mercredi 28 août 2019

Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol ?


Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales, Úc trong bài viết mang tựa đề « Việt Nam, Biển Đông và cộng đồng quốc tế trong đó có Úc », đăng tải hồi cuối tháng 8/2019, đề nghị Việt Nam nên tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế, về tiến trình bắt giữ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.

Ông khuyến cáo cảnh sát biển Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì sự hiện diện ở bãi Tư Chính để bảo vệ chủ quyền. Song song đó, Việt Nam cần tiếp tục phản đối về mặt ngoại giao ở mọi cấp độ : đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, các lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền, quân đội Trung Quốc.

Việt Nam cũng phải tiếp tục vận động các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế để tìm kiếm sự hỗ trợ trước các hành động bức hiếp của Trung Quốc. Cần nói rõ với các nước ASEAN là không thể chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử không bảo vệ quyền lợi chính đáng của Việt Nam theo UNCLOS.

Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt Nam


Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) hôm nay 28/08/2019 đến gần khu vực bãi Tư Chính, với mức độ khảo sát dày đặc hơn trước, theo quan sát của các nhà chuyên môn.

Trang Đại sự ký Biển Đông cho biết trong hai ngày qua, chiếc tàu này thay vì tiến sâu vào bờ biển Việt Nam theo kiểu zig zag, đã đổi hướng đến gần bãi Tư Chính. Có lúc Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh « chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây - Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý ».

Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác. Mật độ các vòng khảo sát cũng dày đặc hơn.

Miến Điện tham gia tập trận Mỹ-ASEAN dù bị trừng phạt

Tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing. Ảnh chụp ngày 19/07/2018.

Hải quân Miến Điện sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, tuy nhiều tướng lãnh của nước này đang bị Mỹ trừng phạt. Một phát ngôn viên quân đội Miến Điện hôm nay 28/08/2019 thông báo như trên. 

Phát ngôn viên Zaw Min Tun của Bộ Tổng tham mưu quân đội Miến Điện cho biết : « Chúng tôi được mời tham dự với tư cách một quốc gia ASEAN. Các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ nhắm vào cá nhân ».

Hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ loan báo trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và ba tướng lãnh khác vì « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya. Cả bốn tướng lãnh trên và gia đình bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. 

Ý: Đảng Dân Chủ chấp nhận ông Conte tiếp tục làm thủ tướng

Tổng thống Ý Sergio Mattarella (T) tiếp chủ tịch đảng Dân Chủ Nicola Zingaretti ngày 28/08/2019.

Chủ tịch đảng Dân Chủ đối lập, ông Nicola Zingaretti, hôm nay 28/08/2019 tuyên bố chấp nhận việc ông Giuseppe Conte tiếp tục giữ chức thủ tướng Ý, tháo gỡ một trở ngại quan trọng trong việc thương lượng thành lập chính phủ.

Tổng thống Ý Sergio Mattarella ra hạn cho đến hôm nay, đảng Dân Chủ cánh tả và phong trào 5 Sao (M5S) phải thỏa thuận được về thành phần nội các, sau khi chính phủ liên minh giữa M5S và Liên Đoàn (cực hữu) giải tán. Nếu đôi bên không tìm được đồng thuận, tổng thống sẽ chỉ định một chính phủ lâm thời và tổ chức bầu cử trước thời hạn.

Ông Zingaretti cho biết không còn phủ quyết đề nghị này, chấp nhận việc ông Giuseppe Conte tại vị, theo yêu cầu của M5S. Chiều nay lãnh đạo đảng Dân Chủ sẽ gặp tổng thống. Được biết tổng thống Mattarella tiếp tất cả các chính đảng để tham vấn. 

Tin vắn 28.08.2019


(AFP)Google sẽ chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo báo Nhật Nikkei hôm nay 28/08/2019, tập đoàn Google trong năm nay sẽ dịch chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, do giá lao động Trung Quốc tăng lên và thuế hải quan của Mỹ. 

Dự kiến khoảng 8 đến 10 triệu chiếc smartphone được sản xuất, gấp đôi so với năm ngoái, trong đó Việt Nam là một trong những địa điểm chính.

mardi 27 août 2019

Nguyễn Đắc Kiên - Ba câu chuyện một vấn đề



Dù đã đoán trước rằng sẽ có kết cục này, nhưng không hiểu sao khi đọc tin bà Nguyễn Bích Quy bị khởi tố ở vụ trường Gateway tôi vẫn thấy lặng người. 

Bất công không chừa ai cả, nhất là với những người yếu thế trong xã hội.

