Affichage des articles dont le libellé est Kỳ án. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỳ án. Afficher tous les articles

jeudi 28 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Người đó là ai ?



Để tử hình Hồ Duy Hải, cơ quan tố tụng dựa vào lời khai của anh Hồ Văn Bình và Đinh Vũ Thường. 
 
Anh Bình khai, từ 19h khi anh ghé gửi xe ở bưu điện đã thấy có một thanh niên ngồi bên trong nói chuyện với Hồng. Hơn 19h30, anh ghé lấy xe thì thanh niên này vẫn còn ngồi với Hồng.

Và hơn 19h30, thì anh Thường cũng thấy có một thanh niên ngồi bên cạnh Hồng. 

mercredi 27 mai 2020

Luật sư của Hồ Duy Hải gửi kiến nghị tới Công an Long An, nội dung gì?


Tòa nhà nơi xảy ra án mạng, bỏ hoang đã lâu. Ảnh Hoàng Điệp/TT

(TT 27/05/2020) Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích một số nội dung mà luật sư mới phát hiện.

Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.

Ông Phong cũng gửi thư đến bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông Phong mới thu thập được.

Có 2 thanh niên đến Bưu điện Cầu Voi buổi tối xảy ra án mạng?

Vụ án Hồ Duy Hải đang thách thức cả nền công lý tư pháp Việt Nam



(NĐT 26/05/2020) LTS. Quyết định mới nhất của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 8.5 sau phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, thừa nhận “có những thiếu sót, vi phạm” nhưng khẳng định “những thiếu sót, vi phạm này không phải là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không làm thay đổi bản chất của vụ án”, đã gây phản ứng mạnh trong dư luận.

Cùng với đó, xung đột thẩm quyền giữa hai cơ quan tư pháp tối cao cũng đã cho thấy những hệ lụy đáng lo ngại sẽ phát sinh cho mục tiêu bảo vệ pháp luật và bảo vệ công lý. Người Đô Thị giới thiệu ý kiến của các chuyên gia luật phân tích, làm rõ hơn những bất cập tố tụng và áp dụng pháp luật, thông qua một vụ án chưa từng có tiền lệ.

“Vụ án Hồ Duy Hải không chỉ liên quan đến sinh mạng của một con người mà còn trở thành vụ án có tính lịch sử, bộc lộ sự bế tắc và khủng hoảng của hệ thống tư pháp hiện tại”,  LS - TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, chia sẻ với Người Đô Thị.

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không hề khai nhận



Đây là chữ do thư ký phiên tòa ghi chép tại phiên sơ thẩm. Hồ Duy Hải không hề khai nhận, nhưng qua miệng 17 vị thẩm phán tối cao, thì họ nói Hải nhận hết.

Phiên tòa hỏi đáp nhiều, thư ký viết phải thật nhanh nên chữ không đẹp - nhưng tất cả ai biết chữ đều đọc được nội dung.

Có lẽ, chỉ có 17 anh tối cao và đám dư luận viên kêu gào "Mặc dù không có chứng cứ nhưng Hải nhận tội".

Tạ Duy Anh - Hoan nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ



Lúc 18 giờ kém ngày 24 tháng 5 năm 2020, VOV Giao thông của ông Nguyễn Thế Kỷ phát một chương trình phải nói là rất nặng ký về án oan, kéo dài chừng 30 phút. 

Điều đáng kể nhất là bản tin đã tường trình chi tiết về quá trình các tử tù như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…bị nhục hình, bức cung trong hầm tối, bởi những tên cán bộ điều tra ác quỷ, đến mức để giữ mạng sống ra tòa đòi công lý, họ đã phải nhận tội giết người.

Hoanh Nghênh ông Nguyễn Thế Kỷ.

Bản tin vừa nêu đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải đang là tâm điểm của dư luận, phản ánh sự xộc xệch, nhem nhuốc của nền tư pháp Việt Nam. 

Trương Châu Hữu Danh - Vì sao thu 4 chiếc nhẫn của em gái Hải để làm tang vật?



Trong vụ án bưu điện Cầu Voi, tối 21/3/2008, công an ập vào nhà Hải thu giữ 4 chiếc nhẫn của Hồ Thị Thu Thủy để làm tang vật.

