục này, dù do chính các đại biểu của dân soạn ra, cũng không đủ bảo dảm người ta sống đúng tinh thần tự do dân chủ.

Nguyễn Công Khế - Vài cảm nhận về Đài Loan



Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm Quân đoàn 6 ngày 25/01/2019.

Trước năm 1971, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) từng là đại diện hợp pháp của Trung Quốc, do ảnh hưởng thế cục của chiến tranh lạnh. Đài Loan từng được đa số nước công nhận, từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cho đến năm 1971,Trung Hoa Đại lục tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giành được ghế đại diện của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, thì Đài Loan mới bị nhiều nước đoạn tuyệt ngoại giao, nên mất thừa nhận ngoại giao trên quy mô lớn.

Tuy nhiên, biết tận dụng cơ sở hiện đại hóa từ thời Nhật Bản cai trị và Trung Hoa Dân Quốc, sau khi di dời đến Đài Loan đã sử dụng viện trợ của Hoa Kỳ, tiến hành một loạt dự án kiến thiết.

Nguyễn Quang Duy - Việt Nam cần một cuộc cách mạng?



Bài viết trước Thoát Trung mà thoát cái gì? nêu ý kiến các tổ chức đấu tranh hải ngoại nên chuyển đổi cách đấu tranh sang cạnh tranh chính trị. Một số bạn đọc hỏi tôi, vậy Việt Nam có cần một cuộc cách mạng khác không?

Cách mạng là thay đổi thể chế chính trị cũ bằng một thể chế chính trị mới tốt đẹp hơn. Việc thay đổi có thể xảy ra qua nhiều giai đoạn, và như thế theo tôi có thể có một cuộc cách mạng đang diễn ra tại Việt Nam.

Năm cuộc cách mạng trước đây

Trong lịch sử cận đại đã có bốn cuộc cách mạng ở tầm vóc quốc gia:

vendredi 6 septembre 2019

Mạnh Kim - Người không sợ « bể nồi cơm » !


Khoảng 1 giờ sáng 5-9-2019, hai tên bịt mặt đã ném bom xăng vào cổng nhà tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai). Đây không phải lần đầu tiên. 

Năm 2015, một tên bịt mặt đã thực hiện tương tự; và trước đó, 2013, cũng chính cái cổng ấy, một chiếc xe hơi đã đâm thẳng vào, trước khi một cái rìu và một mã tấu được cắm “dằn mặt” ở lối đi vào cổng. Năm 2008, một cây bên ngoài nhà tỉ phú Lê bị đốt, bằng ba chai xăng… Ai “chơi” những trò bẩn này, nếu không phải là những người thù ghét ông. Mà ai thù ghét ông Lê?

Tỉ phú Lê Trí Anh đang bị báo chí Trung Quốc miệt thị hết lời. Cùng Martin Lee (Lý Trụ Minh – người sáng lập đảng Dân chủ Hồng Kông); Anson Chan (Trần Phương An Sinh - cựu chánh thư ký đặc khu); và Albert Ho (Hà Tuấn Nhân, cựu nghị viên), Lê Trí Anh là “đối tượng” mà báo chí Trung Quốc đặt vào nhóm “bè lũ bốn tên” (tứ nhân bang) đang “ngày đêm phá hoại” Hồng Kông. 

Nguyễn Ngọc Chu - Còn bao nhiêu Nguyễn Bắc Son ?


Bắt Nguyễn Bắc Son là thành tựu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc chống tham nhũng. Nhưng câu hỏi “ Còn bao nhiêu Nguyễn Bắc Son?” sẽ cho thấy con đường chống tham nhũng không có hồi kết. Mà câu trả lời buộc mỗi người có hiểu biết phải nghĩ sang giải pháp khác.

CHÁY NHÀ MỚI RA MẶT CHUỘT 

Việc ông Nguyễn Bắc Son khai đưa tiền cho con gái, mà con gái chối bỏ, là sự đớn hèn của bậc làm cha, là nỗi hổ thẹn của đạo làm con, là nỗi đau của toàn xã hội.

Khai đưa tiền cho con gái - dù là quỷ kế thoát tội cứu tiền, thì ông Son cũng không thoát được 5 tội lớn ở đời:

Từ Thức - Về nụ cười của một « giáo sư »


Nếu có thời giờ, rất nên nghiên cứu về ông giáo sư, tiến sĩ này. Tìm hiểu tại sao một người có thể dành trọn cuộc đời để nghiên cứu, tới lúc gần đất xa trời vẫn còn tin những chuyện người ta bịa ra để xúi con nít ăn phân gà. Tin tưởng chuyện đồng bóng là một tệ trạng xã hội, nếu không phải là một vấn đề y khoa, rất nên nghiên cứu.

Về mặt xã hội, hiện tượng này giúp ta hiểu tại sao Việt Nam có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới, 2%. Bởi vì có những nghề không đâu có: nghề sáng tác giai thoại về Bác, nghề kể giai thoại Bác, nghề nịnh Bác, nghề nịnh những anh thành công trong nghề nịnh Bác, nghề canh chừng, lùng bắt những người không nịnh Bác vv...

