samedi 22 juin 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 21/06/2024

1. Về chuyến công du nước ngoài của Putox

Trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi rời sân bay New Balance của cộng hòa Tây Phi, Putox tiếp tục đổ lỗi cho phương Tây về cuộc chiến đang tiếp tục bị đẩy lên cầu thang:

“Quả thực, chúng tôi thấy điều này, đang quan sát, họ [tập thể phương Tây] đang không ngừng nâng cao nhiệt độ, làm tình hình leo thang. Rõ ràng, họ đang tin đến một lúc nào đó chúng tôi sẽ sợ hãi. Nhưng đồng thời họ cũng nói muốn đánh bại Nga trên chiến trường. Điều này có ý nghĩa gì đối với Nga? Điều này có nghĩa là sự kết thúc của lịch sử hàng nghìn năm của nhà nước Nga – tôi nghĩ vậy. Mọi người đều biết rõ. Tại sao chúng ta không nên sợ hãi? Đi đến cùng không phải tốt hơn sao?”

Bình loạn : Nước Nga Moscovite mới được có 800 năm thôi, 1 điểm về chỗ!

Lê Xuân Nghĩa - Thâm hơn mực tàu

Anh Pu nhà tôi vẫn nghĩ anh ấy là cha thế giới, khi lớn tiếng đe dọa Hàn Quốc, rằng “Nếu Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine, nước này sẽ không thích câu trả lời đến từ Nga”.

Trong khi anh ấy vừa ký chưa ráo mực cái gọi là “liên minh bảo vệ nhau khi một bên bị tấn công” và nhận vũ khí tận lực đến từ chú Kim.

Xét một cách công bằng và sòng phẳng, thì nếu Hàn cũng cung cấp vũ khí cho Ukraine một cách tận lực, tương tự Triều cung cấp cho Nga thì Nga là quốc gia chịu thiệt lớn nhất.

Mai Quốc Ấn - Kỳ diệu lắm!


Năm 2019, khóa tu Ba Vàng dạy các cháu bằng một ví dụ về vong nhập có 14 kiếp trước quyến rũ nhà chùa.

Năm 2022, khóa tu Ba Vàng dạy các cháu về quỷ ám. Làm móng nhà càng sâu thì càng gặp nhiều quỷ.

Năm 2024, sự kỳ diệu này chắc là chùa Ba Vàng “độ” cho cái gốc cây trong phóng sự VTV1 từng phỏng vấn Đầu Đà Minh Tuệ “tự nguyện biến mất” ngay phóng sự cũng cùng nội dung sau đó chăng?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 22.06.2024

1. "Chậm nộp học phí 2 ngày, học sinh bị hủy kết quả trúng tuyển lớp 10"- Thực ra vụ này mới nghe thì có vẻ trường sai, nhưng đọc kỹ thì nó là trường tư, người ta có kế hoạch tuyển sinh làm 2 đợt. Đợt đầu dành cho các cháu đang học tại trường, có cháu này, và sau đấy các thí sinh bên ngoài.

Cháu đến ngày không đóng học phí và không liên lạc với trường, nên họ phải tuyển cháu khác, bởi ngoài phục vụ họ còn phải... kinh doanh, bởi nếu lỡ cháu không học và họ giữ chỗ rồi không tuyển được học sinh nữa thì ai chịu trách nhiệm. Tiên trách kỷ hậu phải trách nhân. Có rất nhiều cách để liên hệ với trường, với giáo viên chủ nhiệm nếu chưa kịp đóng tiền.

Nên các trường tư nghỉ hè rất ít là vì, trường công nghỉ hè giáo viên vẫn có lương, trường tư nghỉ là... nghỉ. Nên, vầng, lại nên, cũng phải thông cảm cho chủ trường.

Nguyễn Thông - Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Đưa ra một chính sách mang tầm quốc gia, đương nhiên người ta phải suy đi tính lại nát óc, cẩn trọng từng tí một. Đó là nói chung vậy, chứ vụ tăng lương mà nhà nước sắp thực hiện thì tôi thấy không ổn.

Theo phương án mà Bộ Nội vụ xây dựng, đã trình chính phủ và đã được cấp cao nhất duyệt, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc đều được tăng lương, tăng thêm 30 % căn cứ vào mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Có nghĩa là, mỗi người sẽ có lương mới là lương cơ sở (đúng ra phải gọi lương cơ bản) x hệ số đang hưởng x 30 %.

