Affichage des articles dont le libellé est Miền Nam. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Nam. Afficher tous les articles

lundi 12 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.

Hoàng Linh - Phở của bố mầy

 

Cha nội Hà Quang Minh dưng không mượn chuyện phở chửi dân Sài Gòn, vẫn theo phong cách 'biết bố mầy là ai không?'

Vâng bố con ông là nhất rồi, nhưng dưng không khen mình rồi xổ toẹt cả một vùng miền là xúc phạm nhiều người đấy.

Nhiều năm tôi được anh Hồ Hùng Vân (phó giám đốc) Saigon Tourist và chị Loan New World mời làm giám khảo các cuộc thi vua đầu bếp, với tư cách người chấm điểm theo khẩu vị riêng.

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

jeudi 8 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đất lành chim đậu, đất không lành chớ đậu nghe chim !

Chính xác là 5 ngày - từ 26 đến 30/01/2024, có 399 chuyến bay rỗng đến Tân Sơn Nhứt để chở hàng chục ngàn khách về miền trung, miền bắc. Tương tự, xe lửa và xe đò cũng chạy xe rỗng đến ga Hòa Hưng và bến xe miền đông để chở khách về hướng bắc.

Nguyên nhân đơn giản là không có người miền nam đi hướng bắc để mưu sinh.

Năm 1990, tôi ra Hà Nội tường thuật kỳ họp 7 Quốc hội khóa 8, Phương Dung (báo Phụ Nữ Việt Nam) dẫn tôi đi ăn "bún dọc mùng (bạc hà)" ở phố Lò Đúc, của một bà người bắc có chồng là người Bình Dương tập kết. Năm 2001, Phương Dung dẫn tôi đến nhà bác Đ ở phường Kim Mã - người Long Xuyên tập kết sống với một con gái nuôi.

lundi 5 février 2024

Nguyen Khan - Năm Giáp Thìn hy vọng hay viễn vọng

 

Những người ở Miền Nam chắc khó quên trận lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 ở Miền Trung. Kinh hoàng đến mức đài phát thanh Sài Gòn liên tục kêu gọi “lá lành đùm lá rách” :

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ

Miền Trung bão lụt mình làm ngơ sao đành”

Năm nay cũng là năm Giáp Thìn 2024, tròn một Can 60 năm, tròn năm Chi (mỗi Chi 12 năm) tính từ năm Giáp Thìn 1964.

vendredi 2 février 2024

Cù Mai Công - Ai nói phong tục Nam bộ không phải văn hóa Việt ?

 

Nhân 23 tháng Chạp, đưa ông bà Táo về chầu Ngọc Hoàng (không phải chầu Trời nha )

AI KÊU THÓI TỤC, NGÔN NGỮ NAM BỘ KHÔNG PHẢI VĂN HÓA VIỆT, TÔI COI LÀ PHẢN ĐỘNG, PHÂN BIỆT - KỲ THỊ VÙNG MIỀN

Ông Tạ là vùng nhiều bà con Bắc 54 nhưng là vùng Bắc 54 tự phát, tự mua nhà. Không phải toàn tòng Bắc 54 như các vùng định cư chính thức, được chính quyền cấp đất như Gia Kiệm, Hố Nai, Định Quán (Đồng Nai), Cái Sắn (miền Tây), Xóm Mới (Gò Vấp)…

Một nửa dân Ông Tạ vẫn là người miền Nam cố cựu cả trăm năm, người Huế trồng ngâu, lài… trước 1954. Sau này thêm vô số người Nam, người Quảng. Tất cả hòa hợp, chung sống “tưng bừng hoa lá hẹ”.

Nguyễn Gia Việt - Người Miền Nam đưa Ông Táo không thả cá chép sống, không có thòng thêm “Ông Công”

 

Đưa cái tựa như vậy để nhắc các bạn, tại thấy có vài bạn Nam Kỳ cúng cá chép, rồi kêu Tết Ông Công Ông Táo, bạn làm lộn phong tục là không đặng. Đất lề quê thói. Miền Nam có tập tục của Miền Nam

"Hôm nay tháng chạp hăm ba

Tiễn đưa Ông Táo thăng la chầu trời"

Tết Ông Táo ngày 23 là cái lễ đầu tiên trong mùa Tết, là tri ơn cái bếp và ngọn lửa ấm áp trong nhà. Ngày 23 đưa thì ngày 30 lại đón, đón Ông Táo cùng đợt với đón ông bà tổ tiên. Cái bếp lò luôn cháy là cái nhà có người đàn bà siêng năng tần tảo, cái nhà ngon lành. Bếp lửa cuối năm  sum hợp hạnh phúc.