Đúng ba tháng sau, ngày 21/6/2008, công an lấy lời khai của anh Nguyễn Mi Sol, và anh khai anh mua tặng nạn nhân... đúng 4 chiếc.

Về số lượng, con số anh Sol khai khớp với con số thu của Thủy!

dimanche 24 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Lời khai của bốn nhân chứng về vụ Hồ Duy Hải



Vụ án bưu điện Cầu Voi, ngoài vợ chồng chị Ngân bán trái cây (anh Long đã mất), có ít nhất bốn người nhìn thấy hai nạn nhân trước khi họ bị sát hại. Cả bốn người này, đều nhìn thấy "người thanh niên" ngồi ở ghế salon bên trong.

1/ Anh Hồ Văn Bình (bút lục 265, 266) chia làm hai mốc:

-  Hơn 19h, anh tới gửi xe để qua nhà người quen (anh thường gửi xe ở đây) và thấy có một thanh niên ngồi với Hồng. 

- Hơn 19h30, anh quay lại, thấy người thanh niên vẫn đang ngồi.

samedi 23 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Những điểm lạ về anh Mi Sol



Anh Mi Sol khai, từ tháng 3/2007 anh đã về 240/xx Nguyễn Văn Luông, Q6 làm thợ bạc nên chúng tôi đã về đây tìm hiểu. 

Theo đó, tiệm cũ của Mi Sol làm đã chuyển đi, nhưng những người ở địa chỉ này cũng kể, sau vụ án thì anh nghỉ và về quê ở Vĩnh Long. Do đó chúng tôi cũng đã về nhà anh - mục đích tìm cho ra Nguyễn Văn Nghị (theo án Giám đốc thẩm nêu). Nhưng chúng tôi không gặp anh vì anh đã đi làm ăn xa 2 năm nay.

Trở lại câu chuyện anh Sol khai, có vài điểm hơi lạ, là ở chỗ 240 Nguyễn Văn Luông người ta vẫn nhớ anh, nhưng người ta mang máng nhớ, nhân viên thường nghỉ vào cuối tuần (anh Sol khai anh về giữa tuần - và cuối tuần thì xảy ra thảm án). 

Mẹ Nguyễn Mi Sol: "Con tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi"


Đường vào nhà Nguyễn Mi Sol.

(GT 20/05/2020) Công an xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, tại ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol.

Ngày 20/5, PV Báo Giao thông tìm đến ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để tìm nhân vật Nguyễn Mi Sol, một trong hai nhân vật được nhắc đến trong vụ án Bưu điện Cầu Voi xảy ra 12 năm trước, nhằm tìm hiểu thêm thông tin.

Liên hệ Công an xã Hựu Thành, nơi đây xác nhận, ấp Vĩnh Tiến có người tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984) đang sinh sống. Công an xã Hựu Thành cho biết, anh Sol có thời gian rời khỏi địa phương, 4 năm trước thì trở về ấp Vĩnh Tiến sinh sống bằng nghề làm thuê.

Nguyễn Trung Bảo - Người thanh niên trong đêm xảy ra thảm án là ai ?



Trong suốt hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện Bưu cục Cầu Voi để bảo vệ cho bị án Hồ Duy Hải tưởng đã đọc hết mọi hồ sơ vụ án, nhưng luật sư Trần Hồng Phong chưa bao giờ nghe đến cái tên Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Không có bất kỳ trang hồ sơ nào nhắc đến hai nhân vật này.

Hai cái tên này đột ngột xuất hiện một cách bí hiểm trong vai nhân chứng với lời khai về đêm xảy ra thảm án. Theo đó, cả hai đều đã nhìn thấy một thanh niên ngồi với hai nạn nhân trong bưu cục trong khoảng thời gian từ 19:40 - 20:00.

Hơn 12 năm trước, Đinh Văn Còi là thiếu tá phòng Cảnh sát Cơ động - Bảo vệ và Hỗ trợ Tư pháp (PC 22) thuộc Công an tỉnh Long An. Đêm 13/1/2008, Còi và Trí trước khi đến bưu cục Cầu Voi mua card điện thoại đã ăn cháo vịt tại Cầu Ván, một địa điểm cách bưu cục khoảng 2,6km. Theo biên bản lời khai của Còi, cả hai rời khỏi quán cháo vịt vào lúc 19:30. Cả hai đến bưu cục vào khoảng 19:40 bằng xe máy.

