mercredi 7 mars 2018

Tin vắn 07.03.2018


Cựu tổng thống Lula và những người ủng hộ ở Brazil, 28/02/2018.
(AFP)Cựu tổng thống Brazil có nguy cơ vào tù

Cựu tổng thống Brazil, ông Luiz Inacio Lula Da Silva, tuy có nhiều khả năng thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, trong vài tuần nữa có thể phải bị tống giam sau khi tòa án hôm qua 06/03/2018 bác bỏ đơn kháng cáo mới của ông, một tháng rưỡi sau bản án 12 năm tù vì tội tham nhũng.

mardi 6 mars 2018

Phan Hân - Khi thành lũy cuối cùng sụp đổ



Câu chuyện cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh ở Bến Lức, Long An làm tôi nhớ tới bộ phim Tokyo Sonata, có nhân vật người chồng kiểu mẫu Nhật (khô khan, gia trưởng, độc đoán) bị mất việc nhưng giấu không nói cho vợ con biết. Đến tháng vẫn xoay sở đưa tiền lương cho vợ, còn mình thì xếp hàng ăn đồ ăn từ thiện phát miễn phí ngoài công viên.

Người vợ cũng kiểu mẫu Nhật (nhẫn nhục, dịu dàng, tận tụy) có lần nhìn thấy chồng trong công viên nhưng im lặng không nói gì. Đến một hôm, ông chồng nổi cơn đập thằng con trai te tua vì nó giấu cha mẹ đi học piano, bị ông phát hiện. Người vợ trong lúc tức giận trước sự thô lỗ của người chồng, đợi đứa con đã lên gác, mới nói thẳng với chồng là bà đã nhìn thấy ông ta xin đồ ăn miễn phí.

Cô giáo bị bắt quỳ đã rất mong muốn được cứu giúp nhưng Hiệu trưởng bỏ đi



(GDVN 06/03/2018) - Cô giáo Trường Tiểu học Bình Chánh cố gắng tìm cách nấn ná thời gian để tìm sự hỗ trợ từ hiệu trưởng nhưng đã bị bỏ mặc.

Ngày 06/03, Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã nhận được đơn tường trình của cô Bùi Thị Cẩm Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Bình Chánh. Cô Nhung đã tường trình cụ thể diễn biến của vụ việc bị phụ huynh bắt “phạt quỳ” trong văn phòng của trường.

Lê Bảo Nhi - Ai cần phải quỳ ?



Việc cô giáo Nhung quỳ trước mặt phụ huynh và đồng nghiệp một lần nữa dấy lên tiếng "chuông nguyện hồn ai" cho nên giáo dục nước nhà vốn đã cực kỳ rệu rã và băng hoại so với thời trước 1975, thời còn thể chế Việt Nam Cộng Hòa.

Với cô giáo Nhung, tôi có hai vấn đề để nói. Thứ nhất việc cô ấy bắt học trò quỳ là sai hoàn toàn, đó là sỉ nhục và tổn thương những đứa trẻ. Với những đứa trẻ lên ba, để nói chuyện với con, mình đã ngồi xuống để mắt đối mắt. Những đứa trẻ lên ba thôi cũng đã có lòng tự trọng rồi. Khi mình làm giáo viên, mình dạy lớp 8 một lần có một trò nữ không thuộc bài nhiều lần, mình bảo: "Em ra góc lớp học." Nhưng khi em ấy bước vào góc lớp thì mình đổi ý ngay: " Thôi, em về chỗ ngồi dò bài lại rồi lên trả bài"

Hoàng Linh - Đừng để điều ấy lụi tàn!



Kính thưa các thầy cô, anh chị công tác trong ngành giáo dục, cho dù vạn vật biến thiên, cho dù một cô giáo phải quỳ xuống để xin lỗi và muôn vàn sự xúc phạm công nhiên khác nhằm vào thầy cô thì hãy vì đức hiếu sinh, vì sự học mà tha thứ cho chúng tôi.