Theo lời bà bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, “điều chỉnh tăng đều tất cả 30 % trên cơ sở giữ mức lương cơ sở. Tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”. Đúng là vui, bởi bây giờ thêm được 1 nghìn (trị giá như 1 xu hồi xưa) cũng quý.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.06.2024


 

vendredi 21 juin 2024

Lê Xuân Nghĩa - Hiểu chưa nào?


Nga cực kỳ kỳ vọng vào việc dụ dỗ thành công Việt Nam sử dụng công nghệ điện hạt nhân và mua vũ khí của mình trong dịp Tổng thống Putin đến thăm chính thức.

Bởi, đây là hai thế mạnh duy nhất còn sót lại của Nga lúc này.

Vì vậy, họ đã dọn đường từ ngày 13/06, khi truyền thông Nga mở chiến dịch quảng cáo rầm rộ về công nghệ hạt nhân của họ tối tân nhất thế giới. Đặc biệt là Sputnik tiếng Việt giật tít: “Liên bang Nga sở hữu công nghệ hạt nhân độc đáo không thể có ở bất kỳ đâu”.

Roman Reinekin – Việt Nam quá gắn bó với phương Tây, sẽ không có trục Moscow-Hà Nội


Mai Quốc Việt : Mời các bạn đọc báo Nga ngày 21/06/202 này, sau chuyến viếng thăm của tổng thống Putin - "Việt Nam quá gắn bó với phương tây về kinh tế, sẽ không có trục Moscow - Hà Nội" được viết bởi nhà báo Roman Reinekin.

Phần thứ hai trong chuyến công du Đông Á của Tổng thống Vladimir Putin là tới Hà Nội, nhìn bề ngoài có chút khác biệt so với phần đầu tiên là tới Triều Tiên, tất cả các nghi thức thân mật ở cấp cao nhất, các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo và các cuộc họp tập thể ở cấp tùy tùng cấp bộ, việc ký kết các thỏa thuận đa cấp và các nghi thức về ý định...

Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt và đây là điểm mấu chốt.

Chúng ta phải nêu lên một sự thật tầm thường chẳng có gì cao cả Hà Nội không phải là Bình Nhưỡng, và đương nhiên không thể tin vào sự hình thành của trục địa chính trị Moscow-Hà Nội ổn định bền vững nào đó. Liên bang Nga và Việt Nam quá xa nhau cả về lợi ích, vị trí và vai trò trong phân công lao động toàn cầu cũng như về những kế hoạch trong thời gian ngắn và trung hạn.

Nguyễn Đình Bổn - FBI khám nhà David Dương và thị trưởng Oakland


Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khám xét căn hộ của bà Sheng Thao, thị trưởng thành phố Oakland, bang California. Sheng Thao là ai?

The Guardian cho biết cảnh sát khám nhà thị trưởng Oakland Sheng Thao vào sáng 20-6 (giờ địa phương). Các đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI) mang khoảng 80 chiếc hộp ra khỏi căn nhà 4 phòng ngủ của bà Sheng Thao.

FBI xác nhận họ "có hoạt động hành pháp được tòa án cho phép tại Maiden Lane nhưng không thể tiết lộ thêm thông tin vào thời điểm này".

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 21.06.2024

1. "Ông Lê Văn Dũng được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam"- Chia vui với tỉnh Quảng Nam đã có chủ tịch, dù bác này đã 58 tuổi. Vất vả phết.

2. "Nam sinh viên mất tích 2 tháng được gia đình chi 150 triệu đồng chuộc về"- Đọc mà thấy buồn. Sinh viên rồi mà để bị lừa đơn giản thế thì đúng là, chả hiểu học hành hiểu biết như thế nào? Cuối cùng bố mẹ tốn thêm 150 triệu cho cú "khởi nghiệp" vĩ đại của con mình.

3. "Mạo danh phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đi lừa hơn 30 tỉ đồng" - Công nhận đi lừa dễ và người bị lừa cũng... dễ. Và cũng giàu nữa.

Hoàng Quốc Dũng - 21 tháng Sáu là ngày gì của báo chí?


Xem hồi sau sẽ rõ!