“Hôm nay bạn ngoảnh mặt với bất công của người khác, ngày mai bất công sẽ tìm đến với bạn." 

Có thể ai đó sẽ nói như vậy, nhưng nói thật: tôi không tin. Và tôi thậm chí còn tin rằng, nhiều người khác dù không nói ra nhưng họ cũng ngấm ngầm không tin giống như tôi, và họ sẽ công khai hay ngấm ngầm hành động dựa vào châm ngôn “không tin” này.

Đỗ Hùng - Mình đọc gì khi mình đọc tờ Hoàn Cầu



Trước trụ sở chính quyền Hồng Kông, 26/08/2019.

Mấy năm nay mình không hề xem ti vi, ngoài các trận bóng đá hoặc giả tình cờ đi ngang qua chỗ người ta bật sẵn ti vi.

Cơ mà lúc nằm trong khách sạn và ngủ không được, mình bèn thử bấm remote dò kênh xem đài Trung Quốc chiếu gì. Rà qua mấy chục kênh, toàn là du lịch, giải trí, phim, thể thao, quan chức họp hành và toàn tiếng Trung. Không hề có đài nước ngoài nào.

Giữa lúc tình hình thương chiến Mỹ - Trung, biểu tình Hồng Kông rất nóng, mình muốn xem truyền thông chính thống Trung Quốc phản ánh ra sao. Mình cũng không khỏi tò mò xem đài Trung Quốc nói gì về vấn đề Biển Đông, trong những ngày mà tàu của họ không ngừng leo thang các hoạt động phi pháp tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Mạnh Kim - Hỏa tiễn Trung Quốc có thể diệt được mẫu hạm Mỹ ?



Khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không phải một lần nói rằng hỏa tiễn tầm xa của họ có thể diệt được mẫu hạm Mỹ. Điều này, ở thời điểm này, là một ý tưởng bất khả thi. 

Có vẻ như sự tồn tại của ASBM (anti-ship ballistic missile) của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện đến nỗi, trong ấn bản tháng 5-2011 của tờ Proceedings (chuyên san thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ), hai chiến lược gia Lầu Năm Góc Henry Hendrix và Noel Williams viết rằng đã đến lúc Mỹ nên ngừng lập tức việc đóng mới mẫu hạm, bởi mối đe dọa từ “phản hạm đạo đạn” Trung Quốc khiến thời tung hoành của mẫu hạm sắp đến hồi cáo chung. Cho đến nay, chưa quân đội nào có khả năng sản xuất được ASBM, kể cả Mỹ. 

Về lý thuyết, một hệ thống ASBM hoạt động hiệu quả phải đi theo 5 bước: 

Nguyễn Đức Hiển - Trách nhiệm pháp lý vụ Gateway



Bà Nguyễn Bích Quy đã bị khởi tố về tội Vô ý làm chết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 128 Bộ Luật hình sự 2015.

Căn cứ vào điều luật này, với những thông tin hiện tại, thì công an khó mà chứng minh một cách thuyết phục. Và ban lãnh đạo cùng những người khác ở trường Gateway có thể còn mệt mỏi.

Về Hình sự:

Cơ quan điều tra phải chứng minh bà Quy “không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước” và có thể thấy trước (lỗi vô ý do cẩu thả); hoặc bà Quy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra (lỗi vô ý vì quá tự tin).

Hoàng Nguyên Vũ - Gateway, đừng ác một cách vô nhân tính như thế !



Cứ giả sử như là cháu Long chết trên xe. Cứ giả sử như là bà Quy bỏ quên cháu thật. Cứ giả sử như cái trường quốc tế kia đã thành công trong việc muốn người ta phải tin cháu chết vì bị bỏ quên trên xe. Thì:

- Cháu Long đã bị cô giáo chủ nhiệm quên, đã bị chính những người thu tiền cha mẹ cháu cũng như thu tiền bao cháu khác quên. Và bị chính cái ngành giáo dục này quên. Họ đã quên có một đứa bé tồn tại trên đời này. Họ khốn nạn đến thế và hiện họ vẫn ung dung tồn tại. Họ chưa bị bắt, giống như cơ quan pháp luật đang bắt bà Quy. Nhưng chắc chắn rằng, nghiệp sẽ không buông tha cho họ!

- Về nghĩa đen, ai là người cuối cùng quên cháu? Nếu bà Quy và lũ trẻ đi rồi, ông tài xế Phiến chính là người bỏ quên cháu Long. Một cái cửa đẩy rộng thênh thang. Một chiếc kính chiếu hậu to lù lù. Ông không nhìn thấy gì sao? Và ông đóng nó lại, để đứa bé bị nhốt để rồi chết trong đó. Ông Phiến đâu? Nếu ông ấy còn sống, sao chưa thấy tin tức về trách nhiệm của ông trong cái chết của đứa trẻ, mà lại đi thanh minh một tin đồn rằng ông ấy còn sống? 