Nguyễn Thông - Lẩn mẩn chuyện cúng ông Táo

 

Hằng năm, tính theo âm lịch, 23 tháng chạp là ngày Tết táo quân (“hằng” chứ không phải “hàng”, rất nhiều người dùng từ sai, vụ này tôi sẽ biên rõ sau). Tức hôm nay đây, 23 tháng chạp Quý Mão 2023 (tây lịch là 2.2.2024).

Ngày tây hơi bị đẹp, 4 con số 2, còn ngày mai tiếp theo thì ngày của băng rôn cờ quạt khẩu hiệu đít cua văn nghệ nhảy nhót tivi báo đài tuyên giáo, để kỷ niệm “ấy” ra đời. Tôi chả thích cái vui đó, ồn ào nhức đầu lắm.

Tết ông Táo chứ không phải giỗ ông Táo. Nhân gian tiễn ông ấy lên chầu Ngọc hoàng để báo cáo tình hình sau một năm mần việc. Mỗi nhà một ông, vị chi cả tỉ ông. Người phương tây không đưa đón táo tiếc chi hết, vậy nhưng họ chẳng làm sao, còn mình vừa tiễn/đón vừa run, mà cứ lật bật vất vả, yên đâu chả thấy, chỉ thấy rước lo vào người.

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

vendredi 19 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Hiệp định Genève và Hoàng Sa

 

Nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi ông Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16?

Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực.

Chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy. Bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn?

lundi 25 décembre 2023

Nguyễn Thông - Hang đá

 

Hôm nay đúng ngày 24.12, tối nay có lễ trọng của người theo đạo Thiên Chúa - lễ Noel.

Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2023 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu trong đám chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v...đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

jeudi 14 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Người Hoa ở Chợ Lớn

 

Tôi là người Việt gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Bên nội tôi là người gốc Quảng Đông sống ở Chợ Lớn còn bà ngoại tôi là người lai Phúc Kiến.

Theo lời kể của bà ngoại tôi thì bà là hậu duệ của một nghĩa sĩ trong một tổ chức cách mạng chống lại Từ Hy Thái Hậu, do tránh truy bắt nên lưu lạc sang Việt Nam rồi lấy vợ sinh con định cư ở Bến Tre. Còn bên nội tôi thì sang Việt Nam từ khi nào, vì lý do gì chưa bao giờ tôi nghe ba tôi kể lại.

Khi tôi ra đời thì ông bà nội tôi đã mất từ lâu nên tôi chỉ biết mang máng rằng ông nội tôi từng coi sổ sách cho một hãng buôn của Pháp ở Sài Gòn, sau đó vì siêng năng nên được chủ người Pháp cho mượn vốn ra mở cửa hàng làm ăn riêng nhưng không may làm ăn thua lỗ nên buồn bực sinh bệnh mà chết.

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (1)

 

Chè là thức uống lâu đời ở nhiều quốc gia, nhất là những nước châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Miền Bắc gọi là chè, miền Nam gọi trà, cũng do thói quen thôi, chứ đều chỉ một.

Tuy nhiên, cách của miền Nam hợp lý hơn bởi phân biệt trà là thức uống, chè thức ăn. Năm 1977, hồi tôi mới vào Nam, tối pha ấm chè móc câu rủ mấy thầy người nam “tới uống chè”, gọi là làm cuộc ra mắt, thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán cười bảo chè thì ăn chứ uống gì mà uống.

Uống chè đủ trăm phương nghìn cách.

vendredi 8 décembre 2023

Huy Đức - "Sáu câu vọng cổ..."

 

Cho dù Đài Tiếng Nói Việt Nam vẫn phát những chương trình của Đoàn Cải lương Chuông Vàng. Nhưng, phải sau 30-4-1975, tôi mới thực sự biết thế nào là cải lương, vọng cổ...

Nghe riết, cho tới khi "rành sáu câu".

