samedi 18 mars 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 388, 18-03-2023

1. Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hague đã ra lệnh bắt tổng thống Nga Putin vì cho đó là người phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh được gây ra đối với dân thường Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc trẻ em đưa về Nga và tìm cách đồng hóa.

Chính quyền Nga nhanh chóng phản đối, cho rằng lệnh bắt « gây căm phẫn và không thể chấp nhận. Nước Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án này ». Trên thực tế, vào năm 2000, chính phủ Nga đã ký hiệp ước tham gia Công ước Rome, chấp nhận quyền phán xử của tòa án này. Nhưng sau đó, năm 2016, sau các sự kiện xâm chiếm và sát nhập Crimea, đồng thời rộ lên các bằng chứng về những tội ác chiến tranh ở các vùng bị tạm chiếm, chính quyền Putin đã đơn phương tuyên bố rút khỏi công ước này.

Nguyễn Ngọc Chu - "Chấm dứt ngay chiến tranh và rời đi, hết !"

 

NNC : Trận chiến Bakhmut đang rất khốc liệt. Nhưng kết cục toàn cuộc chiến đã được cựu Phó thủ tướng Liên bang Nga Альфред Кох khẳng định trong bài viết ngày 12/3/2023:

CHẤM DỨT NGAY CHIẾN TRANH VÀ RỜI ĐI. HẾT !

Một năm mười lăm ngày chiến tranh trôi qua. Không có gì mới xảy ra trên chiến trường trong những ngày đêm vừa qua. Không có gì. Ngoại trừ, bọn chiếm đóng Nga đã đến đất của người khác và giờ đây đang dùng hết sức lực bám lấy những gì không thuộc về chúng. Và thậm chí chúng muốn chiếm đoạt một cái gì đó.

Không có tội ác nào mà chúng chưa phạm phải. Chúng đã tiêu rất nhiều tiền, cho vào quan tài hàng trăm nghìn người mình và người khác. Chúng đã tiêu diệt tương lai đất nước mình và danh tiếng của nhân dân mình.

Phúc Lai - Vận số Putin đã đến lúc tàn

 

Lâu nay cứ thấy người Ukraine đưa những thông tin bằng cách tiếp cận khá NHẸ về nạn bắt trẻ em của họ về Nga, nếu không chú ý thấy cũng bình thường.

Khi chia sẻ tui cũng không bình luận gì nhiều nhưng vẫn nói chuyện riêng với một số bác: Quá trình thu thập chứng cứ đang được tiến hành, và sẽ có hành động thích hợp ở thời điểm thích hợp.

Tất nhiên một lệnh truy nã như thế này chưa có mấy tác dụng thực tế, vì ai mà đến bắt được Putox. Nhưng đây có thể nói là bước đầu tiên cho chuỗi các hành động pháp lý chống lại Nga Putox.

Đặng Sơn Duân - Nấc thang mới cho đại đế cởi truồng

 

Việc đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin bị Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt là một nấc thang mới trong giấc mộng vươn lên tầm Đại đế, xếp ông ta ngang hàng với những gã đồ tể ở châu Phi như Omar al-Bashir.

Động thái này của ICC chỉ có ý nghĩa biểu tượng vì rất khó có khả năng lệnh bắt được thực thi trên thực tế. Ít nhất khi ông ta còn đương chức, ngay cả với các quốc gia là thành viên Quy chế Roma. Tuy nhiên, biểu tượng và đạo đức cũng có sức mạnh của nó.

Đầu tiên là đi lại quốc tế, ngoài một số đồng minh cốt cán, hầu như chẳng ai muốn đón tiếp một vị quốc khách mà chuyến thăm của ông ta chỉ mang lại rắc rối cho chủ nhà.

Bông Lau - Tội phạm chiến tranh

 

Hôm qua thứ Sáu, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ở The Hague, Hòa Lan, (International Criminal Court hay ICC) đã gởi giấy trát ra lịnh truy nã nhà độc tài Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova, Ủy Viên Về Quyền Trẻ Em của Điện Cẩm Linh Liên Bang Nga.

