Người dân Bình Thuận đối đầu với CSCĐ hôm nay 10.06.2018 tại
Phan Rí - vùng chịu ô nhiễm nặng nề từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu
tư.
Nhìn những gì xảy
ra ở Bình Thuận hôm nay, tôi thành thực mong những người nắm quyền, nếu không
muốn bị cuốn phăng đi bởi làn sóng phẫn uất của người dân, thì hãy:
(1) Thực tâm mở
rộng các quyền tự do của người dân, trước mắt là quyền tự do ngôn luận, lập hội
và biểu tình, để người dân có thể thực hiện những quyền hiến định của họ trong
trật tự.
Ngày 26.4.1937,
để đè bẹp cuộc cách mạng Tây Ban Nha, Hitler cho máy bay hủy diệt thị trấn
Guernica vùng Basque.
Danh họa Pablo
Picasso đã vẽ một bức tranh để mô tả tội ác phát
xít trên quê hương ông. Tác phẩm sơn dầu Guernica trở thành môt kiệt tác hội
họa toàn cầu (1)
Bạo lực đã nổ ra
ở Bình Thuận hôm nay. Bạo lực là điều đáng tiếc không mong muốn, nhưng đừng vì
thế mà trách người dân. Chính quyền mới đáng trách, bởi lẽ:
Một, chính bởi
chính quyền trì hoãn thông qua Luật Biểu tình quá lâu, khiến người dân không có
khuôn khổ pháp lý nào để thực thi quyền hiến định của mình.
Biểu tình tại Phan Rí kéo dài đến tối khuya 10/06/2018.
Phan Rí là vùng
biển êm nhất của tỉnh Bình Thuận không xa tỉnh Ninh Thuận khi có bão là nơi
tránh bão của hàng chục ngàn tàu đánh cá khắp các tỉnh ven biển.
Phan Rí cửa bao
đời nay cũng là nơi hàng ngàn tàu thuyền của ngư dân Phan Rí ra Biển Đông đánh
cá.
Người dân Saigon xuống đường đông đảo ngày 10/06/2018 chống dự luật cho thuê đất 99 năm.
Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay
trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng
có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH)
cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp
cứng rắn hơn].
Cho dù hàng vạn con người đã xuống đường, người dân
không hề thách thức quyền lực. Người dân chỉ bày tỏ thái độ.
Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của
đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu, khả năng rất cao là nó vẫn
được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng, có lẽ vì nó quá chuyên ngành
và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên, Dự
luật này đã không sớm nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức
có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.
Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng
trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo
phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này.
Nếu dự luật an ninh mạng được thông qua, những nội dung phản kháng trên mạng xã hội có thể bị xóa trong vòng một ngày.
Hoa Kỳ và Canada hôm 08/06/2018 kêu gọi Việt Nam
hoãn lại việc thông qua dự luật an ninh mạng. Đại sứ quán Mỹ cho biết
như trên, trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về những thiệt hại kinh
tế mà đạo luật sẽ gây ra, cũng như việc những tiếng nói bất đồng trên
mạng sẽ bị bóp nghẹt.
Quốc hội
Việt Nam sắp bỏ phiếu về dự luật an ninh mạng trong vài ngày tới. Luật
này nhằm áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty internet, và
tăng cường kiểm soát các nhà hoạt động trên mạng.
Quy hoạch dự kiến đặc khu kinh tế Vân Đồn. Ảnh của quangninh.vn
Phát hiện của PGSTS Hoàng Dũng:
Nhiều người tưởng việc thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn chỉ
mới đặt ra vào năm 2014, căn cứ vào bản tin tường thuật Hội thảo khoa học quốc
tế về phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội ngày 20/3/2014 đăng
trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=56858).
Thực ra, trước đó hai năm, một đề án xây dựng đặc khu kinh
tế tại Quảng Ninh đã được công bố mà tác giả là Phạm Minh Chính, lúc ấy là Bí
thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nay là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung
ương Đảng.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người khẳng định "không có chữ Trung Quốc nào trong Luật Đặc khu".
