mardi 13 novembre 2018

Trung Quốc: Một nhóm sinh viên mác-xít bị bắt vì ủng hộ công nhân tranh đấu

Biểu tình tại Thâm Quyến ngày 06/08/2018 ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Jasic Technology ở Quảng Đông.

Một nhóm sinh viên mác-xít loan báo, hơn một chục thành viên đã bị bắt vào ngày thứ Sáu tuần trước, vì tranh đấu cho quyền lợi công nhân ở miền nam Trung Quốc. Hôm nay 13/11/2018, có thêm ba thành viên khác bị bắt giữ thô bạo tại Vũ Hán. Khi đàn áp những người tố cáo bất bình đẳng xã hội, Bắc Kinh muốn chận đứng hiện tượng sinh viên tham gia tranh đấu cùng với công nhân trong những năm gần đây.

Thông tín viên Angélique Forget tại Thượng Hải tường trình :

« Trong số hơn một chục sinh viên bị bắt, có năm người vừa mới tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh danh giá. Trong đó có một sinh viên bị bắt ngay trong trường vào nửa đêm, bị đánh đập và tống vào một chiếc xe hơi.

Syria : Assad sửa luật có thể khiến hàng triệu người mất nhà

Tại Đông Ghouta đổ nát, ngày 17/09/2018.

Tổng thống Syria Bachar Al Assad, hôm qua 12/11/2018, đã cho sửa đổi một đạo luật gây tranh cãi, có thể làm hàng triệu người bị mất đất đai, nhà cửa. Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh cho biết thêm chi tiết :

« Đạo luật số 10, còn gọi là « luật tái thiết đô thị », giúp cho chính quyền Syria trưng thu nhà đất của tư nhân để xây những công trình địa ốc đồ sộ. Đổi lại, các chủ sở hữu nhận được cổ phần trong các dự án này.

Pháp tưởng niệm các vụ khủng bố Paris ngày 13 tháng 11

Thủ tướng Pháp và đô trưởng Paris tưởng niệm 90 nạn nhân bị thảm sát tại nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11/2018.

Ba năm sau các vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris ngày 13/11/2015, chính phủ Pháp tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân, đi thăm lại sáu địa điểm ở Paris và vùng ngoại ô Saint-Denis, là mục tiêu của cuộc tấn công thánh chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp. Tối hôm đó, 9 quân thánh chiến đã tiến hành một loạt vụ khủng bố làm 130 người chết và trên 350 người bị thương.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cùng với bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner và đô trưởng Paris Anne Hidalgo sáng nay tham dự buổi lễ đầu tiên tại sân vận động Stade de France, nơi ba quân thánh chiến đầu tiên tự kích nổ làm một người chết và mấy chục người bị thương. 

Tin vắn 13.11.2018


Một khu nhà ở Gaza ngày 13/11/2018 sau đợt oanh kích trả đũa của Israel.

(AFP)Israel và Hamas đụng độ dữ dội tại Gaza

Nhằm trả đũa hàng trăm vụ bắn rốc-kết từ dải Gaza sang lãnh thổ Israel làm một người chết và mấy chục người bị thương, từ hôm qua, khoảng 400 quả rốc-kết và moọc-chê đã được Israel bắn sang 150 vị trí quân sự của phong trào Hồi giáo Hamas, khiến trụ sở đài truyền hình Hamas và cơ quan an ninh biến thành gạch vụn.

Sáng nay 13/11/2018 có thêm hai người Palestine đã thiệt mạng vì đạn pháo của quân đội Israel, nâng tổng số người chết trong 24 giờ qua lên sáu người. Đây là đợt đụng độ ác liệt nhất kể từ năm 2014, hai bên đang ở bờ vực chiến tranh.

lundi 12 novembre 2018

Kiểm duyệt nghệ thuật


Tác phẩm "Phố nhuộm màu hoa" ở phố bích họa Phùng Hưng, Hà Nội bị yêu cầu sửa vì nghi vấn vẽ người "bị công an đuổi".

