jeudi 15 août 2019

Hồng Kông : Đàn áp hay không đàn áp, câu hỏi khó cho Bắc Kinh

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình tại Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po), Hồng Kông ngày 14/08/2019.



Một sự can thiệp theo kiểu Thiên An Môn 1989 sẽ là hồi kết cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ », với những hậu quả khó lường. Nhưng với sự thiếu vắng một « kế hoạch B », chính quyền Trung Quốc hiện nay dường như buộc lòng phải chờ đợi cho phong trào suy giảm dần đi. 

Tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris, ngành sản xuất thịt thích ứng với xu hướng tiêu dùng, tranh luận về công nghệ nhận diện khuôn mặt, đó là những đề tài chiếm trang nhất các nhật báo Pháp hôm nay. Về thời sự quốc tế, tình hình Hồng Kông và Nga, cái chết của nhà tỉ phú Mỹ, giá dầu thế giới tiếp tục được quan tâm.

« Be water »

« Tại Hồng Kông, Bắc Kinh chừng như đành phải tạm thời chờ cho phong trào phản kháng lắng dần », đó là nhận xét của thông tín viên Le Monde. Kể từ cuộc tuần hành ôn hòa một triệu người hôm 9/6, rồi hai triệu người ngày 16/6, Hồng Kông lao vào một cuộc khủng hoảng chính trị vô tiền khoáng hậu, mà hiện nay chưa ai thấy ra được một lối thoát.

Giao Chỉ - Người vợ lính ở Thủ Đức


Cố đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn và vợ.

(Viết về Cố Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn)

Nhân ngày giỗ cố đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Hồ Ngọc Cẩn - vị tỉnh trưởng đã chiến đấu đến ngày cuối cùng 30.4. 1975 và bị xử bắn ở Cần Thơ ngày 14.8.1975 - xin đăng lại câu chuyện cảm động về người hùng này.

Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ
Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn Thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.
Cha làm phép hôn phối. Họ đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai.

Mạnh Kim - Thatcher đã mất Hồng Kông như thế nào?



Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hồng Kông bằng vũ lực.

Tại sao phải trả Hồng Kông cho Trung Quốc?

Vương quốc Anh sở hữu Hồng Kông bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hồng Kông: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hồng Kông 1898. 

“Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hồng Kông (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hồng Kông hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997).

mercredi 14 août 2019

Bùi Chí Vinh - Tối hậu thư từ bãi Tư Chính



Như đã tiên đoán trước, bọn Trung cộng xâm lược đã quay lại bãi Tư Chính. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Một lần nữa, thi sĩ và nhân dân phải ra tối hậu thư... 

Vn đ không phi là giàn khoan Hi Dương 8 quay li bãi Tư Chính
Ng
ười Vit Nam không quen thói thp thò
T
bãi Tư Chính nói v điu công chính
L
à tt c nhng gì dán nhãn Tàu phi b nhp kho 

Ti bay không có quyn gì đi tước đot t do
C
a mt dân tc hơn 20 năm ni chiến
T
i bay không có quyn le chiếc lưỡi bò
D
ưới s toa rp ca lũ tay sai đê ti

Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang



(VietStudies 15/08/2019) Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Biển Đông khủng hoảng lần 2 khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương Địa Chất 8 và nhiều tàu hải giám có vũ trang vào vùng EEZ của Việt Nam gần bãi Tư Chính (từ 3/7/2019) để thăm dò địa chấn và quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam và đối tác. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và phán quyết của PCA. Nó là bước tiếp theo sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam và Repsol (Tây Ban Nha) phải dừng dự án dầu khí tại mỏ “Cá Kiếm Nâu” (lô 136-01) và “Cá Rồng Đỏ” (lô 07-03) vào tháng 7/2017 và 3/2018.

