mardi 5 mars 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Con người ta để sống được phải có ăn. Ăn là “nhiệm vụ” hàng đầu.

Người đời đã tổng kết tứ khoái, thì ăn chiếm vị trí số 1. Các cụ xưa từng kết luận một cách rất triết học “dĩ thực vi tiên” (lấy ăn làm đầu, làm trước hết). Cũng có dị bản câu này là “dĩ thực vi thiên” (lấy ăn làm trời). Dân chỉ sợ trời chứ chả sợ đứa nào, ăn cũng ngang trời, không có ăn thì đói bỏ mẹ, rã họng, chết.

Ở một nước có truyền thống nông nghiệp, còn được ca tụng là “văn minh lúa nước”, trong những thứ bỏ vào mồm, gọi chung thành lương thực thực phẩm, thì gạo ở vị trí hàng đầu, số 1. Bữa cơm (nấu từ gạo) trở thành hình ảnh quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.03.2024


 

lundi 4 mars 2024

Ngô Nhân Dụng - Cuộc tranh cử trên vấn đề di dân

 

Trong khi hai đảng tranh luận về di dân bất hợp pháp ở biên giới Mexico, một điều ít được nhắc tới là vai trò quan trọng của di dân trong nền kinh tế Mỹ.

Ngày Thứ Năm, hai ông tổng thống Mỹ cũ và đương nhiệm đều đến thăm biên giới Mexico ở Texas. Cựu Tổng thống Donald Trump đến Eagle Pass, đứng cách bờ sông Rio Grande hơn 60 mét. Tổng thống Joe Biden đến thị xã Brownsville, cách Eagle Pass 300 dặm nhưng cũng bên bờ sông Rio Grande.

Cái tên Rio Grande, có thể dịch nguyên văn là “Sông Cái,” là do người Mỹ đặt, dùng tiếng Tây Ban Nha (Espanol). Người Mexico gọi là Río Bravo (del Norte), nghĩa là Con Sông Cuồng Giận, phía Bắc. Rio Grande dài 3.000 cây số, chạy từ phía Nam tiểu bang Colorado ra vịnh Mexico; từ năm 1848 trở thành biên giới tự nhiên giữa hai nước, sau nhiều cuộc tranh chấp.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 04/03/2024

1. Một vài nét về chiến sự theo báo cáo của ISW

- Giao tranh vẫn tiếp diễn dọc theo tuyến Kupyansk – Kreminna với tuyên bố giành lãnh thổ của cả hai bên. Lực lượng Ukraine được cho là đã chiếm giữ các vị trí gần Tabaivka, trong khi quân Nga tiến gần Synkivka.

Mặc dù thiếu bằng chứng trực quan, xung đột vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Các quan chức Ukraine ghi nhận sự giảm bớt các cuộc tấn công của Nga, trong khi các lực lượng Nga đang củng cố và chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo. Các đơn vị Nga và Chechnya hoạt động gần Bilohorivka.

- Các vị trí tiền tuyến gần Bakhmut vẫn không thay đổi dù các cuộc đụng độ đang diễn ra. Các cuộc không kích của Nga nhắm vào phía đông Chasiv Yar, với các đơn vị không quân hoạt động ở khu vực lân cận.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 739, 03-03-2024

1. Đúng như dự đoán trước đây của Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, sau khi quân Ukraina bắt buộc phải rút khỏi thành phố Avdiivka và hai làng lân cận, quân Nga cũng không có đủ sức để tiếp tục cuộc tấn công. Và cũng đã không xảy ra « sự tan vỡ phòng tuyến của phía Ukraina » nào như các kênh truyền thông Nga rao giảng suốt thời gian qua. Trận địa mới lại được thiết lập, tương tự như những gì xảy ra tại Bakhmut.