Nụ cười của ''giáo sư'' biểu lộ cái hạnh phúc của một người tiếng Pháp gọi là ‘’cocu mais content’’ (bị cắm sừng nhưng hài lòng). Hay, bi đát hơn nữa, biết là mình bị cắm sừng, nhưng vẫn giả vờ không biết.

6 chiếc ghế gỗ và 3 triệu USD


(TTO 06/09/2019) Trong tấm hình chụp từ cảnh khai trường ở nóc Tắk Pổ, có sáu học sinh chưa có đủ ghế để ngồi dự lễ nhưng cũng dòng thời sự những ngày qua, có một cựu bộ trưởng khai đã đút túi hơn 3 triệu đôla chỉ trong một cú áp phe lúc 'hoàng hôn nhiệm kỳ'.

Hôm qua 5-9, chúng ta lại thấy lòng rưng rưng khi nhìn những tấm hình khai giảng gửi về từ rẻo cao.

Sau lễ khai giảng, cô giáo Trà Thị Thu gửi cho Tuổi Trẻ hình ảnh đơn sơ mà đầy cảm xúc của buổi lễ tại điểm trường Tắk Pổ (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).

Cái nóc (bản, làng - theo cách gọi của người Ca Dong) ấy chỉ cách trung tâm huyện 10km nhưng muốn lên chỉ có cách lội bộ.

Trung Quốc tẩy não trẻ em Duy Ngô Nhĩ từ tiểu học để đồng hóa

Người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát nghiêm ngặt trên đường phố Kashgar, Tân Cương. Ảnh chụp ngày 23/03/2017.

Trang nhất Libération hôm nay 06/09/2019đăng ảnh các trẻ em Duy Ngô Nhĩ với dòng tựa lớn « Trung Quốc đang đày đọa các em này », và dành bốn trang báo khổ to để tố cáo tình trạng « Người Duy Ngô Nhĩ bị giam hãm từ lúc mới đến trường ».

Bài xã luận của Libération mang tựa đề « Không thể dung thứ », đặt câu hỏi, có ai biết được trẻ em bị tách khỏi cha mẹ đang bị cải tạo, chỉ vì là người Duy Ngô Nhĩ ? Ai biết được chính quyền Trung Quốc đã phá vỡ cơ cấu gia đình, khi buộc con cái phải tố cáo khi thấy cha mẹ cầu nguyện hoặc ăn chay ? 

Nếu tình trạng của người Tây Tạng gây xúc động cho cộng đồng quốc tế, thì việc người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp lại không được quan tâm. Tệ hơn nữa, để giữ quan hệ (chủ yếu là kinh tế) với Bắc Kinh, chủ đề này không được nhắc đến trong các cuộc họp song phương, đa phương.

jeudi 5 septembre 2019

Hoàng Linh - “Dạy làm người”


Tôi sinh ra vào thời chiến tranh, bàn chân đen xì chẳng có mụn ruồi di chuyển nào nhưng cứ tản cư suốt. Cái sự “học làm người” của tôi vì thế nó cũng chìm nổi.

Chưa biết chữ nào, tôi được ba má gửi vào lớp học của bà Lang trọc, ngay sau rạp hát Phương Lạc, Lái Thiêu. Bà này, cạo trọc, ăn chay trường, vừa dạy đám con nít đọc chữ đánh vần vừa bán xây xập dì và thuốc kích dục cho dân chơi bời. Bữa nào mấy phòng trọ, động gái đông khách, bà Lang trọc lấy chỗ ngủ của mình cho dân chơi bời thuê luôn.

Nhưng bà dạy đọc chữ, đánh vần quá hay nên bà con gửi con học khá đông. Đóng tiền cũng được, hay đem gạo mắm đưa tượng trưng, bà Lang trọc cũng không chấp. Dạy con nít là niềm vui của bà.

Nguyễn Tiến Tường - Gửi những thiên tài



Ảnh của báo Tuổi Trẻ.
Chào các cháu ! Hôm nay là ngày bắt đầu năm học mới. Chú thật sự hy vọng câu đầu tiên cô thầy sẽ hỏi là "hôm nay các em thế nào"? Câu đầu tiên khi các cháu về nhà, cha mẹ sẽ hỏi "hôm nay con có vui không"

Hãy khoan nói về những điểm số. Bởi vì điểm số ấy đã ở sau lưng và chúng ta có thể ngồi lại tận hưởng hoặc thay đổi nó sau khi đã an lành ở cạnh nhau. Chẳng phải chúng ta đi học, chúng ta đi làm là để vun đắp, để tận hưởng cuộc sống đó sao. 

Chú thật sự mong thầy cô giáo và các cháu bước qua nỗi sợ hãi điểm số. Sẽ thật nực cười khi nghĩ rằng tất cả các cháu là thiên tài. Thượng đế sinh ra chúng ta rất cá biệt, dù có vo tròn như thế nào chúng ta cũng không thể giống nhau được. Như những viên bi các cháu từng chơi, mỗi thứ một màu sắc. 

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.