Phan Độc Lập - Phải chăng đã lỡ đâm lao thì phải theo lao




Ảnh 1. Xe ông Phiến lái xuất phát từ cửa khu KTX học viện BCTT lúc 6h07' sáng ngày 6/8 không có rèm che phía sau xe và hai bên cửa hông xe.

Chắc chắn tác giả và đạo diễn của vở bi kịch “Cháu bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh đến trường” sáng sớm ngày 6/8 đã phải ôm hận vì không hoàn thành nhiệm vụ như dự tính với các bậc “bề trên”.

Dù cho có cả buổi nhiều giờ đồng hồ xử lý, che giấu các chứng cứ và các dữ liệu liên quan đến nguyên nhân cái chết oan khuất của bé Long, thuyết phục các “diễn viên nghiệp dư” bất đắc dĩ như lái xe Phiến và thụ động bất ngờ như bà monitor Quy cùng tham gia, thì vở “bi kịch” đã không thật hoàn hảo để có thể đóng màn.

Vậy thì những tình tiết nào đã gây bất lợi cản trở thành công của vở bi kịch này, dẫn đến nguy cơ có thể đổ vỡ hoàn toàn, chúng ta cùng nhau xem xét :

lundi 26 août 2019

Nguyễn Quang Dy - Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho Việt Nam

Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 từ khi rời Đá Chữ Thập ngày 13/8 quay lại bãi Tư Chính đến ngày 26/08/2019. Ảnh GS Ryan Martinson.

(Viet-Studies 25/08/2019) Biển Đông khủng hoảng “lần 2” tại bãi Tư Chính là tiền đề cho một cuộc “khủng hoảng kép” về đối ngoại và đối nội của Việt Nam. Nửa cuối năm 2019 sẽ chứng kiến một bước ngoặt mới cho Việt Nam khi đất nước phải “tái cân bằng” quan hệ chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời chuẩn bị đổi mới thể chế để cải cách kinh tế và chính trị cởi mở hơn.

Bước ngoặt và “khủng hoảng kép”

Về đối ngoại, đối đầu và triển vọng có thể mất bãi Tư Chính buộc Việt Nam phải nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược và tái cân bằng quan hệ với Trung Quốc để bớt lệ thuộc hơn. Dự kiến chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10/2019 (theo David Hutt) là thời điểm hệ trọng để điều chỉnh chiến lược, trước khi quá muộn.

Về đối nội, diễn biến mới tại bãi Tư Chính và triển vọng điều chỉnh chiến lược buộc Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, để tháo gỡ ách tắc đang làm triệt tiêu những tiềm năng và động lực phát triển đất nước. Việt Nam cần tiếp tục chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang thao túng làm triệt tiêu động lực cải cách. 

Ngô Nhân Dụng – Trump & Tập leo thang

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang lên một cao điểm. Đây là lần đầu tiên tổng thống Mỹ gọi chủ tịch Trung Quốc là một “thù địch.” Trong hình, người dân Bắc Kinh, Trung Quốc, đi mua sắm. (Hình: Greg Baker/AFP/Getty Images)

(Người Việt 23/08/2019) Hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình đang tấn công nhau tới tấp và không ai biết bao giờ họ có thể gỡ ra. Ông Trump đánh theo lối boxing, quyền Anh, trong khi ông Tập đánh võ Thiếu Lâm, nhẩn nha trả đũa từng đòn một. Bên nóng, bên lạnh.

Thị trường chứng khoán, một mối quan tâm lớn của ông Trump, cho thấy hai lối đánh võ gây hậu quả khác nhau.

Buổi sáng, sau khi nghe tin Bắc Kinh sẽ đánh thuế quan từ 5% đến 10% trên 5,078 món nhập cảng từ Mỹ trong hai đợt, đầu Tháng Chín và giữa Tháng Mười Hai, chỉ số S&P 500 tụt gần 40 điểm. Giới đầu tư không phản ứng mạnh vì họ đã chờ đợi Trung Cộng thế nào cũng trả đòn trước khi suất thuế của Tổng Thống Trump đánh trên $300 tỉ hàng có hiệu lực trong một tuần lễ nữa (con số $300 tỉ đã được ông Trump bớt xuống chỉ còn khoảng $130 tỉ).