Bài trên báo nhà nước

(VnExpress 12/10/2018) Cách đây vài năm, họa sĩ Thành Chương vẽ bìa cho một tờ báo Xuân ở Hà Nội, là bức tranh cô gái ngậm bông hoa, bay trong gió. Nhưng ngay khi phát hành, một quan chức văn hóa yêu cầu thu hồi toàn bộ số báo ấy, với lý do thành phố đang thực hiện nếp sống văn minh, tại sao lại đưa cô gái đầu tóc bù xù lên báo như vậy? Hơn nữa, cô gái ngậm hoa thế khác gì ngậm cỏ, ý nói đất nước khó khăn, nghèo đói, nên phải ăn cỏ à?

Khi ông kể lại câu chuyện đó ở một hội thảo cuối năm 2017, nhiều người ngỡ ngàng: Những tưởng đó là câu chuyện đã qua của mấy chục năm về trước. Nhưng nghệ thuật đương đại Việt Nam vẫn còn nhiều câu chuyện bi hài như thế.

Tên Việt trên đất Mỹ



Một lớp học thi quốc tịch Mỹ. Ảnh: Người Việt

Cũng như đêm cuối cùng của Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được, chờ ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Cụ Phúc đêm nay cũng vậy ! Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ.

Cụ nằm trăn trở nghĩ đến cả mười năm trời đằng đẵng, từ khi đủ năm để hợp lệ nạp đơn đến những đêm đứa con trai đi làm về chở cụ đi học lớp luyện thi vào quốc tịch ở văn phòng USCC. Cụ nghĩ nó như con thoi giữa hai thế hệ.

Trong tuần đưa cụ đi học tiếng Anh, bắt cụ phải trả lời điện thoại " Hello " chứ nói " Tôi nghe đây " làm sao Mỹ hiểu được. Cuối tuần đưa con đi học tiếng Việt, mắng con gọi xe " fire truck" là " xe lửa ", phải nói là " xe cứu hỏa " hay " xe chữa lửa " chứ. Nhiều lúc cụ thấy phải chi mà thằng chắt đi học tiếng Anh, còn cụ đi học tiếng Việt thì mới đúng theo lý tự nhiên của trời đất.

Đỗ Ngà - Quỹ Bảo hiểm Xã hội, miếng mồi vô chủ



Nếu lương hưu được nhận tối đa là 75% lương chính thức, thì chỉ cần khoản tiền gấp 130 lần lương tháng và lãi suất 7% mỗi năm là đủ để dùng tiền lãi của nó trả lương hưu. Như vậy câu hỏi đặt ra là, với phí Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bằng 32% lương tháng thì bao lâu người lao động đóng cho quỹ BHXH số tiền bằng 130 lần lương tháng của họ?

Xin trả lời là chỉ cần 18 năm tính theo nguyên tắc lãi kép, nghĩa là tiền lãi sẽ được nhập vào vốn và tính lãi tiếp cho năm sau. Như vậy, với chỉ 18 năm lao động, bạn trích 32% lương tháng để gởi ngân hàng, thì sau 18 năm bạn có cả vốn lẫn lãi, thế nhưng khi đóng BHXH thì bạn chỉ nhận lại số tiền lãi, còn số tiền gốc của 18 năm lao động sẽ bị quỹ BHXH bỏ túi.

Lưu Trọng Văn - Việc gì phải sợ?



Chiều nay 100% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành Hiệp định CPTPP.

Gã theo lối sống rành mạch : cái gì ra cái đó. Cái đó này phải vỗ tay: Hoan hô Quốc hội!

Nhiều bạn Facebook của gã xưa nay quá mất niềm tin vào con đường của đất nước nói với gã: Hơi đâu mà tin, họ ký nhưng họ không thực hiện thì vẫn thế.

Tâm Chánh - Vì sao CPTPP thông qua như chẻ tre ?


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp báo với chủ tịch Cuba tại Hà Nội ngày 09/11/2018.

