vendredi 21 juillet 2017

Bắc Triều Tiên: Tư lệnh Hải quân Mỹ nhờ đồng nhiệm Trung Quốc hỗ trợ

Ảnh minh họa : Đô đốc John Richardson, lúc viếng thăm Trung Quốc ngày 18/07/2016.

Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, John Richardson trong cuộc trao đổi qua video với đồng nhiệm Trung Quốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong) đã đề nghị giúp gây ảnh hưởng lên Bắc Triều Tiên để ngăn chận chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Một viên chức Mỹ hôm qua 20/07/2017 cho Reuters biết như trên.
Theo vị quan chức giấu tên, trong cuộc đối thoại khoảng một tiếng đồng hồ, đô đốc Richardson đã bày tỏ quan ngại về chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cần sử dụng đến ảnh hưởng độc nhất của mình lên Bình Nhưỡng. Hai bên đã bàn bạc về sự cần thiết phải « làm việc cùng nhau để đối phó với sự khiêu khích không thể chấp nhận được của Bắc Triều Tiên ».

Dân Ba Lan xuống đường chống cải tổ Tối cao Pháp viện

Cảnh biểu tình trước Phủ tổng thống ở Vacxava, Ba Lan, tối 20/07/2017.

Hàng chục ngàn người Ba Lan tối qua, 20/07/2017, đã biểu tình trên toàn quốc sau khi Quốc hội thông qua đạo luật cải cách Tối cao Pháp viện. Trước đó Liên hiệp Châu Âu đã đe dọa trừng phạt, vì lo ngại cho tính độc lập của tư pháp Ba Lan.
Đây là đạo luật thứ ba được thông qua chỉ trong vòng một tuần, trong khuôn khổ một cuộc cải cách tư pháp lớn, và mỗi lần như vậy chính quyền bảo thủ của đảng PiS (Pháp luật và Công lý) lại có quyền kiểm soát rộng rãi hơn đối với tư pháp. Phe đối lập cho đây là « một vụ đảo chính », và hồi kết của tam quyền phân lập.

jeudi 20 juillet 2017

Hậu trường chính trị sôi động trước Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc


Ông Tôn Chính Tài, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh vừa thất sủng.

(AFP 20/07/2017) Một trong những lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc biến mất trên chính trường, liên tục có những quan chức bị tố cáo vướng vào một xì-căng-đan tài chính, và một chủ tịch đầy quyền năng tìm kiếm người kế vị…Những thủ đoạn hậu trường bắt đầu tại Bắc Kinh, vào lúc Đại hội Đảng sắp diễn ra.

Nhân dịp Đại hội Đảng lần thứ 19 dự kiến vào mùa thu này, Tập Cận Bình sẽ được giao lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đất nước đông dân nhất thế giới thêm một nhiệm kỳ năm năm nữa.

mercredi 19 juillet 2017

Trump, «thủ lãnh gây rối trong một thời kỳ rối loạn»

Tổng thống Mỹ Donald Trump thảo luận với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa tại Nhà Trắng về bảo hiểm y tế, ngày 19/07/2017.

Đã hẳn là tổng thống Donald Trump còn đến 1.280 ngày cầm quyền nữa, và đây chỉ mới là giai đoạn đầu. Nhưng theo Le Figaro, hiện nay « đại gia chuyên gây rối » vẫn chưa tung ra được lá bài ngoạn mục nào.
Trang nhất các báo Paris hôm nay chủ yếu dành cho thời sự Pháp quốc. Nhật báo Les Echos nêu ra vấn đề « Thuế thu nhập : Có hai nước Pháp », khi cứ 10 người Pháp thì có 6 người không phải đóng loại thuế này. Trên lãnh vực xã hội, Le Monde điều tra về cuộc sống thường nhật ở viện dưỡng lão, còn La Croix chú ý đến giáo dục – một phần ba số trường học đã quay trở lại nhịp độ tuần học bốn ngày như trước. 

mardi 18 juillet 2017

Một năm sau phán quyết Biển Đông, một sự im lặng dối lừa

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 6/2017.

Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng 7/2016, Tòa Trọng tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Được cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt đối.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi năm 2016 tại Aundh in Pune cách Mumbai, Ấn Độ, 140 cây số về phía Đông Nam. Ảnh minh họa.

Báo chí Ấn Độ ngày 17/07/2017 dẫn nguồn tin từ Hoa lục cho biết quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng, trong bối cảnh biên giới Ấn-Trung đang căng thẳng.
Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, địa điểm diễn ra cuộc tập trận là khu tự trị Tây Tạng, nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Còn theo Hoàn Cầu Thời Báo, đơn vị tham gia là bộ chỉ huy quân sự khu vực Tây Tạng, một trong hai đơn vị cao nguyên của quân đội Trung Quốc, hiện đang giám sát đường biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tại nhiều đoạn giáp với vùng núi Tây Tạng.

Trung Quốc phản đối dự luật cho phép chiến hạm Mỹ thăm Đài Loan

Khu trục Mỹ USS Lassen hoạt động trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông (Ảnh chụp ngày ngày 27/10/2015)

Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang),được AFP trích dẫn, tuyên bố : « Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức hay tiếp xúc quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ». Ông Lục Khảng cho rằng dự luật này « rất có hại », kêu gọi phía Mỹ « không nên quay ngược chiều lịch sử, làm tổn hại cho lợi ích chung trong quan hệ hai nước ».

Việt Nam lôi kéo Ấn Độ vào Biển Đông

 Brahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.

Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Quốc.
Trong một động thái ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Quốc.

Ấn, Nhật, Mỹ, Việt : Bốn nước ngáng chân Trung Quốc tại Biển Đông

Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.

Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đó là vì Trung Quốc bác bỏ phán quyết, nhưng đã tăng cường hợp tác kinh tế với một số nước để chắc chắn rằng không ai có thể gây phiền nhiễu.
Trung Quốc có quân đội đứng thứ ba thế giới và tổng sản phẩm nội địa thứ nhì thế giới, khiến khó thể đối phó với việc Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông, đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ yếu hơn. Nhưng không phải tất cả đều bó tay, mà theo nhà báo Ralph Jennings, có bốn quốc gia sau đây có thể tạt một gáo nước lạnh vào tham vọng kiểm soát vùng biển 3,5 triệu kilomet vuông giàu tài nguyên và mang tính chiến lược này.

Nga đòi Mỹ trả lại hai cơ sở ngoại giao

Killenworth tại Glen Cove, New York là một trong hai cơ sở ngoại giao Nga đòi Mỹ trả lại.

Điện Kremlin ngày 17/07/2017 đòi Hoa Kỳ phải trả lại « vô điều kiện » cho Matxcơva hai cơ sở ngoại giao trên đất Mỹ bị tịch biên tháng 12/2016, liên quan đến vụ Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hôm nay 18/07/2017 bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẵn sàng trả đũa các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Washington.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov tuyên bố : « Chúng tôi cho rằng việc đặt ra các điều kiện để trả lại các cơ sở là không thể chấp nhận được, mà phải được hoàn trả vô điều kiện và không cần phải thảo luận ».

Tin vắn 18.07.2017



Một cảng container ở Quảng Tây, 17/06/2017.

(AFP)Tập Cận Bình muốn gia tăng nhập khẩu và đầu tư

Báo chí Trung Quốc cho biết chủ tịch Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm nay 18/07/2017 kêu gọi gia tăng nhập khẩu và ổn định xuất khẩu. Ông Tập yêu cầu có những biện pháp tự do hóa thương mại và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu, đồng thời giảm thuế hải quan cho một số mặt hàng tiêu dùng. 

lundi 17 juillet 2017

Mossoul thất thủ, ngày tàn của IS ?



