Bài đăng : Thứ sáu 05 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 05 Tháng Mười 2012
Đài phát
thanh nhà nước Thụy Điển (SR) hôm nay 05/10/2012 cho biết, một đoàn đại
biểu Bắc Triều Tiên đang thăm nước này để nghiên cứu hoạt động của nền
kinh tế và các công ty. Chuyến tham quan có thể kéo dài hai tuần này
được giữ kín, danh tính các thành viên được phía Bắc Triều Tiên yêu cầu
không tiết lộ.
Cũng theo đài phát thanh SR, thì các đại biểu Bắc Triều Tiên
làm việc trong các trường đại học, các công ty quốc doanh chuyên xuất
khẩu và Bộ Ngoại thương Bắc Triều Tiên ; được Ủy ban quốc tế của nghiệp
đoàn giới chủ Thụy Điển mời sang.
Một thành viên của Ủy ban này đồng thời là người tổ chức chuyến đi, ông Johan Alvin cho biết : « Nói chung, chúng tôi ủng hộ ý muốn học hỏi thêm về mô hình kinh tế của chúng tôi », tuy không cho biết thêm chi tiết.
Benny Olsson, một doanh nhân Thụy Điển đã tiếp xúc với phái đoàn Bắc Triều Tiên thổ lộ : « Họ có hàng triệu câu hỏi. Họ hỏi chúng tôi thu nhập được bao nhiêu, lương trung bình thế nào, và rất nhiều câu hỏi về sự can thiệp của chính phủ vào việc làm ăn. Họ đến từ một thế giới khác, không hiểu được thế giới của chúng tôi, và tôi cũng không hiểu họ ».
Bắc Triều Tiên là nước có nền kinh tế chỉ huy cao độ, và dân chúng sống ngoài thủ đô Bình Nhưỡng thường xuyên bị thiếu thực phẩm, hậu quả của nhiều thập kỷ quản lý tồi và bị cô lập, cộng thêm cấm vận của quốc tế do chương trình hạt nhân. Các nhà quan sát cho rằng tân lãnh tụ Kim Jong Un có ý hướng tiến hành cải cách kinh tế.
Thụy Điển là quốc gia phương Tây đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, và đã mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng năm 1975.
Hiện có 300 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại các đại sứ quán Hàn Quốc
Báo cáo trước Quốc hội hôm qua 04/10/2012, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hiện nay có 295 người tị nạn Bắc Triều Tiên đang trú ngụ tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc trên thế giới, chủ yếu là tại các nước Đông Nam Á.
Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) chấm dứt cho đến nay, đã có hơn 23.500 người Bắc Triều Tiên đào thoát được sang Hàn Quốc, đại đa số là thông qua ngả Trung Quốc. Thường thì sau đó họ nhanh chóng di chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á khác, do chính sách của Bắc Kinh gởi trả người tị nạn cho Bình Nhưỡng.
Đa số người tị nạn từ miền Bắc phải ở lại các cơ quan ngoại giao Hàn Quốc lâu ngày, do thủ tục sàng lọc khó khăn trước khi được phép sang định cư. Kể từ năm 2007 đến nay, hàng năm có khoảng 2.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên được chấp nhận cho định cư tại Hàn Quốc.
Một thành viên của Ủy ban này đồng thời là người tổ chức chuyến đi, ông Johan Alvin cho biết : « Nói chung, chúng tôi ủng hộ ý muốn học hỏi thêm về mô hình kinh tế của chúng tôi », tuy không cho biết thêm chi tiết.
Benny Olsson, một doanh nhân Thụy Điển đã tiếp xúc với phái đoàn Bắc Triều Tiên thổ lộ : « Họ có hàng triệu câu hỏi. Họ hỏi chúng tôi thu nhập được bao nhiêu, lương trung bình thế nào, và rất nhiều câu hỏi về sự can thiệp của chính phủ vào việc làm ăn. Họ đến từ một thế giới khác, không hiểu được thế giới của chúng tôi, và tôi cũng không hiểu họ ».
Bắc Triều Tiên là nước có nền kinh tế chỉ huy cao độ, và dân chúng sống ngoài thủ đô Bình Nhưỡng thường xuyên bị thiếu thực phẩm, hậu quả của nhiều thập kỷ quản lý tồi và bị cô lập, cộng thêm cấm vận của quốc tế do chương trình hạt nhân. Các nhà quan sát cho rằng tân lãnh tụ Kim Jong Un có ý hướng tiến hành cải cách kinh tế.
Thụy Điển là quốc gia phương Tây đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên, và đã mở đại sứ quán tại Bình Nhưỡng năm 1975.
Hiện có 300 người Bắc Triều Tiên tị nạn tại các đại sứ quán Hàn Quốc
Báo cáo trước Quốc hội hôm qua 04/10/2012, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết hiện nay có 295 người tị nạn Bắc Triều Tiên đang trú ngụ tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc trên thế giới, chủ yếu là tại các nước Đông Nam Á.
Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) chấm dứt cho đến nay, đã có hơn 23.500 người Bắc Triều Tiên đào thoát được sang Hàn Quốc, đại đa số là thông qua ngả Trung Quốc. Thường thì sau đó họ nhanh chóng di chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á khác, do chính sách của Bắc Kinh gởi trả người tị nạn cho Bình Nhưỡng.
Đa số người tị nạn từ miền Bắc phải ở lại các cơ quan ngoại giao Hàn Quốc lâu ngày, do thủ tục sàng lọc khó khăn trước khi được phép sang định cư. Kể từ năm 2007 đến nay, hàng năm có khoảng 2.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên được chấp nhận cho định cư tại Hàn Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.