Tôi nhớ lại biết bao điều tốt đẹp mà thầy cô đã làm vì học sinh thân yêu của mình.

Đỗ Ngà - Đất nước mịt mờ tăm tối



Có một lần tôi viết status ví von rằng, xã hội như một bể nuớc. Giáo dục như vòi nuớc chảy liên tục cấp nuớc cho bể. Nuớc chảy vào bể tượng trưng cho lớp trẻ được trui rèn trong giáo dục và ra đời làm một nhân tố trong xã hội. Lớp già cỗi về với đất tượng trưng cho nuớc cũ trong bể tràn ra ngoài. Cứ thế lớp người từ trong giáo dục bước ra đời để hoán đổi dần lớp già dần dần khuất núi.

Để làm sạch bể, điều quan trọng là nguồn nuớc. Nếu nước bể dơ, nguồn nuớc sạch, thì nuớc sạch trong nguồn chảy ra hòa vào nuớc cũ. Chính vì thế bể ngày càng sạch hơn. 

Thanh Hằng - Rồi sẽ đến lượt chúng ta…



Giữa năm 2017, một bác sĩ ở ngay Hà Nội bị bắt quỳ gối xin lỗi. Giờ đến lượt cô giáo ở Long An phải quỳ. Cả hai nghề được xã hội trân trọng gọi là THẦY giờ đều bị làm nhục. Hai vụ việc cho thấy sự xuống cấp tột cùng của đạo đức, của lễ nghĩa, của tình người.

Thật sự sốc và đau lòng khi biết cô giáo phải quỳ tới 40 phút, dù đã xin lỗi các phụ huynh! Bức thành trì "tôn sư trọng đạo" đã bị đổ vỡ...

Mặc Lâm - Cô quỳ



Cô quỳ


Điều đầu tiên cô nghĩ tới là những đứa con mình. Chúng đang nhìn trân trối vào hai đầu gối của cô và tự hỏi không biết mẹ có đau không. Cô thầm thì: Mẹ đau, nhưng các con đừng đau nỗi đau của mẹ vì nếu không mẹ con mình sẽ không thể sống trong xã hội này.

Hoàng Nguyên Vũ – Học làm cha mẹ những ông trời con



Khi việc giáo dục những ông trời con được đổ hết cho nhà trường để cha mẹ ông trời con đó chạy theo điều họ muốn. 

Nhìn đi thì có nhìn lại, trước khi chúng ta có cái nhìn khắt khe với thầy cô, thì cũng nên hiểu trẻ con thời nay dạy không hề dễ. Cuộc sống khấm khá lên không đồng hành với việc những đứa trẻ có được sự căn bản từ trong tổ ấm mà chúng được sinh ra. Không ít những đứa trẻ được ra đời khi cha mẹ chúng không biết phương pháp giáo dục nào để con cái có thể phát triển bình thường. Thế nên, thuật ngữ "học làm cha mẹ" đã trở thành câu nói cửa miệng của thời nay mà chưa thấy nhiều "học trò xuất sắc" từ các khóa "học làm cha mẹ".

Ngô Nguyệt Hữu - Tủi hổ một dân tộc!



Mấy nghìn năm dựng nước giữ nước, trong bất cứ thời đại nào, vương triều nào. Trong bất cứ thời cuộc nào, thế nước nào.

Thịnh suy có thể khác nhau, minh quân hôn vương có thể riêng biệt. Nhưng từ ông thầy đồ là anh sĩ tử hỏng khoa thi về làng gõ đầu trẻ cho đến bậc mũ cao áo dài cáo lão từ quan điền viên đọc sách dạy chữ đều luôn được kính trọng. Đều luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người dân nước Việt, từ dân cho đến quan, từ quan cho đến vua.

