Ông Trịnh Vĩnh Bình trước Tòa án Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 04/05/2013. Ảnh báo Thanh Niên |
Đài
VOA vừa đưa tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện, Hà Nội phải bồi thường 37,5 triệu
Mỹ Kim thiệt hại và 7,9 triệu án phí.
Ông
Bình rời phiên tòa với khuôn mặt tươi cười hai tay giơ cao ra dấu chiến thắng
(V=Victoria) nên không cần phải bàn tới. Lạ là Bộ Tư pháp Việt Nam ngay lập tức
xác nhận thông tin, nhưng cho biết theo quy định Tòa “các bên có trách nhiệm phải
giữ bí mật”.
Việc
chi trả bồi thường “phải giữ bí mật” là Hà Nội chính thức xác nhận không theo
tiêu chuẩn hạch toán ngân sách quốc tế và không muốn cho dân biết vụ việc.Tại
sao Hà Nội phải che giấu kỹ vụ án này?
“Những
sự thật bên trong”
Trên
Facebook, ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, cho biết từng
cung cấp “những sự thật bên trong” cho bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị
Bình để phát biểu tại Quốc hội: “…Bắt nguồn từ việc một cán bộ an ninh kinh
tế có tên Ngô Chí Đan ở Vũng Tàu. Ngô Chí Đan là em rể của Phương Vicarent. Họ
cùng nhau áp lực với Trịnh Vĩnh Bình để đòi chia chác. Những người này có thế lực
rất mạnh ở địa phương và cả một số cán bộ then chốt ở Trung ương.”
Ông Khế
cho biết: “Thủ tướng Phan Văn Khải biết hết vụ việc và cũng rất xót xa nhưng
khi tôi hỏi việc này, ông cũng lắc đầu bất lực.” “…Bạn tôi, anh Nguyễn Trọng
Minh lúc đó bức xúc quá viết một tâm thư gởi Bộ Chính trị. Sau đó, anh cũng bị
kỷ luật, tôi cũng không nắm rõ, việc kỷ luật anh có dính dáng gì đến nội dung bức
thư này hay không?”
Ông Khế
kết luận: “Trường hợp Trịnh Vĩnh Bình là vì, có những người ở cấp trên đã
nghe báo cáo không trung thực từ những người cấp dưới không minh bạch và tham
nhũng…”
Ông Khế
không cho biết cấp trên là ai? Cấp dưới là ai? Và tại sao chỉ vì một cán bộ an
ninh cấp địa phương mà ông Phan Văn Khải và bà Nguyễn Thị Bình đành phải lắc đầu
bất lực?
Ngô
Chí Đan và Phương Vicarent là ai?
Trong
một vụ án khác xử đầu tháng 12/2003, Trung tá công an Ngô Chí Đan bị kỷ luật và
bị cách chức Trưởng phòng An ninh Điều tra Công an Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT),
còn Phạm Văn Phương thì chịu bản án 27 năm tù giam.
VnExpress
ngày 4/12/2003 đưa tin, Nguyễn Minh Hoàng khai trước tòa Phương Vicarrent đã nhận
200 triệu đồng để đưa vào "tổ chức" ở Vũng Tàu: “Bây giờ chủ
trương của lãnh đạo ta thoáng lắm, sắp tới sẽ thí điểm cơ cấu phó chủ tịch tỉnh
không cần đảng viên. Nếu chú thích anh sẽ tác động để cơ cấu chú làm phó chủ tịch”.
Cũng
VnExpress ngày 3/12/2003 đưa tin, Nguyễn Minh Hoàng khai trong một lần đi nhậu
có mặt Trung tá công an Ngô Chí Đan, Phương Vicarrent nói: "Nguyễn Trọng
Minh không nghe lời tao nên bị trị, còn Tuấn Minh nếu không nghe cũng giống như
Trọng Minh vậy".
Nguyễn
Trọng Minh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, người được Nguyễn Công Khế nhắc tới
bên trên, còn Tuấn Minh đương kim Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT thời ấy, mà Phương
Vicarrent còn coi không ra gì. Nhưng có thật thế lực đằng sau Phương Vicarrent
mạnh như vậy?