Vũ Hữu Sự - Ông Nguyễn Hòa Bình không phải là thẩm phán ?



Thẩm phán là một nghề đặc biệt. Đó là những người cầm cán cân công lý, có thẩm quyền xét xử các vụ án và quyết định hình phạt, mà hình phạt cao nhất là tước đoạt mạng sống đối với những người vi phạm pháp luật, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) truy tố và bị kết luận là có tội sau quá trình xét xử. 

Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 điều 67 luật tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND), thì thẩm phán phải là những người “trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”. 

Có rất nhiều tiêu chuẩn mà một cử nhân luật phải đáp ứng để được trở thành thẩm phán. Nhưng điều quan trọng nhất, theo quy định tại khoản 1 điều 65 luật tổ chức TAND, làphải được chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử”. Không được chủ tịch nước bổ nhiệm, không thể trở thành thẩm phán và không được phép xét xử các vụ án, bất kể là vụ án thuộc loại nào, ở cấp tòa nào. 

mercredi 20 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ sơ Hồ Duy Hải thiếu bút lục chứng minh



Bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, 17 vị thẩm phán cho rằng 20h30 bưu điện đóng cửa, 

Hải đưa tiền để Vân đi mua trái cây và gây án trong thời gian Vân ra ngoài.

Sau đó Vân về, thì bị sát hại ngay lập tức. Nghĩa là, thời gian gây án sẽ từ 20h30 + thời gian Vân đi mua trái cây + thời gian sát hại Vân. 

Nguyễn Ngọc Chu - Cải cách tư pháp phải bắt đầu từ thẩm phán



I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH TƯ PHÁP 

Một quốc gia muốn văn minh thì phải có một nền tư pháp văn minh tương thích. Trong một nền tư pháp bệnh tật thì không bao giờ một quốc gia có thể phát triển thành một “đế chế văn minh”. 

Nền tư pháp là “cái lồng nhốt quốc gia”. Quốc gia muốn lớn mạnh thì “chiếc lồng tư pháp” phải lớn nhanh hơn sự bành trướng của quốc gia. Hoàn thiện tư pháp là tiến trình song hành không tách rời đảm bảo cho sự tiến bộ mỗi quốc gia. Việt Nam muốn bay lên thì nền tư pháp Việt Nam phải bay lên cùng lúc.

Bởi thế, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam luôn quan tâm đến nền tư pháp. Trong các Văn kiện Đại hội Đảng (IX- XII) đều đề cập đến Cải cách Tư pháp (CCTP). Đặc biệt, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược CCTP đến năm 2020. 

dimanche 17 mai 2020

Hoàng Điệp - Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?



Vụ án Hồ Duy Hải càng ngày càng nhiều chuyện ly kỳ.

Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị?

Vụ án Hồ Duy Hải đến giờ lại phát sinh ra anh Hữu Nghị hay Văn Nghị. Anh Nghị ở Long An hay ở Tiền Giang? Thông tin công an Long An cung cấp hôm qua cho báo chí khiến nhiều người bất ngờ vì ngay cả kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng không biết người này tên là Nguyễn Hữu Nghị, đến quyết định giám đốc thẩm cũng ghi là Nguyễn Văn Nghị. Bất ngờ Công an bảo là Nguyễn Hữu Nghị.

Ừ thì Hữu Nghị.

Quang Vĩnh - Tìm Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị


Người hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi sau khi xảy ra vụ án. Ảnh Trương Châu Hữu Danh

TÌM NGUYỄN VĂN NGHỊ HAY NGUYỄN HỮU NGHỊ QUA CƠ CHẾ LÀM VIỆC GIỮA BÁO CHÍ VÀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Tôi không trở lại hiện trường để tìm Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) hay Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An). Nhưng kinh nghiệm 36 năm phụ trách lĩnh vực này, tôi tìm Nghị qua cơ chế làm việc giữa cơ quan báo và cơ quan điều tra (CQĐT):

- Hầu hết các vụ án, đặc biệt các vụ án mạng - tất cả diễn tiến, lời khai của nghi can, của người làm chứng...khi án mạng mới xảy ra, đều do CQĐT cung cấp cho báo chí. Điều tra trực tiếp và độc lập của các nhà báo đều không thể tiến hành, vì hiện trường, vật chứng gây án, dấu vân tay...đều nằm trong tay CQĐT (có lúc nhà báo sai, bị xử lý cũng đều do thông tin dẫn dắt từ CQĐT nhưng cơ quan báo thiếu cẩn trọng).