Bài viết
của tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM Lê Huyền Ái Mỹ.
(PNO
08/06/2018) Xin bộ trưởng hãy
lắng nghe thêm những lời phản biện, những ưu tư có vẻ ngược chiều nhưng là “tấc
lòng ưu ái” với nước, với dân.
Ngày
6/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã
có những trao đổi về các ý kiến đa chiều xung quanh dự thảo Luật Đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu kinh tế).
Ngày 7/6, trên “hành lang” của Báo Phụ Nữ TP.HCM, chúng tôi cũng có những trao
đổi lại về các ý kiến của bộ trưởng.
Bộ trưởng
Nguyễn Chí Dũng: Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế không có một chữ nào về Trung
Quốc ở trong đó hết, chỉ có những cái họ (tức dư luận) cố tình hiểu theo hướng
đó và đẩy vấn đề lên, gây chia rẽ quan hệ của ta với Trung Quốc.
Một phần khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc - Ảnh: Đinh Quang Thiều
Bài viết
của GS Trần Văn Thọ đăng trên Tuổi Trẻ hôm nay 08/06/2018 đã bị gỡ xuống. Sau đây là bản còn lưu
trên Google Cache :
(TTO
08/06/2018) - Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp
cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi - giải trí... Và do
đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài.
Dự thảo
luật về ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) đang được dư luận
quan tâm. Mục đích thành lập ba đặc khu được ghi nhận là đưa ra các điều kiện
vượt trội, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các lãnh vực công
nghệ cao, hoặc các lãnh vực có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nhằm đẩy mạnh
phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Đài Loan : Một cảnh cuộc tập trận Hán Quang (Han Kuang) ngày 05/06/2018.
Không quân Nhật Bản đã ngăn
chận một chiếc phi cơ do thám Trung Quốc bay sát không phận Đài Loan
trong ngày khởi động cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang) hôm
thứ Hai. Tờ Taipei Times hôm nay 06/06/2018 cho biết như trên.
Chiếc
máy bay thuộc loại Shaanxi Y-9 đã bay từ Biển Hoa Đông đến Tây Thái
Bình Dương, đi qua eo biển Miyako rồi hướng về phía nam qua kênh Ba Sĩ
(Bashi) trước khi quay về Trung Quốc, theo bộ Quốc phòng Nhật Bản. Còn
bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng phi cơ do thám này muốn thu thập các dữ
liệu của hệ thống radar, và quân đội Đài Loan luôn theo dõi tình hình.
Ảnh minh họa : Thành viên phong trào dân chủ Civic Party mang ảnh
ông Quế Dân Hải (T) biểu tình trước trụ sở Văn phòng đại diện của
Trung Quốc tại Hồng Kông, ngày 19/01/2016.
Nhân Quốc khánh Thụy Điển hôm
nay 06/06/2018, 37 tờ báo nước này đã kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho
ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), công dân Thụy Điển gốc Hoa là chủ một nhà
xuất bản ở Hồng Kông, đã bị bắt hồi đầu năm nay dù có các nhà ngoại giao
Thụy Điển đi kèm.
Ông
Quế Dân Hải, chuyên xuất bản các tác phẩm nói về chuyện hậu trường của
chế độ Bắc Kinh, đã bị bắt hôm 20 tháng Giêng trên một chuyến tàu đi đến
thành phố Ninh Ba (Ningbo) tỉnh Chiết Giang để khám bệnh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OEA) lần thứ 48 tại Washington. Ảnh ngày 4/06/2018.
Hội nghị Tổ chức các quốc gia
châu Mỹ (OEA) lần thứ 48 đã bế mạc tối 05/06/2018, với việc thông
qua một nghị quyết do Hoa Kỳ đề xướng, không công nhận kết quả bầu cử
tổng thống Venezuela hôm 20/5 vừa qua.Nghị quyết cũng kêu gọi thiết lập « cơ chế để bảo vệ nền dân chủ », mở đường cho việc khai trừ Venezuela trong tương lai.
