Bài đăng : Thứ bảy 06 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 06 Tháng Mười 2012
Hàn Quốc
sắp sửa loan báo việc ký kết một hiệp định với Hoa Kỳ nhằm tăng tầm bắn
hỏa tiễn đất đối đất, để có thể với tới toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều
Tiên. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay 06/10/2012 cho biết như trên, được AFP đưa lại.
Yonhap dẫn lời một viên chức cao cấp Hàn Quốc không muốn nói
tên cho biết, hiệp định này có thể được thông báo vào ngày mai hoặc vào
đầu tuần tới.
Một nguồn tin ngoại giao khác nói thêm, tầm bắn của hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất Hàn Quốc có thể tăng từ 300 km lên đến 800 km. Như vậy toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên sẽ nằm gọn trong tầm hoạt động của hỏa tiễn, tuy lượng chất nổ tối đa của mỗi tên lửa vẫn khoảng 500 kg.
Reuters trích một thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gởi đến các dân biểu Mỹ hôm qua mà hãng tin này có được bản sao, thì trong khuôn khổ hiệp định này, Seoul có thể triển khai được các loại hỏa tiễn, dù bắn đi từ bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc đều có thể bay đến mọi khu vực của Bắc Triều Tiên.
Hiệp định song phương hiện nay - cho phép Hàn Quốc có được một số kỹ thuật tên lửa Hoa Kỳ, và đổi lại, 28.500 quân Mỹ được đóng trên đất Hàn Quốc - sẽ được gia hạn từ nay cho đến cuối năm.
Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc hiện trong tầm hoạt động của tên lửa Bắc Triều Tiên, và Tổng thống Lee Myung Bak hồi tháng Ba đã bày tỏ mong muốn là Seoul sẽ có được một « điều chỉnh thực tế » về năng lực hỏa tiễn. Theo các viên chức quốc phòng Hàn Quốc, thì kho vũ khí của Bình Nhưỡng có những loại hỏa tiễn tầm bắn đến 3.000 km, có thể tấn công được Nhật Bản và các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực.
Greg Thielmann, từng là chuyên gia của Bộ Ngoại giao Mỹ và nay là thành viên Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, một tổ chức tư nhân, cho rằng việc nâng tầm bắn tên lửa Hàn Quốc sẽ gây bực tức cho Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có thể lo ngại vì một số vùng của hai nước này nằm cách Hàn Quốc dưới 800 km.
Chế độ Bình Nhưỡng đã từng thất bại trong vụ phóng vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng Tư. Việc phóng vệ tinh này bị nhiều nước lên án vì cho đó chỉ là ngụy tạo cho một vụ thử tên lửa tầm xa mới.
Trên nguyên tắc thì hai nước Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953 chấm dứt với việc ngưng bắn, nhưng hai bên chưa hề ký hiệp ước hòa bình.
Một nguồn tin ngoại giao khác nói thêm, tầm bắn của hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất Hàn Quốc có thể tăng từ 300 km lên đến 800 km. Như vậy toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên sẽ nằm gọn trong tầm hoạt động của hỏa tiễn, tuy lượng chất nổ tối đa của mỗi tên lửa vẫn khoảng 500 kg.
Reuters trích một thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gởi đến các dân biểu Mỹ hôm qua mà hãng tin này có được bản sao, thì trong khuôn khổ hiệp định này, Seoul có thể triển khai được các loại hỏa tiễn, dù bắn đi từ bất cứ nơi nào ở Hàn Quốc đều có thể bay đến mọi khu vực của Bắc Triều Tiên.
Hiệp định song phương hiện nay - cho phép Hàn Quốc có được một số kỹ thuật tên lửa Hoa Kỳ, và đổi lại, 28.500 quân Mỹ được đóng trên đất Hàn Quốc - sẽ được gia hạn từ nay cho đến cuối năm.
Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc hiện trong tầm hoạt động của tên lửa Bắc Triều Tiên, và Tổng thống Lee Myung Bak hồi tháng Ba đã bày tỏ mong muốn là Seoul sẽ có được một « điều chỉnh thực tế » về năng lực hỏa tiễn. Theo các viên chức quốc phòng Hàn Quốc, thì kho vũ khí của Bình Nhưỡng có những loại hỏa tiễn tầm bắn đến 3.000 km, có thể tấn công được Nhật Bản và các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực.
Greg Thielmann, từng là chuyên gia của Bộ Ngoại giao Mỹ và nay là thành viên Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, một tổ chức tư nhân, cho rằng việc nâng tầm bắn tên lửa Hàn Quốc sẽ gây bực tức cho Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có thể lo ngại vì một số vùng của hai nước này nằm cách Hàn Quốc dưới 800 km.
Chế độ Bình Nhưỡng đã từng thất bại trong vụ phóng vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng Tư. Việc phóng vệ tinh này bị nhiều nước lên án vì cho đó chỉ là ngụy tạo cho một vụ thử tên lửa tầm xa mới.
Trên nguyên tắc thì hai nước Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến Triều Tiên 1950 – 1953 chấm dứt với việc ngưng bắn, nhưng hai bên chưa hề ký hiệp ước hòa bình.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.