Thực ra các tiêu chuẩn của ILO Việt Nam đã công nhận từ rất sớm. Cũng như vậy là các cam kết thực thi quyền con người. Hiến pháp 2013 cũng đã hiến định nhiều nội dung quyền con người, quyền công dân nhưng đó vẫn là các quyền treo theo thông lệ áp dụng luật pháp ở Việt Nam.

Một quan sát cá nhân cho thấy, trong chính trị Việt Nam việc nước cũng gần giống việc làng, đôi khi rất phụ thuộc vào người nắm quyền quyết định việc ấy.

dimanche 11 novembre 2018

Tôn Thất Long - Nhảm chuyện cuối tuần về nước Mỹ


Đoàn di dân từ Trung Mỹ chờ quá giang xe tại Mêhicô, 10/11/2018.

Việc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ đã xong, ai thắng ai thua đều đã rõ. Giờ chính là lúc cả hai đảng bắt tay vào làm việc mà họ đang muốn làm. Vấn đề chính giờ đây là quyền lực đã có sự cân bằng rõ rệt hơn và phải có sự nhân nhượng và dung hòa giữa hai đảng. Không còn có chuyện đổ lỗi cho nhau giữa hai đảng về sau này vì cả hai bên đều có thể coi như ngang lực ngang tài, không như lúc trước khi bầu cử, cán cân quyền lực khá nghiêng về một phía là đảng Cộng Hòa.

Giờ nói sang chuyện khác, chuyện này là chuyện lạm bàn và chỉ nêu ra các câu hỏi, vấn đề chứ không bàn sâu vào chi tiết, vì khả năng hiểu biết giới hạn. 

Chắc ai theo dõi tin tức ở Mỹ cũng đều nghe qua việc đoàn lữ hành người di cư từ các nước Trung Mỹ (85% là Honduras, còn lại là Guatemala, El Salvador và Nicaragua) ồ ạt đổ về biên giới Mỹ qua trung chuyển là nước Mexico, bất chấp tuyên bố của tổng thống Mỹ là sẽ ngăn chặn bằng mọi giá mà ông Trump gọi là invasion (xâm lăng). 

Lê Phú Khải - Tại sao Chu Hảo



GS Chu Hảo

Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn:

- Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông còn “phản động” hơn Chu Hảo nhiều chứ?

Biết Trần Văn Thủy là người “ăn to nói lớn”, tính cách ngang tàng...nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 (NXB Thanh Niên) có tên là “Tại sao Điện Biên Phủ?”.

Trương Nhân Tuấn - Biển Đông hay biển Hoa Nam?


Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 10 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2018.

Vụ lùm xùm "hội thảo Quốc tế" ở Đà Nẵng, nhiều người bắt lỗi tại sao dùng tên "South China Sea", tức biển Hoa Nam, mà không dùng "East Sea", tức Biển Đông ? Tôi thấy vụ "bắt lỗi" này tuy "khắt khe" một chút nhưng hợp lý. 

Các Hội thảo quốc tế tổ chức ở Hàn Quốc người ta đâu xài tên quốc tế "Biển Nhật Bản" mà họ sử dụng Biển Đông (East Sea) theo cách gọi của người Hàn. Dân Ba Tư (Iran) thì họ gọi tên biển Vịnh Ba Tư (Golfe Persique). Đây cũng là tên "quốc tế". Nhưng các xứ Ả Rập phản đối. Bây giờ người ta bắt đầu sử dụng từ Vịnh Ả Rập (thay vì vịnh Ba Tư). 

Lý ra, nếu hội thảo quốc tế liên quan đến Biển Đông được tổ chức tại Việt Nam thì phải gọi là Biển Đông (East Sea) mới hợp lý lẽ. Không phải mình sợ gọi "Biển Hoa Nam" thì biển đó của Trung Hoa. Vấn đề ở đây là mình khẳng định tư thế "chủ nhà" của mình. Như có lần Phi họ gọi biển Hoa Nam là là Biển Tây Phi trong các cuộc hội thảo quốc tế tổ chức ở đây. Gọi chung chung "tên quốc tế" South China Sea, Việt Nam chứng tỏ đã "nhượng bộ" đối với Trung Quốc, ít ra trên tư thế chủ nhà. 