Lệnh án bắt giam Vladimir Putin và Maria Lvova-Belova về tội đã bắt cóc mấy chục ngàn trẻ em Ukraine từ những vùng bị quân Nga chiếm giữ rồi chở về Liên Bang Nga. Đây là khởi đầu của các án lịnh bắt giam các quan chức Nga đã phạm vào tội ác chiến tranh.

Tòa Án Quốc Tế The Hague không có lực lượng an ninh riêng để truy lùng tội phạm mà phải dựa vào sự hợp tác của 123 quốc gia thành viên thi hành án lịnh. Đặc biệt, Hoa Kỳ tuy là một quốc gia nòng cốt và tích cực hỗ trợ Tòa Án Quốc Tế này, nhưng không phải là thành viên.

Tạ Duy Anh - Putin chính thức bị coi là tội phạm chiến tranh

 

Tất nhiên ai cũng biết việc bắt Putin đưa thẳng vào nhà giam ở The Hague rồi đem xét xử như dàn lãnh đạo Serbia trước đây là không dễ. Tuy nhiên không có gì là không thể.

Ít nhất với hàng tỉ người, Putin đã chính thức bị xem là tội phạm chiến tranh, bị yêu cầu bắt giữ ở bất cứ đâu Tòa Hình sự Quốc tế và Công lý được thừa nhận.

Từ nay Putin chỉ có thể loanh quanh ở mấy nước độc tài. Cho kẹo cũng chả kẻ phò Pu nào dám mời y sang, dù chỉ để ăn một que kem cốm Tràng Tiền!

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.03.2023


 

vendredi 17 mars 2023

Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt Putin vì tội ác ở Ukraina, Nga nói vô giá trị

 

(AFP & Reuters 17/03/2023) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm thứ Sáu 17/03/2023 cho biết đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh, do đã cưỡng bức trẻ em Ukraina từ các vùng bị chiếm đóng sang Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Kiev nói rằng « đây chỉ mới là khởi đầu », Matxcơva tố cáo một quyết định « vô nghĩa ».

ICC, có trụ sở tại La Haye, cũng đã ban hành lệnh bắt giữ Maria Lvova-Belova, ủy viên của tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em, với cáo buộc tương tự.

Tòa cho rằng Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc về hành động bất hợp pháp trên. Công tố viên ICC, ông Karim Khan hồi đầu tháng này sau chuyến thăm Ukraina cảnh báo « đang ưu tiên điều tra » về các vụ bắt cóc, « trẻ em không thể bị coi là chiến lợi phẩm ».

Bông Lau - Pháo đài Bakhmut

 

Trước chiến tranh, thị trấn 71 ngàn dân Bakhmut là một thành phố du lịch nhỏ với những tòa nhà cổ từ thế kỷ 19. Bakhmut còn có mỏ muối và những hang động khổng lồ dưới lòng đất. Rượu vang sản xuất ở Bakhmut cũng được công nhận là ngon.

Ngày hôm nay Bakhmut chỉ còn có 4.000 ngàn dân sống chui rúc dưới hầm. Bakhmut trở thành một dải đất hoang tàn, với những trận đánh cận chiến khốc liệt nhứt trong cuộc chiến ở Ukraine.

Quân xâm lược Nga tưởng đã chiếm trọn thị trấn Bakhmut ngày 24 tháng Hai để làm quà dâng lên bác Vladimir Putin kính mến, nhân ngày kỷ niệm “cuộc hành quân đặc biệt” giải phóng Ukraine được tròn một năm. Nhưng rất tiếc giấc mộng vàng ấy đã không thành.

Nguyễn Thông - Thành ngữ 'Đế quốc sài lang'

 

Tôi cứ tạm gọi là thành ngữ bởi cụm từ này khá hình tượng, quen thuộc trong đời sống, được dùng suốt nửa thế kỷ ở nước ta. Nói chính xác hơn thì chủ yếu ở miền Bắc.