“Nhà nước Hồi giáo” lúc mới tuyên bố thành lập

Cách đây ba năm, ngày 04/07/2014, Abou Bakr Al Baghdadi, thủ lãnh thánh chiến Irak, leo lên tận chóp tháp của đền thờ Hồi giáo Al Nouri ở Mossoul trong buổi lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu. Trước cử tọa vẫn chưa biết Baghdadi là ai, ông ta tuyên bố mình là chỉ huy của các tín đồ, lãnh đạo “vương quốc Hồi giáo”. IS, tổ chức Nhà nước Hồi giáo không còn là một nhóm thánh chiến hoạt động lén lút, mà đã trở thành một “Nhà nước” tự phong, kiểm soát thành phố lớn thứ nhì của Irak.

Chủ nhật tuần trước, đích thân thủ tướng Irak, Haidar Al Abadi đã đến Mossoul. Trong bộ quân phục, ông loan báo thành phố đã được giải phóng, và khen ngợi các quân nhân Irak. Chiến dịch phản công truy diệt IS bắt đầu hôm 17.10.2016, sau chín tháng trời đã đạt đến chiến thắng. Có đến 100.000 quân của quân đội Irak, dân quân Kurd (peshmerga), dân quân Cơ Đốc đã được huy động. Liên minh quốc tế yểm trợ bằng các cuộc không kích, bắn pháo và lực lượng đặc nhiệm trên bộ.

Mossoul : Chỉ còn là gạch vụn


Thành phố cổ Mossoul hoang tàn
(Le Figaro) Trận chiến Mossoul vừa kết thúc vào cuối giờ chiều Chủ nhật 09/07/2016. Những tràng súng máy và tiếng nổ của những quả bom do máy bay của phương Tây thả xuống vẫn rền vang trên con đường chạy dài theo dòng sông Tigre, vẫn còn vài trăm quân IS cố thủ. Trong khi đó, thủ tướng Irak, ông Haidar Al Abadi bất ngờ đến thăm chiến trường. Sau trận chiến quy mô chưa từng thấy kéo dài 9 tháng, quân đội Irak lại làm chủ thành phố lớn ở miền bắc đất nước, nhưng cái giá phải trả là nặng nề.

Đối với Ali và các đồng đội, trận đánh Mossoul đã chấm dứt vào trưa Chủ nhật, khi đội hình lực lượng chống khủng bố Irak (ICTS) đến được bờ sông Tigre. Ali cho biết : « Chính tôi đã cắm lá cờ Irak lên bờ sông ». Trong bóng tối nhập nhoạng của một cửa hàng bán đồ điện mà cửa sắt đã bị phá vỡ, những người lính Irak ngồi ngay trên sàn để ăn cơm chung. Họ nói : « Chúng tôi rất vui, gần như đã chiến thắng rồi. Đối với chúng tôi, trận đánh đã kết thúc. Vẫn còn các đồng đội phải hoàn thành nhiệm vụ tại các khu phố kế cận, nhưng phần chúng tôi thì xong rồi ».

Bỗng dưng, thế giới nổ tung…




Một người lính thuộc lực lượng chống khủng bố Irak ở phía tây Mossoul
(Le Figaro) Trong cái giá phải trả cho việc tái chiếm thành phố quan trọng Mossoul, Irak, có cả những giọt máu của các phóng viên chiến trường. Đặc phái viên của Le Figaro, Samuel Forey, vừa được trao giải thưởng danh giá Albert-Londres 2017, là người duy nhất sống sót trong nhóm bốn nhà báo bị nạn mới đây khi đi theo đoàn quân tinh nhuệ giải phóng Mossoul. Anh kể lại những giờ phút bi kịch của ngày 19.06.2017, khiến ba đồng nghiệp tử nạn.

