vendredi 21 avril 2023

Quan Thế Dân - Nói thêm về chuyện ông Tuấn “Tim”

 

Ông Tuấn “Tim” ra tòa. Dư luận lại xôn xao lên. Kể cũng lạ. Ngành này tưởng dân tình chán không muốn nói nữa vì quá tệ rồi, ai đời mà cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng đều bị bắt vì tham nhũng, thì một giám đốc có là cái gì đâu mà dư luận để ý thế. Vì thế dư luận xôn xao lên là ắt phải có lý do.

Có phóng viên của một báo lớn hỏi cảm nghĩ của tôi về việc này. Tôi bảo tôi chán không muốn nói nữa, vì đã nói hết rồi. Tuy nhiên rồi đọc dư luận trên mạng lại thấy bứt rứt phải ngồi vào viết. Vì nhiều người bên ngoài không nắm được sự việc nhưng bình luận chém đá chặt sắt như đúng rồi, đầy vẻ hả hê. Cũng nhiều bình luận non nớt kiểu “bắt người giỏi chuyên môn đi làm quản lý” để biện minh.

Đầu tiên phải nói rõ về cái nickname “Tuấn Tim”. Xin thưa đấy là cái biệt danh mà giới truyền thông gán ghép cho bác sĩ (Bs) Tuấn, chứ trong ngành chúng tôi chẳng ai gọi như thế cả. Vì trình độ tim mạch như Bs Tuấn trong ngành y cũng không phải quá hiếm để đến độ phải đặt thành biệt hiệu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.04.2023


 

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (4)

 

Vừa rồi nhà cháu biên cái thực tế rằng ở nhà đất sướng nhất khi trời nồm. Tường đất nền đất hút hết hơi ẩm, nước lặn sâu vào trong đất nên mình không bị cái cảm giác nhớp nháp khó chịu. Nhưng như thế không có nghĩa chẳng bị khổ bởi nồm.

Lứa chúng tôi, thời cả miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong cái không khí “tôi chạy trên miền Bắc/hớn hở giữa mùa xuân/rạo rực muôn màu sắc/náo nức muôn bàn chân” mà sau này mới biết nó chỉ là ảo, mình bị lừa, đã chịu khổ cực thiếu thốn trăm bề. Đói ăn quanh năm, nhưng đói không liên quan đến nồm, không phải do nồm, nên không bàn ở đây. Sự mặc dính tới nồm nhiều nhất, có những chuyện giờ nghĩ lại vẫn kinh.

Cả miền Bắc hồi nửa cuối thập niên 50 tới thập niên 70 chỉ có mỗi nhà máy dệt Nam Định do người Pháp để lại, sau vài năm thì thêm nhà máy dệt 8 tháng 3. Hai nhà máy gánh vác chuyện quần áo vải vóc cho 17 triệu người.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (3)

 

Nhà đất, tường đất, nền đất, mái rạ, hình như thứ vật liệu xây dựng cổ sơ này lại kỵ nồm, không bắt nồm.

Suốt mười mấy năm sống với thày bu trong ngôi nhà như thế ở quê (làng Trà, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Khi những gia đình “có điều kiện” ở nhà xây (hoặc có từ thời Pháp, hoặc nhà cán bộ huyện, cán bộ thành phố, chứ cán bộ xã phần đông vẫn ở nhà đất) kêu như vạc mỗi mùa nồm, thở than khổ nọ khổ kia, thì đám nhà đất vẫn khá ung dung, cứ mặc kệ.

Tường đất, nền đất không bắt nồm, hơi nước bị nó hút hết, trả vào đất. Căn nhà ba gian, thày bu tôi làm từ hồi Pháp chiếm đóng, cửa nẻo tuềnh toàng, ngoài che mưa che nắng thì chỉ phát huy được mỗi giá trị vào cữ nồm.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (2)

 

Nếu như miền Nam chỉ hai mùa mưa nắng (mùa khô và mùa mưa, thời điểm này đang cuối mùa khô) thì miền Bắc đủ cả tứ thời xuân hạ thu đông, thời tiết khác nhau khá rõ rệt.