Cesky Krumlov, thành phố Cộng hòa Sec bị « Hán hóa »

Ảnh minh họa: Đường Siroka, nơi có bảo tàng Egon Schiele của thành phố Cesky Krumlov, Cộng hòa Séc.

Thành phố Cesky Krumlov của Cộng hòa Séc, đã trở thành điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc, và nay, người Hoa đã chiếm đến 20% dân số của thành phố mang nét đẹp Trung Cổ này.

Tất cả đều trở thành của Trung Quốc. Khách sạn, nhà hàng, tiệm buôn, và ngay cả những khu phố với những tòa nhà cao tầng cũng toàn người Hoa cư ngụ. Các sòng bài của người Hoa, hàng trăm ngàn du khách tất nhiên là từ Hoa lục, và thậm chí mafia địa phương cũng là người Hoa nốt ! Chính quyền ngại hiện diện và gần như đã nhường lại một cách không chính thức thành phố này cho Trung Quốc.

Tình trạng này cũng giống như Sihanoukville, thành phố biển xinh đẹp của Cam Bốt. Chỉ trong vòng vài năm, Sihanoukville đã thay đổi hẳn, chính quyền Cam Bốt mở rộng cửa cho Bắc Kinh đầu tư, nhưng vốn ồ ạt chảy vào với quy mô không ngờ đến. Ngày nay, những con đường chính và khu vực phía biển không còn thuộc về người Cam Bốt nữa, Trung Quốc đã mua trọn. Kể từ năm 2012, số lượng du khách Trung Quốc tăng lên 700%, và một số đến rồi ở lại hẳn. Hiện nay người Trung Quốc chiếm 20% dân số Sihanoukville.

Tương lai nào cho những chiến binh tự do ở Hồng Kông ?

Biểu tình trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đòi hỏi cải cách chính trị, ngày 22/08/2019.

Chủ đề Hồng Kông tiếp tục chiếm những vị trí đáng kể trên các tuần báo. Le Point dành nhiều trang cho bài phóng sự « Cùng với các chiến binh đấu tranh cho tự do ».
Cuộc nổi dậy văn minh nhất từ trước đến nay

Đặc phái viên của tuần báo Pháp mô tả, trạm métro đông nghẹt, dòng người mặc áo thun đen, mang khẩu trang cuồn cuộn theo nhau không dứt. Trên bến tàu, họ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt lên cầu thang, trên thang cuốn, họ lịch sự né qua cho những người cần đi xuống. Tại Đồng La Loan (Causeway Bay), người biểu tình không chỉ thu nhặt rác mà còn phân loại rác để tái chế. Khi trời mưa lớn hoặc quá mệt, một số đi vào một trung tâm thương mại để tạm nghỉ, họ xếp ngay dù bỏ vào bao, tránh làm ướt sàn nhà.

Nếu đây là một cuộc nổi dậy, thì đó là cuộc nổi dậy văn minh nhất chưa bao giờ thấy.

Người biểu tình gào khản cổ : « Hãy trả lại Hồng Kông ! Cuộc cách mạng của thời đại chúng ta ! »

Trung Quốc thả nhân viên lãnh sự Anh, Luân Đôn hoan nghênh

Biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Anh ở Hồng Kông về vụ Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) mất tích ở Trung Quốc từ ngày 09/08/2019.

Gia đình của nhân viên lãnh sự quán Anh bị bắt tại Trung Quốc hôm nay 24/08/2018 thông báo ông đã được trả tự do và quay về Hồng Kông. Chính quyền Anh hoan nghênh động thái này của Bắc Kinh.

Ông Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), 28 tuổi, đã bị mất tích từ hôm 8/8 sau khi đến Thâm Quyến, thành phố của Trung Quốc nằm sát Hồng Kông. Dự định trở về bằng tàu cao tốc trong cùng ngày, ông gởi tin nhắn cho bạn gái là đang ở chỗ bộ phận kiểm soát của hải quan, nhưng sau đó bị mất liên lạc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu nói rằng không biết gì, nhưng cuối cùng chính quyền Bắc Kinh loan báo ông Trịnh Văn Kiệt bị tạm giam 15 ngày vì vi phạm một luật về an ninh công cộng. Phát ngôn viên Cảnh Sảng hôm thứ Tư 21/8 nhấn mạnh ông Trịnh không mang quốc tịch Anh mà là người Hồng Kông, « có nghĩa là Trung Quốc », thế nên « đây hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc ».

Amazon : Bị áp lực, tổng thống Brazil gởi quân đội đến chữa cháy

Một khu rừng đang cháy ở Porto Velho, Brazil ngày 24/08/2019.