Tôi chợt thức giấc sau một đêm ngắn, một giấc ngủ chập chờn với những tiếng động chiến tranh – những trận bom ầm vang, tiếng lên đạn khô khốc. Trận chiến Mossoul sôi sục cách không đầy một cây số, ở trung tâm hang ổ cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thành phố cổ, vạc dầu nóng bỏng của những trận đánh, với những con ngõ quanh co, những căn nhà xiên xẹo, là nơi trú ẩn của vài trăm quân thánh chiến vẫn tiếp tục chiến đấu.

Mossoul và những chiếc xe tấn công tự sát của IS




Dưới lằn đạn quân thánh chiến, hai người lính Iraq đã cắm được cờ trên một khách sạn tái chiếm. Ảnh Alvaro Canovas 

(Le Figaro) Tiểu đoàn Bọ Cạp vất vả tiến về thành phố cổ, thành trì cuối cùng của quân thánh chiến. Những người lính nhảy ra khỏi một căn nhà đổ nát, băng qua một đại lộ đang do những tay súng bắn tỉa IS trấn giữ. Một chiếc xe bọc thép nổ súng để yểm trợ cho cuộc chạy đua hai trăm mét này. Họ tránh những mảnh vỡ, nhảy qua khỏi các hố, chạy qua một đoạn đường xe lửa, rốt cuộc núp được vào chỗ trú ẩn và thở dốc.

Chỗ trú đó là một hành lang bê-tông cốt thép vững chắc, trước đây là xưởng luyện kim thủ công. Những người lính bố trí trong một xưởng nấu thép. Tiểu đoàn Bọ Cạp thuộc trung đoàn 2 của Binh đoàn Phản ứng nhanh (DRR), lực lượng đặc biệt của cảnh sát Irak. Được các cố vấn Mỹ huấn luyện, họ tham gia mọi trận đánh, nhất là từ khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm được thành phố Mossoul vào tháng 6/2014.

samedi 15 juillet 2017

Trung Quốc có thể làm bá chủ thế giới ?

Quân đội Trung Quốc tại cảng quân sự Trạm Giang, Quảng Đông ngày 11/07/2017.

Mùa hè đến, trang bìa các tuần báo Pháp được dành cho những đề tài nhẹ nhàng. L’Obs nói về cách « Ăn uống tốt hơn », Le Point dành hẳn cho chuyên đề New York, còn L’Express mô tả « Cuộc sống mới thường nhật tại điện Elysée » của tân tổng thống Emmanuel Macron. Liên quan đến châu Á, hồ sơ của Le Courrier International tuần này đặt câu hỏi « Trung Quốc, bá chủ thế giới ? ».

Trong một thế giới bất định mà nước Mỹ đang dần dà rút lui, Trung Quốc bỗng dưng có vẻ đáng tin và biết điều hơn. Cam kết về khí hậu, rồi đến dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ dọc theo « Con đường tơ lụa mới », Tập Cận Bình sẽ là người đứng đầu một đất nước viễn kiến, một mô hình mới cần phải theo ?

Trump đã nhường đại lộ thênh thang cho Tập

Gấu trúc Trung Quốc rất xui xẻo, lãnh đạo phương Tây hãy coi chừng !

Biểu tình phản đối trước sở thú Berlin tại lễ đón cặp gấu trúc Meng Meng (Mộng Mộng) và Jiao Qing (Kiều Khánh). Băng-rôn ghi: "Nhân quyền thay vì ngoại giao gấu trúc".

Bài xã luận của Le Courrier International tuần này cảnh báo về « Sự xui xẻo của gấu trúc ». Tờ báo cho rằng bà Angela Merkel cần phải cảnh giác khi nhận về hai con gấu trúc (panda) Jiao Qing (Kiều Khánh) và Meng Meng (Mộng Mộng) cho sở thú Berlin hôm 24/06/2017. Tuy đây là biểu tượng nổi bật nhất trong « chiến dịch nụ cười » của Trung Quốc trước cường quốc hàng đầu châu Âu, nhưng chính sách « ngoại giao gấu trúc » (Hùng miêu ngoại giao) nổi tiếng nhiều khi mang lại vận xui cho các đối tác của Bắc Kinh.