Chen trong sự phân định bốn mùa ấy, là những mùa nho nhỏ, ví dụ mùa hanh, mùa bão, mùa nồm… Nồm thường bị ngắt quãng chứ không phải liền tù tì một mạch. Chẳng hạn năm nay, dạo sau tết ta đã bị nồm, bẵng đi vài tuần lại nồm nữa, lúc này có vẻ nặng nhất.

Thời tiết do ông trời, không ai cưỡng được, nhưng sự khổ vì thời tiết có liên quan tới chính thể, tới nhà cai trị. Biết bao nhiêu đường lối chính sách của người cộng sản đã khiến con người miền Bắc trở nên đáng thương trong thời tiết. Chả thế mà người ta cười cợt “bắt cửi trần phải cửi trần/cho may ô mới được phần may ô”.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (1)

 

Sài Gòn, năm thứ 49 sau cuộc “bãi bể nương dâu” 1975. Đang cuối mùa khô, sắp vào cữ mưa. Ở miền Bắc thì sắp sang hè. Trời cũng như người, trong cơn chuyển dạ, giao mùa, thường vật vã khó chịu.

Ngó bản thông tin thời tiết hằng ngày cứ tự hiện ra trên điện thoại ma phôn, giật thót cả người. Mấy hôm nay tinh dững 37 - 38 độ C. Lâu nay chỉ ở nhà, nghỉ việc rồi, không phải tới cơ quan cơ kiếc nên nhà cháu diện cởi trần từ sáng sớm tới… sáng sớm hôm sau. Đỡ tốn vải, xà bông, nước, công, điện… nhưng chả bõ với cái nóng.

Nhớ hồi bé, nhà cháu thường nghe cụ thân sinh sau khi kéo xong điếu thuốc lào, ngồi trong cửa sổ ngó ra sân nắng chói chang, ngâm nga “Ai xui con cuốc gọi vào hè/Cái nóng nung người nóng nóng ghê/Ngõ trước vườn sau um những cỏ/Vang phai, thắm nhạt, ngán cho huê”. Cụ rất hay ngâm mấy câu ấy, bởi nó như một lời tâm sự, không chỉ về thời tiết, mà còn về thời cuộc. Nghe mãi thì thuộc, nhưng chả biết thơ của ai.

jeudi 20 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Dominion được 787 triệu đô, Fox News thắng lợi

 

Fox News đã thắng khi ông chủ Rupert Murdoch và những nhà bình luận nổi danh không phải ra trước tòa.

Đầu tháng trước, mục này bàn về vụ Công ty Dominion kiện đài Fox News, đã viết rằng, “Có thể đoán trước, sau phiên tòa bên thua sẽ kháng án, kết quả ở tòa phúc thẩm cũng sẽ bị kháng án, sau cùng sẽ đưa vụ kiện lên Tối cao Pháp viện.”

Câu “tiên đoán” trên trật lất: Không có phiên tòa nào xử cả. Công ty Fox News đã thỏa hiệp, bồi thường cho Dominion $787,5 triệu đô la. Đây là số tiền bồi thường lớn nhất trong lịch sử phạt một cơ sở truyền thông vì loan tin sai lạc. Ký giả Philip Bump trên báo The Washington Post đã tính thử: Nếu mỗi nửa phút quảng cáo trên đài Fox phải trả $76.000 thì cần 10.362 lần quảng cáo mới thâu đủ $787.500,000 đô la! Nếu đếm số tiền đó, dùng toàn giấy $1 thì thể tích đống giấy bạc này lớn bằng số thép dùng trong Tháp Eiffel ở Paris!

Phạm Lan Phương - Lời kêu cứu bị chối từ

Không giống với những người trẻ chọn ra đi bất thần để lại người thương yêu bàng hoàng không hiểu lý do, bạn nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An đã cầu cứu và nói về những gì xảy ra với em trước khi em chọn từ bỏ cuộc sống.

Em lên trường xin chuyển lớp. Hiệu trưởng nói em chỉ lên một mình không có phụ huynh.

Em nói mẹ đi xin chuyển lớp. Mẹ lên gặp hiệu trưởng một lần, gặp giáo viên quốc phòng lần sau (vì không gặp hiệu trưởng).

