mercredi 18 juillet 2012

Kiến trúc sư Pháp từng bị bắt trong vụ Bạc Hy Lai sang Trung Quốc

Ngôi nhà của KTS Devillers tại Phnom Penh.
Bài đăng : Thứ tư 18 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 18 Tháng Bẩy 2012 
 
Kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers, bị bắt tại Cam Bốt theo yêu cầu của Bắc Kinh, đã được trả tự do hôm thứ Hai 16/07/2012 và đã đi Trung Quốc để hỗ trợ cho cuộc điều tra về vụ Bạc Hy Lai. Phó giám đốc cảnh sát quốc gia Cam Bốt hôm nay 18/07/2012 đã cho hãng tin AFP biết như trên.

Ông Devillers bị bắt tại Phnom Penh ngày 13/06 theo yêu cầu của Bắc Kinh, đã được thả vào hôm thứ Hai cũng theo đề nghị của Bắc Kinh. Phó giám đốc cảnh sát quốc gia Cam Bốt, ông Sok Phal nói rằng : « Hôm qua, thứ Ba, ông Devillers đã tự nguyện đi Trung Quốc » trên một chuyến bay đến Thượng Hải. « Ông ấy nói đi đến đó để làm nhân chứng. Đại sứ quán Pháp đã đồng ý 100% ».

Sáng nay AFP không liên lạc được với đại sứ quán Pháp tại Phnom Penh. Về phía đại sứ quán Pháp tại Bắc Kinh, một phát ngôn viên cho biết : « Chúng tôi không có lời bình luận nào ».

Vào tuần trước, một phát ngôn viên Bộ Nội vụ Cam Bốt xác nhận là Bắc Kinh đã yêu cầu kiến trúc sư Pháp hợp tác với tư pháp Trung Quốc, và hứa hẹn rằng ông Devillers sẽ không bị truy tố. Trước đó một hôm, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius sau khi hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì, đã từ chối trả lời câu hỏi của báo chí là có nêu ra trường hợp này, và đòi hỏi các đảm bảo của Bắc Kinh đối với công dân Pháp Devillers hay không.

Tại Cam Bốt, ông Devillers không hề bị chính thức truy tố vì bất cứ tội danh gì. Lý do khiến ông bị bắt giữ cũng không được thông báo, khiến Paris đã phải yêu cầu làm rõ.

Cam Bốt vốn là đồng minh trung thành của Bắc Kinh, có ký một hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc cho phép giam giữ một nghi can trong vòng 60 ngày. Nhưng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cam Bốt Hor Namhong cho biết đã đề nghị Bắc Kinh cung cấp chứng cứ trước khi giao lại kiến trúc sư người Pháp.

Ông Devillers năm nay 52 tuổi, có quan hệ làm ăn và bạn bè với vợ chồng ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã bị ngưng tất cả các chức vụ ở Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Bạc Hy Lai đang là đối tượng điều tra về tội tham nhũng, còn vợ ông là bà Cốc Khai Lai là nghi can trong vụ sát hại một doanh nhân Anh có quan hệ làm ăn với vợ chồng bà. Xì-căng-đan này đã làm rúng động cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm lộ rõ bộ mặt thật sau chiếc bình phong đoàn kết mà đảng này cố trưng ra, vài tháng trước khi diễn ra đại hội Đảng.

tags: Châu Á - Pháp luật - Theo dòng thời sự - Trung Quốc 
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120718-kien-truc-su-phap-bi-bat-trong-vu-bac-hy-lai-den-trung-quoc-de-%C2%AB-ho-tro-cho-cuoc-die
 

Học giả Đài Loan đến đảo Ba Bình - Trường Sa

Đảo Ba Bình, đã bị Đài Loan chiếm đóng
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan được AFP đưa lại hôm nay 16/07/2012, một nhóm gồm 12 nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật Hải dương của trường đại học Thành Công đã đến thăm đảo Ba Bình ở Trường Sa, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình. Hành động này diễn ra trong lúc tình hình vẫn đang căng thẳng tại Biển Đông.

Thông báo trên cho biết nhóm này đã hoàn tất chuyến đi kéo dài một tuần ngày 15/07/2012, cho rằng : « Chuyến viếng thăm chứng tỏ lòng ái quốc của các nhà khoa học, đồng thời tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ ».

Cũng theo thông báo, thì các nhà nghiên cứu Đài Loan « nhân chuyến đi tìm hiểu thực tế có thể thu thập được ngay các thông tin về những vấn đề như việc vận chuyển đi và đến khu vực này, duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ hệ sinh thái Biển Đông ».

Chuyến thăm Trường Sa được thực hiện trong lúc báo chí Đài Loan cho biết chính phủ Đài Bắc dự định nối dài đường băng trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất tại quần đảo Trường Sa, cách Đài Loan đến 860 hải lý.

Đảo Ba Bình có tên quốc tế là Itu Aba, dài 1.470 m và rộng 500 m, tổng diện tích 43,2 hecta. Pháp nhận đảo Ba Bình năm 1887 và đến năm 1933, nhân danh bảo hộ Việt Nam, đã đưa quân ra đảo và thiết lập một đài quan trắc khí tượng. Trong Đệ nhị Thế chiến, quân Nhật chiếm đảo làm căn cứ tàu ngầm. Đầu năm 1947, lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân Nhật, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lúc đó đưa quân chiếm đảo. Sau khi mất đại lục vào tay phe cộng sản năm 1949, Đài Loan rút khỏi Ba Bình năm 1950 nhưng đến năm 1956 quay lại chiếm giữ cho đến nay.

Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei đều đòi hỏi chủ quyền trên một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, được cho là có nhiều tiềm năng dầu khí. Trừ Brunei, các quốc gia còn lại đều có quân đóng trên các hòn đảo ở Trường Sa. Tình hình gần đây thêm căng thẳng tại Biển Đông với xung đột giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough.

Tại Đài Loan, những lời kêu gọi tăng cường sức mạnh quốc phòng ở Trường Sa đang tăng lên, đòi đưa thêm quân và phương tiện quân sự vào khu vực. Hồi tháng Năm, lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết số lượng tàu Việt Nam « thâm nhập » năm ngoái là 106, so với năm trước đó chỉ có 42 tàu.

tags: Biển Đông - Châu Á - Trường Sa - Đài Loan 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120716-mot-nhom-hoc-gia-dai-loan-den-dao-ba-binh-o-truong-sa

« Đinh tặc » tại Vòng đua nước Pháp ?

Một cua-rơ bị té xe
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 
 
Những chiếc đinh rải trên đoạn đường chặng đua thứ 14 của Vòng đua xe đạp nước Pháp (Tour de France) năm nay đã gây ra một loạt các vụ bể bánh, té xe, làm cho một cua-rơ bị thương. Ban điều hành hôm qua đã quyết định đưa đơn kiện, và hôm nay 16/07/2012 các nhà điều tra bắt đầu nghiên cứu hình ảnh trên truyền hình và video nghiệp dư để tìm kiếm thủ phạm.

Viện Công tố Foix (vùng Ariège) tối qua đã mở điều tra sơ bộ về tội « phá hoại và gây nguy hiểm đến tính mạng người khác », giao vụ này cho hiến binh Toulouse. Các nhà điều tra đã liên lạc với ban tổ chức để được giao lại các băng ghi hình. Những cây đinh thu thập được trên đường cũng được thu giữ, tuy nhiên do chuyền tay qua nhiều người nên khó lấy được các dấu vết có thể khai thác. Hơn ba chục cua-rơ nạn nhân cũng sẽ được lấy lời khai.

Theo các thông tin ban đầu, thì những cây đinh này được rải ở đoạn trước khi lên đỉnh đèo Péguère, và ở đoạn đổ dốc về hướng Foix. Hậu quả là hôm qua đã có 61 vụ bể bánh xe, nhiều cua-rơ bị té gây ra cảnh hỗn loạn. Tay đua Úc Cadel Evans, người chiến thắng trong Vòng đua nước Pháp 2011, đã bị bể bánh để ba lần trong đoạn đường chỉ vài cây số. Riêng cua rơ người Croatia, Robert Kiserlovski bị té khá nặng, gãy xương đòn gánh nên phải bỏ cuộc.

Tay đua Thibaut Pinot của đội FDJ-BigMat trẻ nhất đoàn đua kể lại : « Tôi bị dính một cây đinh ngay trên đỉnh đèo, và khi đổ dốc thì thấy nhiều cua-rơ khác bị bể bánh, té la liệt khắp nơi ». Giám đốc thể thao của đội BMC, ông John Lelangue tức giận : « Còn hơn là tội phạm hình sự nữa ! Các cua-rơ khi đổ dốc với tốc độ 70-80 km/giờ đã chịu rất nhiều rủi ro rồi ». Ông nhấn mạnh như thế, khi đưa cho các nhà báo xem các cây đinh mũ tìm thấy trong bánh xe hơi của ông. Theo ông Lelangue, thì : « Vòng đua nước Pháp vốn là một ngày hội, một cuộc trình diễn mở rộng cho tất cả mọi người. Rải đinh như thế là hooligan, là tội ác ».

tags: Pháp - Thể thao - Đua xe đạp 
http://www.viet.rfi.fr/phap/20120716-%C2%AB-dinh-tac-%C2%BB-tai-vong-dua-nuoc-phap
 

Hàn Quốc đòi Bắc Triều Tiên trả nợ

Tượng Kim Il Sung và Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 
 
Ngày 16/07/2012 Hàn Quốc phàn nàn việc Bắc Triều Tiên vẫn im lặng trước đòi hỏi phải trả đợt đầu món nợ 720 triệu đô la. Trong khi đó Bình Nhưỡng lên án Seoul và Washington sử dụng những người Bắc Triều Tiên đã đào thoát cho nhiệm vụ phá hủy các tượng đài lãnh tụ.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc phụ trách các vấn đề liên Triều, cho biết Bắc Triều Tiên vẫn không trả lời yêu cầu thanh toán nợ của Seoul. Phát ngôn viên Kim Hyung Suk của bộ này nói : « Đây là sự vi phạm hiệp ước giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, chính phủ chúng tôi rất lấy làm tiếc ».

