lundi 8 janvier 2024

Mai Bá Kiếm - Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sắp châm xăng vào lò củi !

 

Ngày 08/09/2023, hai nữ giám đốc và phó giám đốc công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầu "Xuyên Việt Oil" bị bắt, thì hơn ba tháng sau, ba quan cao, trung cấp "vô lò": vào các ngày 14, 19 và 21/12/2023.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị bắt về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Giám đốc Sở Tài chính TPHCM Lê Duy Minh và Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cùng bị bắt vì tội "nhận hối lộ" của Xuyên Việt Oil.

Cuối năm 2023, cửa lò khép lại sau khi Thọ, Minh, Hải bước vào.

Lâm Bình Duy Nhiên - Tiền tỉ !

Công nhận các quan chức, cán bộ cộng sản/đày tớ nhân dân, giờ nhiều tiền tỉ thật!

Nên mới có chuyện nộp tiền tỉ để “khắc phục hậu quả” nhằm thoát khỏi hoặc chịu những bản án nhẹ nhàng hay không bị cảnh tù tội.

Lương bổng thì có bao nhiêu nhưng cứ tiền tỉ đút túi. Từ quan chức, cán bộ, đại biểu hay công an các cấp, ai cũng tích lũy hàng tỉ, hàng chục tỉ thậm chí hàng trăm tỉ. Chưa kể mua bán bất động sản hay đất đai, những người này mau chóng trở thành những kẻ giàu có, đại gia và có cả quyền lực trong xã hội, trong mọi cấp độ của xã hội.

Lưu Trọng Văn - Quan

 

Từ Hà Nội, Nguyễn Trọng Tạo vào Sài Gòn rủ gã làm báo. Báo ấy do Tạo đặt tên: Sao Việt. Gã bảo: ông muốn làm báo bán chạy hay báo ra báo. Tạo cười : Đâu phải tự dưng tôi mời ông. Gã bảo: Tôi làm mấy tờ bị cấm rồi đấy nhé. Ông tính kỹ nhé.

Tạo bảo : Hẻm nhà ông có quán rượu vỉa hè nào không. Gã dẫn Tạo ra quán miến ngan đầu ngõ. Rượu quê có sẵn. Tạo uống rồi nói, tôi đọc ông bài thơ này nhé.

NHÂN DÂN

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân

Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc

Nhưng sự thật khó tin mà có thật

Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.01.2024


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 683, 07-01-2024

 

1. Khác với những gì chính quyền Nga tuyên truyền, không phải châu Âu gặp vấn đề về năng lượng, khi không có khí đốt của Nga để sưởi ấm rồi "chết rét” như họ thường nói một năm trước.

Chính nước Nga lúc này lại đang phải đối mặt với tình trạng "đóng băng” khi hệ thống sưởi không đủ công suất để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Ngay tại thủ đô Moscow, có tới khoảng 20 khu tập thể hể thống sưởi không hoạt động, trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống dưới -30 độ C.

dimanche 7 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Ngày 7 tháng 1, nỗi đau còn đó

 

Thế giới này dù là châu Âu hay Bắc Mỹ, dù là Thái Lan, Singapore, hay Nhật Bản, Hàn Quốc… còn đó một món nợ với người Việt Nam và người Campuchia, món nợ diệt chủng Mao-Đặng-Polpot.

Bốn mươi lăm năm trước, ngày này Phnom Pênh được giải phóng bởi bộ đội Việt Nam. Nhưng cũng bắt đầu dằng dặc 10 năm máu bao chàng trai trẻ Việt tiếp tục đổ xuống vì bè lũ cộng sản Trung Hoa-Khmer đỏ tàn ác, cùng cuộc chiến tranh 17.2.1979 của 60 vạn quân cộng sản Bắc Kinh man rợ.

Mười năm ấy Mỹ và Pháp, Đức, Nhật, ASEAN…đều đứng về phe Khmer Đỏ, bảo vệ chiếc ghế của chúng tại Liên Hiệp Quốc và bao vây cấm vận Việt Nam, theo tham vọng của chúa tể Đặng Tiểu Bình.

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam xâm lược Campuchia 1979 ?

