samedi 18 mai 2019

Tin vắn 18.05.2019



(AFP)Trung Quốc nhận dạng khuôn mặt cả gấu trúc

Tân Hoa Xã hôm 17/05/2019 khoe rằng Trung Quốc đã triển khai một ứng dụng giúp các nhà khoa học nhận ra được từng con gấu trúc (panda) một, nhờ công nghệ nhận diện. Một cơ sở dữ liệu gồm trên 120.000 tầm hình và 10.000 video về gấu trúc khổng lồ cũng đã được thiết lập, để giúp nhận dạng khuôn mặt của từng con gấu.

Tư lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi Úc, Indonesia tuần tra Biển Đông


Đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải quân Mỹ hôm qua 16/05/2019 kêu gọi Hải quân Úc và Indonesia hiện diện thường xuyên hơn trên Biển Đông, kể cả việc tuần tra vì tự do hàng hải. Theo ông, mỗi quốc gia Đông Nam Á đều phải kiên quyết đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố trên đây được đưa ra trong khuôn khổ vòng công du của đô đốc Richardson trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore. Theo ông, cả Úc và Indonesia đều ủng hộ mạnh mẽ trật tự luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ nhấn mạnh, các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải sẽ thách đố chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển.

Tuần trước Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc tức giận khi điều hai chiến hạm đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma ở Trường Sa, bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. 

Donald Trump muốn ưu tiên cho người nhập cư có trình độ cao

Tổng thống Mỹ Donald Trump trình bày về kế hoạch cải cách chế độ nhập cư. Ảnh tại Nhà Trắng, Washington, ngày 16/05/2019.

Hôm qua 16/05/2019 tổng thống Mỹ đã trình bày kế hoạch cải cách chế độ nhập cư nhằm bảo đảm an ninh biên giới, siết chặt quy chế tị nạn, và đặc biệt ưu tiên cho người nhập cư có năng lực thay vì đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên dự luật này khó có cơ may được Quốc hội thông qua.

Hiện nay 60% người nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ là nhờ quan hệ gia đình, chỉ có 12% do năng lực, và ông Donald Trump muốn nhấn mạnh đến yếu tố kỹ năng. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Ông Donald Trump tuyên bố : Người Mỹ có thể đặt trọn niềm tin, với kế hoạch này an ninh biên giới sẽ hoàn toàn được bảo đảm. Đây là lời hứa thường xuyên của tổng thống, và ông cũng muốn cải cách toàn bộ quy chế nhập cư hợp pháp, để ưu tiên cho những người lao động có trình độ cao.

Tác giả kim tự tháp bằng kính ở bảo tàng Louvre qua đời ở tuổi 102

Kim tự tháp trong suốt tại Viện bảo tàng Louvre, công trình từng gây tranh cãi của KTS Bối Duật Minh.

Kiến trúc sư Mỹ gốc Hoa Bối Duật Minh (Ieoh Ming Pei), tác giả kim tự tháp bằng kính nổi tiếng ở Viện bảo tàng Louvre đã qua đời hôm qua 16/05/2019 tại New York, thọ 102 tuổi.

Được tặng giải thưởng Pritzker, được coi là giải Nobel của ngành kiến trúc vào năm 1983, ông Bối Duật Minh thường kết hợp giữa cổ điển và hiện đại một cách độc đáo. Theo thông tín viên Stéphane Lagarde ở Bắc Kinh, đó là do ảnh hưởng từ thời niên thiếu ở Trung Quốc :

« Kiến trúc sư Bối Duật Minh chỉ để lại có ba công trình ở quê hương, đó là Viện bảo tàng Tô Châu (Suzhou), trụ sở ngân hàng trung ương Trung Quốc, và khách sạn Công viên Hương Sơn ở Bắc Kinh. Tuy nhiên chính ở quê nhà mà ông có được nguồn cảm hứng, theo lời kể của ông lúc cuối đời, và đặc biệt là thời thơ ấu ở Quảng Châu rồi Thượng Hải, nơi cha ông tìm được việc làm trong ngành tài chính.

