dimanche 27 août 2023

Cù Mai Công - Chuyện lạc lối nhìn từ những cây cầu

Đầu nguồn rạch Nhiêu Lộc chảy ngang đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai, Tân Bình) vùng Ông Tạ.

Cuối thập niên 1950, một cây cầu bê tông bắc ngang đoạn rạch này, thay cho cầu gỗ làm từ thời Pháp trước đó. Lan can cầu cũng đúc bê tông, cùng kiểu như một số cây cầu bắc qua kinh rạch ở Gia Định thời đó. Xe cộ qua cầu cứ thẳng một lèo trên đường.

Đầu thập niên 2000, chỉnh trang rạch Nhiêu Lộc. Hai bên rạch làm đường Hoàng Sa, Trường Sa. Thay vì đúc lại cầu Ông Tạ, làm trụ đèn xanh đèn đỏ như cầu Lê Văn Sỹ để đi lại thông suốt như cũ thì nó bị phá bỏ. Người ta làm hai cây cầu mang số 2, 3 cách cầu Ông Tạ vài chục mét. Xe cộ qua lại đường Phạm Văn Hai phải đi vòng lên cầu số 2, 3. 

Lê Xuân Nghĩa - Tư duy và nhận thức của những kẻ hạ đẳng

 

Chúng tuyên truyền rằng BRICS có sức mạnh vô biên, khi là những quốc gia nắm giữ nhiều nhất về dầu mỏ và khoáng sản.

Tuy nhiên chúng hoặc không thấy, hoặc cố tình lờ đi là lịch sử hiện đại đã chứng minh chưa có quốc gia nào trở thành cường quốc bằng chính tài nguyên, khoáng sản của mình.

Minh chứng cho thấy. Đó là: Nga, Venezula, Iran, Syria, châu Phi. Riêng Ả rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UEA) chỉ là trọc phú chứ không hề là cường quốc.

Nguyễn Gia Việt - Người Việt Nam đang ghiền mùi hóa chất

 

Trời nóng, điên đầu khi một ai đó vừa bước ngang qua mình mà người ta xúc dầu thơm quá đậm đặc. Dầu thơm là thoảng nhẹ thôi, nhưng giờ đây nhiều người xịt dầu thơm như xịt nước mắm vậy.

Rồi bị mùi nước xả vải ám ảnh nữa, cái mùi kinh khủng và rẻ tiền trên người của đồng loại đi qua đi lại chung quanh ta. Họ muốn thể hiện điều gì ta?

Nhiều người Việt Nam ngày nay thích mùi ở bất cứ cái gì, thí dụ khăn giấy hay khăn ướt. Cái mùi hóa chất nồng nặc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.08.2023


 

Phúc Lai - Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraine, đoạn viết thêm 26/08/2023

 

Thật ra, cũng đã đến lúc tổng kết ba tháng cuộc phản công của người Ukraine ở mặt trận phía nam được rồi – vì cũng chỉ tuần sau là chạm mốc đó: ngày 4 tháng Chín.

Và cũng là thật ra, tất cả những gì chúng ta cùng quan tâm là khởi đầu, diễn biến và kết quả tạm thời ra sao, kể cả những nhà phân tích quân sự phương Tây cũng đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Đánh giá bi quan về chiến dịch, một quan chức Mỹ nói: “Bạn không hiểu bản chất của cuộc xung đột này. Đây không phải là phản công. Đây là (trận) Kursk”. Người sĩ quan cao cấp này nhân tiện đề cập đến trận chiến lớn trong Thế chiến II giữa Đức và Liên Xô.

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (5)

 

Miền Bắc sau 1975. Đồng hồ Orient 4 đinh được chuộng nhất. Loại này to, dày, chết tên 4 đinh bởi có 4 mấu nhô lên 4 góc, màu tím nhạt hoặc xanh ngọc, kim dạ quang sáng ngời. Đeo chiếc Orient 4 đinh, thiên hạ lác mắt, đi tới đâu cũng nhận được những cái nhìn thèm khát và sự trầm trồ thán phục.

Lớp tôi có anh Hoàng Thanh Chương người Quảng Trị. Ngay sau tháng 4.1975, Chương xin phép nghỉ học vài tuần về thăm quê. Khi y trở ra, đem cả đài (radio) National và đồng hồ, rất oách. Y đeo chiếc Orient tự động, 2 cửa sổ, tôi lại gần chiêm ngưỡng. Cha mẹ ôi, sao có thứ đồng hồ hiện đại, khiếp thế không biết. Đeo đồng hồ ấy, con gái chạy theo rần rần.