Cho dù, trên hệ thống loa phóng thanh, Thanh Tuấn - Lệ Thủy luôn chiếm sóng với "Cô Gái Tưới Đậu", Út Trà Ôn với "Đài Hoa Dâng Bác". Akai, cassette cũng mang đến cho chúng tôi những Thành Được, Út Bạch Lan, Thanh Kim Huệ... và Văn Hường.

Xin nghe lại những khúc hát này để tiễn biệt "Vua Vọng Cổ" Văn Hường (1934-2023).

HUY ĐỨC 08.12.2023

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

Hoàng Hải Vân - Vĩnh biệt Nghệ sĩ nhân dân Văn Hường

 

“Nghệ sĩ nhân dân” là tôi “phong” cho ông đó, chứ ông không quan tâm đến các danh hiệu.

Nghe nói trước đây “cơ quan chức năng” có cử người đến bảo ông làm hồ sơ đề nghị để họ làm thủ tục phong Nghệ sĩ nhân dân. Nhưng ông dứt khoát từ chối, nói rằng ông nghỉ hát từ lâu rồi, nhận cái danh hiệu đó để làm gì, trông kỳ cục lắm.

Theo quy chế thì người nghệ sĩ phải tự đề nghị thì Nhà nước mới phong, nhưng ông không đề nghị nên Nhà nước không phong.

jeudi 7 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - ‘Tài tử’ trong ‘Đờn ca tài tử’ có phải là nghiệp dư?

 

Trong bài viết luận bàn về câu hỏi trên, anh bạn tôi Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên lý giải rằng chữ ‘tài tử’ đã bị hiểu sai và dịch sai.

Chúng ta biết rằng Đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vài ngày trước, Google Doodle tôn vinh Đờn ca tài tử với tranh minh họa hẳn hoi.

Từ hồi nào đến giờ, tôi vẫn nghĩ ‘tài tử’ là amateur. Amateur thường được xem là thấp hơn professional (chuyên nghiệp). Thành ra, nói ai đó là amateur là một cách nói hạ thấp, không đáng trân trọng.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Một nước hai chế độ

 

Không phải Trung Quốc mà là Việt Nam. Không phải chính chị chính em mà là thời tiết. Đừng mới đọc qua cái tít vội nghĩ xằng nghĩ bậy, xớn xác hy vọng. Ở xứ này, có khi chỉ nghĩ lệch cũng bị công an bắt.

Ông em rể tôi gọi điện vào. Không sẵn tiền đi lại thăm nhau nhưng cũng còn may ở chỗ điện thoại dễ. Bọn hàng không VN e lai lẫn bọn "giá rẻ" lúc nào cũng than thở gào lên lỗ lỗ đòi nhà nước bù lỗ nhưng vé lại tăng vọt liên tục, sắc hơn lưỡi dao cạo cứa đứt cổ hành khách. Kinh tế kiểu thị trường có đuôi xứ ta nó tởm vậy. Lúc ngon lành thì như ông hoàng bà chúa, lương tháng cả trăm triệu, khi khó khăn lại kêu rên đòi hỏi, rằng ối làng nước ôi, thì là mà...

Bù lại, dùng điện thoại thời ni sướng. Gọi suốt buổi sáng, nhìn thấy nhau, không chỉ thấy người mà rõ cả con chó mực đang vẫy đuôi ngoài sân, buôn tới hết pin thì thôi, chả tốn một xu. Công nghệ đã đem hạnh phúc cho con người chứ chả phải đảng bác nào cả. Câu cửa miệng "ơn đảng ơn chính phủ" xưa rồi, mà bây giờ là ơn cụ công nghệ.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

Trần Tiến Dũng - Nguyễn Đình Toàn yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt

 

Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do. Thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Người dân miền Nam xưa hầu hết không có thói quen lân la làm quen các nghệ sĩ nổi danh mà mình yêu thích. Họ chỉ lặng lẽ ngưỡng mộ, như cách họ ngắm bầu trời đêm cao vời lấp lánh các vì sao. Cảm xúc ngưỡng mộ của họ trở thành quà tặng, kỷ vật riêng tư  không phải để người nghệ sĩ hay biết, mà chỉ đơn giản nghệ thuật của người nghệ sĩ luôn sống cùng với họ.