Na Uy xác nhận vai trò hòa giải giữa chính quyền và đối lập Venezuela

Venezuela : Lãnh đạo đối lập Juan Guaido trong cuộc mít tinh ngày 16/05/2019 tại Caracas.

Chính quyền Na Uy hôm nay 17/05/2019 xác nhận đang làm trung gian hòa giải giữa các đại diện chính quyền và phe đối lập Venezuela, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ bốn tháng qua.

Thông cáo của bộ Ngoại giao Na Uy xác nhận : « Đã có những cuộc tiếp xúc sơ bộ» với từng phe đại diện cho những nhân tố chính ở Venezuela, « trong khuôn khổ giai đoạn thăm dò, nhằm đóng góp vào việc tìm kiếm một giải pháp ». Một trong những nguồn tin được Reuters trích dẫn cũng nói rằng mỗi bên đều trao đổi riêng với các nhà ngoại giao Na Uy.

Tại Venezuela, thủ lãnh đối lập Juan Guaido cho biết các đại diện của đối lập tham gia vào tiến trình « hòa giải » của Na Uy, nhưng nhấn mạnh « không hề có việc thương lượng ». Phía tổng thống Nicolas Maduro không công nhận các cuộc tiếp xúc, nhưng hôm qua khẳng định bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez tham gia vào « một nhiệm vụ rất quan trọng vì hòa bình đất nước tại châu Âu ».

Tin vắn 17.05.2019



Một robot sử dụng công nghệ 5G của Hoa Vi trong một cuộc triển lãm quốc tế tại Thiên Tân ngày 16/05/2019.
(AFP) – Hà Lan điều tra nghi án Hoa Vi làm gián điệp

Cơ quan tình báo Hà Lan (AIVD) đang điều tra về Hoa Vi vì nghi ngờ tập đoàn này làm gián điệp cho Nhà nước Trung Quốc. Tờ báo uy tín De Volkskrant hôm 16/05/2019 cho biết như trên. AIVD từ chối trả lời AFP về thông tin này.

jeudi 16 mai 2019

Đường vào Việt Nam của 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc




Phối cảnh dự án Centennial Saigon tại số 2 Tôn Đức Thắng của Alpha King (phần bên trái).

(Nhàđầutư 06/05/2019) Với nguồn lực dường như vô tận, các tập đoàn Trung Quốc luôn sẵn lòng rót vốn vào Việt Nam. Nhưng để nhanh chóng và hiệu quả nhất, họ cần tới "cầu nối" - là những trung gian am hiểu văn hóa địa phương, đồng thời có sợi dây gắn kết chặt chẽ với các đối tác "đồng hương".

Giải mã Alpha King

Từ cuối năm 2017, cái tên Alpha King nổi lên và thổi một "cơn gió lạ" vào thị trường địa ốc Sài Gòn đang có phần trầm lắng với việc triển khai cùng lúc ba dự án siêu sang là 289 Trần Hưng Đạo, 87 Cống Quỳnh và số 2 Tôn Đức Thắng. Mức giá bán được chào lên tới 10.000 USD/m2 căn hộ, thuộc hàng đắt đỏ nhất trung tâm Quận 1. Cùng với đó là loạt tin đồn về tham vọng thay đổi diện mạo trung tâm Sài Gòn, với loạt dự án lớn như Saigon One, SJC Tower, 2-4-6 Hai Bà Trưng...

Đình đám là vậy, song không có nhiều thông tin về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này. Một báo cáo hiếm hoi từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết Công ty cổ phần (CTCP) Phát triển Bất động sản Alpha King có vốn điều lệ 60 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ Alpha King Investments Limited (trụ sở tại British Virgin Islands) nắm 93,34%.

Mức vốn điều lệ khiêm tốn, đặt bên cạnh loạt dự án có tổng tiền đầu tư hàng nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn tỉ đồng dẫn tới đồn đoán rằng Alpha King có chăng chỉ là một pháp nhân, đứng tên cho một ông lớn nào đó.

Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng yếu trong cuộc chiến mậu dịch




Mỹ còn muốn Trung Cộng phải cho các xí nghiệp Mỹ làm ăn ở bên Tàu phải có quyền thưa kiện nếu bị lấy cắp hoặc bị ép buộc... Trong hình, một người Trung Quốc chạy xe ngang cửa hàng của công ty sản xuất xe mô tô Harley-Davidson ở Thượng Hải. (Hình: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

(Người Việt 14/05/2019) Ngày Thứ Sáu Mỹ bắt đầu tăng thuế quan từ 10% lên 25% trên $200 tỉ hàng mua từ nước Tàu, hiệu lực ngay tức khắc. Ngày Thứ Hai Trung Cộng mới trả đũa, đánh thuế trên $60 tỉ hàng hóa Mỹ, đến đầu Tháng Sáu mới thi hành. Phản ứng chậm ba ngày và hoãn một tháng rưỡi mới áp dụng, rất có ý nghĩa. Bắt buộc phải trả đũa, nếu không sẽ mất mặt với dân chúng, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tỏ ý hòa hoãn.

Nhưng Tổng Thống Donald Trump không hòa hoãn mà còn đả mạnh hơn: Ra lệnh cho Cơ Quan Đại Diện Thương Mại (USTR, đóng vai trò một Bộ Ngoại Thương) công bố danh sách những món hàng còn lại nhập cảng từ bên Tàu, trị giá $300 tỉ, sẽ bị đánh giá 25% nốt.

Trung Cộng đấu dịu, Mỹ cứ tiếp tục găng. Vì trong trận chiến quan thuế này Mỹ ở thế mạnh, Trung Cộng thế yếu.

Trong bất cứ cuộc chiến tranh thương mại nào, người mua mạnh hơn kẻ bán, nhất là khi họ có thể mua những thứ hàng đó ở nhiều nơi khác. Mỹ mua của Trung Quốc nhiều hơn bán cho nước Tàu. Cho nên mạnh hơn.

Chuyên gia Pháp : Iran "chơi dao có ngày đứt tay"

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Abraham Lincoln đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập ngày 09/05/2019.

Chuyên gia Pháp Francis Perrin : « Nếu xảy ra một vụ tấn công lớn do Iran hay các đồng minh trong khu vực như phe Houthi tiến hành, thì Teheran sẽ bị trả đũa. Các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở kỹ nghệ và dầu khí sẽ làm cho Iran đại bại ».
Libération mô tả « Tại vùng vịnh Ba Tư, nỗi sợ một cuộc chiến ». Sau cuộc khẩu chiến giữa Iran và Hoa Kỳ, Washington hôm 15/05 đã cho rút các nhân viên ngoại giao ít quan trọng ở Irak, tuy nhiên những lý do mà Mỹ đưa ra không thuyết phục được các đồng minh.

Nỗi sợ chiến tranh tại vịnh Ba Tư

Tờ báo nhận xét, lần đầu tiên giáo chủ Iran Ali Khamenei và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng đồng ý ở một điểm : cả hai bên đều khẳng định không ai tìm kiếm chiến tranh. Trong khi đó, Washington đã ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao không giữ vai trò thiết yếu tại đại sứ quán ở Bagdad và lãnh sự quán Erbil về nước. 

Cùng ngày, bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân không nên đến Irak do « nhiều nhóm khủng bố và nổi dậy, dân quân của các nhóm tôn giáo chống Mỹ ». Tuy không nêu đích danh Iran, nhưng từ nhiều ngày qua, Hoa Kỳ đã cho biết Irak có thể trở thành chiến trường của một cuộc chiến ủy nhiệm - Teheran có lực lượng dân quân Shia rất mạnh tại đây.