Cũng loại Orient còn có thứ hàng độc nhất vô nhị, dân chơi gọi là Orient thủy quân lục chiến. Chỉ những tay chơi máu mặt mới dám sắm Orient thủy quân lục chiến.

samedi 26 août 2023

Lưu Trọng Văn - Bức hình nhiều ẩn số ?

 

Báo Người Lao Động đưa tin và hình ảnh chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng “Đoàn công tác Trung ương” - gồm ba cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc và cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - dâng hương Nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng.

Có mấy điều giới săn tin chính trường Việt Nam khó thể không chú ý:

1. Lần đầu tiên công khai một “đoàn công tác trung ương” gồm nhiều cựu chủ tịch nước đến vậy. Đặc biệt đoàn công tác này lại có cả người từng là thủ tướng quyền lực nhất Việt Nam xưa nay Nguyễn Tấn Dũng.

Dương Quốc Chính - Cơ hội bị bỏ lỡ

 

Ngày này năm 1945 là ngày vua Bảo Đại ra chiếu thoái vị. Sử đảng chỉ chép ngày 30/08 là ngày thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện Việt Minh. Có lẽ đa số nhân dân thiện lành nghĩ là ông ấy tự nguyện vậy, vì bị tuyên truyền như thế.

Thực ra là ông ấy bị sức ép của Việt Minh, đề nghị phải thoái vị. Rồi ông ngự tiền văn phòng (đại khái như Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước bây giờ) Phạm Khắc Hòe, là người thân Việt Minh, ngày đêm tỉ tê khuyên bảo, dọa tấm gương vua Louis XVI bị chém đầu trong Cách mạng Pháp. Thế nên Bảo Đại thoái vị, sợ bỏ mẹ ra.

Nhưng bây giờ ngẫm lại thấy Việt Minh rất là dại. Ông Bảo Đại lúc đó tiếng là vua, nhưng thực chất là gần như quân chủ lập hiến, đã trao quyền hành pháp cho Thủ tướng rồi. Mà lúc này Chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã từ chức, chỉ ở lại xử lý thường vụ (khi chưa có Chính phủ khác thay thế).

Nguyễn Đình Bổn - Quan chức Hà Nội nào nói có giải Nobel về trồng cây xanh?

 

Vào sáng 26-08, phiên tòa xét xử cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm vụ nâng khống giá cây xanh.

Bị cáo Bùi Văn Mận (cựu giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh) bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án 8-9 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Sau khi nghe Viện Kiểm sát luận tội và đề nghị mức án, ông Mận ngã khuỵu tại tòa và được cảnh sát hỗ trợ dìu dậy. Chủ tọa liền động viên ông Mận giữ bình tĩnh để đưa ra quan điểm bào chữa tranh luận với lời buộc tội từ Viện Kiểm sát.

Nguyễn Ngọc Chu - Chúc mừng ngày độc lập Ukraina

 

Ba hôm trước quân đội Ukraina đã phá vỡ phòng tuyến số 1 của quân xâm lược Nga ở khu vực Robotine. Giải phóng Robotine, tiến vào Novoprokopivka, bắt đầu tấn công vào phòng tuyến số 2 của quân xâm lược Nga và hướng về thành phố Tokmak cách đó 25 km.

Từ Tokmak đến Melitopol là 63 km. Dù rất khó khăn, dù rất khốc liệt, dù phải hy sinh xương máu, nhưng Tokmak và Melitopol sẽ phải được giải phóng. Krym sẽ bị cô lập và lọt vào trận đồ bị bao vây, bị tấn công.

Sau 18 tháng xâm lược kể từ ngày 24/02/2022, quân đội Nga của Putin đã thất bại hoàn toàn ở mọi mục tiêu. Phải rút khỏi Kiev, Chernihiv, Sumy trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Bị đẩy lùi khỏi Kharkiv, Kupyansk ở mặt trận phiá Đông. Phải tháo chạy khỏi  Kherson ở mặt trận phía Nam.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.08.2023


 

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (4)

 

Như đã kể ở bài trước, sau tháng 4.1975, hàng hóa lũ lượt từ miền Nam trẩy ra Bắc, tinh những thứ của bọn tư bản giãy chết. Nào tivi, tủ lạnh, xe máy, cát xét, xe đạp, radio, vải vóc, quần áo, thậm chí cả cục xà phòng, hộp kem đánh răng…, tất nhiên trong đó có đủ loại đồng hồ.

Chỉ có nhà cửa, biệt thự không đào đi được, chứ nếu được cũng đem tuốt. Lại nhớ người ta nhại câu hát của Lưu Hữu Phước, “Tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền; tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà thật to”.

