Biểu tình phản đối trước sở thú Berlin tại lễ đón cặp gấu trúc Meng Meng (Mộng Mộng) và Jiao Qing (Kiều Khánh). Băng-rôn ghi: "Nhân quyền thay vì ngoại giao gấu trúc". |
Bài xã luận của Le Courrier International tuần này cảnh báo về « Sự xui xẻo của gấu trúc ». Tờ
báo cho rằng bà Angela Merkel cần phải cảnh giác khi nhận về hai con
gấu trúc (panda) Jiao Qing (Kiều Khánh) và Meng Meng (Mộng Mộng) cho sở
thú Berlin hôm 24/06/2017. Tuy đây là biểu tượng nổi bật nhất trong « chiến dịch nụ cười » của Trung Quốc trước cường quốc hàng đầu châu Âu, nhưng chính sách « ngoại giao gấu trúc » (Hùng miêu ngoại giao) nổi tiếng nhiều khi mang lại vận xui cho các đối tác của Bắc Kinh.
Hồi tháng Tư năm 1972, sở thú
Washington tiếp đón hai con gấu trúc Ling Ling (Linh Linh) và Hsing
Hsing (Hưng Hưng), quà tặng của thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để giúp
gắn bó keo sơn tiến trình hòa giải với Hoa Kỳ. Hai tháng sau, nổ ra vụ
xì-căng-đan ầm ĩ Watergate, khiến sau đó tổng thống Richard Nixon đành
phải rời khỏi Nhà Trắng.
Tại Nhật Bản, thủ tướng Kakuei Tanaka cũng chia sẻ niềm tin « không nên để lỡ chuyến tàu với Trung Quốc ».
Chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông Tanaka vào tháng Chín năm 1972 đã
giúp bình thường hóa quan hệ ngoại giao Nhật-Trung. Về cụ thể, sở thú
Tokyo nhận được cặp gấu trúc Kang Kang (Khang Khang) và Lan Lan (Lan
Lan) do Bắc Kinh gởi tặng. Nhưng hai năm sau đó, thủ tướng Tanaka bị
vướng vào một vụ tai tiếng chính trị-tài chính, phải ngậm ngùi từ chức.
Bà Angela Merkel và Tập Cận Bình tại "nhà mới" của Kiều Khánh và Mộng Mộng ở Berlin, 05/07/2017. |
Thế nên thủ tướng Đức, sẽ chịu thử thách trong cuộc bầu cử vào tháng
Chín tới, đã được báo trước : với cái cớ hòa bình hữu nghị, chính sách « ngoại giao gấu trúc »
do nữ hoàng (tàn bạo) Võ Tắc Thiên (Wu Zetian) khởi đầu vào thời nhà
Đường, trước hết nhằm phục vụ cho lợi ích cho đế quốc Trung Hoa. Và Bắc
Kinh trong những tháng gần đây không hề giấu diếm tham vọng lại trở
thành trung tâm của thế giới.
Trước một nước Mỹ đang rút lui và một châu Âu bị những trận cuồng phong làm điên đảo, Trung Quốc «
triển khai một luận thuyết về quan hệ quốc tế theo kiểu Trung Hoa, đặt
lên hàng đầu một hệ thống tôn ti trật tự, trong đó Trung Quốc là cái rốn
của vũ trụ, như quá khứ bá quyền trước đây ». Đó là nhận xét của nhà phân tích Pierre Grosser trong một tác phẩm có tựa đề mang tính dự báo « Lịch sử thế giới được làm nên từ châu Á » (nhà xuất bản Odile Jacob, 2017), mà gấu trúc cũng nằm trong chính sách « Đại Hán ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.