Lê Mạnh Hùng - Chuyện về cái tên




Hoàng Tử Harry và cô hoàng tức Meghan đặt tên cho cậu con đầu lòng của họ là Archie thì lập tức có dư luận xầm xì rằng đặt tên như vậy là không đúng. Archie là một cái tên của tầng lớp hạ lưu không thể dùng cho một nhân vật hoàng tộc! (Hình: Dominic Lipinski via Reuters)

(Người Việt 16/05/2019)  Shakespeare trong “Romeo and Juliet” cho chàng Romeo nói với nàng Juliet rằng “Cái tên nào có ý nghĩa gì! Bông hồng mang tên gì cũng thơm vậy!” (What’s in a name? A rose by any other name would smell just as sweet!). Nhưng thật ra cái tên có một tầm mức rất quan trọng.

Trên một phương diện nào đó nó cho thấy vị thế của bố mẹ đứa bé trong xã hội. Ở một mức rộng lớn hơn nó cho thấy một phần tính chất của đất nước mà họ sống. Thành ra vừa qua tại Anh khi cậu hoàng tử Harry và cô hoàng tức Meghan đặt tên cho cậu con đầu lòng của họ là Archie thì lập tức có dư luận xầm xì rằng đặt tên như vậy là không đúng. Archie là một cái tên của tầng lớp hạ lưu không thể dùng cho một nhân vật hoàng tộc đứng hàng thứ bảy trong bậc thang thừa kế ngai vàng nước Anh.

Nói chung, theo các nhà xã hội học, mỗi một nhóm trong xã hội có khuynh hướng chọn một số tên thông dụng cho con mình. Thành ra ở Mỹ chẳng hạn, các cộng đồng trắng và đen chọn lựa tên cho con mình rất là khác biệt. Những tên thông dụng trong cộng đồng da trắng hầu như không được thấy tại cộng đồng da đen và ngược lại.

mercredi 15 mai 2019

Trung Quốc chặn Wikipedia trước kỷ niệm Thiên An Môn

Một tờ báo nói về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 26/04/2019.

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ việc truy cập trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, vào thời điểm tháng tới sẽ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trang web này hôm nay 15/05/2019 loan báo như trên.

Phát ngôn viên của Wikimedia Foundation, Samantha Lien tuyên bố, việc phân tích dữ liệu kết nối cho thấy việc truy cập Wikipedia đã bị chặn từ hôm 23/4 tại Trung Quốc.

Phiên bản tiếng Hoa của Wikipedia đã bị « Vạn Lý Hỏa Thành » phong tỏa từ năm 2015. Bức tường lửa này ngăn không cho người sử dụng Trung Quốc truy cập vào một số trang web hay mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, Instagram.

Trung Quốc trả đũa Mỹ: Lợi bất cập hại !

Các gian hàng thực phẩm Mỹ tại hội chợ SIAL ở Thượng Hải, ngày 14/05/2019.

Theo Reuters ngày 15/05/2019, Trung Quốc không có bao nhiêu phương tiện để trả đũa Hoa Kỳ mà không tự hại chính mình. Và Washington sẽ không giảm áp lực, để buộc Bắc Kinh phải sửa đổi chính sách thương mại của mình, thậm chí cả mô hình kinh tế.

Chính quyền Trung Quốc hôm thứ Hai 13/5 loan báo tăng thuế hải quan từ ngày 1/6 đối với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, thấp hơn nhiều so với số 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế.

Hoa Kỳ còn tấn công trên nhiều mặt trận khác, từ việc gởi các chiến hạm đến eo biển Đài Loan, hoặc siết chặt khiến tham vọng cao ngất trời của các tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn) nay xuống còn bằng 0.

Đó là lý do khiến chính quyền Bắc Kinh tập trung sức lực để cố ký cho được một thỏa thuận, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại hao mòn, có nguy cơ ngăn cản kinh tế phát triển – theo một nguồn thạo tin. Tuy vậy cũng không thể nhượng bộ Mỹ quá nhiều, trước tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

mardi 14 mai 2019

Phạm Đỗ Chí - Thương chiến Mỹ-Trung: Khúc quanh mới và tác động


Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (T) trò chuyện với bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019.