Trước tiên tôi xin kể một câu chuyện rất nổi tiếng được lưu truyền rộng rãi bên Trung Quốc thời chúng ta. Chuyện kể rằng vào năm 1964, một bác nông dân già bên Trung Quốc tên là Miao Tài Séng đã được hân hạnh bắt tay Mao Trạch Đông khi Mao đi thăm một vùng nông thôn.

Để tôn trọng cái niềm vinh hạnh cực kỳ đặc biệt này, dân làng cấm người nông dân này tắm rửa và cũng cấm luôn không cho ông ta ra khỏi làng. Họ dựng một hàng rào khoanh ông ta lại. Dân làng hàng ngày đến sờ ông ta để được cảm nhận hơi ấm của Mao. Sau một thời gian thì ông ta đã chết vì vấn đề vệ sinh.

Đây là một câu chuyện được lưu truyền thực sự, còn sự thật của nó đến đâu thì tôi không biết.

Trần Xuân Thái - Làm báo xưa và nay


Sáng sớm, lục mấy ngăn tủ đồ cũ, lôi ra được mấy cái "công cụ hành nghề" một thời, từ cổ điển đến bán cổ điển.

Gồm : Máy quánh chữ thủ công, máy ghi âm băng Sony 5 ly, máy nhắn tin radio-page (phone-link), máy chụp ảnh KTS đời đầu 6.5 Megapixel, máy camcorder KTS đời đầu... tất cả đều có tuổi đời từ 20 năm trở lên.

Ngẫm lại, hồi xưa làm báo cực thiệt. Mỗi tháng được phát mấy ram giấy A4 vàng khè. Đi "hành lạc" dìa là viết ra giấy, trừ ra 1/4 dọc bên trái để biên tập sửa bài. Bài biên tập xong thì chuyển qua phòng nhập liệu. Những nhân viên làm công việc này (nhập liệu) sử dùng cả mười ngón tay vẽ "những đường ngoằn ngoèo" nhanh như điện trên bàn phím và mắt gần như dán chặt trên màn hình, các dòng chữ cứ vậy mà ào ào phun ra như núi lửa trào dung nham.

Lưu Trọng Văn - Cảm nhận ngày nhà báo


Trên trang báo cá nhân của nhà báo Dân Sau Đong gã xúc động trước thông tin về một cụ ông 95 tuổi vẫn hàng ngày bình thản đạp xích lô tự mình kiếm sống và đem niềm vui cho người khác.

Một thông tin mà nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc đời này. Sau sự kiện tu sĩ Minh Tuệ, gã cảm nhận Đất nước đang dâng trào một Dòng chảy kỳ diệu. Gã với tư cách một người đam mê sáng tạo văn học và chép sử, không khỏi trằn trọc về bước đi và lựa chọn của mình để có thể hòa nhập vào Dòng chảy ấy.

Và trong Dòng chảy ấy xuất hiện rất nhiều ánh mắt, nhân cách mà gã tự nhận đó là ánh mắt và nhân cách dẫn dắt.

Nguyễn Văn Tuấn - Lịch sử báo chí Việt Nam có bề dày hơn 150 năm, chớ không phải 99 năm đâu


Tờ "Gia Định Báo" ra mắt công chúng Sài Gòn ngày 15/04/1865 là tờ báo đầu tiên của Việt Nam.

Tờ Gia Định Báo ra hàng tuần, và tồn tại đến 44 năm, đình bản vào ngày 01/01/1910. Gia Định Báo dùng chữ Quốc Ngữ và do đại học giả Trương Vĩnh Ký làm tổng biên tập. Như vậy, cũng có thể nói rằng ông Trương Vĩnh Ký là ký giả đầu tiên của Việt Nam.

Nam kỳ còn là nơi cho ra đời tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Đó là tờ tuần báo "Nữ Giới Chung" (tiếng chuông của nữ giới) được ra mắt công chúng Sài Gòn năm 1918.

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (2)

 

Tháng Sáu có một ngày gọi là "Ngày Nhà báo Việt Nam". Đây cũng là dịp để mỗi người làm báo chia sẻ những câu chuyện buồn vui trên bước đường hành nghề của họ với bạn đọc.

Với tôi, một người làm báo chuyên viết mảng văn hóa văn nghệ nên có nhiều kỷ niệm với giới văn nghệ sĩ...Và câu chuyện về bài hát "Con đường xưa em đi" là một niệm khó phai nhất của riêng tôi.