Dưới thời chính phủ cánh tả trước đây, Hàn Quốc đã cung cấp cho Bắc Triều Tiên khoảng 2,6 triệu tấn thực phẩm trị giá 720 triệu đô la, được cho chi trả làm 6 lần trong vòng từ năm 2000 đến 2007. Số thực phẩm này được viện trợ dưới dạng cho vay với lãi suất rất thấp, được trả trong vòng 20 năm. Bên cạnh đó Hàn Quốc còn cho Bắc Triều Tiên mượn thiết bị và vật liệu trị giá 140 triệu đô la dùng cho đường sắt, đường bộ, và 88 triệu đô la để phát triển công nghiệp nhẹ và khai thác tài nguyên.

Hồi tháng Năm, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã gởi hóa đơn thanh toán cho đợt đầu, tính cả lãi là 5,83 triệu đô la, phải trả vào ngày 7/6. Không nhận được hồi âm, hôm nay Seoul đã lại phải gởi thêm một văn bản mới. Ông Kim Hyung Suk cho biết Seoul có thể tuyên bố trước cộng đồng quốc tế là Bình Nhưỡng mất khả năng chi trả, nhưng hiện Hàn Quốc chưa muốn làm điều này.

Phía Bắc Triều Tiên lên án Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã sử dụng những người tị nạn miền Bắc vào âm mưu phản loạn, nhằm phá hủy các tượng đài lãnh tụ. Báo chí chính thức Bắc Triều Tiên đăng thông báo cho biết một số « kẻ phản bội », trong đó có những người Bắc Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc, gần đây đã bị bắt vì dính líu vào các âm mưu trên.

Ủy ban vì hòa bình thống nhất tổ quốc, cơ quan phụ trách vấn đề liên Triều của Bình Nhưỡng cho rằng Seoul đã giúp những người tị nạn ẩn trốn và xâm nhập vào Bắc Triều Tiên, và đương nhiên Hoa Kỳ cũng tham gia tích cực vào mưu đồ làm tổn thương đến danh dự các lãnh tụ miền Bắc.

Từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt đến nay, đã có hơn 23.500 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc. Họ bị Bình Nhưỡng coi là « cặn bã của nhân loại », những kẻ đã phản bội tổ quốc.

Với chính sách tôn sùng lãnh tụ, có vô số bức tượng, đài kỷ niệm Kim Il Sung và Kim Jong Il đã được dựng lên trên khắp đất nước Bắc Triều Tiên. Các khẩu hiệu ca ngợi lãnh tụ cũng được khắc trên hàng trăm tảng đá và vách núi. Hồi tháng Hai nhân sinh nhật Kim Jong Il, một tác phẩm điêu khắc rộng đến 120 m trên một vách đá thiên nhiên đã được khánh thành và tháng Tư, hai bức tượng khổng lồ của Kim Il Sung và Kim Jong Il cũng đã được khai trương tại Bình Nhưỡng.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Chính trị - Hàn Quốc - Theo dòng thời sự 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120716-han-quoc-doi-tra-no-bac-trieu-tien-len-an-muu-toan-pha-tuong-lanh-tu
 

Thủ đô Damas trong tình trạng chiến tranh

Tadamoun, ngoại ô Damas ngày 15/07/12
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 
 
Thủ đô Syria đang là nơi diễn ra các cuộc xung đột dữ dội liên tiếp từ hai ngày qua, giữa lực lượng nổi dậy và quân chính phủ dưới quyền chỉ huy của Maher Al Assad, em trai Tổng thống Bachar Al Assad. Ngoại trưởng Nga cho rằng hy vọng thuyết phục ông Assad rời bỏ quyền lực là « không thực tế ».

Quân chính phủ đã tung ra một đợt tấn công mạnh mẽ chưa từng thấy nhằm tái chiếm các khu vực ngoại ô phía nam, phía tây và phía đông thủ đô Damas. Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền tại Syria (OSDH) thì các trận chiến hôm nay lần đầu tiên đã diễn ra tại khu Midane nằm gần trung tâm thủ đô, và lực lượng tăng viện cùng với quân xa của chế độ đã được gởi đến. Một kháng chiến quân khẳng định với AFP : « Ngày 15/7 đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cách mạng tại Syria ».

Cho đến nay, thủ đô Damas vẫn vô cùng an ninh, hầu hết đặt dưới sự kiểm soát của sư đoàn số 4 thuộc Đệ nhất binh đoàn, do Maher Al Assad chỉ huy. Nay thì ngoài Midane, các trận đánh còn diễn ra ở các vùng ngoại ô khác của Damas như Tadamoun, Kafar Soussé, Jobar, Qadam, Nahr Aiché và Al Aassali. Phe đối lập hôm qua khẳng định : « Cách mạng đã lan rộng và gọng kềm đang siết lại tại khu vực mà chế độ ngỡ rằng tránh được sự phẫn nộ của nhân dân ». Nhật báo thân chính phủ Al Watan thì chạy tựa : « Các người không bao giờ chiếm nổi Damas ». 

Về phía Hội Hồng thập tự Quốc tế (CICR) thì cho rằng các trận đánh ở Syria là nội chiến, và nhấn mạnh tất cả các bên cần tuân thủ các luật lệ quốc tế về mặt nhân đạo.

Trước tình hình bạo lực kéo dài từ 16 tháng qua làm cho hơn 17.000 người chết, Maroc hôm nay đã trục xuất đại sứ Syria tại Rabat, yêu cầu phải rời khỏi vương quốc. Damas nhanh chóng trả đũa bằng cách tuyên bố trục xuất đại sứ Maroc, mà trên thực tế đã rời Syria từ nhiều tháng qua.

Còn tại Matxcơva, Ngoại trưởng Serguei Lavrov hôm nay tuyên bố, hy vọng Nga thuyết phục được ông Assad rời bỏ quyền lực là « không thực tế ». Ông Lavrov nói : « Tổng thống Assad sẽ không ra đi, không phải vì chúng tôi hỗ trợ ông ấy, mà đơn giản là vì một bộ phận đáng kể nhân dân Syria ủng hộ ông ».
Ngoại trưởng Nga còn lên án phương Tây làm « săng-ta » để buộc Matxcơva chấp nhận việc trừng phạt chế độ Damas của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nếu không thì sẽ « từ chối gia hạn nhiệm kỳ của đoàn quan sát viên ».

Tuyên bố này được đưa ra trong khi tối nay Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp đặc sứ Liên Hiệp Quốc Kofi Annan để nhấn mạnh là « Nga ủng hộ kế hoạch hòa bình của ông Annan » - mà đến nay không hề được tôn trọng.

tags: Quốc tế - Syria - Trung Cận Đông 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120716-thu-do-damas-trong-tinh-trang-chien-tranh
 

Nhật Bản : Hàng trăm ngàn người biểu tình chống năng lượng nguyên tử

Biểu tình chống năng lượng nguyên tử tại Tokyo ngày 16/07/12
Bài đăng : Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 18 Tháng Bẩy 2012 
 
Mười sáu tháng sau thảm họa Fukushima, hàng trăm ngàn người Nhật trưa ngày 16/07/2012 biểu tình tại Tokyo để đòi ngưng khai thác năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản.

Các nhà tổ chức khẳng định có đến 170.000 người tập hợp gần công viên Yoyogi, nằm ở phía tây nam thủ đô, cao hơn nhiều so với kỳ vọng là 100.000 người như mong đợi. Về phía cảnh sát hiện chưa đưa ra con số cụ thể những người biểu tình.

« Không cần có điện nguyên tử ! Hãy trả lại cho chúng tôi vùng Fukushima ! ». Những người biểu tình hô vang các khẩu hiệu, cầm cờ nhiều màu sắc của địa phương mình và các yêu sách.

Những người phản kháng đến từ khắp mọi miền của nước Nhật : không chỉ có vùng Tohoku (đông bắc) của Fukushima, mà còn từ đảo Kyushu ở miền nam, Hokkaido ở miền bắc, Shikoku (đông nam), Kansai (thuộc đảo chính Honshu). Một người về hưu đến từ vùng Shiga (miền trung) cho biết : « Tôi muốn chuyển giao một nước Nhật sạch về sinh thái cho con cháu tôi ».

Các gian hàng của vùng miền, những bài hát xen kẽ với các phát biểu tại nhiều điểm của khu vực tập hợp - các nhà tổ chức muốn mang lại khung cảnh lễ hội cho hoạt động này, trong lúc các cuộc biểu tình chống năng lượng nguyên tử từ nhiều tháng qua có vẻ ngày càng lan rộng.