Tháng 5/2014 và 7/2019 đã đánh dấu hai bước ngoặt làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại Biển Đông. Ngày 8/8/2019, theo các nguồn tin quốc tế, Trung Quốc đã rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 về đá Chữ Thập (tại Trường Sa). Nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là rút tạm thời để tiếp nhiên liệu chứ không phải rút hẳn, vì họ vẫn để lại tàu hải giám tại bãi Tư Chính. Thật là ngây thơ và hồ đồ nếu cho rằng Trung Quốc sẽ rút tàu Hải Dương Địa Chất 8về trước phản ứng cứng rắn của Việt Nam và dư luận quốc tế. Theo VOA (13/8/2019) tàu HD-8 đã quay trở lại bãi Tư Chính. (Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, VOA, August 13, 2019).

Phạm Đình Trọng - Cuộc viếng thăm của công an



Sáng nay, 13.8.2019, ba công an đến nhà tôi. Chỉ có một mặc sắc phục công an là thượng úy Thành. Hai người mặc đồ dân sự tự giới là cán bộ văn hóa của chính quyền nơi tôi sinh sống, nhưng tôi biết chắc họ đều là công an cả. 

Chuyện trò, hỏi thăm quanh co một hồi rồi ông công an mặc dân sự tự giới thiệu tên Lâm nhắc đi nhắc lại khuyên tôi như năn nỉ: Bác có tuổi rồi, đừng đi biểu tình nữa. Bác ở nhà giữ sức khỏe.

Tôi biết họ thừa biết số điện thoại của tôi nhưng Lâm vẫn xin tôi số phôn và hẹn sẽ có sáng đến mời tôi di uống cà phê.

Nguyễn Ngọc Chu - Tại sao chúng ta lại tự từ bỏ chủ quyền ngay chính trên đất chúng ta ?



Đoàn xe chở 380 tên tội phạm Trung Quốc về nước.

1. UẤT ỨC

Ngày 27/7/2019 khi được tin khoảng 500 cảnh sát Công an Hải Phòng bắt giữ 380 tội phạm Trung Quốc trong đường dây đánh bạc ở khu đô thị Our City (Thành phố của chúng ta (của người Tàu)) dư luận xã hội tỏ thái độ vừa buồn vừa cảm thấy an ủi. Buồn vì trên đất Việt Nam mà bọn tội phạm Trung Quốc đến hành nghề tự do hơn cả đất Trung Quốc của chúng. An ủi vì Công an Việt Nam cũng bắt được một số ít băng nhóm. Buồn nhiều hơn an ủi.

Đến ngày 01/8/2019 khi biết tin Bộ Công an phối hợp với Công an Hải Phòng bàn giao 380 tên tội phạm Trung Quốc phạm tội trên đất Hải Phòng cho Trung Quốc thì người dân Việt Nam vô cùng thất vọng. Nhiều người Việt uất ức.

Uất ức là khi bắt được bọn Trung Quốc phạm tội trên đất Việt mà người Việt không xử tội theo luật pháp Việt, lại đi bàn giao cho Trung Quốc xử tội theo luật pháp Trung Quốc.

mardi 13 août 2019

Hồng Kông : Trump xác nhận Trung Quốc triển khai quân, kêu gọi bình tĩnh

Quân đội Trung Quốc tập trung tại Thâm Quyến đối diện Hồng Kông.
(AFP 13/08/2019)Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 13/08/2019, dựa trên tin tức tình báo Mỹ, khẳng định quân đội Trung Quốc đang triển khai « ở biên giới Hồng Kông », và kêu gọi « tất cả các bên giữ bình tĩnh ».

Trước đó ông Trum đã từng kêu gọi một giải pháp « hòa bình », không đổ máu. Hôm thứ Hai 12/8, Washington kêu gọi « tất cả các bên tránh mọi bạo lực ».

Báo chí nhà nước Bắc Kinh tuần trước đăng các video cho thấy quân đội Trung Quốc tập trung sát biên giới Hồng Kông, như một lời đe dọa sẽ can thiệp quân sự.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính


(Reuters 13/08/2019) Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay 13/08/2019 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, không đầy một tuần sau khi rời đi đến Đá Chữ Thập. Reuters dẫn nguồn tin từ Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu cho biết như trên.

Chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng Bảy với nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, và dường như đã tiến hành khảo sát địa chấn tại vùng biển Việt Nam.

Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi EEZ Việt Nam ngày 7/8, nhưng nay quay lại với ít nhất hai tàu hải cảnh. Theo một trang Twitter chuyên về Biển Đông, tàu hải cảnh 35111 đã được thay thế bằng hải cảnh 45111, ở gần lô 06.01.

Mạnh Kim - Hồng Kông, khi tự do được viết bằng máu !



Cảnh sát tấn công người biểu tình ở Nguyên Lãng (Yuen Long), Hồng Kông ngày 27/07/2019.

Vấn đề của giới đấu tranh Hồng Kông bây giờ không phải là “dự luật (dẫn độ) đã chết” mà là dân chủ Hồng Kông đang chết. Dưới ảnh hưởng Bắc Kinh, dân chủ Hồng Kông đang bị bóp nghẹt. Trên The Guardian ngày 27-6-2019, Hoàng Chi Phong và Dương Chánh Hiền (Johnson Yeung) viết: 

“Bắc Kinh đã bí mật toan tính một chính sách mới có tính thâm nhập sâu hơn. Giới nghiên cứu pháp lý được Bắc Kinh tin cậy đã được tung ra để nghiên cứu các cuộc bầu cử cũng như hệ thống chính quyền và Hiến pháp Hồng Kông. Năm 2008, Cao Erbao (Tào Nhị Bảo), giám đốc Phòng liên lạc hành chánh đặc khu Hồng Kông, đã đưa nhóm viên chức từ Hoa lục sang để thực hiện điều này. 


Mối quan hệ mới giữa Hồng Kông và Bắc Kinh đã định hình. Bắc Kinh đã kiểm soát tuyệt đối nội bộ chính trị Hồng Kông, làm suy yếu nền tảng tự do; tước mất tính trung lập chính trị của bộ máy chính quyền, tính độc lập của bộ máy tư pháp và tính giám sát của bộ máy lập pháp. Bắc Kinh đã thâm nhập hiệu quả vào guồng máy quản lý Hồng Kông: ngày càng có nhiều đồng minh Bắc Kinh hơn được bổ nhiệm ở các vị trí cao, trong khi giới công chức được khuyến khích tham dự các “tour trao đổi” được các cơ quan chính quyền Trung Quốc tổ chức. 

dimanche 11 août 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump &Tập ăn miếng trả miếng




Bộ Thương Mại Trung Cộng ra lệnh các doanh nghiệp nhà nước không mua nông sản Mỹ nữa. Trong khi, bán nông phẩm cho Trung Quốc là mối quan tâm của Tổng Thống Trump. Trong hình, nông dân trữ đậu ở trang trại tại Scribber, tiểu bang Nebraska. (Hình: Johannes EiselE/AFP/Getty Images)

(Người Việt 09/08/2019) Tổng Thống Donald Trump tin rằng quan hệ thân tình giữa cá nhân những người lãnh đạo sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc bang giao. Ông nói đến ông Kim Jong Un với lời lẽ kính trọng, dù trước đây khi chưa giao thiệp từng đặt tên chủ tịch Bắc Hàn là “Thằng Phi Đạn.”

Lần đầu mới gặp ông Trump đã khen ngợi ông Kim là người yêu dân yêu nước và hai người “yêu nhau” (falling in love). Ông khen ông Kim Jong Un gửi những bức thư “tuyệt đẹp” (beautiful letters). Gần đây ông nói ông Kim cho thấy có “viễn tượng tuyệt đẹp” (beautiful vision) cho đất nước của mình.

