Granma, tờ báo chính thức của ĐCS Cuba |
Bài đăng : Thứ hai 01 Tháng Mười 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 01 Tháng Mười 2012
Báo chí
Cuba đang hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Nhà nước, hiện đang được
kêu gọi đổi mới, trước thời điểm sắp diễn ra đại hội Đảng vào tháng 7
năm 2013. Báo chí đảo quốc này đang đứng trước triển vọng một sự mở cửa,
thoát ra hoàn toàn tình trạng xơ cứng, ảnh hưởng của ý thức hệ Liên Xô
cũ.
Hiệp hội Nhà báo Cuba (Upec), một tổ chức chính thức của Nhà nước đã kêu gọi các thành viên của mình suy nghĩ về «
một nền báo chí cách mạng mà chủ nghĩa xã hội Cuba hiện đang cần đến,
từ những thay đổi lớn lao đang diễn ra trong xã hội chúng ta », trước đại hội Đảng lần thứ 9 vào năm tới.
Bị các nhà ly khai tố cáo, bị chính Chủ tịch Raul Castro chỉ trích, và bị dân chúng ngờ vực vì các thông tin rỗng tuếch, tách biệt với thực tế hàng ngày, báo chí Cuba buộc lòng phải đổi mới.
Bản thân đảng Cộng sản hồi tháng Giêng cũng đã đòi hỏi « báo chí phải thông tin một cách đúng lúc, khách quan, có hệ thống và minh bạch về những vấn đề, những khó khăn, thiếu sót và những nghịch cảnh mà chúng ta phải đối phó ». Trong một hội nghị bất thường, đảng Cộng sản Cuba đề nghị báo chí « cần phải từ bỏ những tin tức vô vị và thói quen bí mật thông tin ».
Hiện nay làng báo Cuba có tổng cộng hai tờ nhật báo, một tờ tuần báo, mười tờ báo địa phương, hai hãng thông tấn, năm kênh truyền hình, khoảng hơn một chục nguyệt san, và chừng năm chục đài phát thanh trung ương lẫn địa phương. Tất cả những báo đài này thường đưa cùng một loại thông tin như nhau, thường là rập khuôn theo tờ báo chính thức do Trung ương Đảng quản lý là tờ Granma.
Jorge Gomez Barata, một cựu viên chức cao cấp của Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Cuba, nay là cây bút bình luận cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, khẳng định : « Các nhà báo không chịu trách nhiệm về tình trạng này ». Trên blog www.cubano1erplano.com ông nhận xét : « Vấn đề là từ cơ chế chứ không phải trong cách làm việc ». Trước năm 1975, chế độ Fidel Castro « không tìm cách kiểm soát báo chí », nhưng sau đó đã « nhập khẩu kinh nghiệm xô-viết ».
Theo Jorge Gomez Barata, thì « Việc tập trung chỉ đạo và nạn quan liêu áp dụng trong nền kinh tế đã được áp đặt vào lãnh vực tư tưởng, văn hóa và chính trị, đặc biệt là đối với báo chí ». Hai mươi năm sau khi Liên Xô sụp đổ, « không có một ý tưởng cải cách nào được đưa ra, không có sáng kiến nào để khắc phục những thiếu sót ».
Ông đề nghị nên để cho các báo có thể « Tự chọn các lãnh đạo, được giải phóng khỏi các thủ tục hành chính phiền phức, không còn lệ thuộc vào các tổ chức chính quyền và không còn xem là báo chí chính thức của Nhà nước ».
Còn Manuel David Orrio, nhà báo đồng thời là nhân viên an ninh gần đây đã tố cáo « một tâm trạng chung của người dân không thỏa mãn trước việc không được cung cấp những thông tin thời sự ». Là người trong những năm 2000 từng thâm nhập vào giới các nhà báo độc lập, ngày nay ông đòi hỏi cần có một đạo luật báo chí mới để « xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của tất cả những người có liên quan » trong quy trình hoạt động báo chí.
Trên blog www.estebanmoralesdomiguez.blogspot.com, giảng viên đại học Esteban Morales đã kêu gọi Hiệp hội Nhà báo Cuba chủ động chuyển đổi báo chí thành « một công cụ hiệu quả cho việc phê bình, giúp cho hình mẫu kinh tế hoàn hảo hơn, và thay đổi cách nghĩ ».