Nó (thành ngữ ấy) có từ khi nào tôi không biết nhưng từ bé đến lớn đều nghe người nhớn vẫn dùng, cán bộ hay nói, báo chí hay viết, đài phát thanh phát liên tục. Nó bặt lúc nào cũng chả ai hay, bây giờ không ai nhắc đến. Với tụi trẻ từ 8X về sau nếu mình vô tình nói ra thì chúng nó cười, bảo ông này hâm tỉ độ, kể chuyện cổ tích, hoang đường, sài mí chả lang.

Theo nghĩa từ Hán Việt, (con) sài và (con) lang đều có nghĩa là loài chó sói hung ác, dữ tợn. Ngày xưa dọa nhau, người ta lấy con sài, con lang ra dọa. Mắng nhau gọi nhau là sài lang, lang sói có nghĩa cạch mặt nhau, ai mà thèm chơi với loài chó sói hung ác. Những người cộng sản rất giỏi tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù của dân chúng nên họ gắn ngay sài lang vào với đế quốc, thực dân, mở rộng hơn nữa là giai cấp tư sản - kẻ thù không đội trời chung một thời của họ.

Ngô Nhân Dụng - Đặt tên đường là viết sử

 

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các chính phủ miền Nam không bị ám ảnh về vấn đề chủ chiến hay chủ hòa như Việt Cộng ở miền Bắc, nhưng cũng thiên vị; các thành phố thường đặt tên đường Tôn Thất Thuyết nhưng Nguyễn Văn Tường thì không.

Một dấu hiệu cho thấy một quốc gia còn non trẻ, chưa trưởng thành, là mỗi lần thay đổi chính quyền thì người ta cũng thay đổi tên các đường, thậm chí đến tên các tỉnh, thành phố hoặc trường học. Xem như vậy thì nước Việt Nam còn rất non trẻ!

Năm 1975, sau khi đảng Cộng Sản chiếm được miền Nam họ đã đặt thêm bao nhiêu tên đường mới – với những tên, họ mà người dân không ai từng nghe đến! Bao giờ chế độ cộng sản chấm dứt, chắc chắn sẽ còn một vụ đổi tên đường, đổi tên trường, đổi tên các thành phố nữa. Tản Đà còn sống chắc vẫn viết lại câu thơ, “Dân 25 triệu không người lớn – Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con!” (bây giờ chỉ đổi lại thành ‘dân gần trăm triệu’ không người lớn!)

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.03.2023


 

Dương Quốc Chính - So sánh hoàn cảnh mất Hoàng Sa và Gạc Ma

 

Các cháu bê hường cần biết là hoàn cảnh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mất Hoàng Sa rất khác với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (VN) mất Gạc Ma nhé.

Việt Nam Cộng Hòa lúc đó rất yếu và đã bị Mỹ bỏ rơi sau Hiệp định Paris, cắt giảm viện trợ rất nhiều và quân Bắc Việt đe dọa, chiếm cỡ 50% lãnh thổ theo kiểu da beo rồi. Nhà còn sắp mất, tiếc gì cái cột hàng rào? Tập trung mà giữ nhà còn không ăn thua đó.

Mỹ lúc đó mới ký Hiệp định Paris nên không được phép can thiệp quân sự vào VNCH, Mỹ và VNCH cũng không hề có hiệp ước tương trợ quân sự nào cả (kể cả trước Hiệp định Paris). Vì thế Mỹ không được phép và không có trách nhiệm cứu VNCH trong trận Hoàng Sa. Họ chỉ có thể hỗ trợ thông tin mà thôi và họ cũng chỉ làm thế.

Trần Văn Thọ - Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

Chu Vĩnh Hải - Quán phở Gạc Ma-Trường Sa

 

Có lẽ người Việt Nam nào cũng thích phở. Việt Nam có nhiều quán phở ngon rải đều trên khắp cả nước.

Tôi đã thưởng thức gần trọn các tô phở danh bất hư truyền trên đất nước, nhưng tôi vẫn ao ước được đến ăn phở của quán phở Gạc Ma-Trường Sa nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ quán phở này là ông Lê Minh Thoa, năm nay 55 tuổi. Ông là cựu binh quân đội nhân dân Việt Nam, là nhân chứng sống của sự kiện quân đội Trung Cộng thảm sát 64 chiến sĩ Việt Nam ở Gạc Ma vào ngày 14-03-1988.