Đặng Tuấn Trung - Những người yêu nước Nga không thể không chạnh lòng


Tui không giấu diếm gì tình cảm với nước Nga, âm nhạc Nga, hội họa Nga (văn học Nga thì tui vốn lười đọc nên không biết nhiều).

Nhưng ngay cả khi đó tui vẫn thấy nước Nga có gì đó không ổn. Có thể từ tư duy Đại Nga nó làm hỏng người Nga chăng ? Một người nhập cư hoàn toàn có thể có chỗ đứng ở Mỹ, Đức hay Pháp nhưng ở Nga hầu như không thể.

Dù rằng Nga chỉ là “ngoại ô của châu Âu” nhưng họ luôn tự coi họ ngồi lên đầu thiên hạ. Cũng không sao nếu họ chứng tỏ được sự văn minh hơn hẳn. Nhưng sự thật thì ngược lại ! Và giờ thì cuộc chiến tranh xâm lược của Putin phát động đã đạt được gì ? Nga chưa bao giờ bị khinh bỉ và cô lập như vậy.

Hoàng Nguyên Vũ -Sao các sư đạo lý vẫn cay nghiệt đay nghiến quá khứ của chúng sinh?

Trước đây tôi sững sờ khi thấy một cuốn sách viết về kiếp trước làm điều này thì kiếp này trở nên thế này thế nọ. Điều hãi hùng nhất chính là, đưa những bất hạnh của người kiếp này ra mắng nhiếc do kiếp trước làm việc ác.

Tuy nhiên, cuốn sách không quên thòng luôn một đoạn: Kiếp trước hăng hái cúng dường, kiếp này sống trong vinh hoa phú quý. Vâng, lại là cúng dường!

Thời gian gần đây, không ít sư thầy sư cô lên mạng ra rả về việc kiếp này như thế này là bởi kiếp trước như thế kia. Mà toàn nhắm vào những người bệnh tật, khổ hạnh để dùng những lý lẽ cay nghiệt như thế.

Nguyễn Hoài Bắc - Đại tổ sư !

Chuyện gì đang xẩy ra với tôn giáo của đất nước chúng ta, đặc biệt là Phật giáo ?

Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, cũng trải qua các biến cố, thăng trầm, lúc suy, lúc thịnh tùy thời thế, thế thời.

Có thể nói Phật giáo được "chấn hưng" được "nở rộ" và đầu tư hoành tráng khoảng 20 năm trở lại đây do tư nhân - giáo hội Phật giáo - Nhà nước, ba nhà liên kết để cùng phát triển, cùng thu lợi nhuận của bách tính, thảo dân cúng dường, công đức. Cực thịnh sẽ Cực suy theo quy luật bất biến của tự nhiên, của xã hội trải qua kết đúc hàng ngàn năm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

Hiệu Minh - Bưu thiếp viết tay

 

Hôm nay đang café sáng góc vườn, bỗng thấy một phong bì nhỏ ném vào sân, may mà trời không mưa nên không bị ướt. Mở ra thấy lời chúc viết tay rất nắn nót gửi chú cùng với ảnh em bé.

Đó là con gái của anh Mẫn mới sinh con trai viết thiếp báo tin vui, gửi từ Philadelphia xa chục ngàn kilomet, sau hơn một tháng mới tới nhà. Thật cảm động vì lâu lắm mới thấy bưu thiếp viết tay.

Từ khi có Yahoo rồi email, mỗi khi Giáng sinh hay năm mới, tôi hay nhận được thiệp ảo bằng ảnh và âm thanh, trông vui mắt. Năm sau lại những điệp khúc ấy, và đôi khi tôi cũng copy/paste và gửi đi cho người khác. Chợt nhớ về một thời bưu thiếp và thư gửi qua bưu điện.

Võ Khánh Tuyên - Kẻ ở miền xa

 

Trong nhạc phẩm nổi tiếng về lính chiến Kẻ Ở Miền Xa do Duy Khánh hát, viết về nỗi niềm của người lính với những ca sĩ, có câu:"Vì tiền hay thiết tha"?