Cô giáo kể bị buộc quỳ gối mới được 'cho qua chuyện'



Trường tiểu học Bình Chánh trong giờ ra chơi chiều 5-3 - Ảnh: Sơn Lâm

(TTO 05/03/2018) - Theo lời kể của cô N., ông Võ Hòa Thuận - phụ huynh có con bị phạt trong lớp học, yêu cầu cô quỳ gối thì mới cho qua vụ việc. Sau khi cô giáo quỳ, vợ chồng ông mới nói 'được rồi'!

Ngày 5-3, tổ xác minh của UBND huyện Bến Lức, Long An đã đến Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, Bến Lức) để xác minh thêm các tình tiết liên quan đến vụ việc cô giáo quỳ trước phụ huynh học sinh để xin lỗi.

Người buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi là thư ký Hội Luật gia



(NLĐO 05/03/2018) - Theo Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh trường Tiểu học Bình Chánh, một trong bốn người buộc cô giáo phải quỳ xin lỗi là thư ký Hội Luật gia, nguyên là cán bộ tư pháp của một xã.

Ngày 5-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Long An cho biết đang xác minh vụ cô giáo bị buộc phải quỳ gối đề xin lỗi phụ huynh, xảy ra tại trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức.

Huy Đức - « Hồi Ức Lính Tây Nam »



Năm con gà bị vặn cổ; một con heo sặc tro, chỉ ít phút sau, lính pha thịt chặt xương đâu ra đấy [gà và heo của những người dân Khmer vừa chạy, trong thời điểm người lính được quán triệt “không lấy cái kim sợi chỉ của dân”]. Những người lính giành nhau những miếng vàng lá. Những người lính loay hoay mở chiếc đồng hồ trên cổ tay một tên “Pốt” vừa bị bắn hạ. Và, những món đồ cổ trong ba lô… 

Chưa có một cuốn sách nào tiếp cận những “người lính tình nguyện” ở cả những góc khuất như thế. Nhưng, đấy là chiến tranh. Đấy là những người lính rách rưới, đói xanh xao, hành quân cả tháng, không có “chất tươi”. Đấy là những người lính có thể chết vì hổ vồ, rắn cắn; có thể mất chân, có thể mục kích bốn, năm đồng đội của mình bị hất tung lên bởi một trái mìn… 

Chủ tịch suốt đời : Tập Cận Bình đại nhảy vọt hay đại thụt lùi ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội Chính Hiệp (CPPCC) ở Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 03/03/2018.

Hôm nay 05/03/2018, ngày Quốc hội Trung Quốc họp nhằm hợp thức hóa việc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch suốt đời, hầu hết các báo Paris đều bàn luận về vấn đề này.
Trong bài « Cuộc đại nhảy vọt của Tập Cận Bình », tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro nhận xét, cánh cửa đã mở ra cho nhân vật mà tư tưởng được ghi vào Điều lệ Đảng, ngang hàng với Mao Trạch Đông. Năm 2023, ở tuổi 69, ông Tập không chỉ ở lại thêm một nhiệm kỳ, mà còn có thể tại vị vĩnh viễn. 

lundi 5 mars 2018

Nguyễn Công Khế - Nguyễn Văn Đông, nhạc sĩ tài hoa tự trói mình trong « cô đơn chiếc bóng »



Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông qua đời.


Tôi nghĩ ông là một nhân cách đặc biệt giữa cuộc đời đầy “nhốn nháo” này. Ông không xuất hiện bất cứ nơi đâu, ở đâu giữa chốn nhân gian “huyên náo” này từ khi ông ra khỏi trại cải tạo. 

Dù ông đi lính Việt Nam Cộng Hòa  tới cấp bậc Đại tá Chánh văn phòng tham mưu phó, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Ông cũng không đi diện HO qua Mỹ, không dây vào bất cứ cuộc tranh cãi nào về âm nhạc, mặc dù nhạc ông để lại cho đời nhiều dư âm sang trọng.

Nguyễn Thị Bích Hậu - Nguyễn Văn Đông và nỗi đau ly tán của thời cuộc



Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ảnh chụp lúc khoảng hơn 30 tuổi.