Trịnh
Vĩnh Bình bị bắt
Năm
1987, Vua chả giò Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình sang công ty chả giò, đem 2,3 triệu Mỹ
kim tiền mặt và 96 ký vàng về Việt Nam đầu tư, chỉ sau 8 năm tài sản ông tăng
lên 30 triệu Mỹ kim, gấp gần 8 lần tiền vốn.
Làm
giàu mau chóng nhưng ông Bình không đút lót Phương Vicarent, nên ngày 5/12/1996
ông Bình bị Ngô Chí Đan, khi ấy là Thiếu tá công an, ra lệnh bắt, điều tra và
đưa ra tòa xét xử.
Trước
sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Hòa Lan, ngày 13/5/1998, Thủ tướng Phan Văn
Khải gửi thư cho Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương đề nghị xem xét trường hợp vì
ông Bình “không có lỗi đến mức phải xử”.
Nhưng
chỉ thị củaThủ tướng Khải không được thi hành. Tháng 8/1998 ông Bình bị Tòa án
Nhân dân tỉnh BR-VT kết án 13 năm tù, đóng phạt 400 triệu đồng và tịch thu toàn
bộ tài sản về tội sang nhượng bất hợp pháp để trốn thuế và tội hối lộ.
Ba văn
bản vụ án
Đài
VOA có phổ biến ba văn bản liên quan đến vụ án:
Văn bản
thứ nhất về cuộc họp ngày 3/5/1998 với sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ Công an
Nguyễn Khánh Toàn và nhiều viên chức cao cấp.
Theo
văn bản này : “Hoạt động của ông Trịnh Vĩnh Bình từ năm 1990 đến khi bị
bắt là vi phạm pháp luật Việt Nam rất nghiêm trọng” và việc “xử lý Trịnh
Vĩnh Bình đúng pháp luật vừa đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật, vừa bảo
vệ chủ quyền Việt Nam và giải quyết được vấn đề đối ngoại”.
Văn bản
thứ hai ký ngày 12/6/1998, Ban Thường vụ Đảng tỉnh BR-VT gửi Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải để xin ý kiến chỉ
đạo.
Theo
văn bản này Ban Thường vụ tỉnh đề nghị tòa án xét xử ngay vì “... Đã có kết
luận tội của Bình. Sau khi có bản án thi hành, sẽ thực hiện chính sách khoan hồng
của ta. Như vậy Bình sẽ không nói xấu ta được vì đã tuyên án. (Phương án này ta
nắm đằng chuôi).”
Văn bản
thứ ba được đóng dấu “Mật” do Trưởng ban Thường vụ tỉnh BR-VT, Trần Đình Hoan,
gửi Trung ương Đảng và các cơ quan thuộc Đảng ủy BR-VT ký ngày 23/6/1998.
Văn bản
này chỉ đạo : “Việc tổ chức xét xử cần được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ…
giải quyết vụ án theo ý kiến chỉ đạo trên và báo cáo kết quả với Thường vụ Bộ
Chính trị… có thể cho [ông Bình được] tại ngoại theo yêu cầu của Đại sứ quán Hà
Lan và sau khi Bình được xét xử thì trục xuất khỏi nước ta.”
Đài
VOA cho biết đã liên lạc với giới chức có thẩm quyền để xác minh 3 văn bản nói
trên nhưng đều bị từ chối cộng tác.
Ông Trịnh
Vĩnh Bình kháng án, được giảm còn 11 năm tù, xong “trốn” về Hòa Lan. Ông Bình
chưa cho biết cách thức ông rời khỏi Việt Nam. Có tin đồn Thủ Tướng Phan văn Khải
đã âm thầm thu xếp để ông đi, nhưng theo hai văn bản Đài VOA có được thì ông có
thể đã bị trục xuất.
Vụ án
kinh tế?
Đại
tá, Luật sư Lê Mai Anh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng Hội Luật gia Việt
Nam, cho Đài VOA biết qua một cuộc phỏng vấn là “hồ sơ không có chứng cứ cụ
thể, chính xác”, bản án chỉ dựa vào lời cung của các nhân chứng: “[Họ]
trọng cung hơn là trọng chứng. Mà cung cũng là ép cung, mớm cung hoặc dọa cung
là có. [Họ] sử dụng cung nhiều quá mà chứng lại không có”.