Ý kiến nói làm ăn kinh tế chỉ là chiêu bài che cho giấc mộng bành trướng Đại Hán, trước còn rút gọn ở Á châu, nay muốn sang cả châu Phi, Trung Đông và sang cả châu Âu.

Suốt tuần qua, không chỉ các thị trường tài chính, mà gần như các giới làm chính sách toàn cầu đều theo dõi đến nghẹt thở cuộc thương nghị giữa hai phái đoàn thương mại Mỹ và Trung Quốc, mà cao điểm là lúc Phó Thủ tướng Lưu Hạc cầm đầu đoàn Trung Quốc sang họp chiều thứ năm xuyên bữa ăn tối 9/5.

Kết cục đến 12g đêm rạng sáng thứ Sáu 10/5 vẫn chưa có gì rõ rệt, khiến lệnh của Tổng thống Trump cho tăng hơn gấp đôi thuế quan lên 25% bắt đầu áp dụng cho 250 tỉ hàng nhập Trung Quốc (theo bảng tiêu chuẩn năm 2017) vốn bị thuế 10% trước đây. Trong khi đó, các cố gắng thương nghị vẫn tiếp tục vào buổi sáng cho đến chiều thứ Sáu, nhưng không kết quả cụ thể nào có thể đạt được lúc đoàn Trung Quốc ra về, mặc dù với cái siết tay chặt từ biệt của đại diện thương mại Lighthizer mong "hẹn ngày tái ngộ". Rõ ràng nét mặt của ông Lưu Hạc rất thân thiện, cho thấy về căn bản có lẽ ông thuộc nhóm "cải tổ" muốn làm hơn để đạt kết quả, nhưng lần này ông không có quyền nhiều, mất đi danh tước "special envoy" của các lần trước, phải về bẩm báo với Chủ tịch Tập lấy quyết định.

lundi 13 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc bắt đầu



Người dân Trung Quốc được kích thích vì tự ái dân tộc đã hô hào nhau tẩy chay hàng hóa Mỹ, bắt đầu bằng iPhone của Apple.
Bổ sung : Chính quyền Mỹ đã đánh thuế ở mức 25% hàng hóa của Tàu, và Bắc Kinh hôm nay 13/05/2019 trả đũa bằng cách tăng thuế từ 10 đến 25% vào 60 tỉ đô la hàng Mỹ. Chiến tranh thương mại leo thang. (TM)

(Người Việt 10/05/2019) Cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung Quốc bước vào giai đoạn căng thẳng mới. Chính quyền Donald Trump có thể sẽ đánh thuế 25% trên tất cả các hàng hóa nhập cảng từ bên Tàu. Tập Cận Bình có thể phản kích. Nhưng mối quan hệ thương mại và kinh tế kéo dài nửa thế kỷ giữa hai nước đã thay đổi từ mấy năm nay rồi. Thế giới có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Những người chủ trương cứng rắn (diều hâu) ỏ Mỹ tin rằng nếu nước Mỹ muốn giữ địa vị siêu cường thì phải chấm dứt không giúp Trung Quốc tiến lên cạnh tranh với mình. Phe diều hâu ở bên Tàu cũng nghĩ cần phải tự mình phát triển mà không để bị lệ thuộc vào giao thương với Mỹ. Cả hai đều hình dung một thế giới với hai khối kinh tế với hai trung tâm, sẽ cạnh tranh trong thế kỷ 21.

Trước mắt, cuộc chiến tranh mậu dịch sẽ khiến hàng hóa trao đổi giữa hai nước giảm đi. Cộng Sản Trung Quốc sẽ không thể trả đũa bằng cách đánh thuế quan, vì hầu hết số hàng nhập cảng từ Mỹ đã bị đánh thuế rồi. Họ sẽ tăng thuế trên nông phẩm mua từ Mỹ, tấn công vào các tiểu bang đã bầu cho Tổng Thống Trump năm 2016. Họ sẽ đóng cửa thị trường tín dụng, với thương vụ $44,000 tỉ, không cho các ngân hàng Mỹ tham gia. Và các công ty Trung Quốc có thể ngưng cung cấp các bộ phận và vật liệu cho các công ty Mỹ, vì từ nay bị đánh thuế.