Trước 30 tháng 4, ngay cả những nhà giàu nhất Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, rồi cả những gia đình ông to bà nhớn cốp sộp, cũng chỉ dùng hàng phe xã hội chủ nghĩa. Hàng có xuất xứ giãy chết, chỉ những anh Vosco, từ thuyền trưởng tới anh nấu bếp trên tuyến đi Nhật, đi Hồng Kông may ra mới sắm được. Đám Vosco là thứ đẳng cấp kinh tế cao nhất thời bấy giờ, ai cũng phải nể vì, ao ước, và… ghen ghét. Giờ thì Nam Bắc thống nhất, nguồn hàng vừa gần vừa phong phú, khiến miền Bắc thay đổi nhanh, choáng ngợp. Nhiều món đồ, trước kia người ta chưa từng biết, chưa từng ao ước, nay được sờ tận tay.

Huy Đức - Những người Việt Nam quốc gia

 

Năm 2005, khi đến “vùng D. C.” học về chính sách công, một tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giới thiệu tôi gặp GS Nguyễn Mạnh Hùng. Nhiều lần, hai cha con tôi được ông lái xe đưa đi ăn ở George Town hoặc đưa về ngôi nhà của ông ở vùng Fairfax, ngôi nhà có phía sau là rừng, thỉnh thoảng có một vài chú nai nhẩn nha gặm lá.

GS Nguyễn Mạnh Hùng được số đông trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài kính trọng, dù những người cực đoan vẫn chỉ trích việc ông về nước nhiều, sẵn sàng tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và đến nói chuyện ở những nơi như Ban Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Ngoại giao…

GS Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những người Việt Nam đầu tiên nhận được học bổng Fulbright [1960] sang Mỹ học về quan hệ quốc tế. Và, ông cũng là người Việt tị nạn đầu tiên lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu Đông Dương ở một trường đại học Mỹ [George Mason University].

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 548, 25-08-2023

 

1. Chính quyền Nga chính thức công bố rằng chỉ huy trưởng lực lượng Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã chết trong "tai nạn máy bay” hôm 23-08-2023. Tổng thống Nga Putin còn "gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân”, trong đó có Prigozhin. Đồng thời phát biểu rằng: "Ông ta là một người có số phận phức tạp, có nhiều tài năng nhưng cũng phạm nhiều sai lầm và nhận được kết quả của mình”.

vendredi 25 août 2023

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.08.2023


 

Cái chết của Prigozhin : « Chủ nghĩa Putin được minh họa »

 

(Philippe Gélie, LeFigaro 25/08/2023) Trong nước Nga của Vladimir Putin, cái chết thê thảm của một « kẻ phản bội » chỉ là vấn đề thời gian.

Từ tổng thống Mỹ cho đến một công dân Nga bình thường, không ai nói rằng « ngạc nhiên » cả. Đối với Yevgeny Prigozhin và các đồng đội Wagner, thiệt mạng tối thứ Tư trong vụ chiếc máy bay đi từ Matxcơva đến Saint-Pétersbourg bị rớt, thì mất đúng hai tháng, sau vụ nổi loạn gần như là đảo chánh.

Với ông chủ điện Kremlin, sự trừng phạt dường như tùy theo tội đã phạm : gu-lắc cho đối lập chính trị, thuốc độc cho những kẻ đào tẩu, té chết hay « tự tử » đối với các tài phiệt thiếu trung thành...Về phần Prigozhin, người chiến binh cơ hội thì được dành cho một sự dàn cảnh thời chiến, chiếc phi cơ có vẻ như đã bị một trong những hỏa tiễn phòng không - mà ông ta đòi hỏi cho đội quân của mình - bắn trúng.

Ngô Nhân Dụng - BRICS đối đầu với Mỹ?

 

Hai đề tài quan trọng nhất trong hội nghị BRICS là mở rộng để thâu nhận các thành viên mới, và giảm bớt vai trò chế ngự của đô la Mỹ. Hội nghị không đưa ra một quyết định nào cả.

BRICS ghép các chữ đầu trong tên gọi Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc) và South Africa (Cộng Hòa Nam Phi), gồm 40% dân số cả thế giới và 26 phần trăm Tổng Sản Lượng toàn cầu. Lãnh tụ năm nước mới tập họp ở Johannesburg, Nam Phi trong ba ngày, gồm Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva (B), Thủ tướng Narendra Modi (I), Chủ tịch Tập Cận Bình (C), Tổng thống Cyril Ramaphosa (S). Đại diện Nga (R) là Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Tổng thống Vladimir Putin không có mặt vì ông đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) kết tội diệt chủng ở Ukraine. Chính phủ Nam Phi, một thành viên của ICC, vì bổn phận sẽ phải bắt giam ông theo nguyên tắc. Ông Putin đã gửi một video chào mừng, trong đó ông kết án Mỹ và khối NATO gây ra cuộc chiến Ukraine – một điều không ai tin.

jeudi 24 août 2023

Phúc Lai - Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraina và những băn khoăn (3)

 

8. Có phải Nga tấn công Ukraine là sập bẫy phương Tây hay không?

Đây là một luận điểm “đột nhiên trở nên phổ biến” từ sau khi cuộc chiến tranh của Nga – Putin ở Ukraine bùng nổ khoảng vài tuần đến vài tháng trở ra.