Hoàng Hải Vân - Quốc hội coi chừng « lợi ích nhóm » tiếp tục chui vào luật !



Từ khi chập chững chuyển sang kinh tế thị trường, các nhóm lợi ích khai thác triệt để sự chưa hoàn thiện của cơ chế, đã và đang câu kết với một bộ phận quan chức soạn thảo luật pháp, tạo thành các đường dây vô hình dắt nhau chui vào các đạo luật nhằm thủ lợi riêng, bất chấp lợi ích của quốc gia và của nhân dân. 

Định hướng XHCN không có gì là không tốt nếu như chỉ nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nhưng nhân danh định hướng XHCN trong Luật Đất đai với nhiều quy định chỉ có lợi cho nhà nước và các nhóm buôn đất bám vào nhà nước, trong đó có việc cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm các dự kinh tế với giá đền bù rẻ mạt quy định tại điều 62, là đi ngược lại mục tiêu cao cả đã đề ra. 

samedi 10 novembre 2018

Lưu Trọng Văn - Hai sự kiện, hai lời bình

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội.
Sự kiện thứ nhất.

Liên quan đến cuộc đấu tố đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại Quốc hội, khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm... khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng: 

Lê Học Lãnh Vân - Nhân vật Nhậm Ngã Hành của Kim Dung



Nhân vật Nhậm Ngã Hành trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung trên phim ảnh.

A)
Năm Mậu Thân 1968, giữa những đợt pháo kích vào Sài Gòn, vài thằng bạn học sinh Petrus Ký chúng tôi chuyền tay nhau đọc TIẾU NGẠO GIANG HỒ đăng hàng ngày trên báo. Lúc đó đang tới đoạn Lệnh Hồ Xung được Hướng Vấn Thiên đưa tới Cô Sơn Mai Trang đánh lừa Giang Nam Tứ Hữu nhằm cứu Nhậm Ngã Hành đang bị giam cầm trong ngục dưới đáy Tây Hồ. Đang chiến tranh, mấy bữa mới có một tờ báo, đọc tới đọc lui tới rách nát mới thôi!

Nhậm Ngã Hành là một anh hùng cái thế, giáo chủ Ma Giáo, tức Triêu Dương Thần Giáo, bị cấp dưới là Động Phương Bất Bại lật đổ, cướp ngôi giáo chủ, giam cầm dưới đáy Tây Hồ. Nhờ sự giúp đỡ tận tâm của Hướng Vấn Thiên, Lệnh Hồ Xung, lão đào thoát ra ngoài, giết được Đông Phương Bất Bại, vừa trả thù xưa, vừa giành lại vị trí giáo chủ.

Nguyễn Thông - Một thế hệ không có Kim Dung



(MTG 31/10/2018) Nếu có ai cắc cớ hỏi tôi, rằng kỷ niệm về đại thụ văn chương Kim Dung, về truyện chưởng của ông thế nào, tôi tắc tị. Đó là sự thực. Dường như không chỉ có mình tôi, mà cả một thế hệ, thậm chí vài thế hệ.

Nhà văn Kim Dung, bậc thầy tiểu thuyết kiếm hiệp, không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, qua đời hôm 30.10, nhằm ngày 22 tháng 9 lịch âm, khi đã 94 tuổi. Với đời người, theo niềm mong mỏi của nhân sinh đạt tới “bách niên, trăm tuổi” thì sống thế đã được coi là chạm ngưỡng.

Truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết kiếm hiệp-võ hiệp, được dân xứ ta gọi nôm na là truyện chưởng. Chưởng là võ, một môn võ, động tác võ đánh bằng tay. Chưởng môn tức là người đứng đầu đầu môn phái võ, lò dạy võ nào đó. Khi ta giận ai, buột mồm “tao cho mày một chưởng bây giờ”. Từ này (chưởng) ở miền Nam trước năm 1975 nghe rất quen, phổ biến, nhưng ở miền Bắc gần như không có trong từ điển và đời sống.