Hiện nay tại Nhật Bản chỉ có một lò phản ứng nguyên tử duy nhất hoạt động, nhưng các công ty điện lực muốn tái khởi động thêm nhiều lò nữa, cho dù người dân đang rất lo ngại.

tags: Nguyên tử - Nhật Bản - Theo dòng thời sự 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120716-nhat-ban-hang-tram-ngan-nguoi-bieu-tinh-chong-nang-luong-nguyen-tu
 

dimanche 15 juillet 2012

Đoàn tàu đánh cá hùng hậu của Trung Quốc đã đến đảo Đá Chữ Thập ở Trường Sa


Tàu giặc đã đến Trường Sa (Ảnh Tân Hoa Xã)
(AFP) Một đoàn tàu đánh cá hùng hậu chưa từng thấy của Trung Quốc đã đến quần đảo tranh chấp Trường Sa tại Biển Đông chiều Chủ nhật 15/07/2012, trong lúc căng thẳng tại khu vực này đang tăng cao. Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết như trên.

Đoàn tàu gồm 30 chiếc đã đến đảo Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử (Yongshu) vào chiều nay, sau khi khởi hành hôm thứ Năm 11/7 từ Hải Nam. Đá Chữ Thập là một đảo san hô có chiều cao chưa đến 1m so với mặt biển, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đã cho xây dựng cầu cảng, đặt trạm radar, pháo chống hạm tại đây.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc thường xuyên đến khu vực Trường Sa, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, viện vào lý do lịch sử. Nhưng theo Tân Hoa Xã, thì đoàn tàu vừa đến là hùng hậu chưa từng thấy từ trước đến nay xuất phát từ Hải Nam.

Tàu đánh cá TQ ngang nhiên đến Trường Sa vơ vét hải sản (Ảnh Tân Hoa Xã)
Trong đoàn có một tàu cung ứng trọng tải 3.000 tấn, và một tàu tuần dương làm nhiệm vụ bảo vệ cả đoàn. Đội tàu hùng hậu này sẽ ở lại Trường Sa từ 5 đến 10 ngày để đánh cá.

Đoàn tàu khổng lồ này đến Trường Sa sau khi sáng sớm nay Trung Quốc đã trục được chiếc tàu hải quân bị mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết, mà Philippines gọi là Hasa Hasa, ở Trường Sa. Trong một nỗ lực hòa hoãn, Philippines cho biết sẽ không kháng nghị vì đánh giá đây là một tai nạn, chứ không phải cố tình xâm phạm khu vực mà Manila cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông. Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc ngày càng hung hăng, chẳng hạn quấy nhiễu ngư dân, và dùng thủ đoạn mua chuộc về ngoại giao. Chẳng hạn như trong hội nghị thường niên ASEAN vừa kết thúc hôm thứ Sáu 13/7, nước chủ nhà Cam Bốt đã trắng trợn ngả theo Bắc Kinh, khiến hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung.

Nông dân Văn Giang bị hành hung tố cáo thủ phạm là người của Ecopark

Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 
 
Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay 15/07/2012, công an huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã khởi tố vụ án khoảng 20 tên côn đồ dùng hung khí đuổi đánh dã man một số nông dân tại Văn Giang, làm cho ba người bị trọng thương hôm 12/7. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, các nạn nhân khẳng định những kẻ hành hung là người được Ecopark thuê canh giữ máy móc tại khu đất cưỡng chế của dân.

Chiều 12/7, sáu người dân xã Xuân Quang huyện Văn Giang ra gần khu vực cánh đồng đã bị cưỡng chế cách đây hai tháng để lấy đất cho dự án địa ốc của Ecopark, thì bị một nhóm khoảng hai chục thanh niên đuổi đánh. Họ bỏ chạy nhưng nhóm côn đồ này đã vào tận các nhà dân để truy đuổi, dùng gậy gộc, vỏ chai bia đánh đập dã man khiến ba người bị trọng thương.

Đến hôm nay, hai người bị thương là các ông Đàm Văn Đồng, Đàm Văn Nghiệp đã xuất viện, chỉ còn cụ Lê Thạch Bàn 73 tuổi vẫn đang được điều trị tại bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ chẩn đoán là bị chấn thương sọ não.

Báo chí Việt Nam cho biết, cơ quan cánh sát điều tra Công an huyện Văn Giang hôm 13/7 đã khởi tố vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” tại thôn 1, xã Xuân Quan huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 14/7, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), chủ đầu tư dự án Ecopark đã có công văn gởi công an và chính quyền địa phương khẳng định không liên quan đến vụ hành hung trên, đề nghị điều tra làm rõ.

Nhưng các nạn nhân bị hành hung khi trao đổi với RFI Việt ngữ qua điện thoại đã khẳng định, bọn côn đồ trên đây là những người được Ecopark thuê mướn bảo vệ cánh đồng đã cưỡng chiếm.

Ông Lê Văn Dũng ở xã Xuân Quan, một trong sáu người dân bị rượt đánh nhưng may mắn chạy thoát, cho biết :
Ông Lê Văn Dũng - Văn Giang
 
15/07/2012
by Thụy My
 
 
 « Sự việc hành hung hôm vừa rồi là mấy anh em chúng tôi ra ngoài đó thăm đồng, thì phát hiện có hiện tượng là chúng nó đuổi theo. Chúng tôi chạy về làng thì họ xông thẳng vào trong làng đánh chúng tôi. Đây là cái bọn trông nom máy xúc, máy ủi ở khu Ecopark đang thi công, cái công ty đang san mặt bằng đấy.

Họ đuổi chúng tôi chạy về trong làng, thì họ xông vào tận trong làng đánh. Lúc đó là tầm bốn rưỡi, năm giờ chiều, người ta đi làm hết chả có ai cả. Họ toàn dùng gậy gộc để đánh, còn chúng tôi đi thăm đồng nên tay không, chả có gì cả.

Hôm đó có tôi với hai anh em ông Đồng, ông Nghiệp thì ông Đồng bị chúng nó đánh. Đã đánh rồi, người ta chạy được vào trong nhà dân để trú, chúng nó lại tiếp tục xông vào trong nhà dân nó đánh. Ngay đêm đó thì ông Đồng, ông Nghiệp (từ bệnh viện) về tự điều trị tiếp, còn hiện nay cụ Bàn vẫn đang ở bệnh viện chưa về.

Công an đến gặp chúng tôi thì chúng tôi chỉ trình bày là gần hai mươi thằng nó đuổi thì làm sao chạy được kịp. Thôi thì thoát thân là tốt rồi, chứ làm sao biết mặt mũi thằng nào được ! Trong dân thì bà con hiện nay đi ra đường người ta sợ, bởi vì chúng nó cứ rình mò chúng nó đánh. Chúng tôi giữ các tang vật, trong đó có cái mũ bảo hiểm bị dập này, và các vỏ chai bia, với một số gậy gộc và những vết máu dính vào áo của các bác bị chúng nó đánh, để làm tang chứng sau này ».


Còn ông Đàm Văn Đồng, bị thương ở đầu phải may 10 mũi, và ở cánh tay, kể lại sự việc :


Ông Đàm Văn Đồng - Văn Giang
 
15/07/2012
by Thụy My
 
 
« Nói chung là hôm đó thì sáu anh chị em chúng tôi vào trong khu vực cánh đồng mà bị chính quyền địa phương cưỡng chế ngày 24/4 vừa rồi để xem, theo dõi trong khu vực mà chúng tôi đã rào lại, trồng cây rồi bị họ phá. Khoảng năm phút thì chúng tôi phát hiện ra những kẻ côn đồ bảo vệ cho những máy móc đang san lấp mặt bằng mà xã lấy của chúng tôi, họ cầm gậy gộc đuổi theo. 

Họ phang, đánh chúng tôi tới tấp. Vũ khí thì chúng tôi không nhìn thấy nhưng mà toàn bằng gậy và chai bia. Sau khi tôi với ông Nghiệp vùng ra được nhà dân cạnh đấy, thì tôi chạy được sang nhà thứ hai, còn ông Nghiệp bị chúng nó đánh, bị choáng, gục rồi thì chúng nó tiếp tục đánh lần hai, thì ông Nghiệp bị thương, bị đánh rất đau. 

Người dân đưa chúng tôi đi sơ cứu ở bệnh viện Sông Hồng, Gia Lâm, Hà Nội, và sau đó chuyển đi Việt Đức cấp cứu, thì vì lý do quá tải nên lại chuyển chúng tôi về địa phương. Đến hiện tại thì bản thân ông Nghiệp sức yếu lắm. Còn tôi thì bị một nhát chém vào đầu cũng sâu, và một bên cánh tay phải bị rất là nặng, vì gậy với chai bia đập. Cụ Bàn thì đến khi sang viện mới biết lúc cụ bị đánh là đang ngồi ở trong nhà, thì chúng nó xông vào tận trong nhà dân chúng nó đánh cụ. Hiện nay cụ vẫn chưa được tỉnh lắm, vẫn đang nằm ở bệnh viện Việt Đức.