Sau khi ông Kim cho bắn mấy phi đạn vừa rồi, ông Trump vẫn bỏ qua, tuýt rằng “Chủ Tịch Kim chắc không muốn làm thất vọng bạn của ông ta, Tổng Thống Trump” (Chairman Kim … does not want to disappoint his friend, president Trump). Cùng ngày 2 Tháng Tám, ông nhắc lại lần nữa, cộng thêm lời ca ngợi, trong một tuýt khác: “Chủ Tịch Kim không muốn vi phạm tấm lòng tin tưởng khiến tôi thất vọng… triển vọng của đất nước Bắc Hàn, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, sẽ vô giới hạn” (North Korea… potential as a Country, under Kim Jong Un’s leadership, is unlimited).

Trên 50.000 người biểu tình tại Matxcơva, thành công lớn của đối lập

Hơn 50.000 người biểu tình tại Matxcơva đòi bầu cử Nghị Viện tự do tại Matxcơva. Ảnh ngày 10/08/2019.

Trên 50.000 người đã xuống đường tại trung tâm thủ đô Matxcơva hôm 10/08/2019 để đòi hỏi bầu cử Nghị viện tự do. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Vladimir Putin quay lại điện Kremlin năm 2012.

Theo tổ chức White Counter, số người tham gia lên đến 60.000 người. Nước Nga chưa từng có một cuộc biểu tình đông đảo như thế kể từ sau đợt phản kháng gian lận bầu cử tổng thống trước đây. Biểu tình cũng diễn ra tại một số thành phố của nước Nga. Tổ chức phi chính phủ OVD-Info ghi nhận có 229 người bị câu lưu ở Matxcơva và 81 người tại Saint-Petersbourg.

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng dự định tổ chức một buổi trình diễn song song với cuộc biểu tình nhưng bị chính quyền cấm đoán. Người biểu tình, nhất là giới sinh viên, còn nhận được sự ủng hộ của hai nhân vật nổi tiếng có rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, đó là ca sĩ nhạc rap Oxxxymiron và Youtubeur Iouri Doud.

Người dân Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường ở nhiều địa điểm

Đông đảo người dân Hồng Kông lại xuống đường ở Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) ngày 11/08/2019.

Hôm nay 11/08/2019 hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ lại tuần hành tại Hồng Kông. Đây là lần thứ 10 họ xuống đường trong hai ngày cuối tuần, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.

Vào đầu giờ chiều, người biểu tình tập hợp tại công viên Victoria. Hàng ngàn người khác xuống đường ở khu phố công nhân Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) ở Cửu Long (Kowloon), bị cảnh sát tấn công bằng hơi cay. Song song đó khoảng vài trăm người tiếp tục biểu tình ngồi tại sân bay quốc tế, ngày thứ ba liên tiếp, với hy vọng du khách sẽ ủng hộ chính nghĩa của dân Hồng Kông.

Đặc phái viên RFI tại Hồng Kông, Christophe Paget gặp Djeco, một nhà đấu tranh của phong trào Hành động Xã hội. Anh cho rằng Hồng Kông đang bị thiết quân luật trên thực tế, vì cảnh sát cấm mọi cuộc biểu tình kể từ tuần trước :

Rumani: Hơn 20.000 người biểu tình đòi chính phủ từ chức

Trên 20.000 người biểu tình ở Bucarest, Rumani đòi chính phủ từ chức. Ảnh 10/08/2019.

Tại Rumani hôm 10/08/2019, trên 20.000 người biểu tình ở thủ đô Bucarest đòi chính phủ cánh tả từ chức. Sự kiện này diễn ra sau vụ hai thiếu nữ bị sát hại, và đúng một năm sau một cuộc biểu tình bị cảnh sát đàn áp thô bạo.

Theo hãng tin Agerpres, khoảng 24.000 người đã tập hợp trước trụ sở chính phủ, hô vang « Quân trộm cắp », « Hãy từ chức ! ». Người biểu tình cũng tưởng niệm Alexandra và Luiza, hai cô bé bị bắt cóc và giết chết, gây phẫn nộ cho người dân Rumani. 

