Bài đăng : Thứ tư 10 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 10 Tháng Mười 2012
Hoa Kỳ
hôm qua 09/10/2012 đã gây áp lực lên Miến Điện và Bangladesh, yêu cầu
phải bảo vệ các quyền của người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, vốn được
Liên Hiệp Quốc xem là một trong những dân tộc thiểu số bị trấn áp nhất
trên thế giới.
Bà Kelly Clements, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề
người tị nạn và nhập cư, trong một cuộc hội thảo tại Washington khẳng
định : « Chúng tôi đã khẩn thiết yêu cầu Bangladesh kê khai người Rohingya và cải thiện điều kiện sống của họ ». Bà cũng cho biết, đã gợi ý với chính quyền Miến Điện về việc cho người Rohingya được nhập quốc tịch Miến Điện.
Viên chức này nhấn mạnh : « Hòa bình chỉ có được tại bang Rakhine cùng với sự phát triển kinh tế, giảm bớt nghèo khó và trao những quyền cơ bản cho người dân. Đáng buồn là các giải pháp ngày càng có vẻ xa vời ».
Trở về sau chuyến công tác ở Miến Điện, bà Kelly Clements, phụ trách vấn đề người Rohingya từ hai chục năm qua, nhận xét rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng và trẻ em không được đến trường ngày càng tăng.
Hiện có khoảng 800.000 người Rohingya sống tại Miến Điện – quốc gia vẫn xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp, và 300.000 người khác sống ở Bangladesh. Vùng đất mà sắc dân thiểu số này sinh sống là biên giới giữa hai nước, gần đây đã xảy ra nhiều vụ xung đột giữa người Rakhine theo đạo Phật và người Rohingya, khiến cho khoảng 90 người chết từ tháng Sáu đến nay.
Viên chức này nhấn mạnh : « Hòa bình chỉ có được tại bang Rakhine cùng với sự phát triển kinh tế, giảm bớt nghèo khó và trao những quyền cơ bản cho người dân. Đáng buồn là các giải pháp ngày càng có vẻ xa vời ».
Trở về sau chuyến công tác ở Miến Điện, bà Kelly Clements, phụ trách vấn đề người Rohingya từ hai chục năm qua, nhận xét rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng và trẻ em không được đến trường ngày càng tăng.
Hiện có khoảng 800.000 người Rohingya sống tại Miến Điện – quốc gia vẫn xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp, và 300.000 người khác sống ở Bangladesh. Vùng đất mà sắc dân thiểu số này sinh sống là biên giới giữa hai nước, gần đây đã xảy ra nhiều vụ xung đột giữa người Rakhine theo đạo Phật và người Rohingya, khiến cho khoảng 90 người chết từ tháng Sáu đến nay.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.