Tôi cũng chưa biết có khởi tố hay chưa. Công an huyện Văn Giang thì có làm việc với tôi vài lần rồi. Tôi cũng có một cái đơn đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra phải xác minh những kẻ hành hung chúng tôi. Bọn côn đồ này được nhà đầu tư thuê ở đâu đến để bảo vệ những máy móc đang san gạt diện tích mà Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên giao cho nhà đầu tư Ecopark đấy. Vì tất cả bọn này làm lều ở tại cái đất dự án Ecopark thuê san lấp mặt bằng.

Nó vào tận làng hành hung dân như thế thì cái tâm tư nhân dân hiện nay là rất hoảng loạn. Đi ra đường bây giờ là không biết người xấu, người tốt như thế nào ! »

Xin rất cảm ơn các ông Lê Văn Dũng và Đàm Văn Đồng, ở xã Xuân Quan huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

tags: Pháp luật - Văn Giang - Việt Nam - Xã hội 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120715-nong-dan-van-giang-bi-hanh-hung-to-cao-thu-pham-la-nguoi-cua-ecopark
 

Đảng cựu hữu Pháp sẽ kiện ca sĩ Madonna vì tội phỉ báng

Madonna tại Stade de France tối 14/07/2012.
Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 
 
Đảng cựu hữu Pháp Mặt trận Quốc gia hôm nay 15/07/2012 loan báo sẽ đưa đơn kiện nữ ca sĩ Madonna về tội « phỉ báng ». Đó là vì trong buổi trình diễn của Madonna tại Pháp hôm qua có chiếu một video clip, trong đó hình ảnh chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia là Marine Le Pen xuất hiện với một chữ thập ngoặc trên trán.

Phó chủ tịch đảng này là Florian Philippot cho AFP biết, đơn kiện sẽ được nộp trong tuần tới, nhấn mạnh là « không thể chấp nhận được sự bêu riếu đó. Bà Marine Le Pen sẽ bảo vệ danh dự của chính mình cũng như của các đảng viên, cảm tình viên và hàng ngàn cử tri của đảng Mặt trận Quốc gia ».
Ông Philippot cho rằng việc chiếu đoạn video này là « một sự khiêu khích mới trong vòng lưu diễn thế giới của Madonna, nhằm thu hút sự chú ý. Vòng trình diễn này đã thất bại, sân vận động Stade de France hôm thứ Bảy còn nhiều chỗ trống ».

Trong buổi trình diễn tối qua của Madonna tại Stade de France ở gần Paris, đến bài hát « Nobody knows me », trên sân khấu đã chiếu một đoạn video cho thấy khuôn mặt của ngôi sao ca nhạc Mỹ, trộn lẫn với chân dung nhiều nhân vật nổi tiếng như Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16 hay cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Hình ảnh bà Marine Le Pen hiện ra trong vài giây, trước một nhân vật trông rất giống Adolf Hitler. Đám đông đã reo hò trước hình ảnh này.

Cách đây mấy hôm, khi Madonna khởi đầu vòng lưu diễn tại Tel Aviv ngày 31/5, chủ tịch đảng cực hữu Pháp đã cảnh báo là nếu ngôi sao ca nhạc này « làm như thế tại Pháp, thì chúng tôi sẽ đáp trả ngay khi có dịp ». 

Sau buổi trình diễn tại Stade de France, « Material Girl » sẽ tiếp tục biểu diễn tại Nice, thuộc vùng Côte d’Azur của Pháp ngày 21/8 tới. Trong vòng lưu diễn thế giới lần thứ 9, nữ ca sĩ Madonna - sẽ mừng sinh nhật thứ 54 trong tháng tới - trình diễn trên 80 buổi tại khoảng ba mươi nước tại Cận Đông, châu Âu và châu Mỹ. Vòng lưu diễn « MDNA Tour » sẽ kết thúc vào đầu năm 2013 tại Úc, nơi ngôi sao ca nhạc này chưa đặt chân đến kể từ 20 năm qua.

tags: Âm nhạc - Chính trị - Pháp - Văn hóa 
http://www.viet.rfi.fr/phap/20120715-dang-cuu-huu-phap-se-kien-ca-si-madonna-vi-toi-phi-bang
 

Nhân hội nghị thế giới về SIDA : Hy vọng khống chế được nạn dịch thế kỷ

Pa-nô kỷ niệm 30 phát hiện SIDA tại Washington.
Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 
 
Một tuần trước hội nghị quốc tế về SIDA lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 22/07/2012, các viên chức y tế và các nhà nghiên cứu tỏ ra lạc quan về khả năng chấm dứt được nạn dịch thế kỷ, nhờ số lượng phong phú các biện pháp điều trị hiện nay, cho dù chưa thể nói đến việc chữa lành bệnh.

Đây là lần đầu tiên kể từ 1990 đến nay, hội nghị tổ chức một năm hai lần này được tiến hành tại Hoa Kỳ, quốc gia trong gần 20 năm qua vẫn cấm những người bị nhiễm HIV nhập cảnh vào đất Mỹ. Lệnh cấm trên đã được Quốc hội bãi bỏ năm 2008, và Tổng thống Barack Obama chuẩn y vào năm 2009.

« Đảo lộn xu hướng của đại dịch, nhằm đạt đến một thế hệ được giải phóng khỏi bệnh SIDA », đó là chủ đề chính của hội nghị AIDS 2012 sẽ diễn ra từ 22 đến 27/07/2012. Có đến 25.000 người tham dự, gồm các nhân vật chính trị, nghệ sĩ, nhà khoa học và những người đấu tranh chống SIDA. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và vợ là đương kim Ngoại trưởng Mỹ Hillary, ca sĩ Elton John, tỉ phú Bill Gates sẽ tham gia hội thảo.

Giáo sư bác sĩ Diane Havlir, đại học California tại San Francisco, đồng chủ tịch hội nghị AIDS 2012 tuyên bố trước báo chí : « Lần đầu tiên chúng tôi nghĩ rằng có thể loan báo là chúng ta đang ở giai đoạn đầu của việc kết thúc nạn dịch SIDA ». 

Cùng một tâm trạng lạc quan, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm (NIAID) cho biết : « Chúng tôi thực sự nhận thấy là có thể tác động lên việc nhiễm bệnh, và thay đổi đường đi của nạn dịch này…cho dù chưa thể chữa lành » bệnh SIDA. Nhà virus học đặt hy vọng vào các kết quả thực nghiệm mới đây cho thấy các loại thuốc trị SIDA cũng cho phép làm giảm mạnh nguy cơ lây nhiễm cho những người lành, chứ không chỉ kiểm soát virus nơi những người đã nhiễm bệnh.
Đối với bác sĩ Gottfried Hirnschall, phụ trách hồ sơ SIDA của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì « điều này có lẽ sẽ là trung tâm của các cuộc thảo luận tại hội nghị ».

American Foundation for AIDS research (AmfaR), đơn vị tổ chức hội nghị đã chuẩn bị một chương trình gala để vinh danh Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft và đồng chủ tịch quỹ này về tầm nhìn của ông trong cuộc đấu tranh chống nạn dịch SIDA. Các nghệ sĩ Sean Penn, Sharon Stone và nữ ca sĩ nhạc thính phòng Jessye Norman sẽ tham gia chương trình. Các nhà tổ chức cũng nhấn mạnh đến sự hiện diện của nhà khoa học Pháp Françoise Barre-Sinoussi, đồng giải thưởng Nobel y học nhờ cùng khám phá ra virus HIV với Luc Montagnier.

Mối lo hiện nay là nguồn lực, trong bối cảnh ngân sách eo hẹp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút. Liên Hiệp Quốc đặt ra mục tiêu dành 24 tỉ đô la cho công cuộc chống SIDA, tăng 9 tỉ so với năm 2010. Y sĩ Không biên giới (MSF) cảnh báo : « Ngay cả với các chiến lược và công cụ mới mẻ nhất, việc tấn công và đẩy lùi nạn dịch SIDA sẽ thất bại nếu nguồn lực không được tăng thích ứng, và giảm giá thuốc trị SIDA ».

Y sĩ Không biên giới cung cấp thuốc trị SIDA cho hơn 220.000 người tại 23 nước, đa số là tại châu Phi. Nhìn chung, hiện có 6,65 triệu người trên thế giới đang được điều trị. Người ta ước tính hiện nay có 34 triệu người bị nhiễm HIV, trong đó có 3,4 triệu trẻ em. Từ đầu nạn dịch đến nay, SIDA đã làm cho 30 triệu người chết, và mỗi năm có 1,8 triệu người tử vong.

tags: Khoa học - Sức khỏe / Y tế - Theo dòng thời sự 
http://www.viet.rfi.fr/cong-dong/20120715-nhan-hoi-nghi-the-gioi-ve-sida-hy-vong-khong-che-duoc-nan-dich-the-ky
 

Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc

Tàu hải giám TQ tiến gần Senkaku
Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 
 
Hôm nay 15/07/2012 Nhật Bản đã cho triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước để tham vấn. Sự kiện này cho thấy tình hình đang căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á, liên quan đến việc tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông. 
 
Theo hãng thông tấn Jiji Press, đại sứ Nhật tại Bắc Kinh, Uichiro Niwa đã được triệu hồi về Tokyo để thảo luận với Ngoại trưởng Koichiro Gemba về các diễn biến mới nhất của việc tranh chấp.

