Bài đăng : Thứ ba 09 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 09 Tháng Mười 2012
Trong
báo cáo công bố hôm nay, 09/10/2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức
dự báo về tỉ lệ tăng trưởng của châu Á, bị cho là phải chịu ảnh hưởng
từ tình trạng suy thoái ở châu Âu và Hoa Kỳ. Định chế quốc tế này đồng
thời cảnh báo là nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc chưa mang
lại kết quả như mong muốn.
Báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới của IMF dự trù tỉ lệ
tăng trưởng châu Á trong năm nay là 6,7%, qua năm 2013 là 7,2%, thấp hơn
dự báo công bố tháng Bảy vừa qua là 7,1% (2012) và 7,5% (2013). Đối với
Quỹ Tiền tệ Quốc tế, triển vọng ngắn và trung hạn của châu Á ít sáng
sủa hơn so với những năm trước đây.
Đây là hệ quả của việc mức cầu từ những nước đã phát triển bị sụt giảm, khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ cũng bị giảm theo. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu trầm trọng hơn, cũng như những vấn đề của kinh tế Mỹ, sẽ làm tái hiện những khó khăn.
Trung Quốc, đầu tàu của khu vực, sẽ chỉ tăng trưởng 7,8% trong năm nay, và 8,2% năm 2013. Dự báo lần này bớt lạc quan hơn so với hồi tháng Bảy, lần lượt ở mức 8% và 8,5%. Với tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc năm ngoái là 7.500 tỉ đô la, nay giảm đi 0,2 điểm có nghĩa là mất đi 15 tỉ đô la. Sản xuất giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm, đặc biệt là đối với 200 triệu người lao động nhập cư.
Xuất khẩu chậm lại, cũng sẽ làm giảm tăng trưởng của ba trong số năm quốc gia đang phát triển của Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Theo IMF, chỉ có Philippines và Thái Lan có tỉ lệ tăng trưởng tương đương với năm 2011, riêng với Thái Lan là nhờ việc tái thiết và đầu tư sau trận lụt đã tàn phá miền bắc nước này. Tuy nhiên nhìn chung, cả năm quốc gia trên đều có tỉ lệ tăng trưởng khoảng 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm tới.
Còn đối với Việt Nam, tăng trưởng năm nay là 5,1%, năm 2013 sẽ tăng lên 5,9%, và đến năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ tìm lại được đà tăng tiến trước đây với tỉ lệ 7,5%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 8,1%, đến năm 2013 giảm xuống còn 6,2%, còn tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,5% trong hai năm liền.
IMF đặc biệt cảnh báo, việc giải quyết nợ công bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ cần phải là ưu tiên hàng đầu đối với những nước như Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ.
Đây là hệ quả của việc mức cầu từ những nước đã phát triển bị sụt giảm, khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ cũng bị giảm theo. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, nguy cơ khủng hoảng nợ châu Âu trầm trọng hơn, cũng như những vấn đề của kinh tế Mỹ, sẽ làm tái hiện những khó khăn.
Trung Quốc, đầu tàu của khu vực, sẽ chỉ tăng trưởng 7,8% trong năm nay, và 8,2% năm 2013. Dự báo lần này bớt lạc quan hơn so với hồi tháng Bảy, lần lượt ở mức 8% và 8,5%. Với tổng sản phẩm nội địa Trung Quốc năm ngoái là 7.500 tỉ đô la, nay giảm đi 0,2 điểm có nghĩa là mất đi 15 tỉ đô la. Sản xuất giảm sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm, đặc biệt là đối với 200 triệu người lao động nhập cư.
Xuất khẩu chậm lại, cũng sẽ làm giảm tăng trưởng của ba trong số năm quốc gia đang phát triển của Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Theo IMF, chỉ có Philippines và Thái Lan có tỉ lệ tăng trưởng tương đương với năm 2011, riêng với Thái Lan là nhờ việc tái thiết và đầu tư sau trận lụt đã tàn phá miền bắc nước này. Tuy nhiên nhìn chung, cả năm quốc gia trên đều có tỉ lệ tăng trưởng khoảng 5,4% trong năm nay và 5,8% trong năm tới.
Còn đối với Việt Nam, tăng trưởng năm nay là 5,1%, năm 2013 sẽ tăng lên 5,9%, và đến năm 2017, kinh tế Việt Nam sẽ tìm lại được đà tăng tiến trước đây với tỉ lệ 7,5%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 8,1%, đến năm 2013 giảm xuống còn 6,2%, còn tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,5% trong hai năm liền.
IMF đặc biệt cảnh báo, việc giải quyết nợ công bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ cần phải là ưu tiên hàng đầu đối với những nước như Nhật Bản, Việt Nam và Ấn Độ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.