Kim Jong Un muốn thống nhất Triều Tiên theo cách có lợi cho miền Bắc

Một băng-rôn chào mừng cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un tại Hà Nội, Việt Nam ngày 01/03/2019.

Hôm nay 13/05/2019 hãng Yonhap dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết chính quyền Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên tiếp tục duy trì đường dây nóng quân sự giữa đôi bên, mặc dù Bình Nhưỡng liên tục cho bắn đi những hỏa tiễn tầm ngắn. Hai nước Triều Tiên mỗi ngày đều kiểm tra chất lượng đường dây quân sự ở Seohae với Donghae hai lần, và liên lạc với nhau mỗi ngày một lần.

Một quan chức Hàn Quốc nhận xét, các vụ bắn hỏa tiễn mới đây chỉ là một sự biểu dương lực lượng, chứng tỏ sự bất mãn về thượng đỉnh Trump-Kim, và các cuộc tập trận Mỹ-Hàn.

Theo nhà sử học chuyên về châu Á đương đại Jean-Louis Margolin, thật ra lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chẳng có gì phải lo ngại sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội vừa qua, vì ông ta còn có các ý đồ khác song song.

samedi 11 mai 2019

Đảo chính Venezuela : Thất bại là mẹ thành công

Tổng thống Nicolas Maduro thăm một trung tâm huấn luyện quân sự ở El Pao, Venezuela, ngày 04/05/2019.

Tựa chính của các tuần báo Pháp kỳ này tập trung cho những vấn đề xã hội : những câu hỏi đặt ra xung quanh việc nghỉ hưu (Le Point), thụ tinh nhân tạo (L’Express), các liệu pháp mới để trị trầm cảm (L’Obs). Courrier International dành hồ sơ cho thủ tướng New Zealand, chạy tựa « Jacinda Ardern, một hiện tượng chính trị », còn báo Anh The Economist báo động « Xung đột Mỹ-Iran : Cả hai bên đều nên lùi bước ».

Đối lập Venezuela thất bại nhưng chưa thua

Về thời sự châu Mỹ la-tinh, Courrier International chơi chữ « Venezuela : Đối lập thất bại nhưng chưa thua ». Lời kêu gọi của thủ lãnh Juan Guaido, thúc giục quân đội lật đổ chế độ của ông Nicolas Maduro đã không mang lại hiệu quả, dù có được một số tác động. Cuộc chơi đã tàn chăng ? Theo tờ báo, tất cả tùy thuộc vào sự so găng giữa Washington và Matxcơva.

Tờ El Carabobeno ở Valencia ghi nhận, Nicolas Maduro đến 12 tiếng đồng hồ sau mới xuất hiện và tuyên bố vẫn đang nắm quyền. Sự trễ tràng này cho thấy tình hình không sáng sủa cho ông.

vendredi 10 mai 2019

Mạnh Kim - Sống với văn hóa « nổ » !



Vụ “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn tự xưng với một lô lốc “danh hiệu” đang gây ồn ào thật ra là “sự kiện” mới nhất của chuỗi hành vi lố bịch của mốt khoe danh xưng bùng nổ nhiều năm qua. Nó phản ánh chính xác diện mạo xã hội, như là kết quả tất yếu của một nền giáo dục không được xây dựng và bồi đắp dựa trên yếu tố “học làm người”. Nó cũng cho thấy khi mà xã hội được dựng trên căn bản của sự “nói láo không chớp mắt” thì đương nhiên xã hội nhan nhản kẻ nói láo…