Hãng tin Kyodo News dẫn lời đại sứ Niwa cho biết, hiện ông chưa quyết định được bao giờ sẽ quay về Bắc Kinh, nhưng ông nghĩ rằng có thể sẽ trở lại sau khi hoàn tất việc thảo luận. Còn Ngoại trưởng Gemba, theo báo chí Nhật, thì đính chính tin triệu hồi đại sứ để phản đối Trung Quốc, nhấn mạnh rằng ông Niwa về nước là để tham vấn.

Tuần qua, Nhật Bản đã hai lần khiếu nại Trung Quốc về việc Bắc Kinh cho các tàu của mình đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được xem là giàu tài nguyên dầu khí, mà cả hai nước đều khẳng định chủ quyền. Tokyo cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối ngay sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập đầu tiên.

Trong khi đó, Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Tokyo định mua lại các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, từ tay một gia đình được chính phủ Nhật công nhận là sở hữu chủ hợp pháp.

Cho dù ràng buộc hết sức chặt chẽ về mặt thương mại, nhưng quan hệ Nhật – Trung thường xuyên căng thẳng, đặc biệt là do tranh chấp lãnh hải và thời kỳ Nhật chiếm đóng châu Á trước đây. Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng to tiếng yêu sách lãnh hải, cho dù nằm rất xa bờ biển của mình, và tăng cường năng lực kinh tế lẫn quân sự.

tags: Châu Á - Chủ quyền - Ngoại giao - Nhật Bản - Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120715-nhat-ban-trieu-hoi-dai-su-tai-trung-quoc 
 

Philippines ngừng phản đối sau khi tàu Trung Quốc rời khỏi Trường Sa

Bài đăng : Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 15 Tháng Bẩy 2012 
 
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm nay 15/07/2012 tuyên bố sẽ không tiến hành thủ tục phản đối về mặt ngoại giao, sau khi một chiến hạm Trung Quốc đã được kéo lên tại khu vực bãi Trăng Khuyết tại quần đảo Trường Sa, do bị mắc cạn trong bốn ngày qua.  
 
Theo Ngoại trưởng Philippines thì vụ chiếc tàu hải quân Trung Quốc bị mắc cạn tuần qua tại bãi Trăng Khuyết thuộc Trường Sa, mà Philippines gọi là Hasa Hasa, có vẻ là một tai nạn. Ông nói : « Chúng tôi không tin rằng sự hiện diện của chiếc tàu này tại vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi là có dụng ý xấu », và cho biết có thể sẽ không kháng nghị về mặt ngoại giao.

Chiến hạm này được cho là đang thực hiện một « cuộc tuần tra thường lệ », khi bị mắc cạn hôm thứ Tư 11/7 tại bãi Trăng Khuyết. Bãi này cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý về phía tây, được Manila cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong khi đó Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền tại bãi Trăng Khuyết, được Việt Nam xếp vào cụm đảo Bình Nguyên, thuộc quần đảo Trường Sa.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila loan báo chiếc tàu hải quân trên đã được « trục vớt thành công » trước hừng đông hôm nay. Ngoại trưởng Philippines nói rằng ông đã được thông báo là chiến hạm này đang trên đường quay về Trung Quốc, và ngỏ lời chúc thủy thủ đoàn trở về bình yên.

Trong nỗ lực làm hòa dịu, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm nay nói rằng những người điều khiển chiếc tàu hải quân Trung Quốc có lẽ không nhìn thấy đá ngầm, chứ không có ý định xâm nhập lãnh hải.

Vấn đề chủ quyền tại Trường Sa luôn gây căng thẳng giữa các quốc gia liên quan, và mới đây Philippines cũng như Việt Nam đã lên án thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Việc tranh chấp này cũng là điểm nóng trong hội nghị thường niên các Ngoại trưởng ASEAN tổ chức tại Cam Bốt vừa qua, khi Manila tố cáo thái độ hai mặt và sự trấn áp của Bắc Kinh.

Tranh chấp lãnh hải đã làm chia rẽ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, với việc nước chủ nhà Cam Bốt đã bị Bắc Kinh mua chuộc, khiến hội nghị không ra được một thông cáo chung khi kết thúc.

tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Philippines - Trung Quốc - Trường Sa 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120715-philippines-ngung-phan-doi-sau-khi-tau-trung-quoc-roi-bai-hasa-hasa-o-truong-sa
 

samedi 14 juillet 2012

Lào : Cỗ xe khổng lồ Trung Quốc lắm khi gây ngờ vực và thù ghét


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong ngày 11/07/2012.

(Le Monde) Chính tại một đất nước đang bị ảnh hưởng Trung Quốc đè nặng, mà bà Hillary Clinton đã viếng thăm chớp nhoáng hôm thứ Tư 11/07/2012. Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Lào kể từ chuyến viếng thăm của John Foster Dulles năm 1955, có thể ước lượng tại chỗ quyền lực của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỉ đô la, trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Lào, cùng với Việt Nam và Thái Lan. Từ năm 2011, Trung Quốc đã soán ngôi Việt Nam, tiến lên ngôi vị hàng đầu về đầu tư nước ngoài tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chế độ cộng sản độc đảng lên nắm quyền từ sau chiến thắng của « cách mạng » năm 1975.

Nhưng sự xuất hiện của Trung Quốc, mà Washington không thể không nhận ra, cũng gây ra ngờ vực, thậm chí đôi khi là sự thù địch không che giấu. Điều này cũng minh họa cho sự nhập nhằng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á khác, bị giằng xé giữa sự cần thiết phải giao thương với Bắc Kinh và phản xạ cảnh giác tự nhiên trước sự gần gũi đáng ngại về địa lý.

Tại Lào, Trung Quốc đè nặng lên đôi vai gầy của một quốc gia nằm lọt thỏm bên trong, thưa dân và đa chủng tộc. Ở thủ đô Vientiane, một trí thức không ưa mấy những chú « con trời », đã giễu cợt : « Khi người Tàu đi tiểu trên sông Mêkông, thì chính chúng tôi bị lụt… ». Khá căng đây!

Một trong những dự án lớn gây rất nhiều tranh cãi liên quan đến người Trung Quốc, là việc xây dựng một tuyến đường tàu cao tốc nối liền Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam với Bangkok, chạy xuyên qua Lào. Tuyến đường này cho phép miền tây nam Trung Quốc có thể nhanh chóng nối với Malaysia và Singapore.

Đây là một dự án khổng lồ : phần nằm trên lãnh thổ Lào sẽ được Trung Quốc tài trợ 70%, khoảng 7 tỉ đô la. Tuyến đường này dài 480 km, trong đó có 200 km chạy qua các đường hầm và những cây cầu. Tuy vậy dự án này vào năm 2011 đã bị chính quyền Vientiane hoãn lại vô thời hạn. Có thể giải thích quyết định này qua những đòi hỏi của người Trung Quốc : họ đòi quyền sử dụng hàng trăm mét, thậm chí hàng chục kilomet đất tính từ hai bên đường tàu (trên suốt tuyến đường).

Mục đích của yêu sách này là lấy đất dùng cho nông nghiệp hay bất động sản, một thủ đoạn để thu hồi lại vốn bằng cách bóc lột trên lưng người Lào ! Hơn nữa, công trường xây dựng kéo theo việc hàng ngàn công nhân Trung Quốc tràn ngập vùng ngoại ô Luang Namtha, thủ phủ của một trong những tỉnh nằm gần biên giới.

Tại vùng giáp ranh Trung Quốc, một số nông dân đã biết được số phận đang chờ đợi họ một khi công trình xây dựng bắt đầu : « Tuyến đường sắt chạy ngang qua làng tôi, rồi con đường đằng kia sẽ chạy xuyên qua núi qua một đường hầm ». Bác Kumpan vòng tay diễn tả bao quát con đường nhựa, đồi núi với rừng rậm bao phủ xung quanh : « Nó sẽ đi xuyên qua đây, và chúng tôi sẽ phải di dời ».

Người Lào này là thành viên sắc tộc Khmou (11% dân số Lào), một người đàn ông 66 tuổi nhỏ thó. Ông sống ở Ban Guen, một ngôi làng nhỏ bé nép mình trong một thung lũng, sống bằng nghề làm muối. Kumpan tỏ ra lạc quan : « Người ta nói rằng chúng tôi sẽ được tái định cư ở bên kia, phía sau ngọn núi. Đối với tôi thì như vậy là ổn, cuối cùng tôi cũng được sống cùng gia đình trong một căn nhà chắc chắn… »

Luang Namtha
Tại Luang Namtha, các nhà buôn Trung Quốc đã có mặt đông đảo, làm chủ các cửa hàng trong một phần ngôi chợ nằm gần con đường chính, mang lại cho thành phố phương đông này dáng vẻ của một ngôi làng vùng Viễn Tây. Tại các thành phố trong khu vực, mặt tiền những cửa hiệu đầy những pa-nô chữ Hoa. Thip, một phụ nữ Lào đang coi tivi trong quầy hàng bán áo thun nhỏ bé nói : « Có cả một làn sóng các nhà buôn từ Trung Quốc sang, họ bán hàng điện tử, tivi, máy tính, điện thoại di động. Tôi vẫn chưa bị cạnh tranh nhiều, cho dù nhiều người Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn quần áo made in China ».