Cao Vy Vy - Bạo lực học đường, đoạn trường ai có qua cầu mới hay

 

Những ngày này, mạng xã hội đang rúng động bởi câu chuyện về em Y.N., sinh năm 2007, học THPT Chuyên của Đại học Vinh, đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vì bạo lực học đường.

Tôi theo dõi những tin tức về em, càng đọc thì càng rùng mình vì sợ, vì chỉ mới cách đây vài tháng thôi, con tôi cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Câu chuyện của em Y.N. và câu chuyện của con tôi có nhiều điểm tương đồng đến lạ kỳ, làm tôi không khỏi tự hỏi phải chăng những câu chuyện đau lòng thế này là câu chuyện của rất nhiều em học sinh khác, chỉ là có dịp phơi bày hay chưa mà thôi.

Năm lớp 6, con tôi học ở một trường quận 4. Thầy cô và bạn bè ở đây rất ổn, nhưng vì không theo kịp chương trình Tích hợp mà trường lại từ chối cho chuyển sang lớp thường, tôi và con quyết định chuyển sang L.Q.Đ, một trường chuyên ở quận 3, Tp. HCM, từ học kỳ II năm lớp 6.

Hoàng Nguyên Vũ - Cái chết của nữ sinh có đủ thức tỉnh được sự lạnh lùng tàn nhẫn của các thầy cô ?

Tôi đã cố kìm nén cho đến hết chiều nay, sau kết quả buổi họp báo của trường để nắm thêm thông tin về cái chết của nữ sinh lớp 10A15, trường chuyên đại học Vinh (Nghệ An).

Trên các trang báo khá thận trọng những ngày qua, cái chính vẫn là thông tin một nữ sinh treo cổ tự vẫn. Dù gia đình em có lên tiếng trên mạng xã hội nhưng vẫn chỉ là thông tin một chiều dẫu ai cũng biết, họ không thể tự bịa đặt lý do về cái chết của con cháu họ.

Hôm nay, sau cuộc họp báo, các thông tin tôi lọc ra được là như thế này:

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.04.2023


 

Hoàng Quốc Dũng - Tốn kém phát khùng, chỉ tại thằng khùng !

 

Chiến tranh là điều tệ hại nhất cho con người, và chẳng có chi tiêu nào tốn kém bằng chi tiêu cho chiến tranh.

Của cải vật chất do nhân loại tạo ra, nếu được phục vụ cho các mục tiêu y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì đương nhiên là có lợi hơn cho con người.

Tuy nhiên, con người từ khai sinh lập địa đến nay, cứ chìm đắm trong chiến tranh. Và theo hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, bất hạnh thay, chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt, nó chỉ thay đổi ở hình thức, quy mô và địa điểm.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 420, 19-04-2023

 

1. Vào lúc 17 giờ, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraina Anna Malyar đã ra thông báo, cho biết quân đội Ukraina bắt đầu cuộc phản công trên chiến trường Donbass.

mercredi 19 avril 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/04/2023

 

1. Những hiểu lầm vốn có cho đến nay về cuộc chiến của Nga Putox ở Ukraine

Rất nhiều lần người ta nói về một mùa đông mà người Nga tổ chức chiến dịch tấn công vào Ukraine, và yếu tố lạnh giá sẽ là một điểm lợi thế rất lớn cho quân Nga. Thật vậy không?

Trước đây tui đã từng dẫn Zhukov là “cần đập tan ý nghĩ đó, vì chúng ta vẫn phải sắm áo bông ủng dạ cho bộ đội”, nhưng ở đây có một câu chuyện khác. Ý này có thể – có thể thôi nhé – đúng với những “người Nga” của các sắc dân thiểu số như Tuva hay Baskiria, nhưng với người Nga bình thường thì khác.

Theo nhiều ghi chép về ý kiến của những người châu Âu bình thường thì người ta phát hiện ra rằng người Nga chịu rét không hề tốt hơn người châu Âu, thậm chí còn có những ghi nhận là người Nga chịu rét kém hơn so với người Âu kha khá.