Theo
ông Anh: “Ông ấy đứng tên người khác là theo đúng hướng dẫn của chính phủ Việt
Nam. Vì lúc ấy, họ không cho người có quốc tịch nước ngoài mua (đất đai, nhà xưởng…)
nên ông ấy phải nhờ người khác đứng tên. Ông đã thực hiện đúng như ý của họ.
Sau đấy họ lại cho là ông ấy mua đất đai, nhà xưởng… là không hợp pháp. Thì chẳng
hiểu thế nào là hợp pháp nữa. Bảo ông ấy thế nào thì ông ấy làm đúng như thế.
Chứ ông ấy có làm sai đâu”.
Chủ tịch
Bà Rịa - Vũng Tàu ăn hối lộ?
Theo
thông tin đưa lên trên mạng vào tháng 5 và 6/2005 của một người tự xưng là người
trong cuộc ký tên Trần Quốc Hoàn, Tổng cục II có chứng cứ Trịnh Vĩnh Bình đã hối
lộ Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh BR – VT để được giới thiệu
với Thủ tướng Phan Văn Khải.
Nguyễn
Trọng Minh đã phải làm bản tường trình với thường vụ Bộ Chính trị về việc nhận
tiền Trịnh Vĩnh Bình "biếu". Ông Minh bị mất chức Chủ tịch vì vụ việc
này. Ông Minh chính là bạn và là người được Nguyễn Công Khế nhắc tới bên trên. Còn
ông Trịnh Vĩnh Bình luôn phủ nhận ông đã dùng tiền mua chuộc giới chức cộng sản.
Vụ án
chính trị?
Cũng
theo Trần Quốc Hoàn thì mọi công dân nước ngoài khi vào hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam đều bị các cơ quan an ninh âm thầm giám sát.
Trường
hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình, một thành viên của Ðảng Dân chủ Tự do Hòa Lan, nên
bị cả Bộ Công an và Tổng cục II, Bộ Quốc phòng theo dõi. Khi Trịnh Vĩnh Bình bị
Thiếu tá công an Ngô Chí Đan bắt, Tổng cục II ra mặt, vụ án vượt khỏi tầm kiểm
soát Bộ Công an, Bộ Công an buộc phải cộng tác với Tổng cục II.
Bị
truy tố trước tòa có ông Lê (Tạ?) Quang Luyện bị tội nhận hối lộ của Trịnh Vĩnh
Bình 510 triệu đồng. Ông Luyện từng là thư ký riêng của Chủ tịch tỉnh BR-VT
Nguyễn Trọng Minh. Ông Luyện giới thiệu ông Bình với ông Nguyễn Trọng Minh, để
ông Bình mua chuộc ông Minh giới thiệu với Thủ tướng Phan Văn Khải, lũng đoạn tầng
lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Gia đình vợ ông Luyện, có quan hệ với Phó chủ tịch
nước, bà Nguyễn Thị Bình và ông Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc
đó.
Bộ
Chính trị trực tiếp chỉ đạo
Cũng
theo Trần Quốc Hoàn, Thường vụ Bộ Chính trị đã phải họp mở rộng về vụ án Trịnh
Vĩnh Bình.
Thủ tướng
Phan Văn Khải và Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị đình chỉ vụ án và giải
oan cho Trịnh Vĩnh Bình.Tổng cục II công bố tội trạng của ông Luyện và mối quan
hệ giữa gia đình ông Luyện với bà Bình và ông Cầm. Ông Khải và bà Bình đành bất
lực.
Tổng bí
thư Lê Khả Phiêu, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Bí thư Trung ương Đảng Phạm
Thế Duyệt, Giám đốc Công an tỉnh BR-VT Châu Văn Mẫn và bí thư tỉnh ủy BR-VT Lê
Văn Dỹ cho ý kiến là phải kiên quyết xử lý vụ án.
Nhưng
từng ý kiến của các vị Ủy viên Bộ Chính trị đều không có tính quyết định bằng
các chứng cứ của Tổng cục II đưa ra, khẳng định rằng Trịnh Vĩnh Bình vào Việt
Nam là để hoạt động gián điệp, núp dưới cái "vỏ" doanh nhân.