Ở khu vực « Tàu » trong chợ, các vị « thiên tử » đang ở đó, hàng chục vị. Trong một dãy các cửa hàng bán dụng cụ điện san sát nhau, ông Liu cho biết mình đến từ Hồ Nam, một tỉnh miền tây Trung Quốc. Với giọng pha thổ âm của quê hương Mao Trạch Đông, một chút ngờ vực trước người khách tò mò, ông ta nói : « Vâng, làm ăn được lắm… »

Vùng này đã bùng nổ công nghiệp cao su, và các công ty Trung Quốc hầu như là độc quyền. Một sự phát triển mà người dân địa phương không mấy ác cảm, cho dù một số chuyên gia lên án sự tham lam của các công ty Trung Quốc : họ buộc người Lào - thường không rành giá cả thị trường - bán mủ cao su cho họ với giá do họ ấn định.

Sen, một phụ nữ người Hmong (8% dân số Lào) 31 tuổi, sở hữu 1.000 cây cao su tại dãy đồi gần đó nói : « Người Trung Quốc đến đây và mua đủ mọi thứ, còn chúng tôi thì mua được hàng hóa Trung Quốc giá rẻ. Họ mang đến sự thịnh vượng ».

Kế hoạch khu vực của chính phủ Lào – theo như chuyên gia Danielle Tan ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) viết, thì nhằm « cố tình ve vãn Trung Quốc để tiết chế sự vượt trội của Thái Lan trong nền kinh tế Lào, và làm đối trọng trước sự lệ thuộc truyền thống về chính trị đối với Việt Nam ». Sự ủng hộ của Hà Nội, đồng minh của cách mạng Pathet Lào trong « cuộc kháng chiến chống Mỹ », mang tính quyết định trong sự sụp đổ của chính phủ Hoàng gia.

Chùa That Luang, nơi lưu giữ một sợi tóc được cho là của Đức Phật.
Tại thủ đô Vientiane, sự bùng nổ hiện diện của người Trung Quốc cũng làm dấy lên những làn sóng. Năm 2007, chính quyền ký hợp đồng với một tổ hợp quy tụ ba công ty Trung Quốc. Các công ty này sẽ xây dựng xung quanh một vùng đất sình lầy gần ngôi chùa nổi tiếng That Luang, biểu tượng của quốc gia, một phức hợp gồm nhà ở sang trọng, thương xá và nhà hàng. Vụ này gây dư luận ầm ĩ ngay cả trong một đất nước không có luật biểu tình - một số khu đất là sở hữu của các cán bộ đảng. Hậu quả là năm 2009 chính phủ đã phải hủy bỏ dự án.

Một doanh nhân Lào tâm sự : « Có những người đã bắt đầu nói rằng một số thành viên trong đảng đang bán rẻ đất nước cho người Tàu ». Một viên chức cao cấp cười ngất, bảo rằng : « Khi nghe nói về một China Town ở Vientiane, người ta chẳng ưa chút nào, chẳng ưa chút nào ! Nhưng chúng tôi sẽ tái thúc đẩy dự án, chỉ đơn giản không gọi nó là China Town nữa mà thôi ! »

vendredi 13 juillet 2012

Giảm lãi suất vay ngân hàng : Doanh nghiệp Việt Nam bớt phần khó khăn

Bài đăng : Thứ sáu 13 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 13 Tháng Bẩy 2012 
 
Vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất của các khoản vay cũ còn tối đa là 15%/tháng, hạn cuối là ngày 15/07/2012. Chủ trương này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng rất thấp, trong khi các doanh nghiệp đang rất cần vốn, và thời gian qua lãi suất quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không chịu đựng nổi đã phải giải thể.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - Thành phố Hồ Chí Minh
 
13/07/2012
by Thụy My
 
 
RFI : Kính chào tiến sĩ Lê Thẩm Dương. Tiến sĩ đánh giá động thái giảm lãi suất đối với các khoản cho vay cũ về mức trần 15% của các ngân hàng như thế nào ? Chủ trương này được các ngân hàng đang áp dụng ra sao ?

TS Lê Thẩm Dương : Để thực hiện điều hành vĩ mô của Việt Nam, thì buộc phải dùng đến công cụ lãi suất, và suốt từ năm 2011 đến 2012 là phải đưa lãi suất lên rất cao. Sau khi đưa lãi suất lên xong, thì Việt Nam đã đạt được mục tiêu là đẩy CPI (chỉ số giá cả tiêu dùng) xuống, theo kỳ vọng của mình.


Nhưng trong quá trình làm, thì mình thắt tiền tệ vào hơi quá tay, cho nên dẫn tới việc lãi suất cao gây ra hiệu ứng ngược… Kéo vào hơi nặng tay, nên dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp ít nhiều bị đình trệ.

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã hạ lãi suất liên tục và có những kỳ một tháng hạ đến ba lần. Đấy là đối với những khoản vay mới. Nhưng đồng thời chính phủ Việt Nam có nỗ lực là đối với những khoản vay cũ, thì có gia hạn đến ngày 15/07/2012 là hạn chót, các hồ sơ vay cũ - đặc biệt là dài hạn - sẽ được giảm lãi suất còn 15%, vì hồ sơ vay cũ đôi khi là 20%, hoặc 22%. Giảm lãi suất xuống thì lập tức giải quyết được mục tiêu GDP (tổng sản phẩm nội địa), tức là hỗ trợ các doanh nghiệp một cách rất là trực tiếp và thiết thực.

Những ngày qua, trong suốt hai tuần vừa rồi thì các ngân hàng đang lần lượt thực hiện điều đó, trong điều kiện vĩ mô của Nhà nước. Tất nhiên là trong quá trình thực hiện việc này thì cũng có những cái khó.

Cái khó thứ nhất là tại sao lãi suất cao ? Là bởi vì khi đó các ngân hàng nhận vào với lãi suất tiền gửi rất là cao, mà bây giờ bắt phải đưa xuống mức 15%, thì cái thiệt hại đó rơi vào phía ngân hàng không phải là nhỏ. Bởi vì họ nhận cao thì họ cho vay cao, bây giờ ép xuống phải cho vay thấp. Việc chia sẻ lợi nhuận giữa các bên hiện nay, nếu đứng về đạo lý thì rất đúng, nhưng ngân hàng cũng thiệt hại.

Cái thứ hai, việc một số ngân hàng người ta « lách ». Chuyện đó thì cũng có, nhưng thực tế không nhiều. Và đến ngày hôm nay thì cơ bản là các ngân hàng thực hiện điều đó rất tốt. Cho nên nếu làm được như thế thì sẽ dẫn tới kết quả đây là một biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp rất hữu hiệu. Và khi mà doanh nghiệp bật dậy được, thì lúc đó cơ sở để ngân hàng tồn tại cũng xuất hiện. 

Thế nên tôi đánh giá rất cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam. Ngoài động thái giảm lãi suất cho các món vay mới, lại còn trợ giúp bằng lãi suất 15% đối với các món vay cũ. Đồng thời với chính sách thuế, còn kèm theo việc tái cấu trúc các khoản vay, để tạo điều kiện cho người ta vay. Bên cạnh đó là kích thích tiêu dùng để giải quyết tình trạng tồn kho, và giải quyết nợ xấu bằng thị trường mua nợ. Thành ra các nỗ lực của chính phủ là đúng, chỉ vướng là ở khâu thực hiện, thì mình chưa đạt nguyện vọng như mong muốn. Có một độ trễ, nhưng sẽ đạt được thắng lợi.

RFI : Về mặt thực hiện thì tiến sĩ thấy có khả thi không ?

Đứng về mặt khả thi, thì biện pháp này thực chất vẫn là biện pháp hành chính. Mà đã là hành chính thì có hiện tượng là nó sẽ bóp méo quan hệ thị trường. Đã là hành chính thì dứt khoát sẽ dẫn đến việc người ta « lách », vì nó không tuân theo quy luật thị trường - trong khi mình đang vận hành theo thị trường, nên công cụ phải là công cụ thị trường. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì Việt Nam phải dùng đến công cụ hành chính.

Thế nên về tính khả thi, đến giờ phút này có những biện pháp - như biện pháp lãi suất 15% - thì hoàn toàn khả thi. Có những giải pháp khác khả thi 50%, còn những giải pháp, ví dụ như việc mua nợ, thì có thể tính khả thi thấp hơn. Tóm lại như vậy có cái khả thi, có cái không khả thi, hoặc là tính khả thi ít.

RFI : Dạ, tiến sĩ có thể nói rõ hơn một chút về việc mua nợ không ?

Tại Việt Nam hiện nay, cái ách tắc của mình là nợ xấu. Nếu còn nợ xấu thì ngân hàng không dám cho vay, mà còn nợ xấu thì doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện vay. Thế thì cái nút thắt đấy là cục máu đông nằm ở nợ xấu. 

Để giải quyết nợ xấu, cần có nỗ lực của doanh nghiệp và nỗ lực của ngân hàng. Nhưng nếu hai bên nỗ lực tối đa rồi vẫn chưa giải quyết được, thì bây giờ có hai biện pháp khả thi nhất. Một là phải kích cầu tiêu dùng để giải quyết tồn kho, thì nợ xấu sẽ giảm đi. Và biện pháp thứ hai là thiết chế một thị trường mua nợ xấu.