Ở chiều ngược lại, giờ đây mỗi khi có ca sĩ nổi tiếng thế giới nào tổ chức live show tại các xứ phát triển lân cận, dường như một bộ phận dân máu mặt Việt Nam lại không  ngại lặn lội đường bay để sang tham dự, chộp hình check in các kiểu.

Thực sự...trong thế giới phẳng hiện nay, đâu phải dân xứ Bắc Triều tiên đâu mà có tư tưởng không hòa nhập và đồng điệu với trào lưu văn hóa thế giới. Nhưng cứ đọc lời tâm sự, chia sẻ hào hứng của đại gia, diễn viên ngôi sao, hoa hậu người mẫu ...thì thấy khá dị ứng.

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

Chương trình phát thanh RFI ngày 04.03.2024


 

dimanche 3 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Đào, Phở và Piano

 

Trong hai ngày liên tiếp, tôi đi xem hai bộ phim và cũng là tình cờ cả hai phim đều là phim về chiến tranh.

Tôi không phải là người say mê cinéma nên chỉ đi xem phim rất ngẫu hứng khi có thời gian. Có mặt ở Hà Nội trong dịp Tết, tôi có nghe nói loáng thoáng về một bộ phim được coi là rất hay, rất hot đang được trình chiếu tại Hà Nội. Trong đó có cả cảnh nóng tình yêu lãng mạn, có cả phở và cũng có cả âm nhạc. Ôi thích quá.

Được một người bạn thân có nhã ý rủ đi xem, tôi đã chấp nhận ngay. Đất nước mình bây giờ đổi mới rồi, chắc tư duy làm phim cũng khác hoàn toàn. Không như cái hồi tôi còn nhỏ và thời thanh xuân của tôi, toàn chỉ được xem phim tuyên truyền, chán đến mức tôi không bao giờ đi xem phim nữa. Bây giờ mà còn làm phim tuyên truyền thì chó nó xem. Hoàn toàn với tinh thần như vậy, tôi hồ hởi đi nhanh đến rạp.

Dương Quốc Chính - Phim tuyên truyền this và that

 

Cũng là phim tuyên truyền nhưng ngày xưa làm hay hơn bây giờ rất nhiều. Ví dụ như Cánh đồng hoang, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn...Hồi bé mình xem mấy phim đó cảm thấy nó sống động như bước chân vào cuộc sống thời ấy.

Ván bài lật ngửa Biệt động Sài Gòn là phim nhiều tập, bao cảnh rộng lớn, quay trong thời gian rất dài, đến nỗi diễn viên già hẳn đi. Nhưng từ diễn xuất đến phim trường đều rất thật.

Tất nhiên hồi bé, khi phim mới ra, thì mình ít có kiến thức lịch sử, nên không thể thấy sạn, nếu có. Nhưng kể cả sau này xem lại vẫn không thấy có sạn mấy, trừ những đoạn hơi phóng đại cho tuyên truyền, nhưng đại ý là nó không có những đoạn phi logic ngớ ngẩn như phim Đào. Hai phim này có lẽ là dạng bom tấn của điện ảnh xã hội chủ nghĩa.

Lưu Trọng Văn - Cho hay không cho ?

Trên đường phượt về Đất Phật ở phía bắc Ấn Độ, gã bất ngờ đến các trung tâm Phật giáo, các thánh địa Phật giáo thấy nhiều trẻ em, đàn bà, người già Ấn Độ biết tiếng…Việt.

Họ rất giỏi, khi xe dừng nhận biết ngay người Việt để ùa tới. Sau đó là màn chào đón nhiệt tình đến mức không chỉ chìa tay, vẫy tay mà còn cả sẵn sàng níu chân, ôm chân.

Vâng!

Những màn chào đón…đau lòng.