Chuyên gia vừa bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Cuba vào năm 2011 cảnh báo : « Nếu không làm như thế, chúng ta vẫn luôn là một đội ngũ thiếu vắng nhiệt tình, bị trói chân bởi sự hoài nghi, tính giáo điều và chủ nghĩa cục bộ của những người muốn tỏ ra rằng họ là những người canh cửa cho cách mạng ».
Bị các nhà ly khai tố cáo, bị chính Chủ tịch Raul Castro chỉ trích, và bị dân chúng ngờ vực vì các thông tin rỗng tuếch, tách biệt với thực tế hàng ngày, báo chí Cuba buộc lòng phải đổi mới.
Bản thân đảng Cộng sản hồi tháng Giêng cũng đã đòi hỏi « báo chí phải thông tin một cách đúng lúc, khách quan, có hệ thống và minh bạch về những vấn đề, những khó khăn, thiếu sót và những nghịch cảnh mà chúng ta phải đối phó ». Trong một hội nghị bất thường, đảng Cộng sản Cuba đề nghị báo chí « cần phải từ bỏ những tin tức vô vị và thói quen bí mật thông tin ».
Hiện nay làng báo Cuba có tổng cộng hai tờ nhật báo, một tờ tuần báo, mười tờ báo địa phương, hai hãng thông tấn, năm kênh truyền hình, khoảng hơn một chục nguyệt san, và chừng năm chục đài phát thanh trung ương lẫn địa phương. Tất cả những báo đài này thường đưa cùng một loại thông tin như nhau, thường là rập khuôn theo tờ báo chính thức do Trung ương Đảng quản lý là tờ Granma.
Jorge Gomez Barata, một cựu viên chức cao cấp của Ban Tuyên huấn Đảng Cộng sản Cuba, nay là cây bút bình luận cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, khẳng định : « Các nhà báo không chịu trách nhiệm về tình trạng này ». Trên blog www.cubano1erplano.com ông nhận xét : « Vấn đề là từ cơ chế chứ không phải trong cách làm việc ». Trước năm 1975, chế độ Fidel Castro « không tìm cách kiểm soát báo chí », nhưng sau đó đã « nhập khẩu kinh nghiệm xô-viết ».
Theo Jorge Gomez Barata, thì « Việc tập trung chỉ đạo và nạn quan liêu áp dụng trong nền kinh tế đã được áp đặt vào lãnh vực tư tưởng, văn hóa và chính trị, đặc biệt là đối với báo chí ». Hai mươi năm sau khi Liên Xô sụp đổ, « không có một ý tưởng cải cách nào được đưa ra, không có sáng kiến nào để khắc phục những thiếu sót ».
Ông đề nghị nên để cho các báo có thể « Tự chọn các lãnh đạo, được giải phóng khỏi các thủ tục hành chính phiền phức, không còn lệ thuộc vào các tổ chức chính quyền và không còn xem là báo chí chính thức của Nhà nước ».
Còn Manuel David Orrio, nhà báo đồng thời là nhân viên an ninh gần đây đã tố cáo « một tâm trạng chung của người dân không thỏa mãn trước việc không được cung cấp những thông tin thời sự ». Là người trong những năm 2000 từng thâm nhập vào giới các nhà báo độc lập, ngày nay ông đòi hỏi cần có một đạo luật báo chí mới để « xác định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của tất cả những người có liên quan » trong quy trình hoạt động báo chí.
Trên blog www.estebanmoralesdomiguez.blogspot.com, giảng viên đại học Esteban Morales đã kêu gọi Hiệp hội Nhà báo Cuba chủ động chuyển đổi báo chí thành « một công cụ hiệu quả cho việc phê bình, giúp cho hình mẫu kinh tế hoàn hảo hơn, và thay đổi cách nghĩ ».
Chuyên gia vừa bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Cuba vào năm 2011 cảnh báo : « Nếu không làm như thế, chúng ta vẫn luôn là một đội ngũ thiếu vắng nhiệt tình, bị trói chân bởi sự hoài nghi, tính giáo điều và chủ nghĩa cục bộ của những người muốn tỏ ra rằng họ là những người canh cửa cho cách mạng ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.