Mua lại nợ xấu thì mình đã có một cái thị trường, nhưng mà nó đang yếu. Cho nên Nhà nước có ý định nhẩy vào can thiệp, bằng cách chính Nhà nước sẽ là người mua cái nợ xấu này, thông qua một công ty mua nợ trực thuộc Nhà nước. Biện pháp này hiện nay còn đang tranh luận rất là quyết liệt. Và nếu như mà thành lập được, thì nó cũng hỗ trợ cho thị trường nói chung.

Nhưng có điều là hiện nay biện pháp này đòi hỏi độ dài. Cho nên đứng về mặt khả thi, thì có thể là nó khả thi trong một độ trễ nhất định, chứ hiện tại thì biện pháp này chưa tỏ ra khả thi trong trạng thái tức thì của nó.

RFI : Thưa tiến sĩ, có vẻ như là việc mua nợ còn mới mẻ đối với Việt Nam ?

Thị trường mua nợ thì có rất lâu rồi, đây là một khái niệm không mới. Nhưng trong vận hành thì nó còn yếu. Cũng giống như thị trường trái phiếu, nó có hiện diện, nhưng mà yếu, còn thiếu kinh nghiệm. Lạ lẫm thì không lạ lẫm lắm, nhưng mà chưa thành thói quen. Chưa thành một thị trường hoàn hảo, ngay từ môi trường luật trở đi, cho đến việc vận hành. Thành ra nếu gọi là mới mẻ thì cũng được.

RFI : Việc giảm lãi suất tiền vay có lẽ là một tin đáng mừng đối với doanh nghiệp, vì không ít đơn vị đã bị chết vì tiền lãi quá cao ?

Thực ra mà nói thì các đơn vị hiện nay, tổng tài sản của họ so với nguồn vốn thì không đến mức nào. Nhưng cái gay go là tài sản ấy được hiện thân bằng cái gì ? Bằng hiện vật. Mà cái gay của các doanh nghiệp bây giờ là tổng tài sản được biểu hiện bằng tiền, mà người ta gọi là dòng tiền - bằng tiền mặt - thì hiện nay là các doanh nghiệp « lâm trận » hết cả. Tất cả đều khó khăn.

Cho nên trong cái trạng thái họ đang thiếu thốn tiền mặt thế này, cộng với chi phí cao, tài sản bằng hiện vật không thoát ra được, việc hạ lãi suất xuống còn 15% cộng với các biện pháp khác nữa - ở đây phải chú ý tính đồng bộ của nó - thì có thể nói các doanh nghiệp đón nhận tin này với một tâm thế rất là phấn khởi. Và lãi suất thời gian qua thực sự cũng là một cản trở gần như là chính yếu, khiến cho các doanh nghiệp bị khó khăn về dòng tiền.

RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.

tags: Kinh tế - Ngân hàng - Phỏng vấn - Tiền tệ - Việt Nam 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120713-giam-lai-suat-vay-ngan-hang-doanh-nghiep-viet-nam-bot-phan-kho-khan
 

jeudi 12 juillet 2012

Pháp muốn tránh xung đột với Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo
Bài đăng : Thứ năm 12 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 12 Tháng Bẩy 2012 
 
« Pháp muốn tránh xung đột với Trung Quốc », đó là tựa đề bài viết của thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh, khi nhận xét về chuyến công du của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius. Hồ sơ Syria và việc mở cửa thị trường các hợp đồng nhà nước là những vấn đề được hai bên đề cập đến.

Chuyến đi thăm Trung Quốc lần đầu kể từ khi nhậm chức của ông Laurent Fabius nhằm kế tục quan hệ đối tác chiến lược Pháp – Trung, nhưng với tân Ngoại trưởng Pháp thì với một cung cách đối thoại mới : Thẳng thắn, tìm kiếm cảm thông và đồng thuận thay vì đối đầu khi có những bất đồng.

Bên cạnh đó, ông Laurent Fabius cũng muốn làm quên đi thời kỳ gai góc hồi tháng Hai, khi đó ông là đặc sứ của ứng cử viên tổng thống François Hollande, đã không được bất kỳ nhân vật nào trong 9 thành viên Bộ Chính trị tiếp và đành phải rút ngắn chuyến đi. Lần này ông đã tiếp xúc hai khuôn mặt quan trọng nhất trong Thường vụ Bộ Chính trị, đó là Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người sẽ kế nhiệm ông này là Lý Khắc Cường, mỗi cuộc hội đàm đều dài hơn dự kiến. Ngoại trưởng Pháp cho rằng Thủ tướng tương lai của Trung Quốc rất « cởi mở » và « sáng suốt » khi được hỏi, ông hình dung ra Trung Quốc như thế nào trong thập kỷ tới.

Ông Laurent Fabius cũng gặp gỡ người đồng nhiệm Dương Khiết Trì và cố vấn Quốc vụ phụ trách đối ngoại Đới Bỉnh Quốc. Là một nhà ngoại giao lão luyện, ông Đới Bỉnh Quốc cam đoan rằng nếu ông biết được, thì ông Fabius đã được tiếp đón tử tế hơn trong chuyến đi trước. Một cách để cho biết là thời kỳ đã qua là do một sự lạc điệu trong nội bộ chứ không phải Bắc Kinh muốn thế.

Cuộc hội đàm với ông Đới Bỉnh Quốc kéo dài hơn so với thời gian dự kiến là 45 phút. Nhiều đề tài nóng bỏng đã được đề cập đến, đặc biệt là hồ sơ Syria. Trong khi Bắc Kinh nêu ra nguyên tắc bất di bất dịch là không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác, thì Paris cố gắng cho thấy vấn đề Syria có ảnh hưởng quốc tế. Chẳng hạn như tác động thấy rõ tại Liban, vụ chiếc chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi, và như thế cần có sự can dự của các cường quốc, trong đó có Trung Quốc. Nhưng theo Le Monde, các lý giải này vẫn chưa thể làm lay chuyển được phía Trung Quốc.

Một đề tài chủ yếu nữa là thâm hụt thương mại : Pháp nhập siêu đến 27,2 tỉ euro từ Trung Quốc trong năm 2011, chiếm 40% tổng thâm hụt. Trong giai đoạn châu Âu đang bị khủng hoảng, ông Fabius chờ đợi phía Trung Quốc « mở cửa một số thị trường hợp đồng nhà nước » nhằm tái cân bằng các trao đổi.

Theo Tân Hoa Xã, thì ngược lại Phó thủ tướng Lý Khắc Cường đã yêu cầu Pháp bãi bỏ các hạn chế trong xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao. Bắc Kinh rất quan tâm đến ngành hàng không và nguyên tử, mà Paris luôn nhắc rằng Pháp nắm toàn bộ công nghệ từ đầu đến cuối. Trung Quốc cho biết rất sẵn sàng trong mọi hình thức hợp tác liên quan đến nhiên liệu nguyên tử.

Le Monde thắc mắc, vì sao trong những cuộc hội đàm kéo dài như vậy với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mà số phận của Patrick Devillers lại không được đề cập đến ? Người kiến trúc sư Pháp có quen biết với vợ chồng ông Bạc Hy Lai đang bị chính quyền Cam Bốt giam cầm từ tháng Sáu cho đến nay theo yêu cầu của Bắc Kinh, trong khi không hề có cáo buộc chính thức nào được đưa ra. Theo phía Pháp thì do không có trong chương trình thảo luận. Có những chủ đề nhạy cảm vì đụng chạm đến bộ máy trung tâm quyền lực Bắc Kinh đang chuẩn bị chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo mới.

Dù vậy, Pháp cũng nói rõ là cần bảo đảm các quyền của công dân nước mình. Hôm thứ Ba, chính quyền Phnom Penh cho biết Bắc Kinh yêu cầu đưa ông Devillers sang Trung Quốc để « giúp đỡ cho cuộc điều tra », và bảo đảm rằng ông sẽ không bị truy tố. Giải pháp này mở ra một lối thoát tránh các rắc rối ngoại giao, và Cam Bốt cho rằng giờ đây tùy ông Patrick Devillers quyết định.

Con gái cố Tổng thống Park Chung Hee ra tranh cử : Thatcher tương lai của Hàn Quốc ?

Cũng liên quan đến châu Á, Le Monde đề cập đến sự kiện bà Park Geun Hye, con gái của cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee (Phác Chính Hy) ra tranh cử tổng thống năm nay. Bà có được sự ủng hộ vững chắc so với các đối thủ, tuy đối với những người cấp tiến và giới trẻ thành thị, bà Park là hiện thân của phe bảo thủ kiên định nhất.

Thông tín viên Le Monde tại Tokyo cho biết, bà Park Geun Hye đã loan báo việc ra ứng cử, khẳng định tham vọng trở thành Tổng thống thay chân ông Lee Myung Bak không thể ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp. Ngày 10/7 tại Seoul, bà long trọng tuyên bố : « Tôi có mặt ở đây hôm nay với quyết tâm hy sinh mọi thứ để biến Hàn Quốc thành một đất nước hạnh phúc, nơi mà mỗi giấc mơ của từng người trở thành hiện thực ».
Nếu chiến thắng, bà Park Geun Hye sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. Bà hứa hẹn « dân chủ hóa nền kinh tế », « tạo các việc làm chất lượng cao » « thiết lập một hệ thống tương trợ xã hội theo kiểu Hàn Quốc ». Bà chỉ trích chính sách của Tổng thống đương nhiệm đối với Bắc Triều Tiên, và bày tỏ mong muốn « chấm dứt thời kỳ ngờ vực, đối đầu và bất định » giữa Seoul và Bình Nhưỡng để « xây dựng một bán đảo Triều Tiên tin cậy và hòa bình ».