Ngô Trường An - Cậu tôi

 

Nhân chuyện lùm xùm sùng bái lãnh tụ của ông võ sư mấy ngày qua. Nay, mình kể chuyện ông cậu của mình, cũng một thời tôn thờ lãnh tụ khủng khiếp cho đến...năm 2005. (Lúc đó Internet cũng chưa phổ biến). Chuyện là vầy.

Cậu quê Quảng Ngãi, có vợ và ba đứa con. Năm 1954 cậu tập kết ra bắc, đến mãi đến năm 1978 cậu mới về lại quê.

Mặc dù thống nhất đất nước năm 1975, nhưng cậu không hồi hương được là vì khi ra bắc, cậu cưới vợ và có hai đứa con nữa. Điều này, bà vợ ở QN không chấp nhận ông về sống chung. Vì vậy, sau đó ông ly dị với bà ngoài trở về sống với bà trong. Cậu nói: cuộc sống trong này sung túc hơn, đó là lý do cậu quay lại.

Nguyễn Đắc Kiên - Hãy khóc cho chính chúng ta !

 

Đừng khóc cho bác sĩ Tuấn. Đừng khóc cho Trần Quí Thanh.

Hãy khóc cho chúng ta, cho con cháu chúng ta với những cơ hội đã, đang và sẽ bị tước đoạt mất.

Chính chúng ta, chính con cháu chúng ta, những thường dân, mới là những nạn nhân khốn khổ nhất của "cơ chế này", chứ không phải những "bác sĩ Tuấn" hay "Trần Quí Thanh" đâu.

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn những phiên tòa (tiếp theo)

 

Bài viết Nhìn Những Phiên Tòa của tôi ngày 17/04/2023 nhận những phê bình mà tôi cám ơn và thấy có trách nhiệm hồi đáp. Đó là lý do của bài viết này.

Thưa anh chị, tôi không quen cá nhân bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn. Năm 2004, Khu Công Nghệ Cao Tp Hồ Chí Minh cử một phái đoàn đi công tác tại Pháp và tại Hoa Kỳ. Lúc đó, đang làm cho công ty DuPont Vietnam đồng thời là cố vấn Khu Công Nghệ Cao, tôi tham gia phái đoàn.

Gặp lại các bạn phòng thí nghiệm cũ ở trường Paris Sud, Paris 7 và Muséum National d’Histoire Naturelle de Paris (tới năm 1999 tôi còn tham gia công bố khoa học), nghe các bạn nhắc anh Ngô Bảo Châu và bác sĩ Tuấn. Từ đó tới nay, rất thỉnh thoảng tôi được nghe nhắc tên bác sĩ Tuấn qua vài người quen chung, qua báo chí…

Nguyễn Thông - Nhân chuyện Campuchia miễn phí

 

Nếu làm trợ lý, cố vấn, thư ký giúp việc, nói chung là người thân cận của nguyên thủ quốc gia, của chủ tịch nước, thủ tướng, (riêng tổng bí thư đảng thì tôi không bàn bởi tôi không chơi với đám đảng điếc) thì ít nhất cũng phải biết tham mưu, hiến kế. Có lời bày, lời khuyên như người ta đang làm ở nước láng giềng Campuchia.

Là gì vậy? Là chuyện Campuchia miễn phí ăn ở cho tất cả các đoàn nước ngoài tới dự, thi đấu SEA Games 32.

Campuchia có giàu không? Không giàu. Chỉ có điều họ có nhiều cái hơn nước láng giềng phía đông, tạm gọi là Đông Cam.

Lê Thanh Phong - Bia tỉ đô, sách tỉ đồng

 

Rất đáng buồn là người Việt lại không được đánh giá là dân thích đọc sách có hạng, trong lúc lại xếp thứ hạng cao về tiêu thụ rượu bia.

Từ thanh niên trai tráng cho đến người trung niên, lớn tuổi, uống rượu bia hằng ngày, bỏ hằng giờ ra ngồi nhậu. Bỏ nhiều tiền chi cho rượu bia, nhưng không mua nổi một cuốn sách, không dành thời gian để đọc sách.

Có rất nhiều người, cả năm không đọc được một cuốn sách.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.04.2023