Riêng Alexandra, 15 tuổi, hôm 25/7 đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp 112 đến ba lần để cầu cứu do bị bắt cóc và hãm hiếp, cho biết địa điểm đang bị giam giữ, nhưng cảnh sát không hành động gì. Đến 19 tiếng đồng hồ sau nhân viên công lực mới đến nơi, thì nạn nhân đã bị phân thây và phi tang xác một cách dã man. 

Trump: Kim Jong Un muốn tái lập đàm phán, xin lỗi vì bắn hỏa tiễn

Bắc Triều Tiên "bắn thử một loại vũ khí mới". Ảnh do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp ngày 11/08/2019.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 10/08/2019 khẳng định Bình Nhưỡng muốn tái thương lượng về hồ sơ nguyên tử, và gởi lời xin lỗi vì vụ bắn hỏa tiễn mới đây. Về phía Bắc Triều Tiên hôm nay cho biết Kim Jong Un đã đích thân thị sát « vụ bắn thử một loại vũ khí mới ».

Trên Twitter, tổng thống Mỹ cho biết rõ hơn về nội dung lá thư dài ba trang của ông Kim nhận được hôm thứ Sáu, bày tỏ mong muốn « gặp lại để bắt đầu thương lượng, ngay sau khi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn kết thúc ». Kim Jong Un cũng « gởi lời xin lỗi » về các vụ bắn hỏa tiễn mới đây, gây bực tức cho Seoul và đa số cường quốc, nhưng chừng như không làm phiền lòng ông chủ Nhà Trắng.

Theo chính phủ Hàn Quốc, đến nay Kim Jong Un đã gởi khoảng 12 lá thư cho ông Donald Trump. Giáo sư Leif-Eric Easley, trường đại học Ewha nhận định, khi ưu tiên cho các trao đổi trực tiếp với tổng thống Mỹ, nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng muốn « đào sâu hố ngăn cách giữa Washington với Seoul » nhằm làm yếu đi mối liên minh lịch sử Mỹ-Hàn.

Venezuela: Maduro sẵn sàng đàm phán với đối lập

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, tham gia cuộc biểu tình chống trừng phạt của Mỹ tại Caracas. Ảnh ngày 10/08/2019.

Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro hôm 10/08/2019 khẳng định « sẵn sàng tiến đến một thỏa thuận » với phe đối lập, ba ngày sau khi đàm phán gặp bế tắc.

Ông Maduro tuyên bố như trên trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, chống lại việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Venezuela. Tuy nhiên Maduro nhấn mạnh rằng đối thoại cần có sự tôn trọng lẫn nhau, nếu không ông sẵn sàng chiến đấu. 

Sau cuộc gặp đầu tiên vào giữa tháng Năm tại Oslo dưới sự bảo trợ của chính phủ Na Uy, cuộc thương lượng giữa các đại diện của chính quyền và phe đối lập do ông Juan Guaido lãnh đạo đã được tái lập từ ngày 8/7 tại Barbados. Nhưng sau đó Caracas quyết định tạm ngưng do Nhà Trắng loan báo phong tỏa toàn bộ tài sản của Venezuela tại Hoa Kỳ, mà theo ông Maduro, là quyết định « thô bạo nhất và mang tính tội phạm nhất từ trước đến nay đối với Venezuela ».

Tin vắn 11.08.2019


Lở đất ở Ôn Lĩnh (Wenling) tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), Trung Quốc do bão Lekima, 10/08/2019.

(AFP, VnExpress)Thiên tai tại Trung Quốc, Việt Nam

Bão Lekima đã làm ít nhất 32 người chết, 18 người mất tích và khoảng 1 triệu người ở miền đông Trung Quốc phải đi sơ tán, theo tổng kết hôm nay 11/08/2019. 

