Bài đăng : Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 14 Tháng Hai 2014
Hàng
ngàn cảnh sát đã được triển khai hôm nay 14/02/2014 tại thủ đô Thái Lan
để giải tỏa các địa điểm bị người biểu tình chiếm đóng từ nhiều tuần
qua, đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải ra đi.
Sự can thiệp này đánh dấu một thay đổi bất ngờ trong chiến lược
của chính phủ, lâu nay vẫn tránh đối đầu giữa cảnh sát và người biểu
tình để hạn chế bạo động, trong cuộc khủng hoảng kéo dài ba tháng qua đã
làm cho ít nhất mười người thiệt mạng.
Cảnh sát chống bạo động sáng nay đã chiếm lại những khu vực xung quanh các tòa nhà chính phủ mà không gặp phải kháng cự thật sự. Theo quan sát của AFP, nhiều người biểu tình đã bỏ đi. Được loa phóng thanh kêu gọi không nên chống cự, họ đã tháo dỡ các lều và những hàng rào chướng ngại vật bằng vỏ xe và kẽm gai. Nhưng kết quả của chiến dịch không rõ ràng, vì những người biểu tình quay lại tái lập công sự phòng thủ sau khi cảnh sát rút đi.
Dù vậy, Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung, người giám sát chiến dịch, cam đoan các viên chức sẽ đi làm lại từ thứ Hai tới tại tòa nhà chính phủ, nơi không được sử dụng đến từ hai tháng qua. Cuộc can thiệp không dẫn đến đối đầu, chỉ có hai người bị thương nhẹ.
Theo người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattanatabut thì ba địa điểm khác trong đó có Bộ Nội vụ đang là đích nhắm của chính quyền. Ông hứa hẹn : « Chúng tôi sẽ tái chiếm khi nào có thể và bắt giữ những người cầm đầu », mà trong số đó nhiều người đang bị truy nã vì tội danh nổi dậy. Paradorn cho biết sẽ thương lượng trước với phe phản kháng, hiện đang kêu gọi xuống đường rầm rộ từ hôm nay.
Từ mùa thu, bà Yingluck phải đối phó với phong trào biểu tình đòi bà phải từ chức, và chấm dứt ảnh hưởng của người anh là ông Thaksin – cựu Thủ tướng bị đảo chính năm 2006, lên chính trường Thái Lan. Cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn hôm 2/2 đã không giúp thoát ra khỏi khủng hoảng.
Những người biểu tình vốn muốn thay thể chính phủ bằng một « hội đồng nhân dân » không thông qua bầu cử, đã phá rối cuộc tuyển cử hôm 26/1 và gây trở ngại tại 10% số phòng phiếu hôm 2/2. Trong điều kiện đó, không có kết quả nào được công bố, trong khi chờ đợi hai ngày bầu cử mới vào 20 và 27/4. Còn tại 28 khu vực bầu cử khác thì không có ứng cử viên do người biểu tình ngăn cản họ đăng ký. Thiếu 28 dân biểu này, Quốc hội không đủ túc số 95% trong số 500 ghế để có thể họp lại.
Theo các nhà phân tích, chính quyền có nguy cơ bị « đảo chánh về tư pháp » trong một đất nước mà tư pháp đã lật đổ hai chính phủ ủng hộ ông Thaksin năm 2008.
Những người biểu tình gồm nhiều nhóm khác nhau cùng có chung lòng thù ghét ông Thaksin, từ đầu phong trào đã chiếm đóng nhiều trụ sở hành chánh và một số văn phòng bộ. Trong khuôn khổ chiến dịch làm tê liệt Bangkok tung ra vào giữa tháng Giêng, họ tiếp tục trấn giữ nhiều ngả đường chiến lược tại trung tâm thủ đô, nhưng số người tham gia đã giảm hẳn.
Cảnh sát chống bạo động sáng nay đã chiếm lại những khu vực xung quanh các tòa nhà chính phủ mà không gặp phải kháng cự thật sự. Theo quan sát của AFP, nhiều người biểu tình đã bỏ đi. Được loa phóng thanh kêu gọi không nên chống cự, họ đã tháo dỡ các lều và những hàng rào chướng ngại vật bằng vỏ xe và kẽm gai. Nhưng kết quả của chiến dịch không rõ ràng, vì những người biểu tình quay lại tái lập công sự phòng thủ sau khi cảnh sát rút đi.
Dù vậy, Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung, người giám sát chiến dịch, cam đoan các viên chức sẽ đi làm lại từ thứ Hai tới tại tòa nhà chính phủ, nơi không được sử dụng đến từ hai tháng qua. Cuộc can thiệp không dẫn đến đối đầu, chỉ có hai người bị thương nhẹ.
Theo người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Paradorn Pattanatabut thì ba địa điểm khác trong đó có Bộ Nội vụ đang là đích nhắm của chính quyền. Ông hứa hẹn : « Chúng tôi sẽ tái chiếm khi nào có thể và bắt giữ những người cầm đầu », mà trong số đó nhiều người đang bị truy nã vì tội danh nổi dậy. Paradorn cho biết sẽ thương lượng trước với phe phản kháng, hiện đang kêu gọi xuống đường rầm rộ từ hôm nay.
Từ mùa thu, bà Yingluck phải đối phó với phong trào biểu tình đòi bà phải từ chức, và chấm dứt ảnh hưởng của người anh là ông Thaksin – cựu Thủ tướng bị đảo chính năm 2006, lên chính trường Thái Lan. Cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn hôm 2/2 đã không giúp thoát ra khỏi khủng hoảng.
Những người biểu tình vốn muốn thay thể chính phủ bằng một « hội đồng nhân dân » không thông qua bầu cử, đã phá rối cuộc tuyển cử hôm 26/1 và gây trở ngại tại 10% số phòng phiếu hôm 2/2. Trong điều kiện đó, không có kết quả nào được công bố, trong khi chờ đợi hai ngày bầu cử mới vào 20 và 27/4. Còn tại 28 khu vực bầu cử khác thì không có ứng cử viên do người biểu tình ngăn cản họ đăng ký. Thiếu 28 dân biểu này, Quốc hội không đủ túc số 95% trong số 500 ghế để có thể họp lại.
Theo các nhà phân tích, chính quyền có nguy cơ bị « đảo chánh về tư pháp » trong một đất nước mà tư pháp đã lật đổ hai chính phủ ủng hộ ông Thaksin năm 2008.
Những người biểu tình gồm nhiều nhóm khác nhau cùng có chung lòng thù ghét ông Thaksin, từ đầu phong trào đã chiếm đóng nhiều trụ sở hành chánh và một số văn phòng bộ. Trong khuôn khổ chiến dịch làm tê liệt Bangkok tung ra vào giữa tháng Giêng, họ tiếp tục trấn giữ nhiều ngả đường chiến lược tại trung tâm thủ đô, nhưng số người tham gia đã giảm hẳn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.