Huy Đức - Hai chuyện về tướng



Ông Bùi Thiện Ngộ năm 1994
Nhân ở Quốc hội có người than tướng, xin kể lại hai câu chuyện dưới đây: 

I. Khi nhà xuất bản Công an Nhân dân (NXB CAND) làm sách tưởng niệm cố Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ, Thủ tướng Phan Văn Khải có bài viết kể hai câu chuyện, một nói về việc phong đại tướng cho ông và một nói quan điểm của ông về vấn đề tôn giáo ở Tây Nguyên. 

Theo Thủ tướng Phan Văn Khải, khi "Đảng và Nhà nước" tính phong hàm đại tướng cho ông Bùi Thiện Ngộ, ông Ngộ từ chối. Ông nói, "Đại tướng không chỉ là một cấp bậc... vinh dự đó chỉ nên trao cho những người cầm đại quân trong chiến tranh, lập nhiều chiến công hiển hách. Tôi chỉ là lãnh đạo ngành công an, lại trong thời bình".

Đại biểu Quốc hội: Tướng công an có cần nhiều thế không?


Đại biểu Phạm Văn Hòa cho ý kiến về Luật Công an Nhân dân sửa đổi.
(Dân Trí 06/11/2018) Dự thảo Luật Công an Nhân dân sửa đổi quy định hơn 200 vị trí mang quân hàm Tướng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn liệu có cần nhiều tướng trong lực lượng công an như vậy không?

"Thiếu tướng tỉnh này chưa chắc có chuyên môn hơn Đại tá tỉnh khác"

Theo dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), lực lượng công an có 1 Đại tướng (Bộ trưởng Bộ Công an), 6 Thượng tướng (Thứ trưởng Bộ Công an). Trung tướng có 35 người, trong đó có Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM.

vendredi 9 novembre 2018

Khi Putin xoay trục sang châu Á

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, ngày 11/09/2018.

Thông tín viên Les Echos tại Matxcơva hôm nay 09/11/2018 phân tích « sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phương Đông của ông Vladimir Putin ». Đang căng thẳng với phương Tây, ông chủ điện Kremlin muốn quay sang liên kết với châu Á cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy nhiên, kết quả của cố gắng này vẫn chưa được như mong muốn.

Sau các cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, lần này nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp ông Vladimir Putin. Đối với Matxcơva, lại có thêm một phương cách để nhấn mạnh đến « sự chuyển hướng sang phương Đông ». 

Bốn năm căng thẳng với phương Tây từ sau cuộc khủng hoảng Ukraina, khiến Nga phải quay sang châu Á. Putin liên tục công du, ký kết những thỏa thuận hợp tác về kinh tế và chính trị, đặc biệt là với Trung Quốc của Tập Cận Bình và Ấn Độ của ông Narendra Modi. Ông Putin cũng cố gắng xích gần lại với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Dù vậy, trong album vẫn còn thiếu một tấm ảnh : chưa bao giờ Putin có dịp bắt tay Kim Jong Un, tuy liên tục đưa ra những lời mời mọc.

jeudi 8 novembre 2018

Lưu Trọng Văn - Kẻ nào tẩy xóa chữ viết cổ ở Sapa ?



Những hình khắc trên đá cổ trước khi bị tẩy xóa.

Kẻ nào đã tẩy xóa những hình khắc tranh và chữ viết cổ ở Bãi đá chữ viết cổ Sapa?
Gã phải rú lên hồi còi báo động đỏ khi sáng nay phát hiện rất nhiều bức điêu khắc và chữ viết cổ tại Di chỉ Văn hóa Quốc gia Bãi đá cổ Sapa đã bị tẩy xóa.
Những vết tẩy xóa rất rõ ràng và rất chủ đích.