Tranh cãi nảy lửa đã diễn ra trong hội nghị, chủ yếu giữa Hoa Kỳ và Venezuela. Phía Mỹ kêu gọi các nước thành viên OEA « tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt chế độ Maduro », còn Caracas lên án Washington « phá hoại nhân dân Venezuela thông qua phong tỏa kinh tế, vi phạm hiến chương OEA ». Cuối
cùng nghị quyết được thông qua với 19 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 11
vắng mặt. Các nước không bỏ phiếu chủ yếu ở vùng Caribê, vốn là khách
hàng truyền thống được Venezuela bán dầu với giá ưu đãi.
(AFP) – Mỹ lập đội đặc nhiệm điều tra
« tấn công thính giác » ở Cuba và Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm qua 05/06/2018 loan báo thành
lập một « đội đặc nhiệm » liên bộ để điều tra về những hiện tượng kỳ
lạ xảy ra đối với các nhà ngoại giao Mỹ ở Cuba và Trung Quốc.
Cuối tháng Năm, đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh báo động về việc một nhà
ngoại giao bị chấn thương não sau khi nghe những âm thanh « bất thường ».
Hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra trong năm 2016 và 2017 đối với 24 nhà
ngoại giao Mỹ làm việc tại La Habana.
Tân thủ tướng Ý Giuseppe Conte, tại Roma, ngày 2/06/2018.
Tân thủ tướng Ý Giuseppe Conte tối qua đã được
Thượng viện bỏ phiếu tín nhiệm, sau khi trình bày chính sách của chính
phủ dân túy : chống nhập cư, tái thúc đẩy tăng trưởng và mở cửa đối với
Nga. Hôm nay 06/06/2018 đến lượt Hạ viện biểu quyết về chương trình hành
động quay lưng với chính sách khắc khổ, nhưng không phải với châu Âu.
Luật
gia, giảng viên đại học chưa hề được dân chúng biết tên cách đây hai
tuần, ông Giuseppe Conte, 53 tuổi đã được Phong trào 5 Sao và Liên đoàn
phương Bắc chọn làm thủ tướng của chính phủ dân túy đầu tiên, của một
trong những quốc gia sáng lập Liên hiệp Châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại Shangri-La, Singapore ngày
02/06/2018. Bài phát biểu của ông mang tựa đề "Sự lãnh đạo của Mỹ và
thách thức an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Tác giả Euan Graham trên trang web của Lowy
Institut, một think tank Úc nhận định, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James
Mattis đã hành động rất tốt tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Cuộc
Đối thoại Shangri-La, tức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, được tổ
chức trong bối cảnh chỉ một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh
giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong
Un, cũng ngay tại Singapore.
Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim vốn
rất được chờ đợi, bị tổng thống Trump hủy bỏ, rồi lại được loan báo vẫn
diễn ra như dự kiến… đã gây ra nhiều đồn đãi, bàn tán trong hành lang
hội nghị. Tuy nhiên nhờ sự dẫn dắt của tướng James Mattis, mà các đại
biểu không bị xao lãng qua sự kiện trên. Thay vào đó, chính thái độ hung
hăng của Trung Quốc trên Biển Đông lại trở thành trung tâm chú ý của
Đối thoại Shangri-La.
Có thể trên thực
tế Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng đã bấm nút về Luật Đặc khu rồi, hoặc ai
không định bấm rồi sẽ phải bấm (như biểu quyết sáp nhập Hà Tây vào với Thủ đô)
nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nói thêm với các vị đôi điều.
Các vị đã từng
cho phép thành lập những Tập đoàn kinh tế nhà nước, với lý lẽ để tạo nhiều quả
đấm thép đưa nước ta bắt kịp Hàn Quốc. Khi đó ai nói khác đi là bị dọa “Bộ Chính trị đã đồng ý”. Giờ thì nhìn
đấy, mô hình Tập đoàn kinh tế là thảm họa chưa có lối thoát cho đất nước, là
nơi công nghệ rác thải của Trung Quốc làm mưa làm gió trên lưng người dân Việt.
Và thay vì mau mau sánh kịp Hàn Quốc, chúng ta tụt lại so với họ thêm một quãng
dài miên man.