- Những vụ án mà báo chí tham gia phản biện là khi đã có kết luận điều tra - các nhà báo có thể tìm thấy nhiều diễn tiến không hợp logic. Hoặc khi Viện Kiểm sát ra cáo trạng, các nhà báo có thể thấy có nhiều điều mâu thuẫn với kết luận điều tra...

samedi 16 mai 2020

Quang Vĩnh - Không nên chấm dứt mạng sống của Hồ Duy Hải trong tình trạng chưa thật rõ ràng như vậy !



Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình vào phút 89 đối với Hồ Duy Hải.

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà.

...Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được! Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Trịnh Hồng Thọ - Câu chuyện oan hồn giải án



Các anh chị và các bạn thân mến,


Bây giờ là 0 giờ ngày 13/5 giờ Cali, (2 giờ chiều giờ Việt Nam).


Thật tình cờ khi tôi viết những dòng này đúng thời khắc đã xảy ra chuyện kỳ diệu cách đây 3 ngày. Chỉ có một việc tôi cố ý, đó là chọn đúng vị trí cũ, để kể cho mọi người nghe một câu chuyện khó tin nhưng có thật.

Câu chuyện tôi dự định kể có thể gồm từ 4 tới 5 phần:

Nguyễn Xuân Diện - Cần khởi tố ngay ít nhất 5 vụ án



CẦN KHỞI TỐ NGAY, ÍT NHẤT 5 VỤ ÁN ĐỂ LÀM RÕ MỌI CHUYỆN:

1- Vụ án vi phạm nghiêm trọng pháp luật của phiên tòa Giám đốc thẩm.

2- Vụ án Che giấu tội phạm trong quá trình điều tra làm án và xử án sơ thẩm, phúc thầm và giám đốc thẩm.

Chu Mộng Long - Đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao sửa lỗi



Thông báo số 245/CQCSĐT của Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Long An do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Trung tá Nguyễn Sơn ký ngày 14 tháng 6 năm 2016 gửi trả lời đơn thư tố giác tội phạm của bà Nguyễn Thị Loan có đính chính: "Quá trình điều tra vụ án, không có ai tên Nguyễn Văn Nghị như trong đơn bà tố cáo". 

Thông báo ghi rõ: nghi phạm đó có tên là Nguyễn Hữu Nghị từng được Cơ quan CSĐT Long An triệu tập để thẩm tra và xác minh.

Sáng 15/5/2020, Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An cho phóng viên Báo Giao thông biết, đối tượng mà báo chí trước đó viết là Nguyễn Văn Nghị có tên là Nguyễn Hữu Nghị. 

Nguyễn Hữu Nghị: "Tôi không liên quan vụ án Bưu điện Cầu Voi..."


Đường đến nhà anh Nguyễn Hữu Nghị.

(GT 16/05/2020) Nguyễn Hữu Nghị - người bị công an triệu tập khi xảy ra vụ án sát hại 2 cô gái tại Bưu điện Cầu Voi nói gì khi được hỏi sự việc 12 năm trước?

Ngôi nhà bình yên cách mặt lộ 10m

Chiều tối 15/5, PV Báo Giao thông tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Nghị tại xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An. Nghị là người được dư luận nhắc đến nhiều trong mấy ngày qua do từng bị triệu tập trong vụ án 2 cô gái bị sát hại tại Bưu điện Cầu Voi năm 2008.

Báo Giao thông đã có bài phỏng vấn lãnh đạo Công an Long An và được xác nhận Nguyễn Hữu Nghị đang ở Long An, làm nghề bán bảo hiểm và chưa từng ra nước ngoài định cư như một số thông tin thất thiệt trên mạng.