Từ một
âm mưu tống tiền do Thiếu tá công an Ngô Chí Đan và Phương Vicarent dàn dựng,
chuyển thành một vụ án kinh tế, rồi biến ra thành một vụ án chính trị và Bộ Chính
trị phải trực tiếp chỉ đạo vụ án.
Cả
phía an ninh quân đội và công an đều cho rằng họ đã "bắt non" Trịnh
Vĩnh Bình, nên phải xử theo một vụ án kinh tế.
Phá vỡ
vụ án “gián điệp”, Thiếu tá Ngô Chí Đan, nguyên Trưởng phòng PA 24 Công an
BR-VT được thăng thưởng cấp Trung tá.
Trung
tá Ngô Chí Đan bị kỷ luật và cách chức Trưởng phòng trong vụ án khác nói đến
bên trên và hiện ông đang là luật sư, thành viên Đoàn Luật sư tỉnh BR-VT, cho
thấy hệ thống pháp quyền của đảng Cộng sản Việt Nam.
Các
thông tin bên trên có thể chưa hoàn hảo nhưng phần nào giúp chúng ta thấy rõ
hơn vụ án Trịnh Vĩnh Bình không đơn giản như “những sự thật bên trong” mà
ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, đã báo cho bà Phó chủ
tịch nước Nguyễn Thị Bình để phát biểu tại Quốc hội.
Trịnh
Vĩnh Bình Kiện Hà Nội
Bộ
Chính trị không ngờ ông Trịnh Vĩnh Bình khi về được Hòa Lan đã đâm đơn kiện Hà
Nội trước Tòa án Quốc tế.
Vụ kiện
trước tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, Hà Nội đã phải âm thầm bồi
thường cho ông Bình 15 triệu Mỹ kim, lần này lại thua kiện phải bồi thường lên
đến 45,4 triệu Mỹ kim. Đáng nói là ông Bình kỳ vọng tiền bồi thường lên tới 1,2
tỉ Mỹ Kim, vì thế biết đâu ông Bình sẽ tiếp tục kiện Hà Nội đòi thêm.
Phán
quyết lịch sử
Tháng
Tư Đen 1975, Hà Nội xé Hiệp Định Đình Chiến Paris ký với sự chứng kiến của Liên
Hiệp Quốc để “giải phóng” miền Nam.
Binh sĩ
và công chức miền Nam bị bắt tù, không hề được đối xử theo luật “tù nhân chiến
tranh”, nhiều người chết trong tù. Dân miền Nam bị cướp nhà, cướp đất, cướp tài
sản, bị đuổi đi kinh tế mới, phải bỏ nước ra đi, nhiều người chết trên đường
tìm tự do.
Hà Nội
coi thường Luật Pháp Quốc Tế đến độ vừa rồi cho gián điệp sang tận Đức bắt Trịnh
Xuân Thanh và có thể đã bắt Trương Duy Nhất tại Thái Lan.
Tháng
Tư Đen 2019, Hà Nội phải chính thức nhìn nhận thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình, một
công dân Hòa Lan gốc Việt, thì quả thật phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế là một
phán quyết lịch sử đối với người Việt Nam.
Hà Nội
tìm mọi cách “giữ bí mật” nhưng càng muốn “giữ bí mật” thì người Việt càng mong
tìm ra sự thật, để từ từ lộ ra những thâm cung bí sử của đảng Cộng sản Việt
Nam.
NGUYỄN QUANG DUY
Melbourne, Úc Đại Lợi 17/04/2019
(Tác giả gởi blog Thụy My)
Bài liên quan :
Trần Quốc Hoàn, Tổng Cục II - Vai Quyết Định Trong Vụ Án
Trịnh Vĩnh Bình
https://vietbao.com/a12991/tong-cuc-ii-vai-quyet-dinh-trong-vu-an-trinh-vinh-binh
Trần Quốc Hoàn, Sự Thật Về "vụ Án Phương
Vicarrent"
https://vietbao.com/a14177/su-that-ve-vu-an-phuong-vicarrent
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.