Còn tại Việt Nam, lũ lụt ở Tây nguyên và Nam bộ đã làm 10 người chết, một người mất tích. Hơn 12.000 ngôi nhà bị ngập, hai hồ thủy điện bị hư hỏng.Thiệt hại ước tính hơn 1.000 tỉ đồng.

samedi 10 août 2019

Hoàng Dũng - Quốc gia hưng vong chỉ nhà nước là hữu trách



Hôm qua Tô Lê Sơn báo tin nhà bị canh. Nhà Lê Công Giàu cũng thế. Còn anh Tương Lai thì cho biết có đến tám nhân viên an ninh canh nhà anh.

Mà trời thì mưa. Mưa to. Ngồi trong quán cà phê, nhìn mưa đang ầm ào ngoài kia, tôi buột miệng than với Nguyễn Thanh Văn: “Nguy quá!”. Và rủ luôn: “12g30 sẽ xảy ra biểu tình tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, 175 Hai Bà Trưng, quận 1. Anh đi nhé!”. Văn trả lời ngay và nhẹ: “Đi!”.

May quá! Đến hơn 10g thì ngớt mưa. Hai anh em đi xe đến một quán cà phê khác, gần Tổng lãnh sự quán, để chờ.

Chúng tôi đi lững thững trên vỉa hè đối diện Tổng lãnh sự quán Trung Quốc như khách nhàn du. Trước tòa Tổng lãnh sự vẫn im ắng, chỉ có một hai anh công an đang đứng canh.

vendredi 9 août 2019

Mạnh Kim - “KOL” và “Influencer”



Mạng xã hội đã tạo ra nhiều khái niệm mới trong đó “influencer” và “KOL” (Key Opinion Leader) – hai từ thời thượng đang được dùng phổ biến mà thoạt đầu chỉ sử dụng trong lĩnh vực marketing. 

KOL được định nghĩa là chuyên gia mà ý kiến người ấy được đánh giá là nhận xét chuyên môn, được “bảo chứng” bởi trình độ và kiến thức chuyên biệt, tạo ra sự tin cậy xã hội và cộng đồng. Một cách dễ hiểu, hễ bạn đau răng mà nghe ông nha sĩ “phán” gì thì hẳn nhiên bạn phải tin. Ông nha sĩ trong trường hợp này là một KOL. 

“Influencer” thiên về sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội, như Instagram, Facebook, Twitter hoặc YouTube… So với KOL, “influencer” có lượng “khán giả” rộng hơn. Điều mang lại sự kết nối giữa “influencer” với “khán giả” là mối quan tâm chung, những đồng cảm và suy nghĩ tương tự…, về ý kiến trước một sự việc, về lối sống, quan điểm và thậm chí cá tính. 

Giáo hội Công giáo Hồng Kông ở nơi đầu sóng ngọn gió

Một linh mục bình thản đương đầu với cảnh sát chống bạo động, trong một cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Kennedy Town (Kiên Ni), Hồng Kông ngày 04/08/2019.

Con người đã vắt kiệt sức của Trái Đất, cuộc sống của thổ dân vùng Amazon đang bị đe dọa, tổ chức Nhà nước Hồi Giáo ngóc đầu dậy ở Irak và Syria, khai mạc giải vô địch bóng đá Pháp : các chủ đề trên trang nhất báo Paris hôm nay khá đa dạng. Ở trang trong, tình hình Hồng Kông tiếp tục được quan tâm, bên cạnh đó là một dịp kỷ niệm không được làm rình rang : ông Putin đã trị vì nước Nga được đúng 20 năm.
Khi người biểu tình hát Alléluia

« Tại Hồng Kông, giáo hội Công giáo ở trung tâm phong trào phản kháng », đó là nhận định của thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh.

Trong số những ngạc nhiên của các cuộc biểu tình đòi dân chủ, có sự xuất hiện của bài thánh ca « Sing Hallelujah to the Lord » (Hãy hát lời Alléluia với Đức Chúa trời). Một mục sư trẻ muốn tương đối hóa vấn đề, nói rằng « đa số người hát không quan tâm đến lời ca, họ chỉ thích giai điệu. Người biểu tình rất căng thẳng, lời ca tiếng hát giúp họ trở nên nhẹ nhõm hơn ».