 

Trở lại chủ đề "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979" qua bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường trên RFA. GS Tường cho rằng đây là một cuộc chiến "xâm lược", qua ý kiến như sau :

"...Từ "xâm lược" thể hiện trần trụi bản chất của cuộc chiến là một cuộc tiến công quân sự và chiếm đóng của Việt Nam vào một nước khác có chủ quyền. Vì vậy đây là từ khách quan nhất dù Việt Nam dĩ nhiên không thích nó."

Tôi thấy GS Tường không nói gì về vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là một thiếu sót lớn.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/01/2024

 

1. Trên chiến trường có gì?

• Tính đến 11 giờ Hà Nội ngày 06/01/2024, theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thì trong 24 giờ đã có 62 trận chạm súng. Về không kích, tổng cộng Nga đã phóng 5 tên lửa và 25 đợt sử dụng nhiều Shahed vào các khu dân cư; bắn 32 loạt rocket vào các vị trí của quân Ukraine. Hậu quả của các cuộc tấn công khủng bố của Nga là có thường dân thiệt mạng và bị thương.

• Trên chiến trường, tôi sẽ xin điểm 5 hướng chính từ Báo cáo trên:

- Hướng Kupyansk, đã đẩy lùi 7 đợt tấn công của địch trong khu vực định cư Synkivka của vùng Kharkiv.

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

Bùi Chí Vinh - Bài ca của nghệ thuật ăn mày

 

Pht giáo thi mt pháp

Giành ăn vi người nghèo

Thng ma tăng đếm bc

Hành kht nm chèo queo

Trần Thanh Cảnh - Phút giây của sự thật

 

1- Đọc tin trung vệ của đội tuyển nữ Việt Nam cưới vợ (!), thấy xốn xốn sao đó...

Tôi không hề kỳ thị giới tính, bởi cái này do trời sinh ra, ai phận nào vui với phận đó. Nam/ nữ/ song trùng nam nữ/ vỏ nam ruột nữ/ vỏ nữ ruột nam...tả pí lù thập cẩm nhân gian, mọi sự là do đấng cao xanh nặn mà nên!

Nhưng tôi thì ơn trời, trai thẳng. Thẳng băng! Nên hầu như tôi không xem đội tuyển nữ đá trận nào quá 5 phút, là phải tắt tivi! Là bởi xem Thanh Nhã vừa xinh, nữ tính, đá bóng hay thì OK. Nhưng xem mấy bả nữ (nam) như vừa cưới vợ đây chạy trên sân, quả thực là thần kinh tôi không chịu đựng nổi: nó không ra cái giống gì!

Dương Quốc Chính - Bảo hiểm củi lửa

 

Mình thấy anh em quan lại giờ bị bắt cái là chung tiền khắc phục rất nhanh, cũng không ít.

Như anh Chiến cựu bí thư Thanh Hóa, với anh gì chủ tịch nộp luôn 22,5 tỉ nhanh như chảo chớp. Cũng là thiệt lại cho vợ con ở ngoài. Mà giờ quan lại bị bắt nhiều quá, hầu như phải đóng tiền tỉ cả.

Như anh Nhưỡng, được tiếng thanh liêm mà còn có ngay 7 tỉ để đóng. Cho thấy là nghề làm quan nó quá rủi ro về kinh tế, chứ về tính mạng thì không ngại lắm, vì chả thấy ai bị tử hình. Coi như xác định đi thiền vài năm thôi.

Nguyễn Gia Việt - Game show tiền bạc

 

Không ngờ nhà anh Nhưỡng tào lao cũng dư tiền dữ thần! Vợ Lưu Bình Nhưỡng nộp 300.000 USD khắc phục hậu quả cho chồng.

Toàn dân lý luận cao cấp, bậc thầy của phê và tự phê, bậc thầy của ý thức hệ.

- Trịnh Văn Chiến (cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa) nộp khoảng 22,5 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan công an để khắc phục hậu quả.

Lê Xuân Nghĩa - Ma lực đồng tiền chỉ có tác dụng đối với tư sản?

 

Mác viết: “Ma lực của đồng tiền đã làm cho các nhà tư bản hy sinh mọi niềm vui, hạnh phúc chân chính của con người.

Vì tiền, họ có thể bán cả lương tâm, danh dự, tình yêu, phẩm giá, hy sinh cả người ruột thịt, chém giết, đọa đày đồng loại, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình.