Tối qua 23/08/2019 tổng thống Brazil lên truyền hình loan báo quyết định gởi quân đội đến để giúp chữa lửa và chống nạn phá rừng, trong bối cảnh nhiều vùng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên ông Jair Bolsonaro cho rằng vụ hỏa hoạn « không thể là cái cớ » cho trừng phạt của quốc tế.

Bằng nghị định, tổng thống cực hữu đã cho phép thống đốc các bang liên quan có thể nhờ đến quân đội, kể từ hôm nay và trong vòng một tháng, để « phát hiện và dập tắt những ổ cháy rừng », cũng như có « các hành động phòng ngừa và xử lý các tội phạm về môi trường ». Từ Rio de Janeiro, thông tín viên François Cardona tường trình :

« Trong khi ông Jair Bolsonaro phát biểu trên truyền hình, những tiếng gõ xoong nồi vang lên trên nhiều thành phố Brazil. Từ Rio đến Sao Paolo, nhiều người dân xuất hiện ở cửa sổ để la ó phản đối tổng thống đã quyết định gởi quân ồ ạt đến những vùng đang bị hỏa hoạn hoành hành. 

jeudi 22 août 2019

Lưu Trọng Văn - Đêm Màu Hồng, vô sản trên đất Mỹ và tư sản đỏ ở đất Việt


1.

Báo LATimes của Mỹ đăng tải thông tin và hình ảnh về khách sạn The Reverie bên trong tòa nhà Time Square. Đây là khách sạn 6 sao duy nhất tại TP.HCM nằm trên hai cung đường sầm uất, sang trọng nhất TP.HCM - Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.

Nhiều người biết chủ nhân của tòa nhà và khách sạn này là bà Trương Mỹ Lan, chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

2.

Đón gã tại sân bay Atlanta, bang Geogia là một người đàn ông lưng còng, nhỏ thó, tuổi chừng 80. Ông đang kiếm thêm thu nhập cho tuổi già bằng việc bạn bè cộng đồng Việt thuê đưa đón khách tới sân bay.

Có sự liên hệ nào giữa bà chủ tư sản mới Trương Mỹ Lan với ông già kia không?

Mỹ tố cáo Bắc Kinh leo thang ở bãi Tư Chính, ngăn Việt Nam khai thác dầu

Ảnh minh họa: Một nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa.

Hoa Kỳ hôm nay 22/08/2019 tuyên bố quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, tố cáo « một sự leo thang » trong nỗ lực cưỡng bức trên Biển Đông. Cũng trong hôm nay, thêm một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Reuters trích một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bình luận việc Trung Quốc đã lại đưa một tàu khảo sát của Nhà nước cùng với các tàu hộ vệ vũ trang quay lại vùng biển của Việt Nam hôm 13/8, là « hoạt động leo thang của Bắc Kinh, nhằm hăm dọa các nước yêu sách chủ quyền, không cho các nước này khai thác dầu khí tại Biển Đông ». 

AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus : « Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về sự xâm nhập liên tục của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam ». Bà tuyên bố : « Những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã có một loạt những hành động hung hăng để ngăn trở các hoạt động kinh tế đã ổn định từ lâu » của các quốc gia ASEAN. Mục đích « nhằm hăm dọa để họ phải từ chối hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài, và chỉ làm việc với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc ».

Thương vụ F-16 : Bước nhảy vọt cho Đài Loan để tự vệ trước Trung Quốc

Các chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ biểu diễn tại California. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/03/2015.

« Việc Đài Loan vũ trang gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ », đó là tựa đề bài viết trên Les Echos hôm nay. Washington đã bật đèn xanh cho việc bán 66 phi cơ tiêm kích F-16 hiện đại cho Đài Loan, tổng trị giá 8 tỉ đô la. Hợp đồng còn bao gồm 75 động cơ, radar và nhiều loại phụ tùng thay thế khác nhau.

Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh thương vụ này « phù hợp với cam kết của Hoa Kỳ giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ », còn ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố : « Chúng tôi chỉ làm tròn lời hứa ». Tuy còn phải thông qua Quốc hội, nhưng thương vụ được sự ủng hộ của cả hai đảng.

Với phi đội tiêm kích tương đối cũ gồm hàng trăm chiếc F-5, khoảng 60 chiếc Mirage 2000 của Pháp và 150 chiếc F-16, từ lâu Đài Bắc vẫn mơ có được những chiến đấu cơ mới. Tất nhiên là Bắc Kinh kịch liệt phản đối, dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ liên quan.