Phan Châu Thành - Lại tiếp tục tự ngửa mặt nhổ nước bọt lên trời

 

Cựu phóng viên đài FoxNews Tucker Carlson vừa có cuộc trao đổi với Lex Fridman về những suy nghĩ cá nhân của ông ta đối với chuyến đi sang Moscow để phỏng vấn tổng thống Nga Putin.

Lại một lần nữa, phóng viên này gây ngạc nhiên cho cả thế giới, khi nhận xét rằng: "Những điều Putin nói về chống phát xít ở Ukraina là điều ngu ngốc nhất mà tôi từng nghe trong đời", "Tôi ghét cuộc phỏng vấn đó vì chẳng có gì là thật cả"...

Carlson Tucker đã chứng kiến tận mắt về sự dối trá trơ trẽn của chính quyền Putin, nên giờ bật lại. Tới mức phóng viên Newsweek đã viết rằng: "Tucker Carlson ném Putin xuống gầm xe bus".

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô đã diễn ra thế nào ?

 

Cuộc chiến 60 ngày chống Pháp của Việt Minh ở Hà Nội thực tế diễn ra thế nào? Mình cho là không có nhiều người biết cụ thể.

Vì những người thực sự có trải nghiệm và còn minh mẫn thì giờ này đã chết vãn. Những người đó phải sinh trước 1940. Thế nên khi phim Đào công chiếu đã tạo nên những tranh cãi về lịch sử rất nhiều.

Các page dư luận viên thì hầu như do các cháu sinh viên hoặc tầm 3x tuổi chém gió, kiểu cháu Tifosi, mà toàn chém dựa vào sách giáo khoa, làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc diễn biến. Một số status của người có tuổi hơn, nhưng đa số cũng sinh tầm 195x về sau, chém sâu hơn tí nhưng cũng sai nhiều. Cơ bản do lười đọc sách (do có trải nghiệm đâu) hoặc đọc sách một chiều.

Lê Xuân Nghĩa - “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ mãi”

 

Các cụ nhà ta nói cấm có sai!

- Đã 6 ngày không có bóng dáng bất cứ A-50 nào ở khu vực gần tiền tuyến Ukraine.

- Đã 6 tiếng không có bất cứ máy bay chiến đấu nào của Nga trên bầu trời Ukraine.

- Chúng tôi đã được bổ sung vũ khí mới với tầm xa hơn. Hiện giờ chúng tôi có đủ khả năng tiêu diệt máy bay Nga ở ngoài tầm 130 km. Càng đẩy xa máy bay Nga khỏi tiền tuyến thì khả năng tấn công của Nga càng kém chính xác hơn.

Thái Vũ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần lên tiếng

 

Tôi không phải là Phật Tử nên không dám đụng chạm. Nhưng thấy, đây là câu hỏi nên trả lời trong khung cảnh dư luận ồn ào lộn xộn thời gian qua.

Công Giáo, nếu sai tín lý, là kỷ luật nặng lắm.

Nặng nhất là "vạ tuyệt thông".

Nặng nhì là với hàng giáo sĩ, linh mục là "huyền chức".

Nguyễn Mỹ Khanh - Loạn thầy chùa


Nhớ hồi nhỏ học Sử, nhiều Triều đại phải ra tay dẹp loạn thầy chùa. Nhiều cuộc dẹp loạn vô cùng khó khăn và kéo dài dai dẳng mãi mới dứt.

Khi đó mình nghĩ sao Triều đình lại trấn áp người tu hành, trong bụng không ưng lắm. Giờ mới thấu, tu cũng có năm, bảy đường tu.

Trong khi các bậc chân tu giúp cho bá tánh thấy đường ngay lối thẳng mà sửa mình hàng ngày để đi tới giá trị Chân- Thiện- Mỹ, thì các ông tu mướn, giả tu ngày càng làm nhiều điều xằng bậy, khiến xã hội bấn loạn và tuột mất các vốn quý văn hóa đã có.