Chỉ có nền giáo dục tử tế mới có những con người tử tế và biết cách khiêm cung, biết cách giới hạn lòng tự tôn và biết cách kiểm soát bản thân trước những lời khen cũng như biết mắc cỡ không dám khoe khoang bản thân. Những người thật sự tài năng thường hiếm khi, hoặc không bao giờ, phô trương cá nhân, đặc biệt phô trương sự học. Họ ý thức rõ biển học và tri thức là vô cùng tận. Thử nhìn lại thái độ khiêm nhường của những học giả đích thực ngày trước. Sự khiêm cung thể hiện ở ngay trong tác phẩm họ soạn hoặc dịch. 

jeudi 9 mai 2019

Sao Băng - Vượng ngôi vương và những bóng ma trong cung đình Việt



(Viet-Studies 06/05/2019) Tính toán sơ bộ, có 9/16 ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ cho Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư lên ngôi vương. Nếu không có phép mầu nào xuất hiện thì “phe đối lập” chỉ còn cách chấp nhận an bài.

Phép mầu trông chờ ở ma quỷ, hay Trời sẽ hiển linh?

Ma quỷ trong cung đình Việt là điều đã được lịch sử nghìn đời ghi nhận. Không phải tiện miệng mà Trần Bình Trọng trước khi bị giặc Tàu chém, lại nói, “ta thà làm quỷ đất Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (?!) Mỗi khi thời loạn, âm khí lại tràn ngập ở cái đất nước trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, đau thương.

19 ủy viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ Đại hội khóa 13, chưa qua nửa nhiệm kỳ đã rụng 3, rụng một cách ly kỳ chưa từng có trong lịch sử.

16 vị còn lại, mỗi khi ngồi trên chiếc ghế của mình, có lẽ đều chung  cảm giác rờn rợn vì không biết có bóng ma nào cùng ngồi trên đó hay không. Lúc này, các ông, bà nào cứ xì xụp hương khói là tự mình hại mình, có mưu sâu kế hiểm nào sẽ đều ra lộ cả theo làn khói hương.

Đài Loan khởi công nhà máy đóng tàu ngầm để đối phó Trung Quốc

Ảnh minh họa : Tuần duyên Đài Loan tập chống đổ bộ đánh chiếm đảo và tấn công khủng bố. Anh ngày 04/05/2019.

Hôm nay 09/05/2019 Đài Loan làm lễ khởi công xây dựng một cơ sở đóng tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lên từ phía Trung Quốc.

Tổng thống Thái Anh Văn chủ trì buổi lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, nhấn mạnh rằng tàu ngầm là phương tiện hiệu quả để răn đe kẻ thù muốn đổ bộ từ phía biển để xâm lược Đài Loan. Bà cho là trong một cuộc chiến không cân sức, cần sử dụng những chiến lược và chiến thuật đặc thù, để chống lại địch thủ hùng mạnh hơn.

Trung Quốc không loại trừ việc dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, hiện có đội ngũ hùng hậu khoảng 75 tàu ngầm, gồm cả những chiếc thuộc thế hệ mới. Còn Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm cũ kỹ, và không thể mua thêm từ nước ngoài do Bắc Kinh gây áp lực.

Trung Quốc cứng giọng trước khi bước vào đàm phán với Mỹ

Phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Nhà Trắng ngày 21/02/2019.

Trước tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump là Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận về thương mại, hôm nay 09/05/2019 Bắc Kinh lại đổ lỗi cho phía Washington. Đồng thời bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo « sẽ không đầu hàng trước áp lực », vài giờ trước khi bước vào vòng đàm phán được cho là cuối cùng trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập sắp tới.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết các phản ứng từ phía Trung Quốc:

« Bắc Kinh tỏ ý tiếc, đồng thời đe dọa trả đũa. Nếu Hoa Kỳ tăng thuế hải quan lên 25%, thì sẽ là leo thang chiến tranh thương mại, và Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc có những biện pháp chống lại, đó là nội dung chính của bản thông cáo hết sức ngắn, vỏn vẹn 80 từ, được công bố tối thứ Tư, vào lúc 23 giờ 23 phút trên trang web của bộ Thương mại Trung Quốc.