Có một bài báo của “China Daily” rất nhanh chóng ôm lấy luận điểm này, với cái gốc từ ý kiến của Robert H. Wade, giáo sư Kinh tế Chính trị Toàn cầu tại Trường Kinh tế London. Và sau đó ý kiến này được lặp lại bởi Joe Lauria, tổng biên tập của Consortium News, người nói rằng nếu không có cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Hoa Kỳ không thể cố gắng phá hủy nền kinh tế của Nga, dàn dựng sự lên án trên toàn thế giới và lãnh đạo một cuộc nổi dậy làm chảy máu nước Nga. Tất cả như một phần trong nỗ lực hạ bệ chính phủ của nó.

Mấu chốt trong luận điểm của Robert H. Wade là ông này dựa trên một ý kiến (rất cũ nhưng vẫn còn giá trị) của Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Trong cuốn sách “Bàn cờ lớn: Tính ưu việt của Mỹ và các mệnh lệnh địa chính trị của nó” xuất bản năm 1997, Brzezinski viết: “Ukraine, một không gian mới và quan trọng trên bàn cờ Á – Âu, là một trục địa chính trị vì chính sự tồn tại của nước này với tư cách là một quốc gia độc lập đã giúp biến đổi nước Nga.”

Phúc Lai - Mười tám tháng chiến tranh của Nga ở Ukraina và những băn khoăn (2)

 

Ngày hôm nay trong khi tôi rất bận với những phần còn lại của bài viết, vẫn phải “tiếp chuyện” với vài người lo lắng. Chủ yếu là về những bài báo trong nước lên “túi bụi” về nào là một lữ đoàn 82 nào đó bị tiêu diệt gần hết khi chiếm Robotyne, nào là đó là đơn vị cuối cùng của Ukraine chuẩn bị cho đợt phản công này. Và nhìn chung là Ukraine không còn khả năng phản công nữa, từ bây giờ trở đi chỉ có thua.

Tôi thì nghe thấy nó hao hao như… quân Nga, tức là những gì đã diễn ra với bọn chúng thì bây giờ bọn chúng chế ra thành tình trạng của quân Ukraine. Chẳng hạn hôm qua, Ria Novosti của Nga đưa tin: “Quân đội Nga ở hướng Kupyansk đã tích cực cải thiện tình hình dọc theo chiến tuyến, bốn cuộc tấn công của Ukraine đã bị đẩy lùi ở các khu vực Sinkovka và Novoselovsky mỗi ngày, Bộ Quốc phòng (Nga) đưa tin.” Và cũng cùng ngày, phía Ukraine đưa tin… đẩy lùi bốn đợt tấn công của quân Nga cũng ở đây. Kỳ lạ nhỉ!

Chúng ta thì đã biết bản chất ở khu vực Kupyansk này, Ukraine không hoặc ít nhất là chưa có ý định tấn công, mà bên tấn công là Nga. Vậy tại sao phía Nga lại đưa tin như thế? Đơn giản là bắt đầu không có kết quả, không tiến lên được và thậm chí còn thụt lùi, vậy thôi.

Dương Quốc Chính - Đề thi đại học hiện nay và đề thi tú tài thời Việt Nam Cộng Hòa

 

Vụ hai cháu thủ khoa tốt nghiệp mà trượt đại học, cho thấy rằng cách tuyển sinh đại học đang rất có vấn đề. Điểm thi tốt nghiệp không phân loại được thí sinh, và nó tạo ra sự vô lý quá mức.

Hồi bọn mình thi đại học, các trường tự tổ chức, thì không có chuyện đó. Đề có sự phân hóa rất rõ, tầm 5-6 điểm một môn là đỗ. Tầm 28-30 điểm chỉ có vài thí sinh, thủ khoa chỉ có một, hai người, thường được chọn đi du học.

Các trường cũng có mức độ khó dễ khi ra đề khác nhau. Thường khối khoa học cơ bản và kỹ thuật thì đề khối A khó nhất, khó hơn khối A của khối đại học kinh tế, luật, Y... Nên phân loại thí sinh rất rõ.