Nhớ lại năm đó bất ngờ bài hát "Con đường xưa em đi" của nhạc sĩ Châu Kỳ bị Cục Nghệ thuật và Biểu diễn (NTBD) ra quyết định thu hồi và cấm lưu hành vĩnh viễn, vì họ cho rằng bài hát này sáng tác trước năm 1975 và có nội dung "nhạy cảm".

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (1)

Thời gian gần đây, nếu đi họp báo, kể cả các sự kiện lớn do sở ban ngành của nhà nước tổ chức, để ý sẽ nghe trong phần tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự sẽ nghe có câu:

"Cảm ơn các YouTuber, TikToker (rồi mới đến cảm ơn) các cơ quan báo đài đến dự và đưa tin...". Là hiểu nghề báo chí của chúng tôi đang ở vị trí nào!

Có lần nọ đi họp báo Lễ hội cà phê Tây Nguyên, thấy Ban tổ chức bố trí chỗ ngồi cho các hot YouTuber, TikToker ngồi hàng đầu tiên rồi đến các nhà tài trợ, dãy cuối cùng bên trái mới dành cho phóng viên.

Lưu Trọng Văn - Ngày Nhà báo Việt Nam


Do đặc thù lịch sử truyền thống và thực tế hoàn cảnh khi ra đời nên Ngày Báo chí Việt Nam dính kèm hai chữ “cách mạng”, dẫn đến chỉ dành cho các nhà báo của nhà nước.

Với thực tế hôm nay, mặc dù không có báo tư nhân chính danh nhưng cách mạng công nghệ tràn ngập thế giới phẳng. Tại Việt Nam đã tự nhiên xuất hiện hàng ngàn “báo chí Dân” do các Facebooker, YouTuber tạo ra.

Hệ thống truyền thông ấy tham gia cùng hệ thống truyền thông nhà nước có mặt khắp đất nước trở thành công cụ đưa tin, viết bài, truyền hình ảnh nhanh, sống động mọi hoạt động của cuộc sống.

Nguyễn Thông - Huy Đức (4)

Hôm nay, 21.6, phải kể tiếp ký ức về nhà báo Huy Đức, người đang đón lễ trọng trong nhà giam, người có mấy chục năm là “nhà báo cách mạng”.

Năm 1996 ấy, tôi mới chỉ tuổi nghề mấy tháng, còn Huy Đức đã được tính bằng những năm nổi tiếng, lừng danh trong làng báo. Vậy nhưng chả hiểu sao, đang là quân tiên phong của Tuổi Trẻ, y lại nhảy sang Thanh Niên. Tôi cũng chả có dịp tò mò hỏi, bởi một phần mình… sợ, kính nhi viễn chi, phần khác y thoắt chỗ này thoắt chỗ khác, mà tinh làm việc với các sếp Khế, Tịnh, Nhượng, Chênh, mình tuổi gì mà dám ngó nghía.

Huy Đức đầu quân về Thanh Niên được một thời gian chưa bao lâu, chẳng hiểu có sự rủ rê gì không, tôi bắt đầu được diện kiến những tên tuổi khá nổi tiếng trong làng báo lúc bấy giờ. Ban đầu là Dương Minh Long, rồi Yên Ba, vài năm sau còn có cả Tuấn Khanh, Trần Việt Đức. Họ còn khá trẻ, nhưng sớm được xếp vào hạng lão làng, về chuyên môn như ngôi sao sáng, “vua biết mặt, chúa biết tên”, ít ai bì kịp.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.06.2024


 

jeudi 20 juin 2024

Lưu Trọng Văn - Trung Quốc mới là nước quan tâm nhất tới chuyến thăm của tổng thống Nga đến Hà Nội

Sau tuyên bố Nga ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông của tổng thống Nga - khi chưa xảy ra chiến tranh Nga-Ukraina khi mà vị thế của Nga chưa bị cô lập - thì tình thế hiện nay của Nga đã hoàn toàn khác.

Nga phải mở cửa rộng về hướng Đông nơi không chỉ có Trung Quốc, vì vậy lập trường của Nga buộc sẽ phải khác khi đến Việt Nam, đất nước quan trọng đối với Nga lúc này.

Chính vì vậy Trung Quốc lại chính là nước theo dõi chặt chẽ nhất với con mắt quan tâm nhất, đề phòng nhất những diễn biến trong chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Nga, chứ không phải Mỹ hay châu Âu.