Có một bạn còm trên Facebook của tôi rằng bạn yêu bài ca Đom đóm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Và bạn đã hát bài này từ khi học tiểu học cho tới bây giờ, khi bạn đã qua tuổi trung niên. Nhờ bạn mà tôi biết bài ca này. Và cũng vì vậy, qua bài viết của nhà thơ Du Tử Lê, hé ra một bí mật nhỏ về mối tình thanh mai trúc mã của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. 

« Đom đóm đâu ra chiều hôm thật nhiều
Tiền đồn ven biên anh vừa lên phiên đổi gác
Từng bày đom đóm như thắp sáng kỷ niệm của chúng ta
Ngày xa xưa chơi trò đi trốn nhau
Cho em đi tìm gọi anh Đom Đóm ơi 

dimanche 4 mars 2018

Trương Nhân Tuấn - Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu cập bến Việt Nam



Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson trên Thái Bình Dương.

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu - tang thương - cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho, cho Trung Quốc”. 

Bây giờ nhìn lại, ai có thể giải thích lý do tại sao phải thù Mỹ, phải đánh Mỹ cho tới người Việt cuối cùng? 

Hoàng Hải Vân - Chính trị cúng bái



Các "đại biểu" trong đêm khai ấn đền Trần. Ảnh Soha

Chưa bao giờ đất nước hỗn loạn trong đồng bóng dị đoan mê tín như ngày nay. 


Chuyển sang kinh tế thị trường thì nhà nước bé lại, không còn nắm giữ sứ mệnh chăm lo miếng ăn giấc ngủ của dân nữa, bởi vậy dân không còn tin nhiều vào nhà nước. Lẽ ra đó là điều tốt, nếu như thay vì tin vào nhà nước thì người ta tin vào chính bản thân mình. Nhưng đằng này không. Người ta tin vào mọi thứ thần linh đồng cốt.

Từ xưa, bên cạnh các thần núi thần sông và các vị thần là biểu tượng của hồn thiêng sông núi, người Việt có những vị thần khai quốc và hộ quốc. Họ là những nhân vật lịch sử hay nhân vật trong truyền thuyết, được người dân cúng bái để cầu cho quốc thái dân an. Đó là truyền thống văn hóa tâm linh cần được giữ gìn. Dân ta không có nhiều người tin vào ông đồng bà cốt, cũng như thầy phù thủy hô phong hoán vũ. 

Ngô Nguyệt Hữu - Chuyện đời phù phiếm!



Cúng bái "rắn thần" ở Quảng Bình.

1. Trong cõi đời phù phiếm này biết bao nhiêu là sự lạ mà khoa học không thể giải thích được. Ấy như cái chuyện vì sao con người muốn sống phải cố thở ra hít vào còn là một chuyện lạ, huống hồ chuyện cá bị chích điện không chết, lại còn biết trồi lên lặn xuống lặn xuống trồi lên. Huống chi chuyện rắn nước bò lên mộ.

Niềm tin tâm linh nó kỳ lạ lắm. Ví như cái lễ hội chém lợn đâm trâu gì gì đó người ngoài đều thấy phản cảm thậm chí là dã man, nhưng người tham gia lễ hội lại cảm thấy thành kính chân tâm, may mắn cầu an. 

Người Sài Gòn nghiêng mình tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông


Hai người cháu cầm lư hương và di ảnh dẫn đầu đoàn đưa tang.

(NV 02/03/2018)Trưa 2 Tháng Ba, tức 15 Tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhiều người dân Sài Gòn đã đến tiễn đưa nhạc sĩ, cựu Đại Tá VNCH Nguyễn Văn Đông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Buổi lễ diễn ra xúc động với nhiều cựu quân nhân, thương phế binh VNCH và đông người ái mộ nhạc sĩ đến vẫy chào ông lần cuối.

Dưới đây là vài hình ảnh mà cộng tác viên nhật báo Người Việt ghi nhận từ Sài Gòn.