Thực tiễn đã chứng minh: nếu lợi nhuận 100 % thì nhà tư bản bất chấp pháp luật, lợi nhuận 200 % thì không có gì ác nó không làm, còn lợi nhuận 300 % thì có treo cổ nó lên, nó vẫn làm.

Dương Quốc Chính - Học nhiều để làm gì ?

 

Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao. Đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai. Điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.

Theo thông tin từ bài báo, bạn thạc sĩ này sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ đơn thân làm nghề bán bún ở chợ. Bạn này vốn không có nền tảng học giỏi, từng thi trượt cấp 3, sau đó học trung tâm giáo dục thường xuyên, rồi học Đại học Thủ Dầu Một.

Võ Khánh Tuyên - Hiếu thảo hay... PR ?

 

Báo Tuổi Trẻ hôm nay giật một cái bài khen ngợi một tân thạc sĩ Luật tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ buôn bán ngoài chợ ngày nhận bằng.

Nói thật lòng, cá nhân tôi hoàn toàn không hề thấy cảm động khi đọc bài viết. Bởi so với những hoàn cảnh khác đã từng chứng kiến, thấy không có gì nổi bật cả. Khắp cả đất nước này, có rất nhiều những bậc cha mẹ thầm lặng hy sinh cho sự thành công của con cái, dù hoàn cảnh khó khăn gấp vạn lần.

Đặc biệt, khi xem tấm ảnh này, dường như là mọi thứ cảm xúc nhỏ nhoi nếu có chợt tan biến đâu mất. Bởi hình ảnh những đứa con thành đạt quỳ cảm tạ bậc sinh thành như thế này chỉ có tại...Thái Lan, vì đó là truyền thống của họ như thế.

Hiệu Minh - Nói dối mũi dài

 

Nếu nói dối mà mũi dài thì chả cần phạt tù, cứ thả ra đường là đủ cho dân biết đâu là VIP kẻ cắp.

Nhiều bạn nhớ Pinocchio, nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (1883) của nhà văn người Ý, ông Carlo Collodi ở vùng Florence, Tuscany.

Một người thợ khắc gỗ tên là Geppetto ở làng Tuscan đã tạc nên Pinocchio. Cậu là một con rối bằng gỗ nhưng có mơ ước trở thành một cậu bé thực sự. Cậu nổi tiếng với chiếc mũi dài, nếu cậu nói dối thì mũi sẽ dài ra.

Nguyễn Mỹ Khanh - Từ tu mướn tới kinh doanh tâm linh : Chẳng còn ai thấy sốc

 

- 1975: Phát hiện Trụ trì chùa là “Việt cộng nằm vùng” là điều gì đó kinh khủng lắm, mất mát lòng tin ghê lắm, sốc tới tận óc. Nói tới nói lui tới tận mấy năm sau, đói thấy bà cố mà giọng vẫn nuối tiếc nghẹn ngào.

- 2002: Phát hiện trụ trì kiểu “tu mướn”, là có người mướn, trả lương để cạo đầu trọc, mặc áo cà sa, để thực hiện việc gì gì đó chỉ có họ mới biết rõ. Bà con xôn xao ghê lắm nhưng rồi cũng cho qua, vì nghĩ chỉ một số cá biệt nào thôi.

Nguyễn Thông - Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau

 

Câu được đặt thành tít nói trên không phải của tôi, mà là một câu thơ trong bài thơ dòng chính thống nổi tiếng của thi sĩ Vũ Cao, bài “Núi đôi”.

Tiện đây nói luôn, tên gọi của cuốn sách, tác phẩm văn nghệ, bài báo… phải dùng từ “tít” (titre, title) mới chuẩn, chứ không như bây giờ người ta dùng tùm lum tà la là “tựa”, “tựa đề”, đọc rất khó chịu. Nói không ngoa, cứ 100 phóng viên chuyên viết về văn hóa văn nghệ thì có tới 99 vị rưỡi sai trong vụ này, hoặc cẩu thả, hoặc dốt.

Đạo Phật, chùa, cửa thiền, nhà sư, người tu hành, tiếng chuông chùa, cổng “tam quan”, tượng phật, kinh phật, chùa làng… từ xa xưa đã in vào tiềm thức, ký ức dân chúng kể cả người tu lẫn không tu, như niềm kính trọng, ngưỡng mộ, yêu thương.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.01.2024