Hồi tháng Tư năm 1972, sở thú Washington tiếp đón hai con gấu trúc Ling Ling (Linh Linh) và Hsing Hsing (Hưng Hưng), quà tặng của thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để giúp gắn bó keo sơn tiến trình hòa giải với Hoa Kỳ. Hai tháng sau, nổ ra vụ xì-căng-đan ầm ĩ Watergate, khiến sau đó tổng thống Richard Nixon đành phải rời khỏi Nhà Trắng.

vendredi 14 juillet 2017

Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba

An ninh canh gác bên ngoài tang nghi quán bệnh viện Thẩm Dương.

Trung Quốc kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình bị tù tội vừa qua đời hôm qua 13/07/2017, và bác bỏ mọi chỉ trích của các nước phương Tây.

Nhà thơ Bối Lĩnh (Bei Ling) nhớ lại mùa xuân năm 1989 ở New York. Sau khi học xong chương trình ở Oslo và Hawai, người bạn Lưu Hiểu Ba của ông đã chấp nhận giảng dạy ở trường đại học Columbia. Nhưng phong trào chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng lan rộng, và hai người bạn cả ngày lẫn đêm ngồi trước máy truyền hình. Ông nhớ lại : « Lưu Hiểu Ba muốn về nước tham gia, còn tôi thì tôi sợ. Anh ấy cũng sợ, nhưng nói rằng anh phải đi thôi ».
 
Lưu Hiểu Ba trở thành một trong những lãnh đạo của phong trào, và thương lượng cho hàng trăm sinh viên ra khỏi quảng trường bị bao vây, tránh được một biển máu bi thảm hơn. Người sáng lập Independent Chinese PEN Center, sau khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, đặt câu hỏi : « Ở hội nghị thượng đỉnh G20, có một tổng thống nào, một thủ tướng hoặc một quan chức nào dành ra chỉ một phút để chất vấn Tập Cận Bình về việc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba ? »

jeudi 13 juillet 2017

Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba qua đời, Trung Quốc bị điểm mặt chỉ tên


Người dân Oslo đặt hoa tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trước Trung tâm Nobel, ngày 13/07/2017.

(AFP 13/07/2017) Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người Trung Quốc đầu tiên được tặng giải Nobel hòa bình, đã qua đời hôm nay 13/07/2017 vì ung thư gan, trong khi vẫn đang bị quản thúc. Bắc Kinh đã lãnh một trận mưa chỉ trích vì không cho ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Ủy ban Nobel hòa bình tố cáo Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm » của nhà đối lập do không cho Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách thích hợp. 

Lưu Hiểu Ba là giải Nobel hòa bình đầu tiên qua đời trong lúc bị tù tội, kể từ khi nhà đấu tranh ôn hòa người Đức Carl von Ossietzky, bị Đức Quốc xã cầm tù, đã chết tại bệnh viện năm 1938.

mercredi 12 juillet 2017

Trump không thể chối cãi việc đồng lõa với Nga

Một trong những email giữa Donald Jr và phía Nga, đăng trên Twitter ngày 11/07/2017.

« Ông Trump và những người thân cận không thể nào chối cãi được việc đồng lõa với Nga ». Đó là nhận xét của ông Nicholas Dungan, giám đốc nghiên cứu của IRIS trong bài trả lời phỏng vấn Les Echos.

Theo chuyên gia này, việc con trai ông Trump đi gặp người có thông tin bất lợi cho đối thủ của cha mình không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng điều chưa từng thấy, là gặp gỡ người của chính phủ Nga ! Cho đến nay, phe ông Trump luôn chối bỏ mọi thông đồng với điện Kremlin, nhưng nay thì không thể vì đã có các bằng cớ cụ thể. Điều khiến người dân Mỹ lo ngại, và ngày càng nhiều, là Nga có thể giựt dây ông Trump.