Năm nay 60 tuổi, độc thân, nổi tiếng là kín đáo, dân biểu đảng Đại Quốc (GPN) – sau này trở thànhh Saenuri – tại đơn vị Daegu từ năm 1998, bà đã từng ra ứng cử tổng thống năm 2007 và chỉ thua phiếu ông Lee Myung Bak một ít. Việc ra ứng cử năm 2012 sẽ trở thành chính thức ngày 20/8 sau hội nghị sơ bộ của đảng, mà bà đang kiểm soát tuy không phải là chủ tịch, và hiện không có đối thủ. Hiện nay bà Park Geun Hye được đến 40% dân chúng ủng hộ, bỏ xa đối thủ đáng ngại nhất là Ahn Cheol Soo chỉ được có 20%.

Sự mến mộ của dân chúng dành cho bà, đa số là nhờ bà khéo duy trì được những hình ảnh đẹp trong quá khứ. Điều này không đơn giản, vì vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh người cha quá cố của bà. Là cựu sĩ quan trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, ông Park Chung Hee đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1961 và duy trì quyền hành cho đến khi bị ám sát năm 1979. Tuy điều hành đất nước với bàn tay sắt, nhưng cũng nhờ ông mà Hàn Quốc đã cất cánh về kinh tế.

Những người chống đối bà Park Geun Hye mỉa mai : « Để thu hút được sự hỗ trợ của công chúng, bà đã lợi dùng hình ảnh một cô bé mà cha mẹ đều bị ám sát, đơn độc và bị bỏ rơi ». Đối với thế hệ những người trên 50 tuổi, bà được xem như « một cô công chúa đã vượt qua được bi kịch ». Nhưng với giới trẻ thành thị, thì bà Park Geun Hye vẫn là « con gái một nhà độc tài », tiêu biểu cho phe bảo thủ kiên định nhất, như một Thatcher của Hàn Quốc.

Raul Castro và vòng công du các nước đồng minh cũ

Về chuyến công du mới đây của Chủ tịch Cuba, thông tín viên của nhật báo Le Figaro ở La Habana nhận định : « Castro kiếm chác nơi các đồng minh cũ ». Từ Bắc Kinh đến Matxcơva và trước đó vòng qua Hà Nội, vòng công du này có vẻ nặng ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh lạnh.

Tờ báo điểm qua : Trong bốn ngày lưu lại Bắc Kinh, Raul Castro đã gặp gỡ ông Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, đạt được 8 hợp đồng kinh tế được ký kết và các món vay không lãi trong lãnh vực kỹ thuật và y tế. Cả hai chính phủ đều giữ bí mật về con số.

Tiếp đến, ông Raul Castro đến Việt Nam vào đầu tuần. Là đồng minh lịch sử của Cuba, nước sản xuất gạo quan trọng này là đối tác thiết thân đối với một đảo quốc mà thực phẩm chính của người dân là gạo. Sau đó ông đến Matxcơva để hội đàm với Vladimir Putin. Hai người đã đề cập đến việc hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư ; cũng như các dự án chung về năng lượng, giao thông và viễn thông.

Le Figaro nhận xét, chuyến đi của ông Raul Castro diễn ra vào thời điểm La Habana tìm kiếm một con đường đi, sau khi đã cho tự do hóa nền kinh tế vào tháng 9/2010. Nhiều nhà quan sát cho rằng lãnh tụ Cuba muốn đi theo mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam. Ngược lại, Bắc Kinh lợi dụng quan hệ tốt đẹp của La Habana với các Nhà nước thiên tả tại Nam Mỹ để phục vụ cho quan hệ thương mại và nhu cầu năng lượng của mình.

Tờ báo nêu một vài ví dụ : ở Ecuador, Bắc Kinh tài trợ cho một nhà máy lọc dầu khổng lồ, còn tại Venezuela, xuất khẩu dầu sang Trung Quốc từ 39.000 thùng/ngày năm 2005 đã vọt lên 120.000 thùng/ngày trong năm 2008, và đến cuối năm nay có thể lên đến một triệu thùng ! Bắc Kinh đã cho Caracas vay 32 tỉ đô la trong năm 2010 và 2011, và Venezuela đã trở thành khách hàng mua vũ khí trung thành của Trung Quốc.

Đối với Nga, sau một thời kỳ lạnh giá, hai nước đồng minh cũ đã tiến gần lại từ chuyến viếng thăm La Habana của ông Dimitri Medvedev cuối năm 2008, và tiếp theo đó ông Raul Castro đã đến Matxcơva đáp lễ. Từ một năm qua, lượng du khách Nga đến Cuba tăng vọt, họ rất phô trương và ồn ào. Tuy nhiên người dân Cuba vẫn giữ lại ấn tượng tốt về người Nga và về thời kỳ Liên Xô cũ, đặc biệt là trong thập niên 80, khi họ vẫn còn được ăn uống đầy đủ và có thể đi nghỉ hè.

TRD Caribe, hệ thống siêu thị mini quốc doanh tràn ngập đầy hàng hóa Trung Quốc, từ các hộp thịt bò xay hiệu Jang Lui cho đến tivi hiệu Panda. Nhưng người Cuba lại tiếc nuối các sản phẩm « bôn-sê-vích » có chất lượng cao hơn. Một bác sĩ nhãn khoa ở La Habana cho biết : « Ông chú tôi vẫn sử dụng chiếc máy giặt Liên Xô cũ, và tôi có một quạt máy Liên Xô. Chúng rất bền, chứ không phải như hàng Trung Quốc. Tuần trước tôi mua một đôi giày hàng Tàu, ngay hôm sau gót đã bị gãy ngang, làm tôi thiệt mất 10 đồng peso chuyển đổi (8,30 euro), bằng phân nửa tháng lương của tôi ».

Tác giả mô tả, trong những chiếc guagua tức xe buýt, và taxi chở khách tập thể của thủ đô Cuba, những người ngoại quốc duy nhất là các cặp thanh niên Trung Quốc – có hơn một ngàn sinh viên Trung Quốc đến đây để học tiếng Tây Ban Nha.

« Đệ nhất tình nhân » Pháp đã kín tiếng hơn

Còn tại Pháp, nhật báo cánh tả Libération lại nói đến bà Valérie Trierweiler, người đang chung sống với Tổng thống Pháp François Hollande, hiện đang kín tiếng hơn. Trên tuần báo Le Point hôm qua, con trai của ông Hollande là Thomas Hollande đã khơi lại vụ xì-căng-đan mà bà đã gây ra.

Người luật sư 27 tuổi, con trai cả của ông François Hollande cho biết, Tổng thống Pháp đã sững sờ trước mẩu tin Twitter của bà Valérie Trierweiler ủng hộ đối thủ của bà Ségolène Royal trong kỳ bầu cử Quốc hội mới đây. Sự kiện này làm cho ông François Hollande rất đau buồn, đã phá hủy hình ảnh một con người bình dị mà ông đã dày công gầy dựng. Thomas Hollande tâm sự : « Tôi biết là thế nào cũng có ngày bà ấy gây ra một vụ gì đó, nhưng một cú kinh hồn như thế thì hoàn toàn không ngờ được. Thật là kinh dị ». Và anh nhận định về vai trò của bà Valérie Trierweiler, cho rằng bà cần phải chọn lựa : « Đó là một nhân tố bất ổn. Hoặc là bà ta làm công việc nhà báo, hoặc là đóng đô ở điện Elysée ». 

Libération nhận xét hiện nay bà Valérie Trierweiler đã vắng bóng trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp, mà mới đây nhất là cuộc hội ngộ Nữ hoàng Anh hôm thứ Ba. Theo tờ báo thì ông François Hollande sẽ thổ lộ ít nhiều về xì-căng-đan vừa rồi trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhân Quốc khánh Pháp 14/7 tới đây.

tags: Châu Á - Chính trị - Ngoại giao - Pháp - Trung Quốc - Điểm báo 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120712-phap-muon-tranh-xung-dot-voi-trung-quoc
 

Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3)


"Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này...Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị."

Trên một đường phố thủ đô La Habana (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to)
Đấu tranh ý thức hệ

Nhưng điều làm cho tôi sững sờ, là khi biết được nhiều bậc phụ huynh chi tiền học cho con cái đi học thêm môn toán và khoa học. Một điều mà tôi xin nhắc lại là không chỉ khó tưởng tượng nổi, mà nhất là vô ích, vào cái thời Nhà nước dành đến 15% tổng thu nhập quốc dân cho giáo dục. Một bà bạn có con gái vừa học xong trung học cũng ở trường cũ của tôi, một ngôi trường cho đến nay vẫn uy tín nhất Cuba, thổ lộ: “Nếu không làm vậy thì con bé khó thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học”. Bà bạn còn cho tôi biết thêm nhiều chuyện khác về trường, nhất là các vụ ăn cắp các tấm nệm ở ký túc xá và dụng cụ học tập đã tăng vọt.