Sương Nguyệt Minh - Gạc Ma, xót thương nghiêng trời lệch đất

 

Có một vòng tròn bất tử Gạc Ma xót thương đến nghiêng trời lệch đất. Vòng tròn ấy bắt đầu từ thiếu úy Trần Văn Phương, bên cạnh là binh nhì Nguyễn Văn Lanh, tiếp theo là đồng đội đứng quây quanh lá cờ đỏ sao vàng. Như là cột mốc chủ quyền Việt Nam hiên ngang cắm trên bãi đá san hô đảo chìm Gạc Ma ngày 14.03.1988

Cái vòng tròn bất tử quây quanh quốc kỳ ấy không phải là vòng tròn trắng vô nghĩa, lại càng không phải con số không tròn trĩnh vô hồn. Cái vòng tròn bất tử ấy là vòng người lính giữ đảo và công binh xây đảo, với trái tim yêu nước rực lửa.

Có một sự thật xót thương nghiêng trời lệch đất đi đến vòng tròn bất tử là : Cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tầu quân sự xâm nhập vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Bằng cái nhìn tầm chiến lược và sự nhạy cảm chính trị, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nghĩ đến cuộc khủng hoảng Biển Đông, rất có thể các bãi san hô, đảo chìm Hải quân ta chưa kịp đứng chân sẽ là mục tiêu xâm chiếm của người phương Bắc.

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

Võ Hồng Ly - Cụ Hoàng Nhỏ, người cha của 64 tử sĩ Gạc Ma đã qua đời

 

Trong hình là Cụ Hoàng Nhỏ, cha của tử sĩ Hoàng Văn Túy và cũng là người làm đám giỗ cho 64 tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988 vào ngày 14/03 hàng năm.

Do tuổi cao sức yếu, cụ Hoàng Nhỏ đã mất ngày 30/01/2023 tức mồng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngày 14/03 năm ngoái, cụ Hoàng Nhỏ vẫn còn chia sẻ : "Cứ đến ngày giỗ của các con là tui và người nhà lại soạn mâm cơm với đủ 64 cái bát, đôi đũa, hướng về phía biển. Các con đã sống cùng nhau, hy sinh cùng nhau vì biển đảo quê hương nên ngày giỗ, tôi tin các con cũng sẽ cùng nhau về đây, bên mâm cơm này của ba".

Hiệu Minh - Thăm đảo Colin và nhìn Gạc Ma

 

Tháng 4-2016 tôi được tham gia đoàn tầu KN490 gồm 80 bà con Việt kiều đi thăm Trường Sa và DK (nhà giàn thực chất là cái chòi trên biển). Trong chuyến đi 10 ngày, mỗi ngày thăm một đảo thì chuyến thăm đảo Colin để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.

Colin cách Gạc Ma khoảng 8 km, nhìn mắt thường vẫn thấy đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi tàn sát 64 chiến sĩ công binh chỉ có xẻng cuốc trên tay. Chiều ngày 28-4 khi về tới Bộ Tư lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, tôi được giới thiệu một chiến sĩ sống sót ở Gạc Ma.

Trước đây Gạc Ma từng là đảo chìm (trong video quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ công binh đang đứng trên đảo lúc đó vẫn chìm), hiện đã được Trung Quốc xây như một pháo đài, có nhà cao tầng, luôn có tầu chiến túc trực. Từ đó (2016) tới nay (2023) chắc còn nhiều thay đổi.

Huy Đức - Người thứ 65 của Gạc Ma

 

Trong một thời gian rất dài, vụ THẢM SÁT GẠC MA bị lảng tránh trên báo đài nhà nước.

Nhưng, cứ đến ngày 14-3, bên một bãi biển vắng thuộc xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), một người đàn ông lưng còng sát đất, luôn làm một mâm cơm cúng, tưởng nhớ các anh.

Người đàn ông ấy là cụ Hoàng Nhỏ, cha của liệt sĩ Hoàng Văn Túy, một trong 64 người lính Việt Nam, vào ngày 14-3-1988, bị quân Trung Quốc xả súng bắn giết rất dã man ở Gạc Ma.